Chàng trai cứ dập đầu lạy liên tục, những người khác cũng quỳ xuống vừa lạy vừa kêu khóc, ai ai cũng kêu gào sự việc này là vì ông trời không vui, là lời cảnh báo của ngài.
Khi đoàn người vẫn còn đang gào khóc trong cơn kích động thì chàng trai đầu sỏ quỳ lạy đầu tiên đã lén lút trốn đi mất. Không một ai trong đám người nhận ra rằng hắn không phải người trong thôn bọn họ.
Không chỉ tại Ban Sơn và Li Sơn, từ thành trấn đến sơn thôn cứ hễ ở bất kì đâu vang lên tiếng nổ mạnh thì đều có những lời kêu gào ông trời bất mãn như thế cả. Vậy ông trời đang cảnh báo, bất mãn ai? Đương nhiên là bất mãn vị hoàng đế kia rồi.
Sự việc ầm ĩ kéo dài cả đêm, dù nó xảy ra gần hoàng thành nhưng người trong thành lại hoàn toàn không biết gì cả. Vào rạng sáng ngày hôm đó, những ngọn núi gần thành trấn đều hỗn loạn hết cả lên, bách tính vô cùng hoảng sợ bất an, họ vội vàng tìm đến quan phủ, mong muốn quan phủ cho họ một giải pháp.
Đồng thời, mấy người kể chuyện tại mấy thành lớn ở phương Bắc và phương Nam đều thay đổi những câu chuyện bình thường thành câu chuyện về sự giận dữ của trời cao, ám chỉ có người làm việc xấu, ông trời bất mãn, và “người đó” ngoài đương kim thánh thượng ra thì còn ai vào đây nữa.
Tin tức này như mọc thêm cánh, nó đã bay xa ngàn dặm chỉ sau mấy canh giờ, nhưng nó bắt nguồn từ đâu thì không thể tra ra được.
Ngay khi nghe thấy những lời đồn đại, quan phủ lập tức phái binh lính đến tra hỏi, nhưng càng hỏi thì càng có nhiều người kể, sự “bất an” đã dần dần lan tỏa khắp bầu không khí ở Đông Lăng chỉ trong chốc lát.
Binh lính truyền tin gấp gáp cưỡi ngựa suốt tám trăm dặm để đi đưa tin, họ cũng không thể hiểu nổi tại sao con đường bình thường rất dễ đi nay lại gặp phải phiền toái khắp nơi, thật sự cứ như là không để người đi qua luôn vậy. Không phải cầu gãy thì là một cây cổ thụ gãy ngã chắn ngang đường, mệt nhất là những tảng đá đột nhiên xuất hiện trên trục đường chính, chúng như bị ghim sâu vào lòng đất, khó mà xử lí trong ngày một ngày hai được.
Sấm sét xuất hiện đột ngột, nhiều ngọn núi bị đánh trúng tạo thành những lỗ hổng lớn, hơn nữa dọc đường đi còn gặp phải những chuyện quỷ quái, đến cả binh lính truyền tin cũng biết nó có liên quan đến thiên mệnh, lòng càng bất an hơn.
Nhưng người trong hoàng thành lại không biết gì cả. Cứ trời sáng là họ lại làm việc theo lệ thường, Hoàng Thượng cũng vẫn bình thường như trước kia, vẫn triệu tập các đại thần vào chầu sớm, tâm trạng ông ta hôm nay còn đặc biệt tốt.
Lúc lâm triều, sau khi nghị sự về những vấn đề như mọi ngày, Ngự Sử Chu Dự Phu dâng sớ phê phán Cửu Hoàng thúc và Phượng Khương Trần không nghe lệnh quân, xong việc trở về nhưng không tiến cung gặp vua mà lại đưa một nữ tử về nhà, theo luật phải xử chém đầu.
Ngày Phượng Khương Trần vào thành, nàng còn cài trâm phượng hoàng, nhưng theo lý thì chỉ có hoàng hậu mới được cài, Phượng Khương Trần không có ý chỉ của Hoàng Thượng mà dám cài trâm phượng hoàng, phạm tội khi quân, xử chém.
Chu Ngự sử hiên ngang lẫm liệt nói xong hai chữ “hiên” liên tiếp khiến các đại thần trong triều nghe thấy mà hú hồn. Ai nấy cũng nhìn Chu Ngự sử bằng ánh mắt sợ hãi, ông ta không muốn sống nữa hả? Nhưng họ lập tức hiểu ngay, không có sai bảo của Hoàng Thượng thì Chu Ngự sử nào dám dâng sớ, rõ ràng là Hoàng Thượng bất mãn Cửu Hoàng thúc, muốn bắt giam Cửu Hoàng thúc đây mà.
Lần này Cửu Hoàng thúc đúng là chạy trời không khỏi nắng. Các vị đại thần đều liếc nhìn thoáng qua, hắn đứng ở vị trí đầu tiên, làm như không nghe thấy gì cả, bọn họ âm thầm bội phục sự bình tĩnh của hắn, như vậy mà vẫn bình tĩnh được.
Sau khi đánh giá hết một lượt, các vị đại thần vội vã thu hồi tầm mắt của mình lại, họ cũng không dám nhìn lên Hoàng Thượng đang ở trên kia mà co lại thành một nhóm, nhìn chằm chằm mũi giày không dám ngẩng đầu lên, họ sợ tên rơi đạn lạc dính phải xui xẻo.
Hoàng Thượng hài lòng đập tay vào long ỷ, ông ta là Hoàng Đế mà, ai mà dám chọc giận ông ta để rồi chịu trách phạt chứ, vì vậy đại thần cả triều vẫn phải nhìn sắc mặt ông ta mà làm việc.