Trung tuần tháng tư, Bố Chính, nóng như đổ lửa… nóng đến chết người, những cơn gió lùa qua chẳng những khong hề làm dịu đi được cơn nắng nóng mà chỉ làm tăng thêm sự oi bức…
Bố Chính.. nóng quá nóng quá đi…. Nóng như cái lò.
Ngô Khảo Ký quan phục phanh hết cả ra rồi, thời tiết này quan phục là thứ giết người không hơn không kém… Hắn… phải … thay đổi thứ tục lệ nhà quan vớ vẩn này.
Quan phụ mới đã được thiết kế cho tất cả quan viên Bố Chính từ Văn đến võ, chỉ chờ Chính Hòa hoàn thành sẽ thay cả lũ. Không thể chịu nổi nữa rồi.
Dân chúng nóng thì cởi trần, mặc áo một lớp tay ngắn quần ngắn, váy đụp của phụ nữ lại càng…. Mát. Chỉ có quan viên là khổ vô cùng, vì cái tôn nghiêm vớ vẩn giữa thời tiết 35-57 độ C mặc ba lớp quần áo kín mít… đây là giết người…
Từ Huy từ lâu trốn ở tân phủ công chúa không ra đường… vì sợ đen. Có ra thì cũng là ninja thời Lý, thiếu mỗi chiếc xe moto Lead mà thôi.
Ngô Khảo Ký thì đen như cột nhà cháy, hắn không thể không có mặt ở các công trường, trước đây hắn trắng vì linh hồn kiếp bản kiếp này chắc gặp nắng sẽ nằm nhà.
Bố Chính thành xây xong rồi, giờ đây công nhân đang cấp tốc hoàn thiện nốt Tòng Chất thành.
Tại sao Bố Chính thành xây nhanh đến vậy? Bởi vì sau khi thành móng thì đến một nửa công nhân ở Tòng Chất bị điều đến Bố Chính để tăng tốc độ xây dựng, bên Tòng Chất chỉ là túc tắc xây dựng mà thôi.
Giờ làm việc của Bố Chính giờ đây đảo lộn tùn phèo.
Ngô Khảo Ký là người hiện đại, hắn quan tâm đến hiệu quả công việc mà không quan tâm đến ba cái cổ hủ quy tắc. Khi Bố Chính thời tiết đạt đến đỉnh điểm của khốc liệt thì hắn đã ra lệnh thanh đổi toàn bộ giờ làm việc hành chính của cả Châu này.
5 giờ sáng bắt đầu làm việc, 9 giờ sáng nghỉ ngơi… 4 giời chiều làm việc 10 giờ tối nghỉ ngơi. Để phục vụ điều này, dầu hắn dùng không tiếc rẻ. Cho nên dù Bố Chính thời tiết như hỏa ngục nhưng thực tế nơi này công việc không có quá nhiều ảnh hưởng.
Tất nhiên thời gian đầu công nhân sẽ khó thích nghi, nhưng thích nghi được rồi thì họ cảm thấy làm việc như vậy đỡ mệt mỏi hơn nhiều.
Chỉ cần phân phỗi những công việc nào cần làm khi trời sáng, công việc nào có thể hoàn thành khi trời đêm tối chỉ có ánh đèn dầu. Từ đó công việc sẽ không mấy gián đoạn.
Điển hình của việc thay đổi giờ làm việc là Xưởng Thiết Luyện, thợ rèn nơi này khoái làm việc về đêm tối. Với nhiều ánh đèn dầu cỡ lớn thực tế không có ảnh hưởng quá nhiều công việc, thay vào đó làm việc trong điều kiện không khí mát mẻ thoải mái hơn nhiều.
Bố Chính chủ thành đã xây xong, Xưởng Luyện Thiết khu mới quy hoạch cũng đã được giải tỏa và bắt đầu làm nền móng, nhưng công trình này không vội vì theo kế hoạch đến cuối tháng năm thì Luyện Thiết Xưởng mới phải di rời vào nội thành.
Trong dân gian giờ đây người ta không gọi là thành Bố Chính, Thành Chính Hòa, Thành Từ Huy gì cả. Có một danh hiệu mới phổ biến hơn và được dân chúng công nhận nhiều hơn. Hắc Thành- Bạch Thành.
Hắc Thành vì Bố Chính bị quét một lớm nhựa đường mỏng chống thấm, tường thành Bố Chính xây bằng vôi với tỉ lệ không cao xi măng, gạch thì là gạch lỗ nên khả năng chống thấm thấp. Nên nhớ lõi của thành này là đất nện, cho nên nếu nước mưa mà thấm vào là ôi zời ơi. Khả năng bung tường thành không hề nhỏ.
Cho nên quét nhựa đường mỏng toàn thành là bắt buộc, mà quét nhựa đường thì màu sắc dĩ nhiên là… đen thủi lủi.
Ngược lại bên Chính Hòa Thành đoạn có đất nện thì được xây bằng công nghệ Chăm tường nguyên khối, chống thấm , chống sạt lở cao… cho nên Từ Huy khi thấy tòa thành của Ngô Khảo Ký màu đen thì nghĩ ngay ra cách chơi xấu. Nàng cho công nhân quét vôi trắng toàn tòa thành Chính Hòa.
Từ đó mới có hiện tượng , Thành chủ da đen xì - ở trong thành trì xì xì đen gọi là Hắc Thành. Công chúa da trắng xinh đẹp- ở tòa thành trắng phóc đẹp đẽ… dĩ nhiên gọi Bạch Thành.
Thêm một điểm nữa khiến dân chúng thừa nhận luận điểm này đó là. Bên Bố Chính tràn ngập khói bụi, đen xì cả bầu trời. Yếu tố nay đủ để gọi là Hắc thành rồi. Ngược lại bên Bạch Thành là nơi ăn chơi xa sỉ, người nào có mặt ở đây chẳng xinh trai đẹp gái cùng sạch sẽ sáng bóng… hị hị… Bạch Thành lại có thêm một lý do để tên Bạch Thành…
Ngô Khảo Ký kịch liệt phản đối cánh gọi này vì hắn cảm giác mình như là đại ma vương ở một tòa thành hắc ám, còn bên kia sông là thiên đường với công chúa xinh đẹp cùng tòa bạch ốc thành mĩ lệ… Cách gọi này khinh người quá đáng.
Nhưng hắn phản đối bất lực, thậm chí một vài quan viên quen miệng cũng bắt đầu gọi cách gọi trên, nhanh và tiện.
“ Hở huynh đi đâu vậy?”
“ Ài.. xông pha Hắc Thành báo cáo quân vụ…”
“ Có mang khẩu trang chưa”
“Có đây có đây”
“ Hả … Văn huynh có việc gì vậy…”
“ À qua sông tới Bạch Thành uống cốc trà mát, có mấy người bạn hẹn tôi bên kia..”
“ Ôi cùng đi cùng đi…. Tháo khẩu trang cái đã..”
Nghe quả thực giận sôi máu, nhưng Ngô Khảo Ký cũng chịu vì hắn cũng thích đi Bạch Thành, bên đó có mĩ nhân, bên đó sạch sẽ, bên đó nói chung mới là chỗ con người sống…
Thực tế Hắc Thành đúng là cần phải suy nghĩ lại về cách bố trí, trong thành giờ có một nhà máy đốt xi măng với một lò lớn và một lò nhỏ, đều là loại lò đứng cực ô nhiễm. Thêm 2 lò đốt vôi… ô nhiễm không kém là bao. Lại thêm một xưởng nấu rượu. Một xưởng tinh chế Lưu Huỳnh, môt xưởng tinh chế KNO3. Dự kiến sau này Xưởng Luyện Thép cũng chuyển vào Nội Thành. Vậy thì nơi này…. Khục khục.. không dám tưởng tượng nhiều.
Tất nhiên Tất cả các Xưởng Công nghiệp này đều được nhét phía Tây thành để tránh gió, dân cư, Nha Môn các công trình sinh hoạt, hành chính đề ở Đông thành để tránh né. Nhưng ảnh hưởng là không thể nào tránh khỏi.
Chưa hết, vì để cung cấp đủ gạch cho xây dựng. Bố Chính vô tội vạ xây 10 lò nung gach xung quanh ngoại thành, mà gạch là thứ Bố Chính cần nhất lúc này cho nên các Lò là ngày đêm nung không ngừng nghỉ. Mỗi lò 6 ngăn mỗi ngăn có thể nung 5000 gạch trong 8 tiếng. Khụ khụ… 10 cái lò gạch này nói thật đã phá hủy hoàn toàn môi trường trong lành nơi đây. Chưa kể đến một Xưởng Luyện Thép tuy cách Bố Chính 1,5km nhưng hai lò cao nung gang cũng gây ảnh hưởng không nhỏ…
Nói chung lại bờ sông Linh Giang chia hai nửa. Một bên là địa ngục nhân gian, một bên là thần tiên thiên đàng….
“ Hừ Hừ Hừ Hừ….”
Ngô Khảo Ký ngồi trên xe ngựa có mái che nắng mà vòng lên phía Tây, nơi này đang là công trình trọng điểm của Bố Chính. Tuyến đường nối liền Bố Chính và Minh Cầm dài 15 km.
Thực sự Thành trì xây bằng gạch cùng ximang vôi cát tốc độ quá nhanh cho nên lượng nhân công lúc này thừa ra là khá nhiều. Ngô Khảo Ký tranh thủ nếu chuẩn bị được gì thì chuẩn bị luôn để chuẩn bị chiến tranh.
Nói cho cùng phía Tây và thượng nguồn sông Lính Giang vẫn là điểm yếu, cho nên nếu con đường từ Bố Chính tới Minh Cầm được cải tạo tăng lên tốc độ di chuyển thì lúc đó quân đội đóng tại Bố Chính sẽ chủ động hơn nhiều.
Một vạn nhân công thi công thành Bố Chính có chu vi 8km cho nên nếu tính 1 người một ngày xây dựng cược một mét dài cùng 1 mét cao tường thành thì chỉ cần 10 ngày có thể hoàn công trong điều kiện đủ vật liệu. Tất nhiên đây chỉ là con số tính nhẩm mà chưa tính tới các yếu tốt khó khăn trong thi công một công trình lớn . Nhưng thành Bố Chính xây vuông vi không phức tạp như Chính Hòa nên độ khó thấp. Thi công bằng xây gạch vôi nhanh hơn thi công phương pháp người Chăm. Nhưng cũng mất đến một tháng thì thành Bố Chính mới hoàn thành xây thô.
Lúc này 2000 người ở lại tiếp tục hoàn thiện các hạng mục nhỏ của Bố Chính, hai ngàn người đi đến Tòng chất để thi công tòa thành này. Do đó Tòng Chất có 4000 công nhân, một tòa thành 4km chu vi 4000 người thi công đã là quá hợp lý.
6000 nhân công dư ra tất nhiên Ngô Khảo Ký sẽ phải tận dụng cho việc sửa đường.
Nói về thành mới Minh Cầm cũng đã khởi công từ một tháng trước, nhưng công việc có phần trì trệ. Không phải nơi này thiếu công nhân, mà Minh Cầm là một thành mới hoàn toàn, việc thăm dò địa chất để đặt thành xay ra vấn đề. Nền móng có hai mặt quá yếu đã gây nên sụt lún hai mặt tường thành. Vấn đề sửa chữa hay xây mới thành trì dang được đưa ra thảo luận.
Xây thành Minh Cầm toàn bộ là dùng người Mã Lai nô lệ, nhân số lên đến 5000 người trong đó có 3000 binh sĩ và 2000 dân Mã Lai có sức lực đăng ký xây thành. Tích cực nhất chính là 800 hộ được phân ở lại tòa thành này và các hương xung quanh để định cư.
Công nhân đủ, khỏe mạnh, vật liệu theo đường sông từ Bố Chính tới theo đường sông, tuy ngược dòng nhưng cũng không quá khó khăn. Nhưng vấn đề sụt lún thời này thực quá khó khăn để khắc phục.
Tòa thành này nằm ở góc hợp lưu sông Cầm và sông Linh Giang, hai mặt Nam và Tây đối diện vào hai con sông trên. Ý đồ chiến thuật rõ ràng, nhưng cũng chính vì điều này khiến nền đất của hai cạnh Nam Tây là nền đất yếu, sụt lún đã xảy ra.
Xe ngựa chạy băng băng trên đường… Ngô Khảo Ký cảm thấy rất sảng khoái, ít nhất hắn có được chút ít cảm giác đi đường cao tốc thời hiện đại.
Thực tế đây cũng là tuyến đường cao tốc đầu tiên nối đông tây của Bố Chính.. Khà khà… công nghệ thi công đường khác hoàn toàn thời đại này…..
Thời này người ta làm đường chỉ có san lấp đất cát cho phẳng sau đó dùng sức người đầm cho đất chặt lại. E hèm nếu làm đường theo cách này thì 6000 người một ngày làm được 600m là quá giỏi. Nhưng kể cả có vậy thì chất lượng đường xá cũng rất là ý ẹ.
Ngô Khảo Ký hắn chơi xe lu… tốc độ làm đường mau vô cùng. Nếu hắn không cầu kì giải đá cho đường thì có lẽ chẳng mấy ngày có thể làm thông đường đất tới Minh Cầm rồi.
Nói là xe lu cho vui mồm. Thực chất là một cái bánh gang nặng tầm 25 tấn được Luyện Xưởng điên cuồng đào hố làm khuôn đúc một lần. Bánh lu bằng gang có đường kính 1,5m rộng 3m lõi rỗng để có thể lắp trục kéo. Thứ này được kéo đi kéo lại trên đường bởi hai con voi.
Công việc của các công nhân là san lấp, san lấp đến đâu hai em voi sẽ kéo lu đến đó để lu và đầm. Công việc trở nên thuận tiện vô cùng.
Đá nhỏ và đá răm thì Bố Chính không thiếu, hệ khống sản xuất xi măng là thiếu máy nghiền đứng nghiền đá răm thành bột. Còn máy đập đá kẹp hàm thì nhiều vì dễ chế tạo, do đó nghịch lý ở bố chính đó chính là nhiều lắm đá răm nhưng lại thiếu bột đá nung xi măng.
Để không cũng chẳng để làm gì cho nên đá nhỏ và đá răm được lấy đi rải đường. Tất nhiên nếu đủ rót thêm một lớp nhựa đường thì nhon lành cành đào, nhưng bố chính có mỗi một nhà máy chưng dầu thô, trì chụi nung hết ngày tháng thì nhựa đường cũng đủ quét một vòng Hắc thành là cạn rồi. Ưm … nhưng mà tương lai nếu được thì Khảo Ký hắn sẽ có rải một lớp nhựa đường lên đá răm.. vậy là đại công cáo thành…
Nhưng nói gì thì nói đườn đá răm cũng là rất ngon ăn rồi.
Công nghệ làm đường của người xưa vẫn ý ẹ, rất khó căn chính mặt đường bằng phẳng, sóng lượn khắp nơi…
Chạy xe ngựa được 5km thì Khảo Ký phải dừng lại, phía trước là đoạn đang thi công… đoạn kế tiếp đường hắn bắt buộc phải cưỡi ngựa đi tiếp đến Minh Cầm.
“ Đại nhân”
“ Kính chào thành chủ”
“ Kính chào chủ công”
Ngô Khảo Ký xuất hiện làm cả đám quan viên đang quản lý nơi này cùng công nhân đều dừng tay cúi chào…
“ Mọi người tốt. Đang làm việc không cần lễ nghĩa… Tất cả công việc thuận lợi không? Có cần thêm hỗ trợ nào? Cơm nước , tiền công đầy đủ?”
Ngô Khảo Ký lớn tiếng hỏi thăm công nhân đang làm việc nơi này… lúc này khoảng 8 giờ sáng sắp đến lúc họ phải nghỉ ngơi…
“ Bẩm thành chủ rất tốt… chúng tôi cảm ơn thành chủ quan tâm…”
“ Cám ơn thành chủ quân tâm…. Nếu được chúng tôi xin cấp thêm lương khô …”
“ Cảm ơn thành chủ… “
Công nhân nhao nhao đáp lời…
“ Được… lương khô cấp đủ… Các đại gia gố gắn nỗ lực… cuối tháng thêm được 10 dặm nữa….” Ngô Khảo Ký hô to…
“ Cuối tháng 15 dặm thưa thành chủ… chúng tôi làm 15 dặm…”
“ mười lắm dăm….”
Công nhân hưng phấn đáp lời….
“ Ha ha ha nếu 15 dặm đường hoàn thàn cuối tháng này bản thành chủ thưởng mỗi người 100 đồng” Ngô Khảo Ký cười lớn hét vang….
Đùa cái gì trứng, hắn gia tài bạc triệu… ưm hừm… cũng không nhớ rõ lắm .. vì vợ quản… 100 đồng một người tổng là 600 xâu tiền… ồi dào…
“ Thưa thành chủ, nếu là 20 dặm nối đến tận Minh Cầm thì răng ni? …” Một nữ công nhân mắt lúng liếng nói tiếng miền trong lớn dạ gào lên hỏi..
“ 20 dặm thưởng thêm 150 đồng mỗi người không thiếu một đồng…” Ngô Khảo Ký cười lớn trả lời.
Cả đám dân phu ầm ầm bùng nổ, thực tế họ chỉ cần cố gắng làm việc thiêm mỗi ngảy 2 tiếng. Tức là 10 giờ sáng mới nghỉ, 3 giời chiều làm. Thì chắc chắn mỗi người sẽ bỏ túi 150 đồng ngon ơ… tính ra là 100kg gạo. Đủ để một nhà 5 miệng ăn trong tháng trời, người dân đơn giản là vậy họ tất cả mọi chuyện đều quy ra thóc gạo cả.
Ngô Khảo Ký thiếu tiền không? thiếu gạo không?. Medang, La Oa chiến tranh, Chiêm Thành ngừng buôn bán . Chắc có lẽ Bố Chính đói nghèo vô cùng nhỉ xin thưa là không hề. Medang, La Oa, Chiêm Thành thực tế chỉ là một phần không lớn lắm khách hàng của Bố Chính mà thôi.
Nói một câu giờ này Hoàng gia nội khố chắc gì bằng được hắn. Thủy tinh giá cao vô cùng, mà tiêu thụ cực đều, lúc này bọn gian thương người Tống đã lập cảng ở Nhai Châu, nơi này tụ tập cực nhiều lương thực. Mà Bố Chính thì quá nhiều thuyền vận tải khủng lúc này. Chỉ cần chạy một chuyến là đầy ắp kho lương thực.
Còn về phía Tây, Medang và Srivijaya đánh nhau túi bụi. Nhưng Tam Phật Tề đâu chỉ có hai thế lực này. Medang và Srivijaya chỉ là hai thế lực cường một chút hơn các thế lực khác mà thôi. Medang có 7 chư hầu, Srivijaya có 13 chư hầu. Nhưng lựa chọn đứng ngoài không cuốn vào cuộc chiến này có nhiều thế lực lắm. Ví như Trung Java có các Tiểu quốc Daya, Labo, Goro, Pedia, Pacem… Đông Java có Madura, Iapara, Iortan…. Bọn này tiềm lực không thể coi thường và thuộc phe trung lập. Cả Medang và Srivijaya tìm cách lôi kép họ chẳng được lúc này nữa là, cho nên hai kẻ này có đánh nhau cũng không dám làm phiền đám trên. Cho nên đám này vẫn ngày ngày chạy thuyền kiếm ăn. Mua tửu, mua thủy tinh bán cho Chola, Ba tư. Việc làm ăn với Bố Chính nhộn nhị chẳng bao giờ ngưng.
Túm cái váy lại, nếu dùng tiền có thể khiến đám công nhân tăng năng suất thì Ngô Khảo Ký mười vạn lần nguyện ý.