Bắt nạt phụ nữ đúng là không hay, hai vị lão đại hợp nhau lừa một người con gái nghĩ không được đẹp mắt lắm , làm mất hình tượng hai vị?
Nói đùa à, phải xem tình hình thực tế là gì, người phụ nữ ấy là ai?
Mị là người thường à? Nàng là nữ Vương Ê Đê ít nhất trong tay có tới gần 2 triệu nhân tộc, tất nhiên vì sống rải rác cho nên thực khống chế chỉ là hơn triệu.
Lúc này có thể nàng bị phản ở Cao Nguyên nhưng sức hiệu triệu của nàng vẫn rất mạnh, nếu hô lên một tiếng thì có bao người thực chạy đồng bằng không biết được. Tức là dân của nàng có thể đông hơn 600-700 ngàn đấy.
Không thể lấy ánh mắt bình thường nữ nhi mà đánh giá nàng.
Việc hai người đàn ông hợp lại cũng không quá xấu, xét trên đại nghĩa dân tộc thì có thể giảm bao nhiêu xương máu Việt tộc ai kể hết, xét về Ê Đê thì cũng không có gì xấu cho họ. Lý nhật Trung cũng không bóc lọt, áp bức gì, chỉ là chủ nghĩa tư bản bóc lột lao động nhưng lương thực , tiền bạc trả đủ. Đời sống của Người Ê Đê chỉ tốt lên mà thôi.
Lại xét mặt cá nhân, nếu không làm chuyện này thì an nguy cá nhân Lý Nhật Trung được đảm bảo sao? Tương lai con trai Lý Nhật Trung, tương lai Họ Lý miền Nam được đảm bảo không?
Cho nên mới nói nhìn sự việc là phải nhìn nhiều góc độ, đừng chơi thầy bói xem voi của Tiểu Hồng Phấn chuyên cắt chữ bẻ nghĩa.
Bến tàu vịnh Đà Nẵng nơi này được người Chăm xây dựng đã từng là trung tâm thuỷ trại của người Chăm mỗi lần muốn tụ binh quấy phá Đại Việt.
Quy mô rất lớn nằm trong sông Hàn.
Thời này Sông Hàn đã có vả lại rất bự chứ không bình thường. Nước khá sâu.
Người Chăm xây dựng tay nghề vẫn thuộc dạng cự bá trong khu vực , nếu không có xi măng , công nghệ gạch, xẻ đá thì Bố Chính thợ vẫn khó so sánh.
Cảng này được xây bằng đá kè kì công cùng gạch phía trên bằng phẳng, cột gỗ lớn kè chắc thật khá tốt. Không thể để các loại thuyền lớn đáy nhọn như Men Of War cập cảng nhưng dạng như Carrack và thuyên buôn thì thoải mái, thậm chí quy mô đến vài chục, trăm thuyền neo đậu vẫn được.
Không hổ là nơi đã từng là tiểu Vương mạnh nhất khối Chăm Pa.
Cảng này tuy không thể so sánh cùng cản quy chuẩn bê tông cốt thép của Bố Chính nhưng nếu chịu cải tạo tu sửa thì vẫn còn rất bền có thể làm cảng thương nghiệp được.
Hai bên đê sông Hàn vẫn còn dấu tích đê do người Chăm xây dựng, nhưng lúc này nhìn đã hoang phế lắm rồi.
Phải nói thật người Ê Đê chiếm được khu này chẳng làm gì tốt lên được mà thực tế là làm cho Đà Nẵng đi xuống.
Đê không tốt, thủy chiều lên xuống nước biển xâm nhập, chỉ thấy diện tich canh tác lúa thu hẹp. Cái này khó trách người Ê Đê, họ xây nhà sàn được nhưng nói họ đi xây đê, đập, hay công trình thì chịu rồi.
Muốn tốt lên phải xây Cảng, giao thương với Bố chính quá Hải Vân Đèo quá bất tiện.
Chuyên gia Bố Chính sẽ đến đây chỉ huy xây dựng, thợ sẽ chọn từ người Ê Đê, còn việc không quen việc mà tai nạn chết không thuộc thẩm quyền quan tâm của cụ Kiệt. Cụ vẫn rất lạnh lùng những vấn đề như vậy.
400 ngàn người Ê Đê, vớt ra cũng có tầm 5-7 vạn có thể lao động thợ xây, chỉ cần họ xây quen ở đây thì có thể điều đi Bố Chính lao động, xây dựng công trình nguy hiểm cao. Đây là mục đích thực sự của Cụ Lý Thường Kiệt , cũng không phải ưu đãi gì cho người Ê Đê cả. Nói chung việc gì cũng có giá của nó cả.
Lúc này bến tàu sông Hàn tập trung rất nhiều người, cờ quạt chiêng trống rợp một góc trái đất.
Theo lời hiệu triệu của Nam vương cùng Nữ Vương Ê Đê người ra nơi này tiễn đưa quân Bố Chính, kẻ vừa xâm lược họ, giết người của họ. Rất mỉa mai.
Nhưng cũng không khó hiểu, uy tín của Mị ở đồng bằng mạnh, cuộc sống nơi này vẫn khổ nhưng vẫn khá hơn ở Cao Nguyên một chút. Mị đối xử dân cũng không quá hà khắc nên được dân tin yêu.
Cho nên nàng đứng ra giải thích thì dân sẽ tin theo, thứ đến thái độ quân Bố Chính sau đó là thành khẩn cố gắng giải quyết hậu quả đã gây ra, đền bù thiệt hại cho người xấu số. Viện trợ vũ khí khôi giáp cho người Ê Đê. Thậm chí cởi chính chiến giáp trên người mình ra để nhường lại.
Không một quân Bố Chính nào dâm ô, cướp bóc, tất nhiên nếu Gái Ê Đê tình nguyện thì…
Cho nên bầu không khí có sống sượng, mùi máu tanh vẫn phảng phất nhưng người Ê Đê bằng phẳng đã hướng mũi giáo hận thù qua kẻ phản bội tở Cao Nguyên và người Chiêm.
Cơ mà giờ Đà Nẵng không đánh nổi Chiêm. Tiểu đả tiểu nháo đáng nhỏ gây hấn, cướp bóc giết người nơi biên giới thì được. Nhưng chiến tranh quy mô là không đánh lại.
Nhiều người cứ nghĩ phát vũ khí phân chiến giáp cho người Ê Đe, bốn mươi vạn người kiểu gì chẳng có được mười vạn đè chết quân Chiêm?
Cái đó gọi gì là quân đội, là một nồi lẩu thì đúng hơn.
Bố Chính từ đầu đã lấy kinh tế làm nền tảng xây dựng “ quốc gia” theo hướng hàng hải quốc, toàn bộ Bố Chính là một nhà máy quân sự hoá khổng lồ, vậy mà 6 năm họ mới chỉ đào tạo được 3 vạn tinh bịn cùng 2 vạn dự bị quân ( không kể 1,5 vạn quân của Ký ở phương bắc) . Có thể nói trang bị, vũ khí có thế sản xuất nhưng sử dụng chúng cần có người. Người , nhân tài mới là quan trọng nhất.
Mười vạn quân không có sĩ quan ra hồn Lý Nhật Trung chỉ huy vào mắt. Mười vạn quân không được đào tạo, nhốn nha nhốn nháo thì 2 vạn chính quy cũng có thể bổ chết, cho dù trang bị có chênh nhau.
Thẳng thừng quân của Người Ê Đê có tầm vạn là căng. 400 ngàn người chỉ có 10 ngàn có sức chiến đấu thật sự đã bị giết 1000. Số còn lại của nơi này chỉ tính là phụ binh.
Lý Nhật Trung còn phải đào tạo ốm người mới cho ra được một hệ thống sĩ quan,sau đó mới là luyện binh tác chiến phối hợp. Luyện thuỷ binh còn lâu và rắc rối hơn nữa.
May mà có 6 ngàn binh Sanock cùng 1000 pháo thủ Lý Thường Kiệt để lại cho mượn nếu không Nhật Trung dù hám gái đẹp cũng không dám ở lại đây.
Đánh không được chỉ có thể thủ vững chờ phát triển tốt kinh tế luyện binh xong xuôi thì triển. Lý Nhật Trung không vội, hắn đã nhận được sự đồng ý của Lý Thường Kiệt mà lấy ma toé đá từ Cẩm Y Vệ, có thứ này hắn sẽ nhanh nhất khống chế lại nhóm cao tầng của Đà Nẵng sau đó kiên thiết lại nơi này.
Đây là Đất của Lý gia hắn cho nên Nhật Trung rất cẩn thận tính toán từng bước, xin đừng nhầm Lý gia này cùng Lý gia Tông thất Thăng Long trước đây. Lý Nhật Trung đã nói rõ sẽ phân gia, đây là Lý Thị Đà Nẵng, Lý Thị của Lý Nhật Trung.
“ Lão ca đi mạnh giỏi” Lý Nhật Trung chắp tay chào.
“ Thái Sư đại ca đi đường khoẻ mạnh” Mị tươi sáng hét lớn vái chào kiến Nhật Trung nhăn mặt.
“ Cung Tiễn Lý Thái Sư, Vạn An” thị vệ của Càn Vương cùng binh Sanock đều tắp hét lớn. Đám dân , binh Ê Đê giật mình hét theo, kẻ tiếng Việt, đa phần tiếng Ê Đê loạn cả lên.
Lý Thường Kiệt giơ tay ra hiệu mọi người dừng lại.
“ Lão đệ, chuyện cưới xin như vậy quyết định đi”
“ Lão Ca, Ta biết ngươi muốn tốt cho ta, nhưng Đà Nẵng bách phế đãi hưng, xa hoa tốn kém lễ cưới thật không nên” Lý Nhật Trung can ngăn
“ Cái gì không nên? Đời người con gái chỉ một lần lên kiệu hoa, ngươi không nghĩ đến mình cũng nghĩ đến Đệ Muội chứ? Quyết định vậy, tổ chức tại Chính Hoà hẹn cuối năm tháng 11. Mời hết khách khứa từ Thăng Long , Medang, Lavo . Pahang. Đại Tống tới, để cho họ biết Phụng Càn Vương kẻ xếp thứ tư thiên hạ Đại Việt lễ cưới có bao uy nghiêm. Tiền này lão ca ra, ta cũng không cưới vợ để làm gì… ha ha ha”
Lý Thường Kiệt hào sảng.
“ Đại ca thái sư nói đúng, cho ngài ấy đã cho chúng ta quá nhiều, cho thêm cũng không tính là nhiều hơn, mà bớt đi cũng chẳng bớt được bao nhiêu. Ông còn từ chối cái bụng quá giả dối. Cảm ơn Đại Ca Thái sư”
Mị đứng một bên hân hoan vui mừng nói chen vào.
“ Không nói lý cùng đàn bà” Lý Nhật Trung bị vạch mặt đúng là túng quẫn không biết chui vào đâu nữa.
“ Ha ha ha.. quyết định vậy. Lão ca chào hai vợ chồng ngươi. À ta dặn dò, làm gì đừng làm quá đến lúc đám cưới mà cô dâu mang bụng lớn là không hay”
Lý Thường Kiệt bước xuống tầu vẫn ném lại một câu.
Phụng Càn Vương mặt đỏ như gấc không biết chui đâu.
Mà Mị thì chu mỏ nheo nhẻo theo phía thuyền. “ Đại ca , cái bụng của ngươi toàn nghĩ chuyện xấu xa”
“ Ha ha ha ha” đáp lại chỉ có tiếng cười dài sảng khoái.
Lại nói về Ngô Khảo Ký lúc nầy đã dẫn quân tới giữa biển hồ Campuchia. Chỉ còn 40km nữa có thể tiếp cận được Angkor và hoàn thành mục tiêu đề ra.
Vẫn như tiền lệ.
Đám cháu chắt chật vật lê từng bước nặng nề, bậc cha chú với thân già xương giòn đã giải quyết xong mọi vấn đề từ lâu.
Ngô Khảo Ký đánh giá thấp sự phức tạp của biển hồ, và đánh giá cao quân đội Lavo dẫn đến mệt mỏi vô cùng tận.
Biển Hồ nghe thì kinh lắm nhưng thự tế giống cái đầm.
Trên đó không chỉ có nước không là nước, nghĩ như vậy nhầm. Nơi này có bãi, có rừng ( đước) thậm chí có cả các khu nhà dân xây kiểu nhà sàn nhưng chân cựu cao để tránh nước mùa nước lên.
Độ Sâu của lòng hộ thì lại càng là phức tạp.
Phức tạp đến phát điên.
Đúng là mua khô có những nơi nước chỉ 2 m. mùa Mưa dâng lên đến 6-7m thậm chí có nơi 9m là bình thường.
Nhưng vấn đề đó là lòng hồ không phải chỗ nào cũng sâu. Rừng đước lại khắp nơi, địa hình chó má này tiến quân sao đặng.
Ưng Khuyển vùng hạ lưu Sông Mekong đến đây mất tác dụng.
Có la bàn không sợ ngại lệch phương hướng, nhưng la bàn không thể dò ra chỗ nước nông sâu.
Cho nên thuyền mắc kẹt là bình thường, mắc kẹt lại phải kéo ra, tốn công sức thời gian vô cùng.
Ngỡ rằng tiến vào biển hồ nước lặng gió thuận chiều sẽ tiến nhanh, nhưng 80km này đi đến chật vật tốn thời gian lắm rồi.
Đến đây thì Ngô Khảo Ký đã hiểu. vì sao thủy quân của Khmer toàn thuyền nhỏ đáy bằng. Sử có ghi vắn tắt chung chung năm 1128 Suryavarman II dẫn hai vạn quân Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Đoàn quân xâm lược hùng mạnh này do đích thân vua Suryavarman II thân chinh. Vua Lý Nhân Tông sai Nhập nội Thái phó Lý Công Bình cùng các đô chức Nghệ An đi đánh giặc.
Vào thời điểm này, vua Lý Nhân Tông lâm bệnh, có di chiếu để lại luôn dặn dò các quan tướng trong triều lập thái tử Dương Hoán lên ngôi hoàng đế khi mới 12 tuổi và tổ chức tang lễ bình thường trong ba ngày, chuyên tâm mài gươm, mài giáo chuẩn bị đánh giặc Chân Lạp quay lại. Ba tháng dốc tâm đánh giặc, Thái phó Lý Công Bình đã đánh tan tành quân Chân Lạp tại Nghệ An.
Nên nhớ lúc này Khmer đã thôn tính cả vùng Thái Lan và Mianma có diện tích lãnh thổ cực đại. Các quốc gia như Lavo, các tiểu vương quốc Thái tự trị Chaing Mai. Các tiểu vương quốc Môn miền trung Thái Lan đều bay màu, mạnh như Pegang cũng mất điện. Nhưng thủy quân của họ vẫn chỉ có khiêm tốn như vậy. Đụng là tan.
Bị thua quá đau, chưa quá nửa năm sau, vua Suryavarman II tức tối huy động thêm thủy binh trên 750 thuyền chiến mang theo 3 vạn quân quay lại đánh phá vào hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An (nay là Hà Tĩnh) báo thù thất bại lần trước.
Nghe thì kinh hãi nhưng vấn đề là 750 thuyền chỉ trở được 3 vạn quân thì đây là loại thuyền chiến gì?( :D). Đúng vậy không sai, vì yếu tố biển hồ cực ảnh hưởng đến người Khmer về thủy quân, thuyền của họ đồng dạng đều là loại này, nhỏ dáy bằng sức chuyên trở thấp. Nếu người Khmer phát triển siêu hạm như Đại Việt thì thời Lý nước ta đã… rất khó đỡ. Nhưng loại thuyền này đi lại trong biển hồ lại rất thuận tiện.
Vậy là quân Ngô Khảo Ký chịu những trận đánh du kích khó chịu trên biển hồ liên tục.
Cũng may chiến hạm thiết giáp chân vịt thật rất linh hoạt trong tình huống chiến đấu này mà đẩy lui hoặc đánh tan mọi cố gắng của quân Khmer trên thủy.
Cũng phải nói thẳng lúc này Khmer không quá mạnh, nhất là trên thủy.
Theo chính sử thì năm 1080 tức là hai năm trước thời điểm này. Sau khi vương quốc Chiêm Thành hòa hoãn với Đại Việt, vua Chiêm Thành Harivarman IV đã dốc toàn lực hùng mạnh tràn sang đánh chiếm đế quốc Chân Lạp. Quân Chiêm Thành chiếm Sambor (phía Bắc Phnompenh và phía Đông Biển Hồ Ton Sap), giết vua Chân Lạp Harshavarman III, tàn phá kinh đô Somesvara (Angkor), bắt mang về nước rất nhiều tù binh Chân Lạp.
Tất nhiên lịch sử không thể xảy ra theo lối đó được nữa. Thủy quân Chiêm Thành bị Lý Từ Huy cùng các nước Medang, Lavo đánh tàn tạ họ làm gì còn khả năng đánh vào Sambor cùng Somesvara? Trái lại hai thằng này lại lập thành liên minh phe trục.
Nhưng điều đó có thể thấy rõ sức mạnh thủy quân của Khmer rất yếu. Đến cả Chiêm Thành cũng ăn được thì rõ không phải đối thủ của Bố Chính, chỉ là vấn đề địa hình đang cản trở Ngô Khảo Ký tiến lên.