Mục lục
Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thuyền chiến Lưỡng Phúc là gì?

Nhiều người nghe nói quài về loại thuyền này mà nào biết vì có mô tả chính xác nào về nó đâu.

Chính vì không có thiết kế, không có mô tả chi tiết, không có mẫu vật cho nên mấy tay nghiên cứu sử không hiểu mấy về quân sự mới dựa vào mặt chữ Lưỡng Phúc rồi bịa nhăng , thoả sức tưởng tượng tào lao.

Nào là Thuyền Lưỡng Phúc là. Thuyền có hai bụng, thuyền bụng nhỏ nằm trong bụng lớn, lúc tới gần thì tách ra lao lên tấn công. Xin lỗi các ông vẽ giúp tôi cái bản thiết kế này với mấy ông giáo sư sử học. Và hỏi thêm các ông tướng này luôn nếu thiết kế như vậy thì có lợi ích quái gì trong chiến đấu? Tào lao.

Chình Ngô Khảo Ký cũng bị lập luận của mấy tay sử gia này lừa, cho đến khi hắn tận mắt xuyên không và chứng kiến cái gì là thuyền Lưỡng Phúc thì mới chửi ầm lên, bấy lâu nay hắn bị lừa a.

Lưỡng Phúc là thuyền hai bụng thật, nhưng không phải cấu tạo bụng to bụng nhỏ ảo ma Nobita kia.

Lưỡng Phúc thuyền đương cử là thuyền hai thân. Tức là có hai thân thuyền băng nhau xếp song song sau đó được kết nối với nhau bằng ván.

Đây chính là kết cấu học theo thuyền Catamaran của người Austronesian , ngoài ra nó còn có tên thuyền “Mèo”.

Đây là một phương tiện thủy có hai hay ba thân tàu song song được kết nối với nhau bởi ván bè hoặc thanh đòn có định.

Catamaran thường có thể tích thân tàu ít hơn, lượng dịch chuyển nhỏ hơn và mớn nước nông hơn (mớn nước) so với tàu một thân có chiều dài tương đương.

Hai thân tàu kết hợp với nhau cũng thường có lực cản thủy động nhỏ hơn so với các thân tàu đơn tương đương, cần ít lực đẩy hơn từ cánh buồm hoặc động cơ.

Thế đứng rộng hơn của catamaran trên mặt nước có thể làm giảm cả chuyển động nghiêng và chuyển động do sóng gây ra, so với tàu một thân và có thể làm giảm rung lắc.

Thông thường tàu đổ bộ hiện đại thường có thiết kế catamaran . Tất nhiên Ngô Khảo Ký sẽ dùng kết cấu này để chế tạo bè đổ bộ chuyên dụng của Tâm Bình.

Mỗi thân thuyền dài 25m nhưng chỉ rộng 4,5m và cao 4m. Với một kết cấu như vậy các thanh công đà hay sườn đều rất dễ chế tạo.

Máy xẻ gỗ với lưỡi cưa tròn được quay bởi hệ thống trục cam với cả chục công tượng khiến việc xẻ ván gỗ trở nên nhanh lẹ hơn bao giờ hết. Do đó các thân thuyền nhỏ được công tượng lành nghề Tân Bình chế tạo nhanh chóng

Cứ hai thân thuyền nhỏ lại được cố định với nhau bằng lớp ván chắc chắn dài 15 m.

Chính vì lý do này nhìn chúng giống như những chiếc bè gỗ hình chữ nhật đơn giản.

Nhưng xin hãy đừng nhầm, đây là những pháo đài chiến tranh thực sự và có cả khả năng đi biển. Việc phá huỷ một pháo đài nhỏ này cực kỳ khó khăn vì loại kết cấu khó tổn thương này.

Rất khó để tấn công vào hai thuyền nhỏ khi mà các tấm ván bè đều chờm ra ngoài che khuất , bảo vệ thân thuyền. Thêm vào đó bên trên ván bè là kết cấu lâu thành bằng gỗ tốt có gia cố đinh thép. Binh sĩ đứng trên lâu thuyền này chẳng khác nào đứng trên thành luỹ để chiến đấu cả.

Không gian 25x15m rất lớn đủ để bố trí rất nhiều trang bị chiến đấu như pháo súng cung nỏ . Đây là một loại thuyền chiến có chức năng đổ bộ, là một thiết kế đặc biệt của Ngô Khảo Ký.

Đặc biệt thuyền này được chạy bằng hệ chân vịt quay bằng sức người với cấu trúc trục cam của Leonardo da Vinci.

Hai chân vịt hai bên mỗi chân vịt có tới 13 cặp chèo thủ ngồi đối diện. Tổng cộng tầng một của thuyền có tới 52 tay chèo , đây là một con số kỷ lục bố trí cho một chiến hạm cỡ này.

Chính vì vậy tốc độ của “bè gỗ” là rất nhanh chứ không hề chậm chạm.

Như đã nói thiết kế catamaran mớm nước nông, lực cản nhỏ nhưng lại có thể trở nặng, không gian mặt sàn rộng khiến nó thực sự rất hùng mạnh.

Tất nhiên nếu là thiết kế mái chèo cũ với mỗi bên 13 mái chèo thì tốc độ của “bè” sẽ vẫn như con rùa. Nhưng với thiết kế chân vịt của Ngô Khảo Ký đã đáng đổ hoàn toàn nhận thức của người đương thời về loại thuyền Lưỡng Phúc này.

Phải nói nó quá ưu điểm so với bất kể loại thuyền chiến nào đương thời.

Có điều đám chiến hạm lưỡng phúc này Ngô Khảo Ký chế tạp để thuỷ chiến và đổ bộ , cho nên lâu thuyền chiếm toàn bộ diện tích sàn , không có chỗ lắp cột buồm, nếu không thì kết hợp cả cột buồm và chân vịt. Lưỡng Phúc mới là chiến hạm tương lai mà Bố Chính hướng tới.

Quân Chiêm Thành ở trên bờ nhìn thấy những Bè Gỗ kỳ dị mang trên thân những toà lâu cao ba tầng lao đến thì sợ hãi không thôi. Bởi lẽ trên lầu cao nhất của mỗi chiến hạm có ba khẩu pháo 12 Pounders vẫn ầm ầm khạc lửa , bắn về phía họ những viên đạn bi sắt chết chóc….

“ Chuẩn bị va chạm…. Bám chắc”

Chỉ huy mỗi chiến hạn Lưỡng Phúc quân Tân Bình la lớn , bọn hắn đã rất gần với bên tàu thuỷ trại quân Chiêm Thành rồi…..

Ầm ầm ầm….

Từng chiến hạm Tâm Bình chồm lên bến Hiền Lương… có thuyền mắc kẹt tại bãi lày , có thuyền đâm vào cầu cảng, có thuyền húc vào chiến hạm nhỏ kết cấu Ghe, Bàu của quân chiêm…

“Thả cầu treo…” Chỉ huy mỗi chiến hạm Tân Bình đều rất kinh nghiệm, bọn họ vốn dĩ đã là lão binh, những ngày tháng qua còn bị tập huấn dày đặc hành hạ, cho nên bọn họ cực kỳ quen thuộc sử dụng loại chiến hạm mới đầy ưu điểm này.

Két két két…

Chốt được tháo bung.

Ở tầng hai đám binh sĩ giữ chặt trục xoay rồi từ từ thả lỏng dây, từng chiếc cầu treo dài 7m mặt dưới có gắn đầy móc thép ngược được hạ xuống.

Khung cửa mở ra, tầng hai mỗi thuyền đổ bộ có 50 lính, thằng nào cũng chuẩn bị sẵn sàng vũ khí để lao lên chiến đấu… toàn thân khôi giáp, chỉ có cặp mắt lấp loé hàn mang sau khe hẹp của mặt nạ.

Bọn hắn đã đổ không ít mồ hôi nước mắt cũng chỉ để ngày hôm nay được tiến ra chiến trường để thể hiện bản lĩnh….

Ở tầng ba pháo binh, nỏ thủ của quân Tâm Bình vẫn điên cuống xả đạn. Quân Chiêm không dám tiến lên càng lúc càng lui xa bến tàu, dưới làm mưa tên bão đạn ấy, đám thuỷ quân lục chiến Bố Chính gan lì không sợ hãi. Ung dung đổ bộ mà tiến lên bờ…

Xắp xếp hàng ngũ thep chỉ huy, tụ tập thành các khối phương trận, trường thương như rừng từ từ ép tới.

Bằng lối tác chiến hiện đại, bằng hoả khí vượt trội, lại dựa vào quân Chiêm kinh hoàng hoảng loạn trước hoả khí. Ngô Văn Tứ không có tổn hao bất kể một binh một tốt nào đã chỉ huy thành công hơn một ngàn lính thuỷ đánh bộ lên bờ Nam Sông Bến Hải.

Đại thế đã mất, Bến Hải bị chiếm, lòng quân sợ hãi hoảng loạn quân địch lại đông gấp bội, nhìn thấy khôi giáp của mỗi binh sĩ Đại Việt còn tốt hơn cả bản thân hắn đang mặc, không có cách nào khác Chủ Tướng quân Chiêm hạ lệnh tàn quân mau chóng chạy về Thành Ô Châu cố thủ và cầu viện Rí Châu ( Huế). Thật ra bất kể ai rơi vào tình trạng của vị chỉ huy quân Chiêm Thành đều cũng phải làm như vậy thôi.

Đối diện với quân đội đông đảo hơn, trang bị tốt hơn. Đối diện với vũ khí uy lực cao, thần kỳ mà họ chưa từng biết đến. Trong khi đó tinh thân quân Chiêm suy giảm tới đáy, hoảng loạn không dám đánh. Như vậy bất kỳ vị chỉ huy nào cũng đều phải lui binh cả. Và họ dĩ nhiên chọn thành trì để lui vào vì có một lớp tường cao luôn làm người ta có cảm giác an toàn hơn.

Ngô Văn Tứ lúc này cũng không vội đuổi theo quân Chiêm mà đủng đỉnh điều binh khiển tướng thiết lập đội hình quy củ… chỉnh trang lại thuỷ trại gần như còn hoàn hảo của quân Chiêm mà chiếm đóng nơi này với 300 quân.

Số còn lại với một ngàn bộ binh cùng vận chuyển pháo kéo lên bờ chậm rãi tiến về thành Ô Châu vây khốn.

Cũng chính vào lúc này một đội phụ binh người Chăm gần một ngàn từ qua sông.

Đây chính là tân quân chính hiệu 100% mới thành lập được 3 tháng. Đây là những thanh niên chăm chỉ , nhuần tính được lựa chọn trong khắp các khu công xưởng dọc Tân Bình Lộ. Việc của bọn họ không phải chiến đấu mà là ăn mặc đẹp đẽ, sạch sẽ đi làm thuyết khách. Lương của đán tân binh không biết chiến đấu này cao tới 2/3 lương tinh binh vậy. Chế độ đãi ngộ rất cao, miễn thuế phú cho gia đình bọn họ. Được chính thức phân đất trồng trọt xung quanh thành trì lớn ở Tân Bình Lộ, không thua kém gì mấy lão binh Bố Chính.

Tức là đám người nhà binh sĩ có hai cách kiếm tiền, nông nhàn thì đi làm công nhân kiếm tem phiếu đổi vật tư. Ngày mùa thì trồng trọ có thêm thóc gạo. Đãi ngộ đến như vậy khiến nghề binh ở Tân Bình Lộ được săn đón vô cùng, vậy nhưng quân Tân Bình không mở rộng nhiều, ngoài 1000 tân binh Mường phòng thủ Hoá Châu, 1000 binh Chăm đi làm thuyết khách thì chỉ tuyển thêm đúng 1000 tân binh Kinh Việt đào tạo chiến đấu nâng tổng số quân Kinh Việt lên 5000 người.

Đám binh sĩ gốc Chăm bảnh bao, khôi mão chỉnh tề, mặt mày rạng rỡ đi đến từng thôn Chăm lịch sự “mời” bọn họ qua sông về Tân Bình Lộ để lập trang ấp.

Đám tân Binh gốc Chăm vừa trải qua Tết Đại Việt không lâu, sau chín tháng sống tập trung và bao cấp đã tận hưởng rất rất rõ cảm giác chất lượng cuộc sống tăng vọt. Bọ họ không đi nói láo mà chỉ đi nói lại sự thật cho thôn dân Chăm.

Tất nhiên đám thổ hào Chăm thì nghe không lọt tai. Nhưng không dám ho he, bởi lẽ đám Tân Binh gốc Chăm là đao kiếm lấp loé trong tay.

Chính thức mà nói người Chăm ở lại Tân Bình sau khi nơi này bị Đại Việt chiếm cứ phần lớn đều là dân đen nghèo hèn. Bọ hắn không muốn chạy mà là chạy không nổi cho nên ở lại. Đám địa chủ giàu có người Chăm ở Tân Binh Lộ đã vơ vét của cải chạy về nam từ lâu rồi.

Cho nên trong đám tân binh Chăm phần lớn là nông nô hay dân nghèo trước kia bị đám cường hào Chăm bức hiếp. Cho nên lúc này chúng hận không thể đè lũ cường hào này ra đánh đấy.

Nếu không có trưởng quan người Việt ngăn cản thì bon hắn đã xông vào cướp bóc đánh đập đám cường hào này rồi.

Cường hào bên Ô Châu còn cự nự không đi, nhưng đám dân đen, nông nô Chăm nghe đồng tộc nói về Tân Bình Lộ như thiên đường vậy thì ba chân bốn cẳng muốn xin theo.

Quả thật để khiến cho đám tân binh Chăm có sức sát thương mạnh mẽ thì ba tháng qua bọ này được đặc biệt vỗ bép. Chiến giáp nhìn bề ngoài không khác gì quân chính quy, nhưng mà là giáp giấy chỉ dày 1mm, cực nhẹ để khiến bọn nó không bị đè chết. Mới luyện tập không thể mang giáp nặng như tinh hinh tráng quân được.

Nhưng nhìn bề ngoài thì đám tân binh gốc Chăm rất rất bắt mắt. Có vẻ giàu sang phú quý không thể che dấu.

Đám dân Chăm nghe dụ dỗ thì về nhà khăn gói quả mướp lên đường qua sông.

Cứ như vậy Ngô Văn Tứ đóng quân nhìn chắm chằm Ô Châu Thành mà không công phá. Còn bên ngoài thì quân Bố Chính đang diễn biến hoà bình hốt hết nông nô dân nghèo của người Chăm về Tân Bình.

Tất nhiên cường hào không muốn đi cũng không sao cả, các sĩ quan Người Việt không ép, nhưng lại nháy mắt ra hiệu cho đám tận binh gốc chăm… “ Chỗ này anh không quản nữa, các chú muốn làm gì thì làm… cấm hãm hiếp giết người là được”…

Úi tà tà….

Đám tân binh Chăm như chó điên xổ lồng, dẫn theo đám nông nô nơi này củ hành đám cường hào ác bá. Cướp sạch lột sạch… một nửa chia nhau, một nửa nộp về chính quyền. Đây là luật…

Đám dân đen được chia gạo chia trâu bò lợn gà thì sướng khó ra nước mắt… Nguyện đi theo tân binh Chăm đến các làng khác chỉ điểm.

Thôi đi ông , khôn vậy ai chơi lại? Muốn cướp tiếp để dây máu ăn phần hử… không có cửa đâu. Đám tân binh Chăm đuổi thẳng cổ bọn khôn lỏi này qua sồn rồi chia nhau đến các thôn khác hành động.

Càng làm càng quen tay… tốc độ vận dân bưng về Tân Bình Lộ càng lúc càng nhanh.

Sau 14 ngày khi này ở Thành Châu Rí sau hai lần nhận được cầu viện cấp tốc ở Ô Châu đành phải phái đi 800 binh mã ứng cứu.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK