Mục lục
Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Trong 8 tháng từ ngày mẻ phân lân đầu tiên ra đời chính là những chuỗi ngày phấn đấu xây dựng không ngừng nghỉ của đội ngũ xây dựng các công trình công nghiệp trọng điểm quốc gia Đại Việt.

Hai khu công nghiệp chính chuyên nung phân lân đó là Tân Hưng và Thiên Trường.

Tân Hưng ( Hải Dương ) thì khỏi nói, nó là ngã ba giao hội của rất nhiều luồng nguyên liệu đi vào. Cho nên dọc sông Thái Bình chính là bốn nhà máy lò đứng ra đời nung lân. Còn ở Thiên Trường thì nhiều hơn có đến 7 lò được xây cấp tốc.

Như đã nói, sau mười năm các kỹ sư lăn lộn nung gang, nung vôi, nung xi măng thì đám này đã là chuyên gia thiết kế và chế tạo các loại lò. Thậm chí hiểu biết của họ về lò nung dạng đứng đã cao hơn nhiều so với Ngô Khảo Ký . Không , lại nói nhầm rồi, Ký nói chính xác là không hiểu về cấu tạo chi tiết lò nữa, các kỹ sư của ngành này đã vượt xa sự thấu hiều của Ký.

Tuy chi bằng bản năng cùng sự mày mò thử nghiệm các kỹ sư thiết kế lò tiến chậm nhưng vì làm quá nhiều lò họ đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và đưa ra những mẫu lò tiết kiệm năng lượng, hiệu suất lại cao.

Ví như mẫu lò chung của Ký trước đây dùng cho cả nung vôi, nung xi măng, nung gang, nhưng qua thời gian thực tế sử dụng cùng xây dựng thì các kỹ thuật sư Bố Chính đã thay đổi rất nhiều cấu trúc các lò này trong sáu năm, tiếp đó bốn năm cùng với sự góp sức của kỹ sư Thăng Long thì các thiết kế lò đã đi đến mức khá tiếp cận hiện đại cả về kiểu dáng và kích thước, tỉ lệ độ cao và thành lò.

Thậm chí độ nghiêng của ống thổi gió cũng được tìm hiểu thử nghiệp và tính toán chứ không như Ngô Khảo Ký trước kia cứ vuông góc cắm thẳng vào.

Lò lân được xây nhỏ, nhưng apatit được nung đến nóng chảy ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu cho nên sau khi xây dựng hai mẫu lò đứng trụ đều và lò phình bụng nón cụt thì các kỹ sư nhất trí. Lò nung lân nên theo cấu trúc của lò gang. Hiệu suất cao hơn nhiều.

Đối với Đại Việt vẫn là công nghệ rất thô sơ trong xây dựng lò nếu đem so sánh cùng hiện đại. Nhưng đối với thời này đã là khủng khiếm công nghệ cao.

Ví như lò lân đường kính 2m cao 6m này.

Bên ngoài là một lớp vỏ thép định hình khổng lồ được chế tạo từ một nơi duy nhất có thể sản xuất đại hình thép tấm, đó chính là xưởng công nghiệp Sông cầu. Đây là nơi duy nhất trên thế giới lúc này có thể sản xuất được những tấm thép khổng lồ nặng từ 3-5 tấn.

Các tấm thép với búa khổng lồ được gia công hình theo thiết kế sau đó được đục lỗ và đưa đến nơi xây dựng.

Ở đây các tấm thép được ráp nối với nhau bằng đinh tán, đai thép. Ốc vít để xây nên những vỏ lò cao như lò nung lân, nung vôi nung xi măng và gang.

Có thể nói công nghệ cốt lõi của Đại Việt đến từ những chiếc lò. Chính vì vậy chúng được ưu tiên nghiên cứu và cải tiến không có gì là lạ.

Khi vỏ lò hoàn thiện đó chính là các công nhân sẽ xây dựng bên trong lòng vỏ thép bức tường cách nhiệt bằng gạch gốm chịu nhiệt cùng xi măng chịu nhiệt thành phần nhiều cao lanh giàu Alumina ( Al2O3).

Tiếp theo đó là hệ thống búa dập đá nguyên liệu, máy xay đá được lắp đặt, những hệ thống này sau 10 năm sản xuất quá nhiều đối với Đại Việt coi như là việc xe nhẹ đường quen.

Giờ đây ngoài thuốc súng và pháo đúc, lò Bessemer thì các công nghệ khác Đại Việt dám phô diễn, vì không nơi nào bắt trước nổi cho dù họ có sờ mó tận tay tận mặt.

Muốn bò lên được công nghệ hiện nay . Bố chính đã trải qua không ít hơn 8 lần thay đổi công nghệ máy móc hàng loạt. Đây gọi là quá trình hoàn thiện dần. Để đi đến được các xưởng công nghiệp hiện đại máy móc ngày nay thì có 8 lần họ phải sử dụng các máy móc lạc hậu tiến dần từng bước chế tạo thành hiện tại.

Sau khi có các xưởng Đập Sông Cẩm. Đập Tòng Chất. Mương Bố Chính. Mương đào Nhật Lệ. Sông Tô Lịch , và một số xưởng Kênh Mương Đào khác. Thì các sản phẩm công nghệ quá độ kia bị thủ tiêu.

Tức là lúc này Đại Việt toàn là các công nghệ đứng đỉnh, muốn chế tạo ra chúng cần công nghệ đứng đỉnh mà Đại Việt đang sở hữu. Hoặc là phải lần mò đủ 8 dòng công nghệ lạc hậu quá độ kia ở Bố Chính.

Rút kinh nghiệm chuyện chuyển giao công nghệ cho Thăng Long thời Ỷ Lan, dĩ nhiên lần này công nghệ rác Lý Từ Huy cũng không thải ra ngoài mà phá huỷ sạch sẽ.

Như vậy các quốc gia khác muốn đuổi theo Đại Việt công nghệ chỉ có thể … từng bước phấn đấu mà thôi. Đại Việt nói không với chuyện bán công nghệ cốt lõi.

Lân xây nhiều nhưng vẫn không đủ cho lượng.

Theo các mẫu thử trên 30 vùng với 3000 mẫu lúa toàn là Khố Điền của Lý Từ Huy thì kết quả cho ra, ít nhất phải bón tầm 400kg hỗn hợp cả Phân Lân cùng KNO3 cho ruộng thì mới cho một ha ruộng lạo tốt mới cho năng suất tối đa ( thượng đẳng Điền). Còn ruộng kém hơn là trung đẳng điền phải tốn đến 600kg/ha. Còn đối với hạ đẳng điền con số chưa tính.. có lẽ là 1000kg/ ha cũng có.

Ước tính nếu muốn phủ hết tho hiện tại 150 ngàn hecta ruộng vùng Lý Từ Huy quản thì gần đến 80 ngàn tấn phân hỗn hợp NPK.

Trong đó phân KNO3 không tính, thằng này đào lên sau đó gia ẩm rồi nghiền là thành sản phẩm. Kottabun đã đào đến lớp mỏ sâu 15m và gặp mỏ muối này, Đại Việt muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, thêm vào nhập khẩu từ Medang, chế thuốc nổ không hết được, đi bón ruộng thôi.

Tỉ lệ Phân Lân % sẽ cần nhiều hơn K và N một chút cho nên chiếm 40 % tức là cần 32 ngàn tấn lân mỗi 6 tháng.

Đó là chưa kể các loại cây công nghiệp cũng cần phân bón.

Lò nung trung bình có 3 tấn/h. 11 lò cũng được chỉ 33 tấn/h . Kể cả có điên cuồng không ngưng nghỉ thì 11 cái lò này chỉ sản xuất được 5 ngàn tấn trong sáu thán…

Đại Việt muốn phủ NPK cho cả quốc gia?... còn phải cố gắng rất rất rất nhiều.

Không có 4-5 năm xây dựng lò thì đừng mong đủ số lượng cung cấp phân cho cả Đại Việt.

Cho nên mấy ông cao thủ mơ hão cứ nhảy vào mà húp, ta đây nghiên cứu ra phân bón là cả quốc gia bay vèo vèo…

Có cái… của khỉ ấy.

Đấy là chưa kể chính sách khai hoang được hưởng quyền sử dụng đất. Sợ rằng diện tích ruộng bùng nổ mất. Đến lúc đó ngàn công nghiệp nung lân lại cắm đầu đuổi dài dài dài.

Lúc này tại khu nhà ở của Thái tử Lavo, người chắc chắn trăm phần trăm sẽ trở thành vua kế tiếp ở mảnh đất này. Thậm chí ngay từ lúc này quyền lực của Thái tử đã có phần mạnh mẽ hơn vua cha khi mà hắn nắm trong tay gần như ¾ quân đội cùng 80% kinh tế của cả quốc gia này.

Nhưng lúc này trong phủ thái tử với những mái đình cong vút ngói đỏ tươi cột xà gỗ tốt sơn son nệm vàng xa hoa đó. Tiếng ầm ĩ huyên náo khắp trốn, đồ chém bình vỡ ầm ầm, đồ gỗ cành cạch thi nhau đổ vụn. Có lẽ như ai đó đang đập phá đồ đạc.

“ Có cái lý nào như vậy… có cái lý nào như vậy.. sao ông trời bất công. Mọi thứ tốt đều là Medang. Tại sao Lavo không được… tại sao….”

Chanbar Narai PoTai III ( Chiên Bàn Phú Thái) cả người xộc xệch quần áo, mũ cũng lệch qua một bên mắt vằn tia máu đang đập phá đồ đạc.

Đám nô tì sợ hãi đứng nép một bên không dám tiến vào.

Bỗng từ xa có một bóng dáng xinh đẹp bước mau tới. Nàng tóc vấn quanh đầu đội miện vàng chóp nhọn, vai để trần quấn khăn che yếm ngực, eo thon vung vẩy. Trên cần cỗ trắng nõn của nàng đeo đầy trang sức vàng bạc quý giá , những viên đá quý nhiều màu lắp lánh trong ánh nắng của buổi sớm Lavo.

“ Thái thử Phi vạn tuế…” đán tì nữ, cận vệ thấy người này vội quỳ xuống.

Đây không ai khác là nhân vật quyền lực thứ ba ở Lavo, Thái Tử Phi duy nhất vợ Thái Tử, tên Lý Mỹ Lệ, em gái nhận của Đại Việt Thánh Đế Lý Từ Huy.

60% sức mạnh của Thái Tử là đến từ người này, thậm chí nàng có quân đội riêng do mình quản lý, không ít tướng lãnh quân đội là thân tín của nàng, về kinh tế thì không phải bàn, người này không mấy ra mặt nhưng phần lớn các hạng mục kinh tế quan trọng ở Lavo là nàng nắm lấy.

Ở nơi này mẹ chồng nàng, vương hậu Lavo trọng lượng không bằng cái móng tay của nàng. Tất nhiên Lý Mỹ Lệ luô giữ đạo làm con phải phép mà không hỗn hào.

“ Lại gì nữa? Sáng sớm không đi luyện binh ở chỗ này chàng đập phá cái gì? Đập xong không phải lại đi mua mới, những thứ này không phải tiền của?”

Lý Mỹ Lệ trách mắng chồng…

“ Ta ta.. ta chịu không nổi…nàng không biết ở Medang mở hai mấy nhà máy nung xi măng sao? Là hai mấy lò đó…. Tại sao cái gì Medang cũng có, cái gì Lavo chúng ta cũng không được, hằng năm cắm mặt cày cấy bán gạo cũng không mua được bao nhiều đồ tốt. Nàng nhìn, nhìn Medang. Chúng có cần làm gì đâu, nhưng hằng nằm thu bao tiền, mua bao đồ tốt. Lại nói buôn bán? Chúng ta phải đi một vòng xa, sau đó lại nhờ đường Medang mới buôn bán cùng Chola được…tại sao bất công vậy?” Chanbar Narai PoTai III điên cuồng gào thét.

“ Gào cái gì gào? Chàng thấy chưa đủ mất mặt” Lý Mỹ Lệ mày liễu dựng lên.

“ Tất cả lui ra ngoài” Lý Mỹ Lệ quát lớn khiến đám nô tì sợ sệt chạy biến cả.

“ Chàng trách anh chị ưu ái Medang không công bằng với Lavo?” Lý Mỹ Lệ liếc mắt hỏi.

Chanbar Narai PoTai III giật mình gãi đầu xấu hổ: “ Nào có, ta đâu dám trách anh chị, là ta đang hận vì sao Lavo ngèo , nhìn đâu cũng toàn ruộng không có cái mỏ ra hồn bán kiếm tiền…”

“ Vậy nên chàng ở đây đập đồ? Gào thét? Chuyện đến tai anh chị, họ nghĩ sao? Nếu họ nghĩ chàng đang bất mãn cùng họ?” Lý Mỹ Lệ giọng nhẹ nhàng nhưng lại khiến Chanbar Narai PoTai III toát mồ hôi.

“ Không phải vậy chứ, sao hiểu thành kiểu này được “ Chanbar Narai PoTai III thất thố nói.

“ Người ngoài nhìn sẽ thấy như vậy đó” Lý Mỹ Lệ không ngại dăn chồng.

“ Ấy Ấy… hỏng, nàng phải giải thích cùng anh chị giúp ta” Chanbar Narai PoTai III cuống quýt.

“ Không cần giải thích, anh chị là người thông tuệ tự hiểu vấn đề, nhưng chàng là người gần như đứng đầu Lavo, thái độ của chàng sẽ rất nhiều người dưới nhìn vào. Hành động bất cẩn sẽ khiến người hiểu lầm tâm ý của chàng mà dẫn đến hiểu làm không hay cùng Đại Việt” Lý Mỹ Lệ phân tích cho chồng khờ hiểu.

“ Ây ây … vợ dạy chí phải. Ta kiềm chế, kiềm chế… Nhưng mà thật rất hận. Medang cái gì cũng có. Bọn họ vừa mua them 20 chiến hạm Carrak” Chanbar Narai PoTai III lúc này mách lẻo.

“ Cái này ta còn không rõ sao? Nhưng chàng nghĩ lại đi, mỏ đào một ngày nào đó sẽ hết, nhưng ruộng mãi mãi không mất đi. Lavo nhiều ruộng nhất Đông Nam Á, là quốc gia suất khẩu gạo nhiều nhất. Thứ nầy còn sợ nghèo? Tuy vất vả lãi ít nhưng bền, con cháu chúng ta có chỗ dựa. Chàng sướng mà không biết đường” Lý Mỹ Lệ cáu cáu nhéo chồng một cái thật đau.

“ Ai ui… cái này nàng nói đúng nhưng… Medang phải đào đất bao năm mới hết mỏ” Chanbar Narai PoTai III hỏi một câu khiến Lý Mỹ Lệ cũng cứng cả họng.

“ Ai biết bao giờ hết đâu. Tóm lại là có ngày sẽ hết” Lý Mỹ Lệ bị vặn vẹo nên cáu lên.

“Lúc ấy ta với nàng chết lâu rồi, ta muốn có tiền, có tiền mới đầu tư quân sự tốt được, mới đánh về Pagang đòi đất.” Chanbar Narai PoTai III nói ra suy nghĩ chính của mình.

“ Vợ đẹp, vợ tài giỏi, vợ hiền, vợ vĩ đại. Ngài nghĩ cách giúp ta đi, ta không thể mãi thua Medang được” Chanbar Narai PoTai III nằm nì cầm tay Lý Mỹ Lệ lắc lư.

“ Yên ta nghĩ nghĩ….” Lý Mỹ Lệ ngồi xuống ghế, Chanbar Narai PoTai III một bên đấm bóp xoa xoa masage cho vợ , vẻ mặt rất cún con.

Hoá ra tài năng thằng này trên mặt quân sự cả, còn về phần dân chính, tài chính lại từ vị này Thái Tử Phi.

Vì sao địa vị của Lý Mỹ Lệ trong dân Lavo lại mạnh đến vậy, không có gì khác nàng thuộc dạng chuyên đào mỏ nhà mẹ đẻ mang về nhà chồng. Quản lý gần như hết kinh tế của Lavo, dân Lavo ấm no hạnh phúc là từ đây. Ai dính tới hương thơm của nàng là vụt bay lên giàu có.

Chỉ nội việc canh tác thâm canh của Đại Việt, mang đến lưỡi cày, cách gieo mạ, trồng luống mà không phải kiểu ném thóc tự nảy mầm của người Khmer đã khiến năng suất lúa ở Lavo tăng một mạch.

Thậm chí đền thờ dạng thánh mẫu của nàng khắp nơi ở Lavo không ít. Biểu tượng là rắn bảy đâu sau lưng mọc ra còn nàng thánh khiết ngồi xếp bằng. Mười năm người con gái Đại Việt này đã phát triển khả năng chính trị của mình đến tầm rất cao, đây là thiên phú.

“ Ta đi Đại Việt một chuyến.. “ Lý Mỹ Lệ nói ra.

“ Đi xin cái gì? Ta đi cùng?” Chanbar Narai PoTai III mở miệng.

“ Chàng đi ai canh cổng, chó điên Panga đánh vào ai đỡ?” Lý Mỹ Lệ quát khẽ

“ Rồi.. Nghe lời Vợ. Đi xin gì vậy?” Chanbar Narai PoTai III tò mò.

“ Chàng nhớ cái đá đốt ra lửa màu xanh không?” Lý Mỹ Lệ hỏi.

“ Nhớ chứ, thứ ấy bán không ít tiền đâu , cũng may có được thứ ấy nếu không ta ganh tị Medang chết rồi” Chanbar Narai PoTai III lên tiếng.

“ Thứ ấy là chế tạo ra một loại bột bón cây, giúp lúa tăng năng suất gần 2 lần. Lần này ta đi xin anh chị xây nhà máy ở Lavo, có thứ bột ấy, Lavo còn sợ nghèo? Anh chị đã cho phép xây nhà máy xi măng ở Medang chẳng nhẽ nhất bên trọng nhất bên khinh không cho xây nhà máy chế bột đá … đá… a pa tít ở Lavo?” Lý Mỹ Lệ cũng hơi hậm hực, nói thật trong lòng nàng cũng cảm thấy anh chị ưu ái Medang đấy.

“ Chuẩn… phải như vậy mới là vợ vĩ đại chứ. Cách này hay, ta đi chuẩn bị quà cho anh chị, Mang cả ba đứa nhỏ đi theo, anh còn chưa thấy mặt bọn nó đấy…” Chanbar Narai PoTai III biết vợ chồng nhà Ngô Khảo Ký quý trẻ con nên tính lấy bài lợi dụng cả trẻ nhỏ xin xỏ.

“ Không cần chàng nói cũng đưa đi, đến tuổi đi học cả rồi, đưa về Thăng Long học.” Lý Mỹ Lệ nói.

“ Nỡ xa chúng sao?” Chanbar Narai PoTai III buồn buồn, chuyện này hai vợ chồng bàn nhiều lần vẫn nên gưi con đi học nhưng sợ quá sớm.

“Giờ đi đã muộn, uốn trẻ phải uốn sớm, đi Đại Việt học sau này mới có tương lai” Lý Mỹ Lệ rất quyết đoán.

“ Ta ở nhà làm gì? Tại sao dạo này nàng hang hái dục ta luyện binh?” Chanbar Narai PoTai III tò mò hỏi.

“ Ta nghiệm rồi. Medang nhiều mỏ vì nhiều núi. Đại Việt cũng có nhiều mỏ lại cũng là nhiều núi… từ đó suy ra cứ có núi dễ có mỏ… cho nên phương bắc…” Lý Mỹ Lệ chỉ nói đến đây thôi.

“ À há phải nhé…. Đúng là vợ đại tài… Đánh… đánh phương bắc…” Chanbar Narai PoTai III vỗ tay hoan hô tới tấp.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK