Sự thật thì mọi chuyện lộn xộn của hai quốc gia Đại Việt và Đại Tống không quá khó hiểu nếu là người trong cuộc. Nhưng người ngoài thực tế khi nhìn vào thì không bao giờ hiểu nổi.
Ngô Khảo Ký trong đêm bắt được Tống Kiệt thì ngay lập tức dấu nhẹm đi, người Mân đi theo đám thân binh của Ngô Khảo Ký thì không biết chuyện gì cả nên chỉ theo lệnh mà hành động. Nhóm mười người bắt được Tống Kiệt trong đó có năm người Mân thì sau đó cũng biến mất một cách bí ẩn.
Trong đêm tối hôm đó cánh đồng phía tây bắc thành Ung Châu cũng mở ra một sát cuộc kinh hồn, giết tất cả những kẻ không cưỡi ngựa ở khu vực này. Trong đêm tối năm trăm kỵ binh của Ngô Khảo Ký lùng xục và giết tất cả người mà bọn họ gặp bất kể là Vương Thị, Tô Thị hay bất kỳ sinh vật hai chân nào trên mảnh đất này.
Nhưng không có bức tường nào là kín gió, nhóm binh sĩ của Tô Giám biết được bí mật chế thuốc nổ có năm người thì 3 người trốn thoát và hai người trong đó thành công vượt rừng rậm tiến về Quý Dương, từ Quý Dương thành bọn này nhận được hỗ trợ của lực lượng còn lại của Tô Gia mà đến thẳng Biện Kinh. Sau gần hai tháng thì đám này cũng mang được tin tức về tới triều đình Đại Tống. Khoan hãy nói về chuyện này mà nói về Vương thị cùng Ngô Khảo Ký .
Vương thị tử sĩ toàn những người thân thủ siêu phàm, tuy rằng nếu dàn trận đánh nhau thì chưa chắc thắng nổi thiên quân vạn mã nhưng am hiểu nhất đó chính là giang hồ hành tẩu cùng những giang hồ chiêu trò. Chính vì vậy không ít tử sĩ Vương thị thoát được.
Theo những thông tin tình hình đêm tối hôm đó đưa về thì Vương thị hoàn toàn chắc chắn Tống Kiệt đã rơi vào tay của Ngô Khảo Ký.
Tất nhiên Ngô Khảo Ký sẽ từ chối bay biến việc này và không thừa nhận mình bắt được Tống Kiệt .
Vương thị lúc này rơi vào thế bí vô cùng vì thực tế họ không có bất kỳ cách nào uy hiếp ngược lại Ngô Khảo Ký. Dùng binh lực ép buộc Ngô Khảo Ký thì đừng nới mơ tới, lúc này cả Đại Tống còn đang oằn mình chống lại Đại Việt chứ đừng nói là . Đúng là Họ Vương nắm được thủy binh Chiết Giang một trong những lực lượng thủy binh thiện chiến nhất đất Tống cho nên mới dám có gan nghĩ đến chuyện làm khỉ chiếm núi xưng Vương.
Có thể nói sao đây, Trường giang của nước Tống kéo dài xuyên từ Tây qua Đông đây chính là một bức tường chắn tự nhiên kiên cố vô cùng. Cứ nhìn vào lịch sử trung thì hiểu rõ Trường Giang quan trọng như thế nào trong hệ thống quân sự của họ. Thời Tam Quốc thì Trường Giang chính là nơi Ngô- Thục có thể ngăn cản vó ngựa trăm vạn hùng binh của Ngụy quốc Tào Tháo. Không có thủy binh hùng mạnh thì việc vượt qua Trường giang tấn công vào phía Nam khó vô cùng.
Trường Giang bắt nguồn từ Thổ Phồn chạy qua Thành Đô, Đông Xuyên ở phía Tây, Đây là địa phận đất Ba Thục ( Tứ Xuyên ngày này) và là đại bản doanh xưa kia của Lưu Bị. Sau đó sông Trường Giang chạy qua Hồ Bắc đổ vào địa phận Trường Sa. Nếu ai có đọc Tam quốc chắc không lạ vùng này. Đây là vùng đất Kinh Châu của Lưu Biểu sau đó bị Lưu Bị giả nhân giả nghĩa tóm được. Nơi này có hai hệ thống thành trì . Một là Thành Tương Dương nổi tiếng ở phía Bắc sông Trường Giang hai là Thành Trường Sa ở phía Nam Trường Giang cả hai được xây dựng từ rất lâu thực tế trên mặt quân sự đó là canh chừng nhau ngăn cách bởi Trường giang.
Tại thành Trường Sa chính Quan Vũ đã thu phục lão tướng Hoàng Trung trong tam quốc diễn nghĩa. Tại sao Lưu Bị phải cố sống cố chết chiếm Trường Sa kể cả sẽ đắc tội với Đông Ngô? Đơn giản trong hệ thống phòng thủ các đạo quân từ phía bắc tràn xuống thì Trường Sa có vị trí cự kỳ cực kỳ quan trọng.
Trường giang chạy qua Trường Sa thì sẽ đổ vào vùng đất nằm giữ Phủ An Huy, Phủ Chiết Giang và Lộ Giang Tô. Đây mới là nơi trọng yếu trong trọng yếu của quân sự.
Nếu ai có đọc Tam Quốc thì chắc hẳn không lạ gì Thành Hợp Phì và thành Kiến Xương một nằm phía Bắc một nằm phía Nam của sông Trường Giang. Tào Tháo vì đề phòng Đông Ngô thì luôn luôn phải đặt trọng binh ở Hợp Phì, Còn Tôn Quyền Đông Ngô thì thủy binh luôn luôn áng ngữ ở Kiến Xương Thành bên sông Trường Giang để phòng bị thiết kỵ phương bắc vượt sông.
Hợp Phì có thể nghe quen tai nhưng Kiến Xương có thể khó biết với nhiều người. Nhưng nếu nói đến Kim Lăng, Kiến Nghiệp, Nam Kinh thì chắc ai cũng biết.
Thành trì phía Nam sông Trường Giang đối mặt với Hợp Phì không sai đó chính là thành Kim Lăng nơi có vị trí quân sự cự kỳ quan trọng. một thầy phong thủy đã từng bày tỏ lo ngại về vương khí của một vùng đất nhỏ ở phía nam của Đế quốc Đại Tần. Vùng đất này chính là Nam Kinh ngày nay. Lo sợ vương khí trên sẽ hun đúc một vị hoàng đế khác để soán ngôi mình, Tần Thủy Hoàng đã theo lời tên thầy phong thủy nọ mà phá núi, chôn vàng và cúng tế hàng tháng trời để dập tắt luồng dương khí nọ. Chính vì chuyện chôn vàng phá núi này mà người ta đặt tên cho thành ở đây cái tên dân gian là Kim Lăng. Sau đó đổi tên thành Mạt Lăng, Kiến Nghiệp, Kiến Xương, rồi sau khi nhà Tống thua chạy ở phương bắc định đô tại nơi này thì mới đổi tên thành Nam Kinh như ngày nay.
Nói dài như vậy chỉ để giải thích rằng Vương Thị tại sao muốn sống mái với Ngô Khảo Ký nhưng không hiểu sao lại tập hợp quân đi về phía bắc vọt đến Hàng Châu rồi ngắm nghía Khiến Nghiệp thành.
Chuyện của Ngô Khảo Ký và Tống Kiệt nói sau, chi biết là với thuốc phiện cùng phương pháp không cho ngủ nhiều ngày thì chưa từng ai ở thời này vượt qua được. Sau khi bắt được Tống Kiệt thì hắn đã khai mười tám đời tổ tiên của mình từ thế kỷ 21 cho đến lúc này. Ngô Khảo Ký lập tức giam đứng tên này lên không cho tiếp xúc với ai và nhanh chóng thực hiện kế hoạch với Vương Thị.
Cuộc trao đổi ở cảng Kim Môn vẫn được diễn ra một cách bình thường cho dù không có Tống Kiệt mà chỉ có Vương Đạo Hàn con tin. Sở dĩ Vương thị ngậm bồ hòn làm ngọt như vậy vì họ vẫn chưa chuẩn bị đủ để khởi nghĩa lập lại Mân quốc. Ngô Khảo Ký thì lấy việc Vương Thị bí mật chế tạo thuốc nổ cùng vũ khí để làm uy hiếp. Cho nên Vương Thị phải nhún mình đầu nôn ra tiền cùng hàng hóa cho Ngô Khảo Ký .
Từ đó mới có chuyện quân Bố Chính đổ bộ lên cảng Kim Lăng như chỗ không người.
Nhưng đúng lúc này người Vương thị nhân được tin việc họ mưu phản đã bại lộ, Họ Vương làm quan lớn trong triều bị lôi ra chém đầu một loạt. Cho dù chính sách của Tống khá nhân đạo ở chỗ ít khi tử hình mà chỉ lưu đày biệt xứ là chính. Nhưng lần này chuyện Vương Thị làm đã đụng đến cốt lõi hoàng quyền của Triệu thị cho nên Triệu Húc ( Vua Tống lúc này) không kiêng rè gì mà chém hơn chục người nhà họ Vương đồng thời bắt lại Vương Chiêu Hi là cha đẻ của Vương Minh Tu và là ông nội của Vương Đạo Hàn để làm con tin uy hiếp. Trong số con tin mà Tống triều còn bắt giữ có em trai của Vương Minh Tu và nhiều họ hàng khác. Những nhân vật không quan trọng thì bị chém đầu cả rồi.
Trong lúc nóng giận thì Vương Kiến Xương bất chấp mọi việc dẫn quân trả thì Ngô Khảo Ký đánh thẳng vào đội quân đang tất bật bốc rỡ hàng hóa của Đại Việt .
Như đã nói, chiến lược cho một chiến trường lớn thì Ngô Khảo Ký không tài vì hắn theo chủ nghĩa hoàn mĩ. Muốn bố trí hoàn mĩ cho một chiến trường rộng lớn với nhiều mặt trận là khó khăn và không thể. Nhưng trong một chiến trường nhỏ thì hoàn toàn có thể làm điều này. Ngô Khảo Ký với bản tính cẩn thận cầu toàn đã chuẩn bị một đạo quân ém giữu ngoài vịnh Mã Luân. Khi Vương Kiến Xương trở mặt tiến đánh quân Bố Chính ở Kim Môn thì Ngô Khảo Ký đã cho thủy quân lao vào cắt đường lui của tên này và thuận tiện bê luôn cả thành Hạ Môn rồi trước sau hợp kích đánh tan Vương Kiến Xương.
Trận chiến chẳng có gì đặc sắc lắm, quân Vương Kiến Xương đa số là thủy binh, bộ chiến cũng bình thường không phải rất gì và này nọ. Ngô Khảo Ký chỉ ngại lựu đạn của quân Vương thị mà thôi cho nên hắn đã chuẩn bị rất nhiều tên nỏ để tấn công phủ đầu từ xa, sau đó cho “súng cối bắn cấp tập để phá đội hình quân địch, cuối cùng là trước sau giáp công nhất cử đanh tan 3 ngàn quân chẳng lấy gì mạnh mẽ của Vương Kiến Xương.
Đến đây tạm gạt qua lo lắng về thế cục cùng rắc rối lằng nhằng giữa bản thân và Tống Kiệt . Ngô Khảo Ký hiếm có vui vẻ một chút trong thời gian này mà thu hết tài vật ở thành Hạ Môn. Thì ra Vương thị đã cho rời hết tài vật ở Kim Môn Cảng về Hạ Môn thành , chỉ để lại Kim Môn một chút tài vật trong hiệp ước trao đổi giữa hai bên. Cho nên chiếm được Hạ Môn thành thì Ngô Khảo Ký như chuột rơi hũ gạo, nơi này hàng hóa, tiền bạc còn nhiều hơn nhiều Thân Cảnh Phúc chiếm Liêm Châu. Cả vạn binh sĩ huy động vạn tù bin là dân chúng ở Hạ Môn trong 5 ngày chưa chuyển hết vàng bạc cùng hàng hóa xuống thuyền.
Những tưởng thủy quân Chiết Giang cùng bộ binh ở Tuyền Châu, Phúc Châu sẽ tiến đánh giải cứu Hạ Môn. Nhưng không đúng lúc này Vương thị vận dụng thế lực của mình bất ngờ nổi loạn, chỉ trong một ngày Phúc Châu rơi vào tầm khống chế của người Vương Thị. Ngày hôm sau Thái Thú Ôn Châu đột tử , Chỉ Huy sứ Vương Minh Tân cứ thế thuận lợi cầm giữ Ôn Châu.
Thai Châu, Ninh Ba liên tiếp Châu Mục, Thái Thú và bè cánh rơi vào màn độc thủ, người nhà họ Vương cứ vậy không hai lời chẳng biết mọc từ đâu ra mà tiếp quản. Lúc này Hàng Châu đại loạn, Binh biến trong quân Hàng Châu không thuận lợi. Đô Giám Trình Khúc không chết và kịp thời tổ chức quân đội chống lại Vương thị tại nơi này. Sương quân Hàng Châu ngay tại ngoài thành tự chém giết nhau tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn vô cùng. Lúc này Vương Minh Phú từ Ninh Ba dẫn quân đến tiếp ứng đánh tan Trình Khúc. Khúc không thể làm gì khác là chạy về Tô Châu. Hàng Châu cáo phá rơi vào tay Vương Thị.
Đến lúc này thì tin Vương Thị phản mới từ triều đình tám trăm dặm cấp báo khắp nơi. Nhưng tình thế khá muộn màng các lộ quân ở An Huy không hề có sự chuẩn bị trước nên rơi vào bị động vô cùng. Tô Châu, Thường Châu, Vô Tích liên tục gửi thư cấp báo nguy về triều đình đại Tống.
Nhưng thủy binh Chiết Giang do Vương thị nắm được quyền chỉ huy đã nhanh chân hơn một bước mà đổ bộ Kiến Nghiệp thành chiếm được tòa thành trì này chóng vánh. Chẳng phải đánh nhau nhiều vì Kiến Nghiệp là thành trì có địa vị quân sự cực kỳ quan trọng cho nên cả trăm năm mưu đồ thì nội gián của Vương thị ở tòa thành này nhiều vô cùng.
Tô Châu, Thường Châu, Vô Tích lập tức biến thành những tòa cô thành với binh lực mỏng manh dự trù chẳng chịu nổi bao lâu.
Đến đây Vương Minh Tu lớn tiếng thông cáo thiên hạ mười tội lớn của Triệu thị đồng thời tái lập Mân quốc ở vùng Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây, và một nửa phía nam sông Trường Giang của Phủ An Huy. Đồng thời tụ binh hai vạn tức tốc trực chỉ Trường Sa. Đến đây Tống triều triệt để loạn. Thù trong giặc ngoài, thế quân Đại Việt đã lớn thế ép của Vương Thị còn lớn hơn. Nói cho cùng thì Đại Việt quân vẫn chưa đánh đến cốt lõi lợi ích của nước Tống nhưng Vương thị một đao đã đâm tới sát tim gan của Triệu thị. Chỉ cần dí thêm một chút thì chắc chắn Triệu thị sẽ nằm.
Biên quân phía Bắc lúc này chẳng còn có thể nghĩ nhiều mà rầm rộ được điều về chiến trường phía Nam, các danh tướng như Triệu Tiết, Lý Hiến, Yên Đạt, và đặc biệt là Quách Quỳ lần lượt tấp nập đưa những đội quân tinh nhuệ nhất của Tống ở phương Bắc xuôi Nam để tấn công…. Vưowng Thị.
Phải tất cả không nghe sai lầm, nước Tống tạm thời bỏ qua việc vượt Ngũ Lĩnh quyết chiến cùng quân Đại Việt mà tập trung tiêu diệt Vương thị. Theo họ thì người Hoa chỉ thua người Hoa, tức là đế quốc này chưa bao giờ có tiền lệ bị ngoại xâm, thay đổi vương triều toàn bộ đều do nội chiến. Do đó người Tống coi đại việt chỉ là “ghẻ lở ngoài da” đau nhưng không chết được. Còn Vương thị chính là “khối u trong tâm” không diệt ắt Triệu thị ngã nhào. Chính vì thế Quách Quỳ khó có khả năng đối mặt cùng Lý Thường Kiệt trong trường hợp này, âu cũng là tiếc nuối của hai vị danh tướng đương thời.
Vương thị bận rộn với việc đối kháng quân phương bắc nhưng không quên mối hận với Ngô Khảo Ký . Không nói hai lời họ thêu rệt về chuyện Ngô Khảo Ký cũng tay trong đi với Vương thị và tự mình tàng tư cách chế tạo thuốc nổ uy lực lớn cùng bắt giữ Tống Kiệt kẻ hiểu biết về loại thuốc nổ này.
Cũng đúng lúc đó thì Ngô Khảo Ký đã gửi phương pháp chế thuốc nổ kiểu Tống Kiệt về triều đình Đại Việt. Vốn dĩ thuốc nổ mà Ngô Khảo Ký dùng hắn lấp liếm bằng cách mua bán từ người Châu Âu. Nhưng này hắn biết được cả Vương Thị và Đại Tống đều biết được cách chế tạo thuốc nổ, nếu triều đình Đại Việt không biết cách chế tạo thuốc nổ thì sẽ gặp trở ngại lớn vô cùng.
Đây là Ngô Khảo Ký hảo ý lo lắng cho nước nhà mà tiết lộ bí mật cho Hoàng Tộc Đại Việt nhưng vô hình chung hắn tự đẩy mình vào một phong bạo quyền lực chính trị cũng như khả năng cao về va chạm quân sự ở Đại Việt.
Lý Thường Kiệt hay tin thì mặt mày biến sắc không giữ nổi bình tĩnh ngã nhào trên ghế. Hơn ai hết ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề và Ngô Khảo Ký đã tự đặt hắn vào một con đường không lối về, con đường một sống một còn với hoàng tộc Đại Việt.
Như đã nói về chuyện Tô Giám và Tống Kiệt , ai dâng lên bí quyết chế tạo thuốc nổ thì đảm bảo sẽ phong quang vô hạn trong thời gian ngắn nhưng sau đó sẽ là đối tượng chính mà hoàng tộc triệt tiêu. Ngô Khảo Ký dâng lên thì cũng không khác là bao vì thứ này chỉ có thể hoàng tộc được biết rõ mà thôi.
Cũng may trong sự việc này Ngô Khảo Ký dâng lên phương pháp chế thuốc nổ trước khi Vương thị tung tin đồn cho nên hoàng gia Đại Việt vẫn coi là Ngô Khảo Ký trung tâm. Nhưng việc Ngô Khảo Ký cũng biết rõ pháp chế thuốc nổ thì hoàng gia dĩ nhiên không thể nào bỏ qua.
Nhưng tình thế của Đại Việt khác nhiều lắm với Đại Tống, Các thế gia lúc này nhao nhao hướng về Ngô Khảo Ký muốn phương pháp chế thuốc nổ kia. Ngọc lộ tửu, chế thép các thế gia có thể nhân nhượng. Nhưng thuốc nổ là thứ các thế gia sẽ không nhân nhượng cho hoàng tộc nắm giữ toàn phần. Nếu hoàng tộc nắm giữ thứ vũ khí chết người này thì thế gia còn tiếng nói gì, còn địa vị gì, họ sớm hay muộn cũng bị hoàng tộc thôn tính sạch sẽ.
Cho nên tình hình Đại Việt lúc này chạm là có thể nổ, thế gia, hoàng tộc, Ngô Khảo Ký đã rơi vào một vũng xoáy chưa tìm ra lời giải. Một vũng xoáy có thể tạo nên địa trấn núi lửa phun trào bất kỳ lúc nào.