Kinh thành Thăng Long một ngày hè oi bức…
Chiếc xe đạp Phượng hoàng lao bon bon trên đường cái … con phố thật dài tấp nập người qua lại ngựa xe. Nhưng tất thẩy đều trật tự di chuyển theo hàng lối…
Khúc phố này không có cảnh sát giao thông nhưng thói quen tuân thủ luật của người Long Thành vẫn vậy, Yongang mặc dù thật vội nhưng chỉ biết nôn nóng tìm cách từ từ xin đường mà vượt lên…
“ Reng reng”
“ Cô gì ơi. Làm ơn cho tôi lên trước được sao?” Yongang là một thanh niên tri thức trẻ người Ulsan. Với thành tích học tập thật suất sắc ở quê nhà anh được cử đi thủ đô Đế Quốc để tiếp tục học tập cao hơn. Hi vọng có một ngày đem tri thức về phát triển vùng quê “ nghèo của mình”z
Trước khi đến Thăn Long và thăm thú các thành phố lớn trung tâm Đế Quốc thì anh ra nào có khái niệm Ulsan là nghèo.
Bởi so với trước khi Ulsan về với Đế Quốc thì mới gọi là nghèo, trong 3 năm phát triển Ulsan đã giàu hơn bất kể một thành phố Cao Ly nào vùng Tân La. Anh ta vẫn tự hào quê mình giàu mạnh cho đến khi đặt chân tới Thiên Hưng…
Đây là Đế Quốc sao? Không dám so sánh cùng quê nhà , vì nếu So sánh thì Ulsan không khác mấy nhà chuồng gà so cùng nhà gạch mái ngói…
Về đến Thăng Long thì… mới hiểu, vì Ulsan về với Đế Quốc quá muộn, các nơi khác đã có nhiều năm phát triển cho nên Usal là một trong những vùng trũng của Quốc gia. Tuy đang được đầu tư mạnh. Nhưng người Việt gốc Ulsan cũng phải quyết tâm học hành , lao động mới có thể tự vươn lên, không có chuyện trông chờ hết vào chính phủ một cách thụ động.
Cho nên với số học bổng của chính phủ cùng một ít tiền ở quê nhà gửi lên . Yongang thật chăp chỉ học tập ở Thăng Long. Chiếc xe đạp quý báu siêu đắt đỏ bằng mấy căn nhà lớn ở Ulsan này chính là phần thưởng học kỳ cho sinh viên dân tộc đứng đầu khoa … Yongang thật là coi nó quan trọng như bạn gái, một vệt xước cũng làm anh thổn thức nhiều ngày…
“ Tôi cũng dang vội... xin lỗi anh” Cô gái phía trên quay đầu đáp lại, dòng người chật cứng này nếu không nhường nhau thì chỉ theo hàng lối mà đi thôi.
“ Cô là sinh viên Đại Học Thủy Sản – Nông Nghiệp? “ Hỏi thừa ... áo đồng phục của người ta thêu biểu tượng rõ ràng kìa, ông thấy gái Việt xinh nên bắt chuyện thì khai đi.
“ Đúng rồi, anh là sinh viên bên Thủy Lợi? Là đi tham gia biểu tình?” Cô gái giảm bớt tốc độ đạp xe, hai bên có thể song song nhau rồi, lập tức có người khác vươn lên thế vị...
“ Đúng vậy, hôm nay sao con đường này đông quá vậy trời?” Yongang than thở.
“ Anh quan sát kỹ, toàn là người đi tham gia biểu tinh phản đối Fascism thôi, hôm nay có chủ tịch Nghi Viện Nhân Dân Tô Triệt phát biểu, cho nên người đến đông lắm...” Cô gái giảng giải một chút....
.......................
“ Hai vị đồng học, bãi gửi xe này hết chỗ rồi... cảm phiền tiến lên phía trước tầm 200m gửi xe nơi công viên Tự Do”
Yongang và cô sinh viên Nông Nghiệp mới quen vất vả đến nơi thì bãi gửi xe đã kín chỗ... họ lại tất tưởi dưới ánh nắng đầu hè mà đi thêm một đoạn xa....
“ Alo .... alo... các đồng chí có nghe tôi rõ không... u u u....” Tiếng u u u cộng hưởng của loa phóng thanh vang lên. Ngay từ xa cả hai người đã nghe thấy rồi....
“ Nhanh nhanh... Tuyết nhanh lên... bắt đầu rồi... đưa balo tôi cầm chạy cho nhanh” Yongang cuống quit....
Hai người đã làm quen và biết tên nhau trên đường đi.
Tuyết đúng là cô gái việt, và là rất “ danh giá ra đình” cách mạng. Bởi lẽ nhà nàng chính là một trong những tình nguyện viên di cư đến Chiêm Thành nhiều năm trước với mục đích xây dựng cơ sở người Việt lớn mạnh sau đó truyền bá tư tưởng Marxism ở nơi đây.
Công việc thành công, Với cái giá vừa phải thì các Lộ Quảng Ngãi- Quy Nhơn – Khánh Hòa- Phan rang đã về với vòng tay âu yếm của Mẫu Quốc. Cha nàng chính là môt trong những người xây dựng nên tổ chức phong trào mật trận giải phóng Chăm Pa, khi này ông ta là Bí Thư Đảng Bộ Lộ Quy Nhơn đó... chức rất là... bự.... bự bự....
“ …. Sự nguy hại của nó cho một nền Dân chủ, tự do như Đế Chế của chúng ta là rất rõ ràng… Nhị Đế đã hào phóng hơn bất kể một đế quân nào từ trước tới nay. Ngài ban quyền Dân Chủ cho tôi… cho các đồng chí… chúng ta phải thề bằng mạng sống , thà hi sinh tính mệnh.. hi sinh tất cả để bảo vệ nền Dân chủ này….”
Ầm ầm ầm ầm…
Trên bục cao Tô Triết hăng hái mặt đỏ như gấc hò hét vào Microphone … hắn nói hăng đến độ mái tóc vuốt ngược dầu thơm bóng lóng cũng bị rung rung mạnh mà bắt đầu thành kiểu chẽ ngôi.. trông buồn cười.. mà đây đang là trending của Đại việt. Chẳng hiểu ai sáng tạo ra, nói chung Ký dạo này không tạo trend nữa rồi . Bận quá.
… Chủ nghĩa Fascism không chỉ ở phương Tây mà nó còn len lỏi trong chúng ta thường ngày…
… nếu các đồng chí không cảnh giác sẽ bị Fascism lúc nào không hay…”
“ … chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tự coi bản thân là thượng đẳng, có quyền nô dịch các chủng tộc khác có là Fascism, chủ nghĩa hiếu chiến hung hăn, độc quyền độc bá đó là Fascism. Ở Fascism không có Dân chủ, không có tự do… chỉ có phá hoại, chiến tranh, để khẳng định cái mà bọn họ nghĩ la thượng đẳng chủng tộc…”
“ …. Cho nên chúng ta phải bài trư Fascism từ trong trứng nước.. thanh lọc tư tưởng cực đoan….”
“ BÀI TRỪ FASCISM, THANH LỌC CỰC ĐOAN….”
Bên dưới tiếng hô ầm ầm vang lên, may mà Lý Từ Huy cấm thành lập các kiểu như Hồng vệ quân, Đấu tố chứ nếu không thì khác gì đây cũng đang là một kiểu cực đoan Marxism.
“ … Fascism ở Phương Tây đang nở rộ. Những kẻ cuồng tín kia dựa vào người dân nơi đó khuyết thiếu hiểu biết mà lừa phỉnh… nó đang trên đường lan đến Phương Đông… Các đồng chí.. chúng ta là bước thành trì duy nhất của nhân loại có thể ngăn chặn Fascism cùng đánh bại nó…
“ … Các đồng chí .. Cùn tôi hãy nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu này.. chúng ta không giây phút nào được buông lỏng…”
“ NỖ LỰC PHẤN -ĐẤU ĐẢ ĐẢO FASCISM -TIÊU DIỆT FASCISM “
Thật ra đã từ lâu Đại Việt mơ hồ mục tiêu… nhiều người cảm giác Đại Việt quá tốt quá an toàn cho nên thiếu đi quyết tâm.
Cho nên thứ họ cần là mục tiêu.
Còn về Fascism thật sự có lan đến được Đại Việt hay không thì… thật sự khó biết…
Lại nói đến quảng trường Tự do sao mà đông vậy... sơ sơ có hơn năm sau ngàn người rồi... trên tay ai cũng cầm hai ngọn cờ nhỏ bằng giấy được phát mà vẫy loạn. Đỏ vàng là cờ Đại Việt mà Cờ đỏ búa -liềm vàng là cờ Marxism Đảng. Không khí cuồng nhiệt vô cùng.
Cũng may là Đại Việt đã phát triển hệ thống loa phóng thanh đơn giản , nếu không khó mà xử lí các tình huống nầy.
Loa xịn, Ampli kó chế , vì các loại diot tụ điện vẫn chưa thể nghiên cứu thành công do giới hạn công nghệ.
Nhưng nếu chỉ là cái loa phóng thanh cùng microphone trực tiếp thì có thể được. Tất cả đều là kỹ thuật điện động mà Đại Việt lúc này nắm được . Microphone điện động màng thu âm được làm mỏng hơn để cộng hưởng âm thanh tốt hơn, cuộn dây của micro được quấn nhiều vòng hơn . Loại micro này có độ nhạy thấp, dải tần có hạn (thường từ 50 Hz đến 16 KHz). Các kỹ thuật khá đơn giản , màng thu âm làm bằng giấy dai kỹ thuật. Tín hiệu từ Micro truyền đến bộ biến áp nhỏ. Riêng biến áp lại là kỹ thuật mà Đại Việt đã dùng từ rất lâu.
Số vòng quân đầu vào biến áp ít so với số vòng quấn cực nhiều bên đầu ra tín hiệu đến loa có tác dụng khuếch đại âm thanh. Nguồn điện một chiều giúp công suất loa tăng mạnh. Bộ này khuếch đại âm thanh nhiều hạn chế, chất lượng âm thanh không có tốt lắm , màng loa toàn là giấy bìa cứng cho nên tuổi thọ cũng không cao. Nhưng ít nhất trong thời điểm này như vậy là tạm chấp nhận được rồi... không nên đòi hỏi quá cao cấp.
Như đã nói, Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký rất cân nhắc việc này vì bọn họ chứng kiến qua “Cách Mạng Văn Hoá” và rất sợ hãi nếu không thực sự khống chế tốt thì Đại Việt sẽ có tình trạng tương tự.
Nếu như chuyện đó xảy ra, nay tố một người mang chủ nghĩa Fascism mai báo một nhà Fascism thì Đại Việt chưa đánh đã loạn.
Nhưng không sao cả. Đã từng trải và hiểu biết về những mặt trái chiều thì Ký Huy làm sao để nó xảy ra.
Phong trào chống phát xít nhanh chóng lan rộng… mỗi người Đại Việt lúc này ý thức được bọn họ có đối thủ, không phải tầm thường đối thủ mà là rất mạnh mẽ đối thủ..
Fascism không chỉ là một chủ nghĩa độc hại, nghe nói ở bên kia bán cầu bọn hắn khoa học công nghệ kỹ thuật hùng mạnh không kém gì Đại Việt.
Áp lực có dĩ nhiên động lực tăng.. sức quy tụ lại mạnh mẽ như thủa ban đầu.
Trong lúc này Ký mới đến được Busan tẩm 15 ngày,, đến đây không chỉ vì đón mẹ con Nobunaga về Đại Việt. Vấn đề cây sơn Nhật Bản đã được khoái thuyền phóng theo báo cáo. Ngô Khảo Ký tiện thể ở lại một thời gian giải quyết vấn đề này.