Ngày 10 tháng 6 tiết trời nóng bức, nhưng trên biển cảm giác thật thư thái, những cơn gió nhẹ mang theo làn hơi mát, khí ẩm ướt khiến cho cơ thể thật sảng khoái.
Đoàn chiến hạm ngáp ộp Bố Chính dẫn theo một đám đàn em nhu những chiếc đuôi dài lê thê hành tẩu trên biển.
Nói thế nào đây về hạn đội Bố Chính . không nói đến số chiến hạm khủng mà thằng em kết nghĩa khá nghĩa khí ở Medang tặng cho. Lúc này Bố Chính đã hỗ trợ cho Ngô Khảo Ký một số lượng không nhỏ chiến hạm. Bốn đại chiến hạm thực sự danh phùng kỳ thực. hai mươi tàu đổ bộ madein Bố Chính sao chép của Đại Việt nhưng có nhiều cải tiến vượt trội hơn nhiều.
Nói về đại chiến hạm bốn chiếc mà Lý Từ Huy đã vận dụng mọi kỹ năng của bản thân cùng kết hợp với công nghệ đóng tàu lúc này của Medang – Đại Việt – Tống đã tạo ra một con quái vật thực sự trên biển.
Về kích thước thì con hàng này đã tiệm cận năm mươi mét chiều dài. Vốn dĩ không thể chế tạo nhiêu hơn vì Long cốt chính của nó cần những cây gỗ chất lượng nhất với chiều dài vượt trội.
Với công nghệ sắt thép vượt thời đại của Bố Chính thì việc dùng các xương kim loại cỡ lớn hỗ trợ gia cố cho các xương gỗ thông thường đã được hiện thực hóa. Cân bằng giữa xương kim loại và cỗ cũng không khiến cho trọng lượng chiến hạm tăng lên quá nhiều.
Hệ thống buồm của new chiến hạm Bố Chính không quá thay đổi so với người Medang. Không phải Lý Từ Huy không thể thiết kế những hệ thống buồm phức tap của các thuyền buồm kỷ 17 – 18 mà nàng không dám. Vì Ngô Khảo Ký không tại, không có ai kiểm tra những thiết kế mới cho nên Lý Từ Huy sợ phạm vào quy tắc cho nên chỉ dám kết hợp những gì có sẵn của các công nghệ hiện có ở Bố Chính cùng công nghệ đóng tàu Medang- Đại Việt – Tống để tạo ra loại chiến hạm kiểu mới này mà thôi.
Chiến hạm mới mà Lý Từ Huy thiết kế thực chất không có gì đột phá về mặt kỹ thuật so với chiến hạm của Medang. Chẳng qua về kết cấu sẽ cân đối hơn vì Lý Từ Huy là một người được đào tạo bài bản về hàng hải cho nên việc cân bằng tỉ lệ của một con thuyền sao cho hài hòa nhất thì nàng có hẳn công thức để áp dụng. Thêm vào đó diện tích buồm tính sao cho đủ và đúng cũng được nàng công thức hóa. Chỉ riêng những cải tạo này cũng đã đủ cho những chiến hạm mới đóng có những công năng trội hơn một chút so với nguyên bản chiến hạm Medang.
Về khung long cốt của chiến hạm thì Lý Từ Huy bê nguyên cấu tạo long cốt kiểu chiến thuyền Mã Lai, bù thêm những kết cấu sắt thép làm trụ đỡ gia cố sức chống chịu. Vẫn biết kết cấu long cốt kiểu răng lược của Đại Việt là một sáng tạo tuyệt vời tăng độ dẻo dai, đàn hồi và có thể chống chịu sóng mạnh. Đây là một phát kiến mang tầm cỡ cánh mạng trong việc đóng ghe tàu của người Việt. Nhưng sự kết hôp của hai loại vật liệu sắt thép cùng gỗ với độ đàn hồi khác hẳn nhau không cho phép Lý Từ Huy đi theo con đường này.
Vì theo đuổi kích thước lớn, tăng tải trọng của thuyền , Lý Từ Huy bắt buộc phải kết hợp các kết cấu thép vào khung thuyền để gia cố. Công nghệ Bố Chính dư sức để có những thanh thép đủ chịu lực này. Nhưng cũng chính vì đi theo hướng này cho nên Lý Từ Huy bắt buộc phại chế tạo thuyền theo phương thức cứng chọi cứng cùng sóng gió.
Thực tế thì cả hai loại kết cấu xương long cốt kiểu răng lượng hay xương long cốt full chiều dài đều có ưu và khuyết điểm riêng của mình. Tùy theo nguyên liệu sẵn có để thiết kế thì chọn một trong hai đều tốt cả. Có điều nếu đóng thuyền theo kiểu Đại Việt thì sức chịu đựng với sóng lớn sẽ thực sự tốt, ngay cả biển động và chịu những đợt sóng vặn xoắn thì chiến hạm cùng trọng lượng thuyền Đại Việt sẽ chịu đựng tốt hơn. Nhưng kết cấu long cốt răng lược lại hạn chế kích thước của loại chiến hạm này. Chiến hạm Mã Lai thì có kết cấu long cốt tương tự các loại thuyền buồm Châu Âu sau này , lấy cứng đối cứng cùng sóng biển cho nên thành thuyền, long cốt, ván thuyền đều phải cực dày và chắc. Chính điều này tăng lên trọng lượng thô của chiến hạm , giảm tải trọng của thuyền. Nhưng kết cấu này có thể chế tạo những chiến hạm cỡ siêu lớn miễn là có nguyên liệu thích hợp.
Được rồi, Lý Từ Huy thiết kế chiến hạm đi theo hướng Mã Lai, chẳng biết hiệu quả ra sao nhưng nói chung sự to lớn vượt bậc của chiến hạm đã là một ưu thế uy hiếp trực tiếp đến quân địch. Loại này thuần túy dùng trên biển và những con sông với mực nước sâu. Nói chung không tiện lợi cho thủy chiến. Nhưng lúc này Ngô Khảo Ký đang phát triển hải quân và tạo những tuyến đường mậu dịch trên biển. Cho nên chiến hạm của Lý Từ Huy thiết kế hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Thiết kế thêm vào thứ hai cho chiến hạm mà Lý Từ Huy thực hiện đó chính là mũi quả lê cho mũi tàu để triệt tiêu sóng mũi của thuyền. Từ đó các chiến hạm này sẽ có tốc độ cải thiện hơn một chút so với các chiến hạm không được trong bị mũi quả lê. Lý Từ Huy dám tự tiện thêm điều này vào vì trong lích sử hàng hải các chiến hạm của La Mã đã dùng từ lâu, chẳng qua chúng được dùng với mục đích để đâm thuyền đối phương chứ không phải tăng tốc. Nhưng là một nhà thiết kế cơ khi hàng hải chính hiệu thì Lý Từ Huy hiểu rõ công dụng của thứ này cho nên mạnh dạn thêm vào chiến hạm mới.
Thật ra Lý Từ Huy còn đang nghiên cứu cải tiến động cơ đẩy cho chiến hạm . Vẫn biết chiến hạm Bố Chính di chuyển chính dựa vào buồm cùng hải lưu. Nhưng nếu chỉ vậy thì rất bất tiện khi tác chiến. Lúc này 100% chiến hạm trên địa cầu đều là kết hợp cả chèo và buồm cho nên Lý Từ Huy cũng phải bố trí một động lực cho thuyền.
Dùng chèo ha bên dĩ nhiên với những tay chèo thuyền chuyên nghiệp dĩ nhiên là kết cấu mà ai cũng hiểu. Trong thời đại này chỉ có quái thai Tống Triều là thiết kế guồng quay chân đạp hai bên cho chiến hạm mà thôi. Thứ này không hề thích hợp đi biển hoặc di chuyển xa.
Lý Từ Huy thử nghiệm một kết cấu hoàn toàn mới đó chính là chân vịt cho chiến hạm. Được rồi nếu có động cơ hơi nước hay động cơ dầu thì chân vịt là một thiết kế không thể tốt hơn để làm động lực cho chiến hạm nhưng nếu động cơ của thuyền chỉ chạy bằng cơm thì thiết kế kia liệu có thiết thực và hiệu quả hay không?
Không cần biết, bà thích thì bà thử giờ đây Lý Từ Huy ở Bố Chính là nhất, bố ai dám cãi. Vậy là cô nàng vận dụng hết đầu óc sáng con tạo của mình để thiết kế một cơ cấu phải nói là siêu phức tạp tạo nên động lực cho chân vịt của chiến hạm. Nhưng tam thời các kêt cấu này vẫn chưa thành công hoàn toàn. Cho nên trong thời gian ngắn để cung cấp kịp thời chiến hạm chất lượng cho Ngô Khảo Ký nơi phương bắc thì Lý Từ Huy thiết kế chiến hạm theo phương thức mái chèo thông thường.
Bốn chiến đại chiến hạm mới nghe có vẻ hơi bèo so với hai mươi mấy đại chiến hạm đang có sẵn của Ngô Khảo Ký. Nhưng nói thật đây mới chính là những chiến hạm hoàn mĩ nhất mà Ngô Khảo Ký có trong tay. Với các phép tính khoa học và tỉ mỉ. Lý Từ Huy đã cân đối trọng lượng dàn đều trên thân chiến hạm đồng thời đây cũng là những chiến hạm thiết kế từ đầu tích hợp hệ thống ụ pháo Ballista chứ không phải kiểu cải tạo chắp vá trước đây. Cho nên thân chiến hạm hoàn toàn không có nhược điểm về trọng lực đè nén.
Có thể nói sức chiến đấu của bốn chiến hạm mới này có thể đỉnh sáu bày chiến hạm cũ nếu chất lượng thành viên thủy thủ đoàn như nhau.
Một hạm đội khủng bố như vậy ầm ầm tiến vào vùng biển Hoàng Hài nơi sông Trường Giang đổ ra biển sẽ gây nên tình trạng hoảng loạn như thế nào cho Tống triều.
Thế nhưng đáp lại hành động quân sự rầm rộ của Ngô Khảo Ký đó chính là một con thuyền “cỡ nhỏ” đơn độc rời bến hướng về phía hạm đội công ty Tân Bình Đông Hải .
Soái hạm Bố Chính hải quân cờ xí ngập tấp nập. quân sĩ giáp mão nghiêm trang sáng loáng, gương mặt mỗi người nghiêm túc mà lạnh lẽo. Ánh mắt muôn người như một như thực chất lóe lên sát khí. Giáp mác tua tủa dựng thẳng chía lên trời không khí nghiêm cẩn đến vô cùng.
Sàn thuyền chiến hạm phía trước cao đến trên nắm mét, lúc này đang có một chiếc thang lớn bắc qua. Từ chiếc thuyền nhỏ xuất phát từ lục địa Đại Tống một người trung niên đang chật vật leo lên.
Có vẻ ông ta cơ thể không quá cường kiện nên khá vất vả di chuyển trong điều kiện này.
Xoạt – Xoạt… leng keng…
Đám binh sĩ chờ cho vị trung niên nhân dáng người cao gầy mặc quan phục màu đỏ của Đại Tống mò lên đến sàn thuyền thì gác giáo mác chặt ngang mà hô lớn.
“ Kẻ đến là ai, xưng danh báo tánh..”
Nói thật đây chỉ là lệ bộ mà thôi, trước đó thì người của thuyền nhỏ đã từ xa dương lên cờ tín sứ, tiếp cận cũng đã đưa lên bái thiếp cả rồi. Nhưng lệ bộ của quân đội thì vẫn phải làm như vậy, một là để thể hiện uy danh của quân sở thuộc, hai là để hạ mã uy của kẻ muốn tiến nhậm.
Nhưng người đến không phải kẻ bình thường. Tô Thức không nhanh không chậm ổn định thân hình, từ từ chỉnh lại y phục không mấy ngăn nắp do phải leo trèo. Sau đó ông ta mới từ từ chắp tay làm một lễ không kiêu không nịnh.
“ Tại hạ Tô Thức nhậm chức Xu Mật Viện Đồng Tri Đại Tống Quốc, lần này nhận mệnh Hoàng Đế bệ hạ đến đây gặp Ngô tướng quân có chuyện cần bàn bạc”
“ Vậy thì Tô tín sứ cảm phiền chờ đợi. Tại hạ cần vào bẩm báo cho Hầu gia”
Người sĩ quan Đại Việt cũng không để mất phong độ, trực tiếp chắp tay đáp lễ sau đó rõng rạc nói chuyện. Nói chung là Ngô Khảo Ký dù đang ở thế có thể lấy thịt đè người nhưng lễ tiết thì không nên bỏ. Cái này gọi là phong độ, không nhất thiết hai phe đang đánh nhau khi nói chuyện cứ cần chửi đổng lên như hàng tôm hàng cá.
Tô Thức gật đầu ra vẻ ưng ý, nói chung xuất thân là nho gia cho nên lão này rất để ý đến lễ tiết, thấy được quân sĩ của Đại Việt rất phong độ thì ông ta cũng cảm thấy ba phần kính trọng.
“ Cảm phiền vị tướng quân này vào thông báo” Tô Thức lên tiếng.
Chẳng bao lâu đã có một đoàn quân sĩ từ lâu thuyền soái hạm bước nhịp đều tiến tới mở đường dẫn Tô Thức tiến lên. Tô Thức độc thân một mình mà tiến tới không cần mang theo hộ vệ hay vệ sĩ gì, ông ta biết điều đó không quan trọng và không ý nghĩa gì cả. Mang theo người chỉ làm giảm đi uy phong bản thân mà thôi.
Tô Thức tuy là một văn quan nhưng ông ta là người tài cao học rộng, thoáng đưa mắt đánh giá xung quanh tuy ngoài mặt vẫn tỏ vẻ ung dung đạm mạc của đại Nho gia nhưng bên trong lòng ông ta đã dạy sóng.
Lực lượng thủy quân Đại Việt mà ông ta nhìn thấy trước mắt quân dung quá mạnh, tuy rằng theo đánh giá về thể hình không lại với người phương bắc Hoa Hạ nhưng về quân kỷ thực tế đã thắng ba phần. Thêm vào đó binh khí khôi giáp thoáng nhìn qua đầy đủ và mạnh hơn người Tống quá nhiều. Chế thức giáp mão của cả trăm quân , tốt ở trên chiến hạm này đều là đẳng cấp giáo úy trong quân Đại Tống . Tô Thức không tin đây là một sự sắp đặt hay chuẩn bị, bởi bì thuyền của Tô Thức xuất hiện mang tính bất ngờ. Cho nên có thể nói đây chính là trang bị thực tế của quân Đại Việt.
Thật ra Tô Thức có hơi nhầm lẫn, quân của Bố Chính không phải “thủy quân” mà là “ hải quân” . Ở Bố Chính lúc này sự chuyên nghiệp hóa các thành phần quân đội cực kỳ sâu sắc. Không như các lộ quân lúc này của các thế lực trong khu vực.
Trước khi rời đi Ngô Khảo Ký đã để lại một bản phương án về cách phát triển các loại quân chuyên môn mỗi loại quân đó có cách huấn luyện và trang bị rất khác biệt.
Ví như Tô Thức lúc này nhìn thấy hơn trăm binh sĩ trên khoang thuyền của Soái Hạm là lực lượng Hải Quân Lục chiến của Ngô Khảo Ký . Đám này thuộc thành phần tinh nhuệ nhất của Bố Chính với thành phần chủ yếu là người gốc Việt- Châu Âu – Mã Lai được đào tạo kĩ càng nhất và đã tham gia nhiều trận chiến được chọn lọc ra.
Đám này khi mặc giáp nhẹ có thể nhảy thuyền chiến đấu như hải quân, nhưng khi mặc vào giáp nặng tiến lên bờ theo tàu đổ bộ thì sẽ chiến đấu như bộ binh nặng. Lực lượng này khá đông đảo trong thành phần 2 vạn quân của Bố Chính tổng cộng lên tới 6 ngàn người.
Trong số sáu ngàn hải quân lục chiến này thì có đến gần bốn ngàn người xuất thân Châu Âu. Vốn dĩ quân Châu Âu chỉ có hai ngàn thông qua vài đợt chiến đấu nhân số giảm xuống một ngàn tám. Nhưng tụi buôn người Mã Lai thấy rằng nô lệ Châu Âu quá có giá tại Bố Chính cho nên liên tục tìm cách tìm Châu Âu nô lệ và đưa đến Đại Việt không những thế người nô lệ da đen Châu Phi cũng không thiếu gì.
Cho nên Lý Từ Huy bổ xung quân cho Bố Chính đa phần là nô lệ Châu Âu cùng Châu Phi.
Tiếp theo kể đến chính là lực lượng kỵ binh hỗn hợp của Bố Chính với mười lăm voi chiến cùng một ngàn kỵ. Thực tế lực lượng này là một mối nhức đầu của Ngô Khảo Ký vì nó chiếm hữu quá nhiều diện tích của hạm đội. Cũng may đi theo hạm đội là lực lượng thuyền buôn hùng hậu của Bố Chính một phần được Medang hỗ trợ các loại thuyền buôn cỡ lớn một phần cướp được của người Tống. Nhưng kể cả như vậy thì đây vẫn là gánh nặng cực lớn cho hạm đội và kéo lại vận tốc di chyển, tác chiến của Ngô Khảo Ký . Cũng may Ngô Khảo Ký đã có được căn cứ Lưu Cầu, cho nên thông qua vài đợt thuyên chuyển thì cả Voi, chiến mã đều được vận chuyển từ Cảng Bạch Hải đến Lưu Cầu để tái chăm sóc để hồi sức chiến đấu.
Cuối cùng đó chính là lực lượng hải quân chuyên môn, tức là chỉ có thể chiến đấu tốt trên biển cũng như hoạt động khá trên sông nước. Nòng cốt chính là tám ngàn người Mã Lai – Bố Chính . Tất nhiên người Việt đang từ từ thâm nhập vào hệ thống chiến đấu trên biển. Ở Bố Chính thực tế vẫn còn một vạn bộ binh gốc Việt – Chăm- Môn sau chiến tranh Chiêm – Bố Chính vẫn chưa giải trừ quân bị mà tiến hành huấn luyện gắt gao hơn. Thêm vào đó chính là năm ngàn hải quân người Việt hoàn toàn đang ngày đêm học hỏi hải chiến từ các sĩ quan dày kinh nghiệm của Medang. Ngô Khảo Ký dự định sẽ thay quân một phần trong thời gian tới và cho linh gốc Đại Việt tham chiến. Một nử Hải quân Mã Lai sẽ cho về Bố Chính để nghỉ ngơi cũng như bảo vệ bờ biển Tân Bình Lộ.
Số còn lại chính là hơn bốn ngàn Nô lệ da đen người gốc Phi mà Lý Từ Huy mới mua bán được. Đám này có thể nếu đào tạo là một lực lượng chiến đấu không tồi. Nhưng mấy anh da đen cao to đen hơi hôi này là những tay chèo thuyền nô lệ kỳ cựu. Cho nên các hải quân Mã Lai được giải phóng hoàn toàn khỏi công việc chèo thuyền. Thay vào đó lính Mã Lai thiện chiến trên bển chỉ còn tập chung cho công việc chiến đấu mà thôi.
Có thể nhiều người thắc mắc cả Tân Bình Lộ với tam châu Minh Linh, Tân Bình, Lâm Bình tổng số dân không tới 14 vạn mà quân đội nghe sơ sơ cũng hơn bốn vạn người. Điều này không quá vô lý một chút sao?
Thực tế hoàn toàn không vô lý một chút nào, vì bản thổ quân Đại Việt rất ít chỉ chiếm không đến hai vạn mà thôi. Trong quân đội Bố Chính tính sơ sơ có đến một vạn là người Mã, lúc này binh nô lệ Châu Âu – Châu phi sau hai đợt mua bán của Ngô Khảo Ký -Lý Từ Huy đã lên đến tám ngàn. Thêm vào đó có 3 ngàn quân là người Môn trên núi không thuộc hệ thống dân số đồng bằng 14 vạn của Tân Bình. Thêm nữa số quân Sanock cùng thường binh Chiêm đã đầu hàng Ngô Khảo Ký và đóng quân ở thành Quảng trị lên đến năm ngàn người. tính đi tình lại thì thực tế quân Bố Chính gốc Việt Chiêm bản thổ chỉ có tầm hơn vạn mà thôi. Do đó tỉ lệ quân đội với dân cư của Bố Chính hoàn toàn có thể lý giải được.
Quay lại với Tô Thức ôn ta nhìn thấy quân đội cùng tàu chiến hùng hổ của Ngô Khảo Ký thì trong lòng có phần sợ hãi. Nhưng ông ta không biết rằng hải quân Bố Chính không phải chỉ là như vậy. Thực tế hải quân Bố Chính không quá mạnh đến mức không thể chiến thắng. Nếu chiến đấu đơn thuần là nhảy thuyền, đâm thuyền, chém giết cướp thuyền thì quân Bố Chính cũng có thể bị đánh bại như ai.
Hải quân Bố Chính mạnh ở hỏa công cùng thuốc nổ. Tức là Ballista cùng lựu đạn được phóng đi từ các loại nỏ lớn bé chuyên dụng đã được cải tiến. Cho nên thiếu dầu hỏa, thiếu thuốc nổ thì hải quân Bố Chính chẳng khác gì hổ đã bị bẻ răng.
Nói thật trong hai tháng qua Bố Chính chính là rơi vào tình trạng thiều thuốc nổ cùng dầu hỏa sau những trận chiến đốt tiền ở Ải Côn Lôn và Ung Châu. Lượng hỏa đạn và lưu đạn của Ngô Khảo Ký đã thấy đáy.
Cũng may lúc này đã có một lượng lớn thuốc nổ cùng dầu hỏa Lý Từ Huy viện trợ cho nên Ngô Khảo Ký trở nên ngang ngược hơn nhiền , dám tiếp nhận những đơn đặt hàng “lớn”. Thuốc nổ thì bắt buộc phải chuyển từ Bố Chính điều này không thay đổi. Nhưng Ngô Khảo Ký đã biên thư về cho Lý Từ Huy chuyển một dàn “hóa dầu” đến Lưu Cầu. Ngô Khảo Ký không thể không tiến hành sản xuất dầu hỏa tại chỗ. Không có lựu đạn thì thôi, không có đủ cả dầu hỏa thì Ngô Khảo Ký mất điện tại chỗ. Lần thiếu thốn thuốc nổ dầu hỏa vừa rồi đã gây cho Ngô Khảo Ký một sự chậm chễ cùng e dè nhất định trong các bước kế hoạch độc bá Hoa Đông cùng Hoàng Hải của mình.