Lý Thanh Tịnh không ngờ việc của nhà họ Triệu lại phức tạp đến như thế nhưng dù sao thì cô cũng đã gả vào nhà họ Triệu rồi, cô quyết định âm thầm giúp bố con Triệu Hùng hóa giải mối thù này.
Lý Thanh Tịnh không ngờ thì ra chuyện trục xuất Triệu Hùng ra khỏi nhà họ Triệu lại là chủ ý của Triệu Khải Thời. Mà Triệu Khải Thời làm như thế là để Triệu Hùng không còn quan hệ gì với năm gia tộc lớn nữa, từ đó mới có thể bảo vệ được anh.
Mấy ngày trước đó Triệu Hùng còn hỏi cô có cần phải tiếp tục giúp đỡ năm gia tộc lớn hay không. Bây giờ xem ra chuyện này không cần thiết phải kiên trì đến cùng nữa.
Gió nổi lên, một cảm giác buốt lạnh ập đến, Lý Thanh Tịnh run lên vì lạnh, cô cất điện thoại vào rồi quay người đi vào nhà.
Mấy ngày tiếp theo đó, Trần Văn Sơn vừa dạy Thẩm Hải và Dao Châu Ngũ Bộ Quyền vừa đợi Mã Nhị Trực dưỡng thương.
Triệu Hùng rãnh rỗi không có việc gì làm nên đến nói với vợ Lý Thanh Tịnh là anh muốn đi dạo chợ bán đồ viết thư pháp, xem thử có thể tìm thấy được thứ gì hay ho không. Lần trước ông cụ Khổng là cao thủ số một Thiên Bảng đã tìm được một quyển quyền phổ chính tông ở khu chợ xô bồ đó, ông ấy đã giao quyển quyền phổ đó cho Nông Tuyền.
“Ừ, anh đi đi, nhớ cẩn thận một chút.” Lý Thanh Tịnh dặn dò Triệu Hùng.
Triệu Hùng gật đầu, dẫn theo Trần Văn Sơn cùng ra khỏi nhà họ Triệu.
Đà Lạt là một thành phố cổ nổi tiếng, là thánh địa du lịch từ xưa đến nay.
Triệu Hùng dắt theo Trần Văn Sơn đi dạo một vòng khu phố cổ.
Quanh khu phố cổ có rất nhiều gánh hàng rong bán đủ loại đồ cổ.
Đương nhiên lĩnh vực đồ cổ này cũng rất thâm sâu, tục ngữ hay nói là được ăn cả ngả về không. Có thể tìm ra được thứ gì hay ho trong chợ đồ cổ hay không đều dựa hết vào khả năng nhận biết của bạn, có rất nhiều người không hiểu được những điều này, tùy tiện vào chợ đồ cổ thì chỉ có thể bị mắt mình đánh lừa mà thôi.
Chẳng hạn như mấy loại đồ cổ bán ở mấy gánh hàng rong này, phần lớn chúng đều là đồ giả hoặc là đồ có chất lượng không tốt. Đương nhiên, cũng có một vài chủ gian hàng thu thập được vài bảo vật nhưng lại không nhận ra nên để lọt chúng ra ngoài và bị mấy nhà sành đồ cổ cỗm mất, hành động đó giống như nhặt được của rơi ra nên tục gọi đó là nhặt của rơi.
Trần Văn Sơn không có hứng thú với mấy món đồ cổ đó, anh ta chủ yếu là đi theo Triệu Hùng để bảo vệ anh, tiện thể dạo xem thế thôi.
Khi Triệu Hùng đến trước gian hàng của một người đàn ông trung niên trạc hơn ba mươi tuổi thì dừng chân lại.
Triệu Hùng đã bị thu hút bởi một tác phẩm thư pháp bằng chữ cuồng thảo. Anh cẩn thận quan sát chủ gian hàng thì thấy vẻ mặt ông chủ nặng nề, dường như đang có rất nhiều tâm sự.
“Bức thư pháp này bao nhiêu tiền?” Triệu Hùng hỏi ông chủ gian hàng.
Dường như ông chủ gian hàng đang mãi suy nghĩ điều gì, Triệu Hùng gọi liền ba tiếng mà anh ta vẫn không có phản ứng.
Triệu Hùng và Trần Văn Sơn nhìn nhau, sau đó đưa tay ra lắc qua lắc lại trước mắt ông chủ gian hàng.
“Nè, rốt cuộc anh có làm ăn nữa không vậy?” Triệu Hùng chau mày hỏi ông chủ gian hàng.
Trước giờ anh chưa từng gặp phải người nào làm ăn không nghiêm túc như thế.
Ông chủ gian hàng phản ứng lại, anh ta “ồ” một tiếng rồi hỏi Triệu Hùng: “Hai người muốn mua đồ sao?”
Triệu Hùng thật sự đã bị ông chủ gian hàng này làm cho sắp tức chết. Anh cầm bức thư pháp chữ thảo trên sạp hàng lên rồi hỏi ông chủ gian hàng: “Bức thư pháp này bao nhiêu tiền?”
“Bảy trăm triệu!”
Trần Văn Sơn vừa nghe thấy hai mươi vạn thì trợn tròn mắt và hỏi ông chủ gian hàng: “Cái gì? Bảy trăm triệu sao? Anh ăn cướp à?”
“Các anh thích thì mua không thích thì thôi.” Ông chủ gian hàng lấy bức thư pháp bằng chữ cuồng thảo lại.
Triệu Hùng cẩn thận quan sát ông chủ gian hàng, tuổi tác ngoài ba mươi, gốc râu xanh mọc đầy trên miệng, trông có vẻ hơi phờ phạc, vóc dáng vừa lùn vừa nhỏ con, bộ dạng xấu xí và gian xảo.
“Tôi có thể mua bức thư pháp này của anh nhưng anh phải gói kèm theo bức tranh này cho tôi nữa.” Triệu Hùng chỉ vào bức tranh vẽ hình một cô gái xinh đẹp.
“Không được, muốn lấy bức tranh này thì phải thêm bảy trăm triệu!” Ông chủ gian hàng từ chối Triệu Hùng.
Trần Văn Sơn kéo lấy ống tay áo của Triệu Hùng rồi nhỏ tiếng nói: “Cậu chủ, cậu cẩn thận bị người này lừa đấy.”
“Yên tâm, tôi tự có tính toán.”
Trần Văn Sơn biết Triệu Hùng rất am hiểu về chữ và tranh cổ, nói không chừng anh đã phát hiện ra bức thư pháp này có gì đó đặc biệt cũng không chừng nên anh ta cũng không nói gì thêm nữa.
Ông chủ gian hàng nói với Triệu Hùng: “Thế này đi, anh đưa tôi một tỷ bảy thì có thể lấy hết mọi thứ trên sạp hàng của tôi, thế nào hả?”
Triệu Hùng lắc đầu và nói: “Tôi chỉ cần bức thư pháp cuồng thảo này và bức tranh này thôi!”
“Vậy anh trả bao nhiêu tiền?” Ông chủ gian hàng hỏi Triệu Hùng.
“Theo giá mà anh đưa ra, một tỷ tư vậy!” Triệu Hùng nói.
Ông chủ gian hàng không ngờ Triệu Hùng lại sảng khoái đồng ý như thế, anh ta thấy hối hận nên nói: “Không được, tôi không bán nữa, anh thêm ba trăm triệu nữa đi, một tỷ bảy thì tôi sẽ bán cho anh.”
Triệu Hùng nói với Trần Văn Sơn ở bên cạnh: “Văn Sơn, chúng ta đi thôi!”
Ông chủ gian hàng thấy Triệu Hùng và Trần Văn Sơn định đi thì lên tiếng gọi hai người họ lại: “Nè, hai người quay lại đây, sao không trả giá mà đã đi rồi?”
Triệu Hùng chau mày nói: “Làm gì có ai ra giá như anh, rõ ràng đã nói là một tỷ tư vậy mà lại nâng giá tại chỗ, đòi thêm ba trăm triệu nữa.”
“Thôi được! Vậy thì bán cho anh một tỷ tư.”
Triệu Hùng đòi số tài khoản của đối phương để chuyển khoản một tỷ tư.
Trần Văn Sơn thật sự không hiểu nỗi mấy người có tiền, ở huyện thì một tỷ tư có thể mua được một căn nhà rộng đến bảy tám mươi mét vuông, vậy mà Triệu Hùng lại dùng một tỷ tư để mua một bức thư pháp và một bức tranh.
Chuyện khiến Triệu Hùng và Trần Văn Sơn kinh ngạc là sau khi ông chủ gian hàng bán được hàng cho anh và nhận được một tỷ tư thì lập tức dọn hàng.
Triệu Hùng và Trần Văn Sơn cảm thấy hơi kỳ lạ nên âm thầm đi theo anh ta.
Trên đường đi, Trần Văn Sơn nói với Triệu Hùng: “Cậu chủ, sao cậu lại bỏ ra một tỷ tư để mua một bức thư pháp và một bức tranh?”
Triệu Hùng mỉm cười và nói: “Văn Sơn, anh không biết rồi, tôi đã nhặt được của báu đấy.”
“Nhặt được của báu là có ý gì?” Trần Văn Sơn thắc mắc hỏi.
Triệu Hùng giải thích: “Anh đã từng nghe nói đến tứ đại tài tử của Giang Nam cuối thời nhà Minh của Trung Quốc không?”
Trần Văn Sơn lắc đầu, tỏ ý không biết.
Triệu Hùng giải thích với Trần Văn Sơn: “Tứ đại tài tử của Giang Nam là Đường Bá Hổ, Chúc Chi Sơn, Văn Trưng Minh và Từ Trinh Khanh. Bọn họ còn được gọi là bốn tài tử Ngô Trung. Anh đã từng xem qua một bộ phim có tên là “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương chưa”?”
Trần Văn Sơn lại lắc đầu tỏ ý chưa từng xem qua.
Triệu Hùng thật sự phục Trần Văn Sơn, không biết anh ta có có tuổi thơ hay không nữa, một bộ phim kinh điển như thế mà anh ta cũng chưa từng xem.
Triệu Hùng giải thích: “Thật ra bộ phim này đã làm mờ nhân vật Chúc Chi Sơn. Chúc Chi Sơn có thể được liệt vào Giang Nam tứ đại tài tử thì đương nhiên ông ta phải có chỗ hơn người. Chúc Chi Sơn viết thảo thư là cừ nhất, thường thấy nhất ở thư pháp. Còn Đường Bá Hổ và hai tài tử còn lại thì không chỉ giỏi làm thơ mà còn giỏi vẽ tranh. Cả đời Đường Bá Hổ phong lưu, ông ta giỏi nhất là vẽ người đẹp và sơn thủy, mà bức tranh này chính là bức tranh do Đường Bá Hổ vẽ, chỉ là rất ít người biết đến mà thôi.”
“Cậu chủ, vậy sao cậu lại biết được?” Trần Văn Sơn tò mò hỏi.
Triệu Hùng giải thích: “Chuyện này phải cảm ơn bố mẹ tôi đã nghiêm khắc dạy dỗ tôi từ nhỏ. Lúc còn nhỏ, họ ép tôi phải học chữ, ép tôi luyện thư pháp, ép tôi tập vẽ. Lúc đó tôi thích nhất là biết thảo thư nên tôi vô cùng am hiểu về hệ thống thảo thư của những danh nhân có tiếng. Bức thư pháp này chính là một tác phẩm lớn của Chúc Chi Sơn, giá trị thị trường ước tính cũng trên bảy mươi tỷ. Còn bức tranh này của Đường Bá Hổ thì ít nhất cũng tầm con số này. Lúc đó tôi đã từng chuyên môn nghiên cứu tranh mỹ nữ của Đường Bá Hổ, vì vậy nên tôi mới nhận ra phong cách vẽ của ông ấy.”
“Bức tranh này không phải là hàng nhái chất lượng cao đấy chứ?” Trần Văn Sơn lo lắng hỏi.
“Không đâu!” Triệu Hùng trả lời với vẻ vô cùng tự tin.
Hai người họ đi theo ông chủ gian hàng một lúc lâu, cuối cùng nhìn thấy anh ta lái xe điện ba bánh đến góc một con hẻm.
Trong góc hẻm có một căn nhà không có gì nổi bật, trông có vẻ như được xây dựng trái phép, không ngờ cuộc sống của ông chủ gian hàng đó thật sự khó khăn như thế.
Sau khi ông chủ gian hàng đem hết đồ bày bán ở sạp vào trong nhà thì lại vội vàng rời khỏi đó.
Triệu Hùng và Trần Văn Sơn cảm thấy con người này hơi kỳ lạ nên họ lại tiếp tục âm thầm theo dõi anh ta.
Cuối cùng anh ta đến một biệt thự thuộc khu nhà giàu ở vùng ngoại ô.
Vì Triệu Hùng không có nội lực, không thể dùng đến khinh công nên anh không có cách nào đi nghe lén, thế là anh bảo Trần Văn Sơn âm thầm đi thám thính thử rốt cuộc người này muốn làm gì.
Triệu Hùng ngồi trong xe, vừa thưởng thức bức tranh và thư pháp vừa đợi Trần Văn Sơn.
Bên trong biệt thự, một người mập phệ, bụng bự, tai to rất có dáng ông chủ nói với ông chủ gian hàng vừa bước vào: “Ngô Thừa Cảnh, anh lại đến đây làm gì?”
“Ông chủ Hạ, tôi đến để chuộc em gái của tôi.”
“Chuộc em gái của anh?” Hạ Phan Tứ tỏ vẻ mặt khinh thường, anh ta nhìn Ngô Thừa Cảnh chằm chằm rồi nói: “Anh có tiền không?”
“Tôi đã có hơn một tỷ tư rồi.”
“Hơn một tỷ tư mà muốn chuộc em gái của anh sao? Anh đang nằm mơ à. Tôi đã tiêu mất hết bảy tỷ cho anh, là anh đã đích thân gán nợ em gái anh cho tôi.” Hạ Phan Tứ tỏ vẻ không còn kiên nhẫn nữa.
Ngô Thừa Cảnh nói: “Ông chủ Hạ à, tôi gửi trước cho anh một tỷ tư, anh để em gái tôi được về với tôi trước đi! Còn lại số tiền kia thì để tôi nghĩ cách.”
Hạ Phan Tứ cười lạnh lùng vài tiếng rồi nói: “Ngô Thừa Cảnh, thật ra anh không phải là không có cách, anh là một tên trộm mộ, chỉ cần anh trộm thêm mấy cái mộ lớn lấy tiền trả nợ thì chẳng phải là chuyện rất nhẹ nhàng sao.”
“Nhưng tôi đã từng thề với tổ tiên là sẽ không đi đào mộ nữa rồi.”
Hạ Phan Tứ phất tay và nói: “Khi nào gom đủ bảy tỷ thì lúc đó hãy đến chuộc người. Mau cút ra ngoài đi, đừng làm dơ sàn nhà tôi.”