Ngày hôm qua trời vừa mới hạ qua một hồi mưa to, mấy chỗ trũng vẫn còn lõm bõm nước đọng, mặt trời như cái lò thiêu làm nước nhanh chóng bốc hơi, trời chẳng những mát hơn mà càng làm n gười ta bức bối.
Lưu Như đã cắt đi mái tóc dài của mình, dùng dây lưng quấn chặt ngực, mặc vào y phục của trượng phu qua đời để lại, gằn giọng nói cho khàn một chút, thêm vào vóc dáng nàng cao lớn hơn nữ tử bình thường, vì thế trên con đường lưu lạc, người ta đều cho rằng nàng là chàng trai trẻ.
Xuất thân nông gia, Lưu Như tuy là nữ tử, nhưng sức lực của nàng không nhỏ, toàn bộ gia sản của nàng chỉ có cái xe một bánh, ngồi ở bên trái là bà bà (mẹ chồng) gầy quắt, bên phải là nữ nhi còn nhỏ, đồ đạc quý giá nhất chỉ có cái nồi sắt, ít bát đũa, linh vị tổ tiên và quần áo mà thôi.
Sau khi đi qua đoạn đường heo hút gập ghềnh, cuối cùng tới được đường lớn bằng phẳng, người đi đường cũng dần nhiều hơn, Lưu Như dần yên tâm.
“ Cha, con đói quá.”
Nữ nhi đã quen gọi nàng là cha, Lưu Như rất chua xót.
“ Nhi tử, còn nửa cái bánh, con cho Nhiếp Nhiếp ăn đi.” Bà bà ngẩng đầu yếu ớt nói:
“ Mẹ, nó còn chịu được, mẹ đã hai ngày rồi không ăn gì, tới cái cây đại thụ trước mắt, chúng ta nghỉ chân, mẹ nên ăn một chút.” Lưu Như khuyên bảo:
Bà bà muốn khóc, nhưng nước mắt chẳng còn nữa, mếu máo nghẹn ngào trách bản thân:” Cái bà già vô dụng này mãi không chịu chết, sống làm gì tranh ăn với tôn nữ.”
Lưu Như cố gắng mỉm cười:” Mẹ, chúng ta sắp vào huyện Lam Điền rồi, nghe nói tới trại thu nhận sẽ có cái ăn, con và và Nhiếp Nhiếp không đói đâu.”
Bà bà không hi vọng nhiều:” Sao mà không đói được chứ, nhi tử à, nếu tới huyện Lam Điền mà vẫn không có đường sống, con và Nhiếp Nhiếp tự đi đi, mẹ một mình ăn xin cũng được ...”
Lưu Như cắn răng không nói, đẩy xe đi về phía trước.
Cuối cùng cũng tới dưới cây đại thụ tỏa bóng xum xuê ở bên đường, xung quanh toàn đá và đất vàng, chỉ có ở chỗ gốc cây này mới có mảng cỏ xanh, Lưu Như chính là nhờ thông qua từng mục tiêu nhỏ mà từ Tương Dương đi được tới huyện Lam Điền.
Vừa đặt xe một bánh xuống, Lưu Như khuỵu người, xương khớp toàn thân như muốn rời ra, nàng cầm bình hồ lô tu ừng ực một hơi nửa bình mới khiến cái bụng réo liên hồi dịu lại một chút.
Mở bọc hành lý, cẩn thận không để ai thấy, lấy cái bánh khô khốc bẻ làm đôi cho nữ nhi và bà bà, Lưu Như đứng dậy nói với bà bà:” Mẹ, con đi hỏi người đương đại làm sao tới trại thu nhận.”
“ Đừng đi xa nhé.”
“ Con hiểu rồi.”
Cách đại thụ không xa có mảnh ruộng trồng cây mà Lưu Như không nhận ra, cây cao hơn đầu người, chỉ một thân và rất nhiều lá xanh phiến rộng, giống cây cao lương nhưng không phải, móc ra những trái dài làm cái bụng nàng sôi lên. Lưu Như đi tới đó, tìm một lúc mới thấy lão hán đang cuốc đất dưới mặt trời, cao giọng gọi:” Lão trượng, tiểu tử có điều muốn hỏi.”
“ Tới trại thu nhận ở phía tây, hai dặm nữa thôi.” Lão hán ngẩng đầu lên nhìn Lưu Như một cái, mặt lạnh tanh nói, cũng chẳng đợi người ta cám ơn, tiếp tục cúi đầu xới đất cho ngọc mễ, người bộ dạng đói khát như thế hỏi đường ông ta nhiều lắm rồi, quen rồi:
Lưu Như vừa cám ơn định đi thì lão hán đứng thẳng lên gọi: “ Khoan đã.”
“ Lão trượng có gì chỉ bảo ạ?”
Lão hán buông cuốc, bẻ hai bắp ngọc mễ, chưa lột vỏ đưa cho Lưu Như:” Lương thực chưa chín, giờ bẻ xuống đúng là phí phạm, thôi, cầm lấy ăn lót dạ đi, trời nắng thế này, trông cái bộ dạng của ngươi, không ăn thêm chút gì đó không tới nổi trại thu nhận đâu.”
Lưu Như tạ ơn liên hồi, mặc dù lão hán mặt khó đăm đăm, thái độ chẳng thân thiện, nhưng đây là lần đầu tiên có người cho nàng cái ăn, nói một câu ấm lòng như thế.
“ Thứ này gọi là ngọc mễ, là lương thực mới của huyện Lam Điền ta, tuy chưa chín, nhưng ăn được rồi, đừng bóc vỏ, cứ thế xiên vào cành cây, nướng lên ăn ngon lắm. “ Lão hán nói xong phẩy tay đuổi Lưu Như đi, không cho nàng tới gần, vừa rồi dù đưa lương thực cũng tránh tiếp xúc với Lưu Như:
Lưu Như cứ nghĩ mình giả nam bị người ta phát hiện, nhưng nhìn vẻ mặt lão hán thì rõ ràng không phải, nàng chẳng hiểu gì mang bắp ngọc mễ về.
“ Mẹ, chúng ta có cái ăn rồi, vừa rồi có vị lão trượng cho con.”
Bà bà không nhận ra bắp ngọc mễ trong lòng Lưu Như, nhưng cao hứng lắm: “ Xem ra chúng ta tới đúng chỗ rồi, người ở đây có thiện tâm.”
Thấy dáng vẻ vẫn đói khát của khuê nữ, Lưu Như nhanh chóng đốt một đống lửa, dùng cành cây xuyên qua bắp ngọc mễ, đặt lên nướng.
Mặt trời ngày một lên cao, mặt trời lớn của Quan Trung như cái lòng đỏ vàng rực nung nóng mặt đất.
Mùi ngọc mễ nướng thơm lừng bắt đầu lan tỏa, cả nhà ba người bụng kêu ùng ục.
Tới khi vỏ ngoài ngọc mễ cháy hết, từng hạt ngọc mễ đều đặn lộ ra, Lưu Như không vội ăn, nàng xoay ngọc mễ, không để nó bị cháy, tới khi ngọc mễ chín hẳn mời chia cho khuê nữ tham ăn và bà bà đói khát phần lớn, nàng chỉ căn mẩu nhỏ.
Mới chỉ ăn một miếng, Lưu Như đã vui mừng vô cùng, thứ này vừa thơm vừa ngọt, nàng nghĩ, sau này nàng có thể nướng ngọc mễ bán kiếm sống, chắc chắn không ai từ chối được món ngon này.…… ……Thứ nhiều nhất ở vùng đất này là núi, thứ đến là sơn cốc, vì thế trại thu nhận được bố trí ở sơn cốc kín đáo, cách xa khu dân cư, chẳng có gì nhiều, vài dãy nhà dài như nhà công nhân đời sau, vài khu vườn nhỏ trồng rau xanh và một cái ao nước.Điều kiện sống tất nhiên là khó khăn, nhưng chỉ cần nhìn mấy đứa bé vẫn hào hứng bừng bừng chạy đổi nhau dưới sân nóng là biết nơi này còn sống được.
Vân Chiêu quấy cháo kê trong nồi sắt lớn, cháo tất nhiên không phải là loại cắm đũa bào không đổ, nó chỉ là cháo loãng, một nửa là kê, một nửa là nước, loãng teo teo vậy thôi.
Nhưng mà kê nấu nở bung, cho nên màu cháo trông cũng đẹp mắt lắm, còn thơm mùi lương thực mới, không tệ.
“ Huyện tôn, dựa theo ngài sai bảo, đây là kê ngon năm ngoái, không hề bị mốc hay nát, mang tới đây được dùng nước sạch rửa kỹ, không trộn cát, cỏ hay là vỏ cốc đâu ạ.”
Vân Chiêu tự múc lấy bát cháo kê húp từng chút một:” May mà không bị ta húp ra mấy thứ linh tinh mà ngươi nói, nếu không ta ném ngươi vào nồi nấu cháo thịt cho bách tính ăn. Huyện Lam Điền cần thể diện, người nơi này cũng cần thể diện, đã là người thì phải sống ra người, các ngươi làm thức ăn cho người, không phải lợn.”
Viên tiểu lại luôn mồm vâng dạ, hai chân run bần bật.
Hắn biết huyện tôn chưa bao giờ hòa nhã với quan lại trong huyện, hơn nữa không dung thứ cho bất kỳ ai phạm lỗi, nếu như vô tình phạm sai lầm tự nhận lỗi thì còn đỡ, tối đa bị mắng một chập, vài cú đá, nếu cố tình phạm lỗi, hoặc là tham ô, đừng hòng qua được cửa huyện tôn.Ở một nơi, trưởng quan địa phương ra sao, rất dễ khiến quan địa phương cũng giống như thế.
Vân Chiêu thích gọn gàng sạch sẽ, quan lại không ai dám mang một thân chấy rận đi gặp trưởng quan, nhìn quan viên như thế, hương thân chủ ý tới thể diện, sẽ chướng mắt với bách tính ăn mặt bẩn thỉu.
Cho nên bây giờ người dân huyện Lam Điền có thể mặc đồ cũ, đồ vá, nhưng không thể mặc bẩn, thức ăn có thể đơn giản, song cần sạch sẽ, có thể ở nhà thấp bé, nhưng cửa sổ đầy đủ, thông gió đủ sáng.
Mới đầu thường có người nói nghèo còn bày vẽ, nhưng cùng với thời gian lâu dần, số người bị Vân Chiêu xử lý nhiều lên, người tuân thủ hoặc vò lấy lòng Vân Chiêu mà bắt chước nhiều dần, những người khác cũng quen, biết mắng mỏ người dơ bẩn.Ở huyện Lam Điền, cho dù là ăn mày thì cũng phải sạch sẽ, khẽ móng tay tuổi đối không có cáu bẩn, nếu không sẽ bị nha dịch kéo đi dùng bàn chải kỳ, người nơi khác tới khó thích ứng được.
Huyện tôn nói ném vào nồi nấu cháo thịt, tuyệt đối không phải là nói đùa, số người bị ném vào ao nước nóng ở cửa Thang Cốc nhiều lắm ... ....
Danh Sách Chương: