Ngô Thường Hiến chuẩn bị cho giây phút cuối cùng, ông tha quyết tử nhưng không phải cái kiểu tự sát mà là yêu cầu một trận chiến cuối cùng của cuộc đời, một cái chết vinh quang của chiến tướng trên xa trường.
Bất ngờ lúc này từ phía sau lưng Ngô Thường Hiến vang lên tiếng chuông thu quân dồn dập. Điều này làm ông ta bất ngờ vô cùng, bởi lẽ người có thể ra mệnh lệnh thu quân chỉ có chính bản thân ông ta, ngoài ra còn có hai vị phu nhân.
Hai vị phu nhân cũng làm sẵn tư thế tự sát sau khi Ngô Thường Hiến tử trận.
Thường Hiến không hiểu tại sao phu nhân của ông ta lại hạ lệnh thu quân tiếng chiêng gõ gấp, nhưng ông ta cũng không gấp nhất thời. Hôm nay chưa thể tận đánh cho đến chết thì vẫn còn ngày mai, nói chung là nếu đã chí tử thì luôn luôn có cách không cần quá gấp gáp.
Thường Hiến theo quân lui về doanh địa, Lý Hoằng Chân cũng không đuổi theo, mục đích của anh em nhà Hoằng Chân Kế Nguyên là vây khốn Thường Hiến tạo sức ép cho Ký và Tích chứ không thực sự muốn giết người này.
Chỉ một canh giờ chiến đấu mà mỗi bên đã thiệt hại gần ngàn người, cả một đoạn thung lũng máu các chiến sĩ Đại Việt đã chảy thành suối nhỏ.
Thường Hiến toàn thân chiến giáp là vết máu , toàn thân vết thương nhẹ mấy chỗ cứ vậy mà hấp tấp hồi doanh.
“ Hai vị phu nhân, vì sao lại đánh chiêng thu quân?” Chưa bước vào lều lớn thì Thường Hiến đã quát vang mà hỏi, ông ta vén lều mà bước vào trong.
Không ngờ bên trong lúc này ngồi không chỉ có hai phu nhân của ông ta mà có cả người quen ở đây nữa.
“ Thường Hiến huynh đệ, lâu ngày không gặp rồi” Lý Kế Nguyên phong trần mệt mỏi đứng lên chắp tay chào hỏi.
Việc Lý Kế Nguyên độc thân tiến vào doanh chường Ngô gia đúng là khiến Thường Hiến quá bất ngờ.
“ Tấn Vương lâu ngày chưa gặp” Thường Hiến rất nhanh điều chỉnh tâm lý chắp tay chào sau đó ngồi xuống là chủ vị nơi này.
“ Thường Hiến huynh đệ, ta và ngươi từ nhỏ không thiếu cùng nhau chơi đùa mà lớn lên, Ngươi lần này nhất thiết phải tuyệt tình mưu kế đến vậy? Ngươi chết rồi sẽ khiến Ngô -Lý hai nhà không chết không thôi… ngươi thì hay rồi muốn lấy cái chết thành toàn cho con cái lý do nhập chủ Long Thành, nhưng ngươi có nghĩ qua bọn Ký – Tích có cần sự hi sinh đó của ngươi?” Lý Kế Nguyên cười khổ đi thẳng vào vấn đề thuyết phục Thường Hiến không chơi cái chiêu kia.
“ Tấn Vương nói gì ta Thường Hiến không hiểu, ta chỉ biết các ngươi ngăn cản con ta về Thăng Long dẹp loạn, ta cái thân già này đã vô dụng chỉ có thể giúp bọn hân được chút nào hay chút đó. Rõ ràng là Lý gia huynh đệ các ngươi vây khốn bọn ta Ngô gia ở Chi Lăng mà?” Tất nhiên Thường Hiến giả ngu sẽ không thừa nhận cái gì cả.
Lý Kế Nguyên lắc đầu không đi sâu vấn đề này nữa.
“ Thường Hiến , ta đến đây cũng không phải để tranh cãi với ngươi mà là muốn chia sẻ dăm ba chuyện, sau đó quyết định ra sao là do ngươi toàn quyền.”
“ Ta thừa nhận Lý gia Hoàng Thất lúc này đang ở thế yếu, thông tin ta mới nhận được lúc này đó là Phụng Càn Vương thua trận ở Thăng Long , sống chết không rõ, Lý Từ Huy đã xuất quan Tân Bình Lộ đến Thiên Trường và thu thập binh mã của Phụng Càn Vương”
Lý Kế Nguyên đưa ra thông tin tình báo, bởi Thường Hiến bị nhốt ở Chi Lăng cho nên đoạn tuyệt thông tin bên ngoài, rõ ràng là ông ta chưa biết tin này.
Thường Hiến ánh mắt như loé lên một tia vui vẻ nhưng rất nhanh ẩn dấu xuống.
Vân Đồn cảng, nơi này làm gì còn quân đội trú đóng, đám quân mã của Ngô Khảo Ký đơn giản là xông vào chiếm đóng cùng đổ bộ.
Nhánh quân này của Ký không đơn giản.
Ký mang về Đại Việt tổng cộng là một vạn năm ngàn quân, cộng thêm năm ngàn quân tinh nhuệ đi đón hắn thì nhánh quân này của Ký thuỷ bộ tổng hợp lên tới 2 vạn quân.
Tất nhiên trong hai vạn quân này bộ binh lên tới một vạn, phần còn lại năm ngàn quân Mã Lai khó có thể chiến đấu tốt trên bộ, nhưng năm ngàn tinh binh Bố Chính nếu cần có thể bỏ thuyền lên bộ chiến đấu không hề thua kém ai.
Về chiến hạm thì không cần bàn nhiều, năm ngàn thuỷ binh đi đón Ngô Khảo Ký là loại chiến hạm mới nhất, tối tân nhất và chắc chắn nhất của Bốp Chính do chính tay Lý Từ Huy với bốn năm lăn lộn tìm hiểu các ưu nhược điểm của thuyền Mã Lai, chiến hạm Đại Việt, và các thiết kế thuyền buồm gỗ Châu Âu thế kỷ 17-18 mà thiết kế thành.
Nếu làm một phép so sánh thì lúc này đám soái hạm của Đại Việt đã tương đương với những chiến hạm hàng đầu của lớp Men Of War chiến hạm thuyền buồm của Anh Pháp thế kỷ mười bảy.
Nhưng đấy chỉ là một phép so sánh mang tính ước lệ vì học thuyết quân sự mỗi vùng khác nhau hoàn toàn cho nên chiến hạm vũ khí sẽ tuân theo học thuyết quân sự của người lãnh đạo mà tiến hành thiết kế. Do đó mọi sự so sánh đều là khập khiễng, chỉ có chạm mặt chiến đấu thì mới phân biệt được ai hơn ai kém và hay dở ở đâu.
Chỉ cần biết rằng nếu so sánh về độc chắc chắn, tải trọng, tốc độ, cũng như tiện nghi thì Chiến Hạm Bố chính đã vượt quá xa thời đại này và có thể sánh vai cùng các cường quốc hải quân biển Châu Âu trong tương lai.
Vâng các bạn không nghe nhầm đâu, điểm này nghe chừng rất vô lý nhưng lại chẳng có gì vô lý cả.
Tại sao chiến hạm Bố Chính lại đi quá xa và quá nhanh như vậy? Đơn giản nó nằm ở mặt thiết kế mà không phải công nghệ.
Hạn chế về vũ khí dẫn đến các thiết kế chiến hạm phù hợp với loại vũ khí vốn có, trong suốt chiều dài mấy thế kỷ vũ khí lạnh không có nhiều đột phá từ đó các thiết kế thuyền buồm từ thế kỷ mười một đến mười lăm chỉ quanh đi quẩn lại như vậy không thay đổi nhiều. Từ chiến hạm Carrack sau đó là Gallay mãi đến thế kỷ mười bảy mười tám mới xuất hiện đột phá với thuyền pháo Men Of War lớp.
Đây không phải vấn đề công nghệ đóng tàu mà là tư duy thiết kế thay đổi khi mà chuyển từ chiến thuật nhảy chuyền chiến đấu thành chiến thuật pháo lớn bắn chìm thuyền.
Bố Chính đã có hoả pháo đủ sức bắn chìm thuyền đối phương từ xa cho nên họ bỏ qua chiến thuật nhảy thuyền chiến đấu điều này rất dễ lý giải.
Do đó những soái hạm Bố Chính có thể so sánh cùng chiến hạm Châu Âu thế kỷ mười bảy là không có gì lạ lùng cả.
Về mặt công nghệ đóng tàu thì cả Carrack , Galley, hay Men Of War lớp đều là thuyền gỗ , kích thước cũng không phải quá chênh lệch, do đó có thể thấy nếu Bố Chính có thể đóng những con thuyền Carrack bốn mươi mét chiều dài trọng tải 600-700 tấn thì họ hoàn toàn có thể đóng những chiến hạm Men Of War dài năm mươi mét trọng tải ngàn tấn là chuyện bình thường. Vấn đề chỉ là nằm ở thiết kế, mà thiết kế thuyền bè đó là sở Trường của Lý Từ Huy rồi.
Tất nhiên lớp chiến hạm hiện đại nhất của Bố Chính rất đặc biệt, nó là sự lai tạp giữa thuyền chèo Galley và thuyền buồm lớp Men Of War.
Vì sao lại vậy?
Bởi lẽ Bố Chính vẫn chưa có tham vọng thống trị toàn thế giới Hàng Hải, học thuyết quân sự của họ vẫn nằm ở xung quanh Đông Hải vùng biển, cho nên thiết kế chiến hạm của họ là loại lai tạp giữa Galley cùng Men Of War.
Điểm khác nhau giữa Men Of War đó chính là có mái chèo và không có mái chèo. Chiến hạm thuyền buồm lớp Men Of War Châu Âu Thế Kỷ 17 sẽ bỏ hết mái chèo thay vào đó không gian ấy sẽ bố trí pháo và thêm thật nhiều pháo. Số lượng kích thước buồm sẽ tăng mạnh để loại chiến hạm này chỉ cần dựa vào sức gió để cơ động di chuyển. Loại thuyền này có thể hoạt động độc lập rất nhiều ngày trên biển.
Nhưng Lý Từ Huy không có ý muốn xây dựng Hạm Đội thuần Men Of War lớp, bởi lẽ hệ thống gió mùa của vùng biển Đông cực phức tạp, nếu chỉ sử dụng duy nhất gió làm động lực thì Hạm Đội Bố Chính sẽ rất bị động trong nhiều tình huống.
Cho nên Lý Từ Huy vẫn hi sinh một tầng Chiến hạm để bố trí hai dãy chèo. Đây chính là thiết kế kiểu Galley điển hình.
Nhưng Chiến Hạm buồm Bố Chính có điểm đặc biệt đó chính là hệ thống buồm lại dày đặc như lớp Men Of War, các kết cấu Fort và After Castles của lớp Galley bị giảm thiểu để nhường cho diện tích buồm, đây chính là đặt điểm cố hữu của Men Of War lớp rồi.
Tại sao lại vậy? Lớp Men Of War đã không còn lối chiến thuật nhảy thuyền chiếm boong cận chiến. Do đó Fort và Castles bị giảm thiểu là điều dĩ nhiên. Trong các thuyền Đông Á thì Fort và Castles chính là các lâu thuyền cao vút như những tháp canh để cung thủ hay binh sĩ đứng trên đó chiến đấu.
Đối với chiến Hạm Bố Chính thì các cấu trúc này không quá cần thiết nữa.
Tất nhiên để đóng được lớp chiến Hạm mới này rất không đơn giản, Bố Chính với nền công nghiệp phụ trợ đỉnh cao mà trong bốn năm qua cũng chỉ có thể đóng được 8 chiến hạm cỡ đó. Đấy là bốn cái ụ đóng tàu cùng khởi công mới có thể cho ra đời tám chiến hạm siêu cấp cỡ này trong bốn năm.
Có thể nói mỗi chiếc chiến hạm trên đều là biểu tượng sức mạnh Hải quân Bố Chính và là tài sản cực quan trọng của vùng đất này.
Mỗi chiếc chiến hạm này đều có tải trọng ngàn tấn với ba tầng cao, hai tầng pháo và một tầng mái chèo.
Tám cái chiến hạm này đều dài sấp xỉ năm mươi mét và có thể trở tối đa cả ngàn người. Hoả Pháo được trang bị trên thuyền là dày đặc do pháo Bố Chính rất nhẹ. Ở Châu Âu chiếc Great Harry của Anh thế kỷ 16 với 48 pháo lớn và 148 súng nhỏ ghê gớm đúng không?
Chiếc Triệu Thị Trinh Soái Hạm mà Ngô Khảo Ký đang ngồi trên có tới bốn mươi pháo lớn mỗi cánh, hai mươi pháo lớn đuôi, mười pháo lớn mũi. Còn về súng 5 pounders thì rất nhiều gần như trở thành vũ khí cá nhân của nhóm hai đến ba thuỷ thủ dùng để tác chiến trên boong.
Đây mới gọi là cái gì khủng bố của thời đại.
Tất nhiên loại chiến hạm này không thể tác chiến trên sông ít nhất là ở Đại Việt chỉ một số cửa sông lớn loại chiến Hạm Này mới có thể xâm nhập. Cho nên thực tế Bố Chính mạnh nhất lại là lớp thuyền Carrack truyền thống.
Thuyền chèo đáy vát không hẳn là đáy nhọn cũng không phải đáy bằng có thể di chuyển tốt ở vùng nước nông nhưng cũng có lực lướt sóng tốt, tốc độ ổn.
Lực lượng chiến hạm 30m chiều dài Carrack , tải trọng 300-500 tấn mang nhiều pháo, ballista mới là lực lượng chiến đấu chính của Tân Bình Lộ.
Loại thuyền này đóng khá dễ dàng và nhanh đối với công nghệ Bố Chính hiện nay cho nên rất được ưa chuộng sản xuất.
Loại này có thể mang tầm 200 thuỷ thủ đoàn bao gồm 170 chiến binh cùng 40 pháo thủ. Đây là lực lượng chiến hạm trung kiên của Bố Chính, vừa có thể đi biển xa vừa có thể chiến đấu trên sông nước, khả năng vận tải không tồi. Đóng thì không quá tốn thời gian.
Đây là đang nói về nhánh chiến hạm tinh nhuệ của Bố Chính với ba chiếc Soái Hạm 50m dày đặc pháo lớn cùng hai mươi chiếc Carrack lớp chiến hạm hộ vệ.
Nhóm Chiến hạm còn lại là nhóm kiểu cũ mà Ngô Khảo Ký lấy từ Medang sau đó cải tạo lại, hắn đem nhóm này đi chiến đấu khắp biển Hoa Đông giờ đây lại đem về Đại Việt, nhưng nói chung cải tạo vẫn chỉ là cải tạo, nhóm thuyền này thiết kế ban đầu không phải là để mang pháo cho nên dù cải tạo vẫn có nhiều bất cập, về lâu về dài đám này chắc chắn sẽ bị thải loại rồi.
Chỉ thấy lúc này lính thuỷ đánh bộ của Ngô Khảo Ký đã lục đục đổ bộ nhanh chóng lên Vân Đồn cảng.
Bốn ngàn Châu Âu Binh toàn thân sắt thép , người thì như trâu mộng thiết tháp đã nghiêm chỉnh xếp thành hàng, vũ khí của đám này đa phần ra khiên lớn, rìu nặng Viking, kết hợp là kiếm hai lưỡi đeo bên hông làm vũ khí dự phòng.
Bốn ngàn binh là người Hán nô lệ, Người Triều trên đảo Jeju được tuyển chọn kỹ lưỡng, thân thể cũng cao to, dinh dưỡng đủ, đám này cũng tham gia không ít các trận công thành chiến ở Hà Bắc đây không phải tân binh.
Cuối cùng là hai ngàn tinh binh Ngô gia, đám này là Lý Thường Kiệt cho theo Ngô Khảo Tích tiến lên phương bắc hỗ trợ Ký và Tước. Đây mới là đám tinh hoa họ Ngô, chính đám này là kẻ sau màn quẩy tung Hà Bắc, không có đám này đừng hòng Tước dễ như vậy bố trí người Tống như con hát tuồng.
Trên biển vẫn còn một vạn binh năm ngàn Mã Lai binh đã chuyển hộ khẩu Tân Bình Lộ mãi mãi, năm ngàn siêu cấp tinh binh bản địa Bố Chính. Đây là đám hải quân cứng, họ phải bám chiến hạm, phong toả biển và cửa sông. Không thể tất cả cùng đổ bộ sau đó vứt luôn chiến hạm đúng không nào.
“ Đại ca, ta vẫn không hiểu tại sao cha lại làm vậy? Ngươi không cảm giác làm như vậy là thừa thãi, vẽ rắn thêm chân sao?”
Ký vẫn không thể lý giải nổi hành động của Ngô Thường Hiến, cái gì mà thành toàn lý do cho con cái đăng vị? Cái gì mà tạo cớ cho con trai có thể thoải mái tạo phản? Có nhất thiết phải lăn ra chết như vậy? Lại còn kéo theo hai phu nhân. Ký vẫn không thể không thể nào hiểu được hành động này.
Tích cũng đành cười khổ mà nói thật.
“ Thật sự thì lỗi này một phần do ta, một phần do đệ, một phần do Đại Bá”