Amr ibn al-As II thủ lãnh Oman, một tên cao lớn râu dài rậm rạp, hố mắt thật sâu sắc lạnh cặp mắt không thấy chút nhân từ nào trong đó, nhưng lúc này mắt hắn đan híp lại tươi cười nhìn người đàn ông dáng đi tập tễnh bước về phía mình.
Amr ibn al-As II cao lắm hắn phải tầm cao cỡ ký, thân hình hơi gày gò choàng một tấm áo da lông cừu trắng đắt giá, toàn thân gã này rất nhiều vàng bạch trang sức gắn đá quý.
Nói vậy chứ Tống Kiệt cũng lung linh không kém vàng bạc đá quý không thừa chỗ nào.
Cái này phải làm vậy, dân Ả rập lúc này ( mình việt hoá Arab) muốn ngồi nói chuyện với nhau phải cùng đẳng cấp.
Mà đẳng cấp thể hiện qua sự giàu sang cùng võ lực.
Cho nên phô trương quần áo trang sức đá quý chỉ là một phần trong đó.
Còn phải đọ lạc đà, nô lệ, lãnh thổ, quân đội.
So quân đội Tống Kiệt còn nhiều hơn Amr ibn al-As II nhiều.
Bốn ngàn Thiên Tử Binh tinh nhuệ, 4 ngàn Mân binh sau khi đánh ở Rohana đã thành lão binh . 3 ngàn bản địa binh Rohana nguyện ý theo Tống Kiệt.
Tổng quân đội đã lên đến vạn mốt, cộng thêm người nhà tổng lên 4 vạn người vượt biển. Có thể nói Tống Kiệt rất cường.
Hạm đội của hắn là kết hợp của cả chiến hạm Đại Việt không dễ di biển nhưng được đóng bằng gỗ táu cực chắc, loại gỗ hày còn cứng ngang ngửa sắt non chứ chẳng chơi. Bố Chính chiến hạm cũng đóng toàn bằng loại này nhưng kết cấu tốt hơn để đi biển, cộng thêm một lớp mỏng thép để tăng độ dai cùng tán lực nếu có đạn va vào.
Thực tế lớp thép này không có nhiều cân nặng nhưng loại hoàn thiện được sức phòng ngựu của loại thuyền chỉ có gỗ không.
Tất nhiên không cần mất công sức dán tre ép cho mấy loại chiên hạm của Đông Nam Á vì vốn dĩ chúng sức phòng ngự đã vượt trội thể loại nửa nạc nửa mỡ các tấm tre biến tính dán vào nhau.
Thành phần cực lớn thứ hai của hạm đội Tống Kiệt đó là thuyền Độ, giống như Châu Âu, Ấn Độ hay Địa Trung Hải, Tiểu Á, Ả Rập, không có nhiều loại gỗ siêu cấp chất lượng như Đông Nam Á. Các loại như Sến Táu, Du Sam, Gụ, Nghiến Căm Xe – Săng - Sao… những loại này thời đại bây giờ hoàn toàn có thể khai thác số lượng ở Đông Nam Á. Nó quá chắc bền như sắt non chịu nén, chịu kéo, chống thấm và rất trơ với thời tiết. Tuy khó gia công nhưng nếu đóng thành thuyền được thì không khác chiến hạm sắt cả.
Nhưng có điều bọn này vừa khó chế tác tỉ trọng lại nặng cho nên rất ảnh hưởng trọng tải cũng như tốc độ tàu, càng là giới hạn kích thước của chiến hạm.
Cho nên thường ở Đông Nam Á đóng khung thì bằng các loại gỗ này, nhưng khi đóng ván lườn tường dùng gỗ loại ba cho dễ chế tác, dễ uốn, giảm trọng lượng.
Nhưng Bố Chính nói không với gỗ loại ba, Thăng Long thời Ỷ Lan tương đương cũng nói không với các loại gỗ mềm.
Vì sao? Còn nhớ trận đấu pháo mười chọi bốn ở biển Nghệ An khiến quan hệ Bố Chính Thăng Long đóng băng chăng?
Lần đó pháo Bố Chính đục thân thuyền Thăng Long như xe chỉ luồn kim. Sau lần này đúng là Thăng Long đã thay đổi, chấp nhận giảm lính, giảm trọng tải dùng gỗ nhóm hai đóng mạn tàu. Vì đối thủ tưởng tượng của Thăng Long chín là Bố Chính pháo.
Điều này có thể nhìn tương tự thuyền của Medang cùng kích cỡ Bố Chính nhưng trọng tải luôn cao hơn là vì vậy.
Còn châu âu ư, nói thật chiến hạm thuyền buồn của họ chỉ được cái to lớn bố trí khoa học tốc độ cao, thời chưa bọc thép nếu ăn pháo là tan hoang, gỗ vỡ vụn thành mảnh nhỏ. Trên phim ảnh thấy không phải diễn cho đẹp đâu mà có những cái hết sức thật là vậy.
Hải quân Anh đóng tàu bằng cây Thuỷ Tùng… khụ khụ khụ…
Nhưng bọn khốn gỗ nhẹ có một cái hay, nếu chống thấm tốt rồi kích cỡ thuyền có thể nở tốt lắm, lại thêm nhẹ chạy nhanh tặc.
Vậy nên trong hạm đội của Tống Kiệt còn lại 37 chiếc Đại Việt Chiến hạm hắn coi như bảo bối
Những chiếc hỏng tuyệt không tìm thấy gõ tốt ở Rohana hay Chola để thay. Cho nên 13 chiếc hỏng hắn không có vất đi mà tháo rỡ cất gỗ, nếu những chiếc còn lại hỏng hóc có thể sửa chữa.
Ở thời đại chiến tranh lạnh nhảy thuyền, chứa được nhiều người, nhẹ tốc độ cao rất có lợi. Áp sát thuyền đối phương nhảy lên chiến.
Nhưng khi pháo ra đời người Châu Âu mới phát hiện gỗ cây lá kim tuyệt không tốt chống đạn. Do vậy mà bọc thép ra đời nhằm khắc phục nhược điểm cố hữu trên.
Lại nói đến Oman nếu đánh cùng Tống Kiệt 37 thuyền Chiến Thăng Long đủ đập bẹp 60 cái thuyền buôn gỗ mềm Oman ở vùng biển Nông.
Đây cũng là lý do Mân luôn đè Tống ra đánh ở trên thuỷ khi cả hai cùng có pháo. Gỗ tứ Xuyên không bao giờ nhiều gỗ tốt như Quảng Tây, Quảng Đông , Chiết Giang…Phúc Kiến.
Về tổng quân số Bên Oman chỉ có năm ngàn, phần lớn là kỵ bịnh ngựa cùng kỵ binh lạc đà.
Hai thằng một thuỷ một kỵ nên cũng khó so , xem là ngang nhau, nhưng Tống Kiệt có pháo , đây là điểm Oman thủ lãnh điên cuồng muốn kết hợp cùng Kiệt.
Đi cạnh Tống Kiệt lúc này tiến lên bến cảng chính là Lý Chính và Lý Hưu.
“ Hưu ngươi quay lại trên tàu chỉ huy quân đội, nếu ta và Thái Úy nửa ngày không có đi ra thì ngươi làm gỏi tòa thành này rồi phù trợ công tử rời đi” Lý Chính quay lại nói với em trai hắn.
Tống Kiệt cười vỗ vỗ vai Lý Chính…
“ Không cần quá căng thẳng, cứ nói Hưu làm đúng cái ta dặn dò là được”
Tống Kiệt nói rồi ho khan một tiếng, hắn vết thương tái phát thi thoảng vẫn đau.
“ Thái Uý mưu tính dĩ nhiên tôi không dám không tin tưởng, nhưng vẫn nên đề phòng” Lý Chính nghiêm túc.
Tống Kiệt cười lắc đầu.
“ Bốn vạn người, lương thực cần quá nhiều nếu không cũng không phải liên tục dừng lại như thế này, mỗi lần dừng thật phiền toái.”
…..
“ Lậy Thanhd Allah , cảm ơn người đã mang ngài tới đây. Quốc Vương Rohana”
Amr ibn al-As II dang hai tay lên cao làm như cảm ơn thánh động tác đây là nghi lễ xã giao của người đạo Hồi.
“ Lạy thánh Allah , cảm ơn người dẫn đường soi sáng cho ta được gặp người anh em Amr ibn al-As II ở Oman”
Không thể nói Tống Kiệt không giỏi, riêng học các ngôn ngữ cùng tập tục thằng này chúa luôn.
Hai người đúng nghi lễ ôm nhau chào hỏi.
“ Mời người anh em Tong al Katumand tiến vào Muscat, nơi đây chào đón ngươi” Amr ibn al-As II cười lớn ra hiệu mời.
“ Người anh em Amr ibn al-As II xin hãy chờ. Ta có một màn biểu diễn cùng một món quà tặng người anh em từ phương xa” Tống Kiệt lại dang tay mời Amr ibn al-As II nhìn về phía biển.
“ Ta tặng người anh em một chiến hạm, vật bình thường không lấy ra làm mất thân phận hai ta. Mời người anh em Amr ibn al-As II xem biểu diễn” Tống Kiệt chỉ về phía bờ cảng.
Tiếng tù và đặc chưng của quân Đại Việt Vang vọng nơi Tây Á.
Hai chiến hạm Made in Cholo hùng hổ lao về phía trước cả hai chạy song song .
Bỗng nhiên người dân Oman cùng thủ lãnh Amr ibn al-As II há mồm vì một bên chiến hạm thuỷ thủ cởi trần đóng khố ầm ầm nhảy xuống biển mà bơi đi.
Họ không hiểu có mang biểu diễn gì thì
Uỳnh uỳnh uynh iuynh.
Lạy thánh Alllah.
Bọn người Hồi sợ hãi, sấm sét giữa trời quang mây tạnh?
Uỳnh Uỳnh Uỳnh….
15 pháo tề phát …. Hai lượt bắt..
Người Hồi sợ đến đái cả ra quần…
Nhiều người không có đứng vững ngã lăn.
Trẻ con gào khóc inh ỏi.
Binh sĩ Hồi sợ hãi rút ra vũ khí cảnh giác…
Amr ibn al-As II mặt tái mét giật giật bước lùi về sau ba bước mới dám dừng lại.
Trước mặt hắn chiến hạm kiên cố của Chola bị bắn cho thủng lỗ chỗ đàn dần dần nước vào và nghiêng đi.
Cột thuyền cao cả chục mét bị đốn gãy răng rắc hạ xuống.
Uỳnh uỳnh uỳnh uynh..
Lại một lượt sấm nổ…
Con thuyền bị bắn đã không gượng được nữa rồi, gỗ chắc trong mắt người Arab như bùn củi mục , bị vặn bị bẻ thành những mảnh vụn bay ly ti.
Một khẩu pháo bắn mẫu và 15 pháo đồng xạ là hai khái niệm khác hoàn toàn nhau rồi.
Amr ibn al-As II nuốt nước bọt khan.
Đúng là hắn muốn dụ Tống Kiệt vào trong thành sau đó bắt chẹt một chút , không ngờ đối phương quá mạnh.
Đây chỉ mới là một chiến hạm thôi, Hãy nhìn xem còn bao nhiều chiến hạm.
Amr ibn al-As II sợ hãi, sợ hãi vì mình chưa có điên cuống quá mức.
“ Ha ha ha… món quà tốt, người anh em phương xa. Amr ibn al-As II của Oman xin nhận. Nhưng ngươi còn có quá nhiều người cần an bài cho ngươi vùng Sur, hay là trước tiên bố trí người ở đó đã?”
Amr ibn al-As II thay đổi chủ ý, không nên để bọn nay vào thành.
“ Người anh em cảm ơn ngươi giúp đỡ. Vậy đi, ta để lại 5 tàu chiến cảm ơn lòng tốt của ngươi. Lạy thánh Alllah, cảm ơn người đã cho ta người bạn tốt này” Tống Kiệt lại giơ tay làm lễ.
“ Lạy thánh Alllah, cảm ơn người đã cho ta đồng minh mạnh mẽ, người anh em Tong al Katumand”
Cả hai làm như tốt lành lắm bắt đầu lại ôm nhau, cả lũ đều đang tính toán người khác thôi.
Nhưng nói thật Tống Kiệt vẫn rất tinh và rất tỉnh.
Lúc này chiến hạm đội của Tống Kiệt lại rời cảng có điều dẫn đường cho họ lại là quân của Oman, năm chiến hạm pháo lập tức chuyển giao, 60 pháo lởm cứ vậy chuyển cho Oman. Tống Kiệt cũng không có tiếc mấy thứ này, chỉ cần nơi nào có quặng là nơi đó hắn đúc pháo được. Búa máy, búa nghiền quặng hắn đều mang theo mấy bộ trên thuyền.
Oman lúc này rất bé không phải nước Oman thời hiện tại. nó chỉ có năm cái thành bang dọc biển . Doha, Sohar, Muscat, Qurayya và Sur. Mỗi thành bang tầm 10 vạn người sinh sống, thành bang lớn nhât và là thủ phủ Oman chính là Muscat với 20 vạn người.
Ít nhất là Sur với 2 vạn thành đá đắp nhỏ bé.
Cái thành này là đang bị mấy thị tộc Arb để ý và quấy nhiễu.
Amr ibn al-As II để Tống Kiệt đến đây là có chủ ý cả.