Sự thật cũng chứng minh, Lục Thiếu Hoa đoán rất chính xác. Cho dù Lục Thiếu Hoa không gọi điện hỏi thì không lâu sau Lý Chí Kiệt cũng sẽ gọi điện lại để báo cáo với Lục Thiếu Hoa, bởi vì vào lúc này cuộc đàm phán đã có kết quả.
Nói đến kết quả, thật đúng là biến đổi bất ngờ, không thể phủ nhận, Gaddafi là một người lãnh đạo gian giảo, đồng thời cũng rất cứng rắn. Nghe tin Lý Chí Kiệt, một trong ba ông chủ lớn của căn cứ Hổ Gầm đến tìm, phản ứng đầu tiên của ông ta chính là đoán Lý Chí Kiệt chạy đến vì dầu mỏ.
Gaddafi sở dĩ biết Lý Chí Kiệt đến vì dầu mỏ, nguyên nhân cũng rất đơn giản, bao nhiêu năm như vậy, căn cứ Hổ Gầm vẫn luôn phát triển mở rộng việc thu mua dầu mỏ, còn để làm gì thì không ai biết, mà Lybia lại là một quốc gia có lượng lớn dầu mỏ, điều này thì ai ai cũng biết.
Thử hỏi một người mua dầu mỏ lâu năm như vậy đến tìm người lãnh đạo tối cao của đất nước dầu mỏ, kết quả sẽ như thế nào, chỉ cần không phải là kẻ ngóc thì đều có thể đoán ra được, là vì dầu mỏ mà chạy đến.
Căn cứ Hổ Gầm nổi bật nhất về cái gì?
Không phải lính đánh thuê, cũng không phải mạng lưới tình báo, mà là súng ống đạn được. Khi Lý Chí Kiệt tìm đến, Gaddafi liền biết cơ hội của ông ta đã tới, nghe nói căn cứ Hổ Gầm có vũ khí hạt nhân, mà Gaddafi lại luôn muốn có được thứ này, nhưng ông ta lại không có đủ khả năng để tự chế tạo ra, vì vậy ông ta cũng chỉ có thể dựa vào sức mạnh bên ngoài.
Mặc dù Gaddafi rất muốn có được vũ khí hạt nhân nhưng ông ta lại không biểu hiện rõ ra bên ngoài, bởi vì một khi ông ta thể hiện quá rõ ràng thì sẽ không có lợi cho cuộc đàm phán, ngược lại, có thể vì tính bức thiết mà làm đối phương có thêm lợi thế.
Về điểm này, Gaddafi cố ý làm như không thấy, giả bộ như không quan tâm, thậm chí sau khi đàm phán, ông ta còn nói rõ rằng ông ta không có hứng thú với vũ khí hạt nhân, tuy nhiên vì việc mua vũ khí hạt nhân mà bị nước Mỹ và các nước châu Âu phản đối, dẫn đến những phiền toái không cần thiết.
Đây là chỗ thông minh của Gaddafi, ông ta giả bộ quả thật rất giống, điều này làm Lý Chí Kiệt cảm thấy thật không biết phải làm sao, nhưng Lý Chí Kiệt cũng không vì vậy mà buông tay, cuộc đàm phán đầu tiên kết thúc nhưng chưa đạt được kết quả gì.
Vào ngày thứ hai, Lý Chí Kiệt lại đàm phán lần thứ hai với Gaddafi, nhưng lần này thì khác, bởi vì sau khi trải qua một đêm trằn trọc, Lý Chí Kiệt rốt cục cũng hiểu vì sao Gaddafi lại tỏ thái độ như vậy.
Thế là vào ngày hôm sau, Lý Chí Kiệt sử dụng biện pháp vờ tha để bắt thật, tỏ thái độ có tính chất đối phó, ý tứ rất rõ ràng, anh ta không có bất kỳ hy vọng gì với cuộc đàm phán này, sở dĩ anh ta tới gặp Gaddafi cũng chỉ vì sự lễ phép mà thôi.
Bộ dáng này của Lý Chí Kiệt làm Gaddafi thấy lo lắng, ông ta còn tưởng rằng Lý Chí Kiệt không định bán vũ khí hạt nhân cho ông ta, cho nên vào lúc này Gaddafi tỏ ra rất sốt ruột, hy vọng có thể mua được vũ khí hạt nhân.
Vậy thì hay rồi, Lý Chí Kiệt đã tóm được chân, Gaddafi thế nào cũng bị Lý Chí Kiệt tặng một nhát đao, mà lại còn là nhát đao tàn khốc.
Sư tử há miệng, điều này không thiếu được, vũ khí hạt nhân là vô giá, hơn nữa lúc trước Gaddafi giả bộ làm Lý Chí Kiệt rất bực, vì vậy vừa bắt đầu liền tung ra một quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân với tổng giá trị bằng cả một mỏ dầu lớn.
Việc này nhất định làm đối phương phải giật mình, Gaddafi đương nhiên không thể tiếp nhận, bắt đầu mặc cả, nhưng bất luận thế nào thì Lý Chí Kiệt vẫn không đồng ý, giữ chắc giá đó.
Cuối cùng không còn cách nào khác, Gaddafi chỉ có thể chọn cách phân chia, đầu tiên là đề xuất mua đầu đạn hạt nhân, không cần tên lửa xuyên lục địa, để Lý Chí Kiệt ra giá.
Lý Chí Kiệt nói thẳng, chỉ mua đầu đạn hạt nhân cũng phải tương đương với mỏ dầu cỡ trung, đầu đạn hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa bán riêng thì tiền lãi cũng không khác lắm.
Trên thực tế, Lý Chí Kiệt làm như vậy cũng không thể trách được, bởi vì Lục Thiếu Hoa đã sớm quyết định, bán ten lửa xuyên lục địa, ừ, chỉ bán vũ khí hạt nhân cho Gaddafi, còn về bốn miếng bán cho Iran thì không thể động tay vào.
Mà muốn làm với tên lửa xuyên lục địa, hiển nhiên không thể chỉ bán ra, nếu như cuối cùng Lý Chí Kiệt đồng ý bán đầu đạn hạt nhân cho Gaddafi, bán đạn cho Lybia bọn họ, vậy thì tính toán của Lục Thiếu Hoa không phải đã thất bại rồi sao?
Tuyệt đối không thể để chuyện này xảy ra, Lý Chí Kiệt tuyệt đối không cho phép loại tình huống này xuất hiện. Nếu như việc này thật sự không thể tránh được, vậy thì Lý Chí Kiệt đã không làm tròn bổn phận, cũng là tạo nên một sự uy hiếp bất an.
Mà Gaddafi đương nhiên không biết được dự tính của Lục Thiếu Hoa, thấy biểu hiện của Lý Chí Kiệt như vậy, ông ta cũng chỉ có thể nuốt ngược cục giận, cuối cùng vẫn cố trả giá, hạ thấp giá của vũ khí hạt nhân xuống, nhưng kết quả thu được không như ý muốn của ông ta.
Cuối cùng sau một hồi mặc cả, rốt cuộc cũng chiếm được một mỏ dầu cỡ trung để mua một quả vũ khí hạt nhân và một quả tên lửa lô trình dài.
Lybia là một nước lớn về dầu mỏ là điều không sai, thế nhưng Gaddafi cũng không thể lãng phí các mỏ dầu quá mức, vì thế, cuối cùng Gaddafi chỉ mua hai quả vũ khí hạt nhân, không nhiều lắm. Nhưng cứ như vậy đi, Gaddafi cũng đã phải bỏ ra hai mỏ dầu cỡ trung để trao đổi.
Đây là kết quả cuối cùng sau cuộc đàm phán của Lý Chí Kiệt và Gaddafi, mà khi Lục Thiếu Hoa gọi điện cho Lý Chí Kiệt, Lý Chí Kiệt đều báo cáo tất cả với Lục Thiếu Hoa, thậm chí ấn tượng của anh ta về Lybia và về Gaddafi, Lý Chí Kiệt đều nói hết với Lục Thiếu Hoa.
Không thể phủ nhận, Lybia là một trong những quốc gia giàu có nhất của Ả-rập Xê-út, cuộc sống của người dân ở đây không nghèo khổ giống như ở các quốc gia khác, nhưng, bởi vì Gaddafi cho tới nay thật sự không có cảm tình tốt gì với các quốc gia bên Âu Mĩ, hình thành một thế đối địch,
Đối với Gaddafi, Lục Thiếu Hoa có hiểu biết nhất định, một người có thể làm lãnh đạo 42 năm, tất nhiên không thể không được nhân dân ủng hộ, nếu không ông ta không có khả năng độc tài 42 năm qua. Cho nên, không cần Lý Chí Kiệt nhiều lới, Lục Thiếu Hoa cũng rất rõ.
Cho nên, đang nói đến Gaddafi, Lục Thiếu Hoa cũng không nói nhiều, chỉ nói về dự án hợp tác trước mắt, cố ý dặn dò Lý Chí Kiệt khi giao dịch hoàn thành là phải ngay lập tức tổ chưc khai thác hai mỏ dầu tại Libya.
Nếu có khả năng, Lục Thiếu Hoa còn đề nghị lựa chọn vị trí mỏ dầu gần biên giới, như vậy dễ dàng rút lui, không sợ Gaddafi trở mặt.
Đúng thế, nếu lựa chọn mỏ dầu gần biên giới, nơi đó chắc chắn không phải địa phương ôn hòa, mà với thực lực của căn cứ Hổ Gầm, thật sự có thể làm rút lui.
Lời đề nghị của Lục Thiếu Hoa không phải là vàng ngọc, nhưng chắc chắn rất có lý, Lý Chí Kiệt đã bàn với các lãnh đạo khác, cho nên, lúc Lục Thiếu Hoa đề xuất, Lý Chí Kiệt đồng ý sẽ chọn địa điểm gần biên giới.
Đúng thế, mỏ dầu không phải chỗ nào cũng có, nếu chẳng may Libya không có mỏ dầu gần biên giới có lẽ sẽ không tìm được mỏ dầu phù hợp.
Xét về mọi nguyên nhân, cho nên, Lý Chí Kiệt cũng không nói là nhất định phải chọn mỏ dầu gần biên giới, chỉ nói là cố gắng mà thôi.
Tuy nhiên mặc kệ nói như thế nào Lý Chí Kiệt và Gaddafi đàm phán thành công, sau đó Lục Thiếu Hoa có hai mỏ dầu hạng trung, mục tiêu cuối cùng đã gần đạt được.
Ngắt điện thoại, Lục Thiếu Hoa có nhiều cám xúc, xúc động vì việc Lý Chí Kiệt lấy được hai mỏ dầu, rồi về các việc mà hắn phải đau đầu.
Cơn khủng hoảng tài chính đến gần, việc đầu tiên Lục Thiếu Hoa cần làm là chuẩn bị công tác phòng ngự cho Tập đoàn Phượng Hoàng, chuyện thứ hai là tập trung vốn.
Hai việc này là hai việc lớn mà Lục Thiếu Hoa cần làm, vả lại là làm từ sớm, nhưng vì Gia tộc Rothschild đột kích làm Tập đoàn Phượng Hoàng bị thương nặng vì thế, lần đầu tiên trong mười mấy năm qua chưa nợ tiền người ta Lục Thiếu Hoa biến thành nợ tiền.
Vì thế, Lục Thiếu Hoa còn mang vũ khí và kỹ thuật để gán nợ, thật vất vả mới trả hết nợ. Hắn vừa muốn sắp xếp việc phòng ngự của Tập đoàn Phượng Hoàng, vì lúc Gia tộc Rothschild đột kích là việc phòng ngự của Tập đoàn Phượng Hoàng bị quấy rầy.
May mà, một lần nữa sắp xếp lại không khó, cũng không cần quá nhiều thời gian. Nhìn đồng hồ, Lục Thiếu Hoa vội đi ngủ một giấc.
Anten Chiyoda và Hoắc Tiểu Nguyệt cần phải sinh con, Lục Thiếu Hoa buổi tối rất ra sức, vừa muốn theo dõi thị trường chứng khoán, thật có thể nói là hai việc đau đầu.
Được rồi, việc này không tính, một lát thì trôi qua , nhưng việc Lục Thiếu Hoa cần đau đầu còn rất nhiều, vấn đề giảm biên chế của các công ty sản xuất của Tập đoàn Phượng Hoàng, Lục Thiếu Hoa cũng phải tham gia, còn đến Thâm Quyến để mở một đại hội công nhân viên.
Đồng thời, Lục Thiếu Hoa còn tiến hành kế hoạch khống chế dầu mỏ, tìm mua các mỏ dầu, từ Iran đến Libya, còn có 50% số mỏ dầu của Tập đoàn Rockefeller, Lục Thiếu Hoa cũng muốn quan tâm.
Cuối cùng, Lục Thiếu Hoa còn muốn theo dõi Tập đoàn tài chính Morgan, nhân cơ hội này cho tập đoàn này một đòn đả kích chí mạng. Làm tập đoàn Morgan hoàn toàn sụp đổ, không để bọn họ có cơ hội thở.
Liên kết với Tập đoàn tài chính Rockefeller chính là chiến lược của Lục Thiếu Hoa. Nhưng hiện nay thì chiến lược này chưa bắt đầu. Hiện tại Lý Chí Kiệt chưa nói đến sự tình của Libya, tiếp theo Lục Thiếu Hoa và Tập đoàn tài chính Rockefeller cùng nhau công kích Tập đoàn tài chính Morgan.
Nhưng đây chỉ là một kế hoạch, Lục Thiếu Hoa còn rất nhiều chuyện đau đầu, ví dụ như khi cơn khủng hoảng tài chính sắp chấm dứt là lúc kế hoạch đó của Lục Thiếu Hoa cũng cần tiến hành.
Có thể làm nhiều việc để thực hiện kế hoạch, Lục Thiếu Hoa cần quyết định công việc cần làm, còn về mục đích thì đơn giản, nhân dịp khủng hoảng tài chính bùng nổ, Lục Thiếu Hoa muốn phát triển mạnh sản nghiệp, nhanh tróng gia tăng tài sản.
Làm sao để gia tăng tài sản, sản xuất nhiều ngành, thu mua các công ty sản xuất có sắn, đây là phương pháp tốt nhất đên gia tăng tài sản.
(1) Muammar Abu Minyar al-Gaddafi,
cũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi (7/6/1942 – 20/10/2011), đã là lãnh đạo trên thực tế của Libya từ một cuộc đảo chính lật đổ vua Libya năm 1969 đến khi chính ông bị lật đổ vào năm 2011. Gaddafi còn tự gọi mình là "Vua của các vị vua châu Phi" và "lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo".
Từ năm 1972, khi Gaddafi thôi giữ chức thủ tướng, ông đã được gán các danh hiệu "Người hướng dẫn cuộc Cách mạng Vĩ đại tháng 9 đầu tiên của Đại dân quốc Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ảrập Libya" hay "Lãnh đạo và Người hướng dẫn Anh em của cuộc Cách mạng" trong các văn kiện của nhà nước và báo chí chính thức của Libya. Nhưng một vài báo đài quốc tế vẫn gọi ông là "Tổng thống Gaddafi".
Sau cái chết của Omar Bongo của Gabon ngày 8 tháng 6 năm 2009, ông trở thành nhà lãnh đạo (ngoài các quốc vương) có thời gian giữ chức lâu thứ ba của mọi quốc gia hiện tại. Ông cũng là nhà lãnh đạo có thời gian phục vụ lâu nhất ở Libya từ thời Ali Pasha Al Karamanli, người cầm quyền từ 1754 đến 1795. Gaddafi bị lật đổ và bị giết vào ngày 20 tháng 10 năm 2011, sau 42 năm cầm quyền.
Gaddafi luôn mang theo bên mình đội "nữ vệ sĩ đồng trinh" xinh đẹp (Đội cận vệ đồng trinh
). Các cô vệ sĩ này được huấn luyện cực kỳ gắt gao, có sức khỏe tốt, biết sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí hiện đại, và luôn mang theo súng trường tự động Kalashnikov. Họ nổi bật bởi những trang phục thời trang, màu móng tay sơn cùng màu với báng súng, đi giày cao gót.
Câu nói nổi tiếng của Gaddafi:
"Những kẻ nào không yêu tôi thì đều không đáng sống." (Theo kênh truyền hình Al Arabiya đưa tin).
"Tôi là một nhà lãnh đạo quốc tế, là lãnh đạo của các lãnh đạo Ảrập, vua của các vị vua châu Phi và là lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo. Vị thế quốc tế của tôi không cho phép tôi ở một vị trí thấp hơn." (Nói sau cuộc họp thượng đỉnh của các nước Ảrập ở Qatar).
"Không có nước nào có một nền dân chủ, ngoại trừ Libya trên khắp hành tinh này".
Đại tá Gaddafi cũng từng xé một bản sao Hiến chương Liên Hợp Quốc, nói Hội đồng Bảo an là một cơ quan khủng bố giống như Al-Qaeda, yêu cầu các nước đế quốc từng xâm lược châu Phi bồi thường 7,7 nghìn tỷ USD cho các nước thuộc địa cũ.