Trương Nhất Phàm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lần này như thế, có nghĩa là hắn sắp tiến về phía trước thêm một bước nữa, thậm chí còn vượt trên cả thành tựu của mình. Hiện tại về cấp bậc thì Trương Nhất Phàm và gã bằng nhau, đều là cấp Thứ trưởng. Tiến thêm một bước nữa chính là cấp Bộ trưởng, hơn nữa Trương Nhất Phàm ít hơn gã bốn tuổi, sẽ lập kỷ lục mới trong lịch sử với việc làm Bộ trưởng ở tuổi ba mươi lăm.
Tống Hạo Thiên gã sẽ mất đi niềm tự hào từng có, năm đó gã ba mươi tư tuổi giữ chức Thứ trưởng đã là quan lớn trẻ tuổi nhất, ưu tú nhất trong lịch sử rồi. Sự vượt cấp của Trương Nhất Phàm ít nhiều làm gã không cam tâm.
Nếu đoán không sai thì sau sự kiện lần này, Trương Nhất Phàm sẽ rời khỏi Tỉnh Tương thành công, đến nhậm chức ở nơi khác, không là Bí thư thì cũng là Chủ tịch tỉnh. Đối mặt với sự đả kích như thế này, Tống Hạo Thiên không chịu nổi.
Chỉ cần Trương Nhất Phàm tiến thêm một bước nữa thì toàn bộ ánh hào quang của gã sẽ mất đi, cho nên gã xin nghỉ, vội vàng trở về thủ đô.
Đúng lúc Tống Hạo Thiên không có bất kỳ lý do và cơ hội nào thì Cao Thiên Viễn ở châu âu phát tín hiệu cứu trợ tới Chủ tịch hội đồng quản trị. Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự xúi giục của phe thứ ba ngang nhiên ngăn cản việc Tàu số 1 đi qua eo biển Bosporus thuộc quyền quản lý của họ. Họ lấy lý do là tàu quá lớn, và không có lực đẩy riêng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của eo biển, ép Tàu số 1 phải đi qua eo biển Bosporus.
Tin tức này truyền về, Đổng Tiểu Phàm biết rằng với khả năng của mình không có cách nào đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ được, hơn nữa Thổ Nhĩ Kỳ lại bị bên thứ 3 xúi giục, nên một doanh nhân như cô thì không thể làm gì được vì vậy cô đành cầu cứu tổ quốc.
Lúc Cao Thiên Viễn gặp nạn, anh đã cố hết sức để giao thiệp với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng người ta không hề quan tâm, không thèm đàm phán với công ty du lịch này. Cao Thiên Viễn không còn cách nào khác mới phát đi tín hiệu cầu cứu, bởi vậy đã làm bỏ lỡ khá nhiều thời gian.
Biển Đen thực ra là một biển lục địa, ngoài eo biển Bosporus có thể thông hành ra thì không còn con đường thứ hai có thể rời khỏi Biển Đen. Đây chính là những lời mà cục trưởng cục tình báo Mỹ đã nói năm đó. Cho dù những đặc công đã thất thủ nhưng họ vẫn có biện pháp để ngăn chặn Tàu số 1 xuất cảng.
Quả nhiên vừa mới xuất cảng liền bị kẹt ngay ở eo biển Bosporus, Tàu số 1 đành phải quay lại Biển Đen.
Tống Hạo Thiên biết tin tức này vui mừng khôn xiết.
Gã lập tức xin ông nội cho tham gia vụ đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ lần này.
Bản thân là phó chủ tịch ủy ban mật trận quân sự quốc gia, Tống lão gia đương nhiên biết rõ dụng ý của thằng cháu địch tôn này, thanh niên mà, thích tranh chấp, nhưng ông cũng hy vọng trong những đứa cháu của mình có thể có một đứa xuất chúng như Trương Nhất Phàm. Tận mắt chứng kiến địa vị ngày càng lớn mạnh của Trương gia trong Đảng Cộng Sản, ba dòng họ còn lại đã dần dần lu mờ, Tống lão gia cũng động lòng.
Nhưng lần đàm phán này không phải chuyện đơn giản, Tống Hạo Thiên có thể đảm đương trọng trách này không?
Lúc Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao và Quốc vụ viện thảo luận vấn đề này mọi người đều cho rằng nên để bộ ngoại giao thống lĩnh, thăm dò khẩu khí của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu phía Thổ Nhĩ Kỳ dễ nói chuyện, vậy thì tốc chiến tốc thắng giải quyết nhanh gọn vấn đề này. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ cố ý gây rối, không chịu hợp tác thì đúng là phải đau đầu một phen đây.
Dưới nỗ lực của mình, Tống Hạo Thiên cuối cùng cũng được như ý nguyện, trở thành một trong những thành viên đội đàm phám của Bộ Ngoại giao
Đội đến Châu Âu đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ lần này gồm ủy ban quân sự, bộ ngoại giao, các cán bộ và chuyên gia của vụ các vấn đề biển, so với đoàn khảo sát lần trước của Trương Nhất Phàm thì đội hình lần này khổng lồ, cả đội tận hơn hai mươi người, người của ủy ban quân sự tham gia lần này vốn là người nhà họ Tống, nhưng Tống lão gia lại quyết định để Tống Hạo Thiên đi rèn luyện, bởi vậy, gã là đại biểu có mặt tại cuộc đàm phán lần này.
Với quyết định lần này của cấp trên Trương Nhất Phàm có suy nghĩ riêng của mình. Đây nên dùng biện pháp mang tính cân đối, hơn nữa cán bộ chịu trách nhiệm đàm phán lần này là người thuộc họ Tống, Tống Hạo Thiên chẳng qua chỉ là đi cùng, sự việc thành công gã cũng có vinh dự, sự việc thất bại gã cũng không cần phải gách vác trách nhiệm nặng nề gì cả.
Mục đích của Tống Hạo Thiên là đắc lợi tí chút, chứng minh năng lực của mình. Trong việc bỏ phiếu về vấn đề Tàu số 1, gã vốn cho rằng Trương Nhất Phàm giành thế thượng phong với gã, nhưng gã không nghĩ được rằng nếu không có đề nghị của Đổng Tiểu Phàm thì sẽ không có hành trình đến Ukraine lần này.
Trước khi tổ đàm phán sang Thổ Nhĩ Kỳ, người của Ban Tổ chức Trung ương đến tìm Trương Nhất Phàm nói chuyện.
Trong lời nói của lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương có đề cập đến sự sắp xếp công việc sau này của Trương Nhất Phàm, hẳn là có khuynh hướng để hắn ở thủ đô.
Nhưng Trương Nhất Phàm giữ vững nguyên tắc của mình, cũng trình bày dứt khoát quan điểm của mình. Hắn vẫn quyết định ở lại địa phương, không muốn đặt chân sớm vào thủ đô, tham dự những tranh đua phải trái kia.
Trên thực tế kế sách của Trương Nhất Phàm là đúng, hắn dùng hành động chứng minh ý tưởng của mình.
Trương Kính Hiên và ông cụ cũng lắng nghe ý kiến của Trương Nhất Phàm, họ cũng ủng hộ việc tiếp tục ở lại địa phương của Trương Nhất Phàm. Thủ đô nhìn rất phồn hoa nhưng thực tế lại đầy rẫy hiểm nguy. Trương Nhất Phàm làm cán bộ cấp Thứ trưởng ở tuổi hơn 30, quá nổi bật ở kinh thành.
Nếu hắn được lên thêm nửa cấp nữa thì sẽ trở thành tiểu điểm.
Ông cụ nhắc lại lần nữa rằng con người vào lúc này cần phải khiêm tốn.
Nhưng miếng vàng lóng lánh Trương Nhất Phàm này cho dù đặt ở góc nào nó cũng đều phát ra ánh hào quang trói mắt của mình, giống như mặt trời, chỉ khi nó ngủ say thì mới có cơ hội cho người khác phát sáng. Nếu không chỉ cần nó xuất hiện là sẽ làm lu mờ hết mọi người.
Tống Hạo Thiên nhanh chóng bị ánh hào quang của hắn che khuất, cho nên Tống Hạo Thiên đang cố gắng không để mình trở thành mặt trời lặn quá sớm.
Ban Tổ chức Trung ương xem xét ý kiến của Trương Nhất Phàm, hơn nữa Trương gia cũng đồng ý với quan điểm của hắn cho nên tạm thời xem xét việc để hắn tiếp tục ở lại Tỉnh Tương giữ chức.
Một tuần sau, cơ thể Tiểu Tứ về cơ bản đã hồi phục, họ bay gấp từ Ukraine về nước. Trương Nhất Phàm đích thân tổ chức tiệc mừng họ trở về, và còn cho mỗi người một món tiền thưởng hậu hĩnh.
Số tiền này là của cá nhân Trương Nhất Phàm để cảm ơn những dũng sĩ này Trương Nhất Phàm thấy cần phải cho họ vinh quang mà họ đáng được hưởng.
Nhưng vì là thành viên của tổ chức tia chớp, hắn không có cách nào xin ban huy hiệu cho họ, nhưng trên bàn tiệc rượu Trương Nhất Phàm đã thể hiện tình huynh đệ gắn bó làm mọi người rất cảm động.
Trước khi trở lại cương vị công tác, Trương Nhất Phàm còn một tuần nghỉ phép, cho dù không đi làm nhưng hắn luôn quan tâm kết quả đàm phám giữ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Trung Quốc muốn lợi dụng ưu thế về mặt quân sự gây sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáng tiếc là Thổ Nhĩ Kỳ không thèm để ý đến họ.
Điều này làm chú cháu Tống Hạo Thiên mất hết lòng tin, bởi vì trong lần đàm phán thứ hai người ta không thèm nói gì với họ, và bảo rằng nếu không đổi đoàn trưởng thì họ không đảm bảo việc đàm phán sẽ được tiếp tục.
Vì vậy chú Tống Hạo Thiên trong lần đàm phán thứ hai rút lui khỏi bàn đàm phán chuyển về hậu trường.
Mirza bộ trưởng quốc vụ phụ trách vấn đề biển của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự xúi giục của bên thứ ba, kiên quyết phản đối việc qua lại của Tàu số 1, ông còn nhằm hẳn vào báo cáo mà Tàu số 1 đưa ra, nói rằng “Lợi Gia” Hào có thể phát sinh một số vấn đề kỹ thuật khi qua eo biển Bosporus, kiên quyết từ chối mọi yêu cầu của phía Trung Quốc, cấm “Lợi Gia” Hào thông qua eo biển.
Những con số nguy hại giật gân này làm đội đàm phán chịu chết.
Cuộc đàm phán rơi vào bế tắc
Về đến khách sạn, Tống Hạo Thiên nổi giận lôi đình, gã vốn nghĩ rằng việc này rất dễ dàn xếp, qua phân tích của Tống Hạo Thiên về toàn bộ sự việc, gã cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là thừa nước đục thả câu, chỉ cần phía Trung Quốc cho họ một số lợi ích nào đó họ sẽ cho đi.
Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy.
Khi bọ họ và phủ Thủ tướng đạt được thỏa thuận thì lại gặp phải sự phản đối kịch liệt của Mirza Bộ trưởng quốc vụ phụ trách vấn đề biển. Đội đàm phán hứa hẹn rất hùng hồn rằng chỉ cần để cho Tàu số 1 thông qua thì sẽ bồi thường tổn thất kinh tế cần thiết cho họ.
Bọn họ vốn chỉ là bọn thổ phỉ nhân lúc cháy nhà, nhưng thật kỳ lạ là bọn thổ phỉ này lại không cần tiền, đây là điều mà hai chú cháu chủ quản đau đầu. Một tên thổ phỉ không cần tiền vậy thì mục đích của họ là gì?
Tống Hạo Thiên vốn định mượn chuyện này để tăng chút giá trị bản thân, đả kích sự bệ vệ của Trương Nhất Phàm, không ngờ bày ra trước mắt là một hòn đá tảng làm gã đau đầu nhức óc.
Bởi vì họ phát hiện ra rằng dụng ý thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là cướp bóc, mà vì phản đối mà phản đối. Đương nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn ở kẻ xúi giục âm thầm thứ ba kia. Mục đích của họ chính là không để cho Tàu số 1 chạy qua đây, làm rối loạn kế hoạch lợi dụng Tàu số 1 để nghiên cứu khoa học của Trung Quốc.