Tại thời điểm này thì quân đội Thập Tự Chinh của Quý Tộc đã tới được thủ phủ mới của Byzatine ở Thessaloniki. Đây là một thành bang ở gần biển cách Constantinople tầm 450km về phía Tây. Tức là quân Đông La Mã phải lui lãnh thổ về rất xa sau khi Benjamin đánh chiếm được Constantinople.
Sau khi đánh chiếm Constantinople thì Benjamin chủ củng cố nơi này mà không mở rộng thắng lợi đánh tiếp về phía Tây thu phục các lãnh thổ , thành bang khác của Đông La Mã, không phải hắn không muốn mà không thể. Bởi một lẽ Suljuk không đủ lực để dùy trì một cuộc viễn chinh tiếp tục và kéo dài.
Lúc bấy giờ đạn pháo , thuốc nổ đều có hạn, thuyền hơi nước cũng chưa có.
Hải quân Suljuk có thể quản được eo biển Sừng Vàng nối liền Constantinople và Nicaea nhưng không thể bò ra khu biển Marmara được. Bên ngoài vùng biển này hạm đội hải quân của Đông La Mã vẫn rất mạnh, nhất là họ được hỗ trợ từ các cường quốc hải quân như Venice, Normans Sicily.
Quãng hải trình từ biển Marmara tới biển Aegea có tới cả trăm địa điểm có thể phục kích hạm đội. Tức là có thể bất chợt áp sát hạm đội đánh cận chiến, lúc ấy hỏa pháo của quân Seljuk không còn ý nghĩa.
Mà đánh cận chiến trên sàn thuyền thì chắc chắn quân Hồi giáo sẽ thua thiệt, bọn họ toàn là các con vịt cạn cưỡi ngựa là chính, chém giết trên sàn thuyền không phải sở trường.
Thêm vào đó các đòn ram đam thẳng của chiến hạm Galley nhiều tầng mái chèo rất kinh khủng, thậm chí có thể xé nát một chiến hạm Cog hay Nef trang bị pháo của Seljuk.
Tức là hỏa pháo chiến hạm thời này của Benjamin hay cả Richard < Cánh Tay Trái> không thể kết liễu nhanh đối phương, họ cần một không gian lớn để tác chiến tận dụng ưu thế tầm xa. Nếu như trong các vùng biển phức tạp , nhỏ hẹp nhiều chỗ ẩn nấp tấn công thì pháo hạm cũng không có mấy tác dụng.
Điều này có thể thấy rõ khi Pháo Hạm Đại Việt mạnh đến bao nhiêu nhưng vẫn bị quân Mallaca áp sát và lúc đó chúng thậm chí có thể gây tổn thất kinh khủng đến hải quân Đại Việt.
Cho nên đừng tưởng có thuyền gắn hỏa pháo thì muốn làm gì thì làm. Cái thời đó còn chưa đến, pháo hạm lúc này còn chưa đạt đến trình độ cớ đó.
Không có pháo hạm hải quân tiếp viện, đường lương thảo sẽ cực kỳ khó khăn khi đánh sâu vào nội địa của Đông La Mã. Càng khó khắn hơn khi phải mang theo hỏa pháo thuốc nổ và cả đống vật tư phụ trợ.
Mà khi này Seljuk vẫn đang trong tình trạng tranh đấu, công nghiệp nông nghiệp chưa có cải tiến gì. Nếu cố mở rộng chiến quả thôn tính cả Đông La Mã thì có khi Suljuk suy sụp rồi loạn luôn.
Chính vì nhiều yếu tố kết hợp lại mà Benjamin chỉ đánh đúng Constantinople sau đó dừng truy sát Đông La Mã tàn quân.
Hắn muốn quay lại Suljuk bắt tay cùng Tống Kiệt cải cách Suljuk chuẩn bị cho một cuộc chiến thực sự sẽ đón chờ bọn hắn sau đó- Thập Tự Chinh.
Phải nói là Benjamin rất khá, ít nhất hắn không mù quáng vì chiến thắng ở Constantinople mà quên đi mục tiêu lớn.
Và Benjamin đã đúng, su 4 năm cố gắng nỗ lực của cả hắn và Tống Kiệt , các phe phái ở Seljuk vì lợi ích chung mà đoàn kết hơn. Cả kinh tế, nông nghiệp và khoa học kỹ thuật đều nhảy vọt.
Và bọn hắn dám đương đầu với một trận chiến cam go trước mặt.
Aléxios I Komnēnós Hoàng Đế Đông La Mã không phải là một tay mơ, ông vừa là một tay quân sự lão làng lại là một tay chính trị khét tiếng.
Có thể kể đến như trong lịch sử, ông ta hô hào Thập Tự Chinh nhưng khi quân Thập Tự Tây Âu đến thì hắn lại chì support lương thực cùng vũ khí mà không trực tiếp đưa quân tham chiến.
Đến khi quân Thập Tự Quý Tộc có vẻ trên đà chiến thắng thì thằng này lại cho quân nhảy vào hớt hết tay trên thành quả của quân Thập Tự.
Đương cự như trận vây hãm thành Nicaea trong lịch sử, quân Thập Tự đánh mấy tháng trời, đập tan mấy cuộc giải vây của người Seljuk, đến khi Nicaea sắp tàm thì Aléxios I Komnēnos bí mật cho người vào trong thành Nicaea chiêu hàng. Cuối cùng Aléxios I Komnēnós phối hợp với thành chủ Nicaea để cho một nhóm quân đội Đông La Mã vào chiếm trước Nicaea.
Khi quân thập tự các quý tộc biết được thì đã muộn.
Bọn họ có tức giận Aléxios I Komnēnós khôn lỏi, tráo trở thì cũng chịu chết, vì lương thực vũ khí của họ đều bị tên Hoàng Đế này bóp chặt. Cuối cùng đám quý tộc còn phải bị buộc trung thành với Aléxios I Komnēnós thật là quá khôi hài.
Chỉ thông qua vài chi tiết để có thể hiểu Aléxios I Komnēnós không thể đánh giá thấp hắn ta.
Xui xẻo đó là Aléxios I Komnēnos đụng độ Benjamin và Tống Kiệt. Hai thằng xuyên không cùng bắt tay, một thằng lo hậu phương , một thằng dẫn quân với hoả pháo, thuốc nổ, Culverin súng hoả mai mà đánh. Thử hỏi Aléxios I Komnēnós chịu sao thấu.
Thế nhưng cũng đừng nghĩ lúc này Đông La Mã yếu cho dù bọn họ mất đi Constantinople , ngược lại sau bài học thất bại ở Constantinople thì vị Hoàng Đế này không nhụt trí mà càng trở nên mạnh hơn.
Như đã nói, Đông La Mã không nằm trong khu vực phân chia thị phần của đám Richard, Robert, Henry và William. Cho nên đây là một thị trường mở và cạnh tranh.
Nhưng khi Henry và William thâm nhập tới nơi này thì phát hiện các công ty Normandy đã tràn ngập Đông La Mã.
Tức là Richard và Robert đã tới Đông La Mã và phát triển trước đám Henry rất lâu.
Aléxios I Komnēnós là một tay gạo cội chính trị, hắn đã nhìn ra điểm thiếu hụt của Đông La Mã về công nghệ hoả khí và nhiều mặt khác thứ mà Richard.
Cho nên Aléxios I Komnēnós bất chấp mối thù của Đông La Mã đối với người Normans trước đó không lâu mà trân thành hợp tác tạo điều kiện cho các công ty của Robert và Richard tung hoành ở Đông La Mã. Nói cách khác đây là thu hút đầu tư nước ngoài theo cách nói hiện đại.
Đông La Mã giàu tài nguyên, ngay cả than đá cũng có , quặng mỏ lại không thiếu Vùng Normandy nhiều đồng bằng nhưng chưa hẳn nhiều tài nguyên khoáng sản. Cho nên Richard rất chú trọng phát triển các công ty của mình ở Đông La Mã, thậm chí trong bốn năm qua đã có ba lần Robert đích thân đi qua Đông La Mã. Còn số lần hai bên sứ thần trao đổi qua lại thì đếm không hết được.
Ngay cả cánh đồng phân để chế tạo thuốc nổ thì Đông La Mã phát triển chỉ sau Normandy với sự đầu tư của Richard xây dựng các nhà máy thuốc nổ nơi đây.
Dân số Đông La Mã ước tính 12 triệu người cho nên mạnh mẽ sản xuất gấp nhiều lần các xưởng thuốc nổ ở Normandy.
Thuốc nổ thành phẩm thì chế tạo ở Normandy sau đó theo tỉ lệ phần trăm ăn chia mà giao ra toàn Châu Âu.
Nhưng nếu nói về sản xuất thuần KNO3 thì Đông La Mã là đứng đầu trong các thế lực. Cho nên theo tỉ lệ ăn chia ½ thì số lượng thuốc nổ cắt về cho Đông La Mã không hề ít.
Quan trọng nhất đó là Đông La Mã còn có một nguồn thu KNO3 từ các đảo chim nhân tạo.
Địa Trung Hải nóng ẩm rất thich hợp cho chim sinh sống, khí hậu không quá khắt khe, cho nên các đảo chim dọc bờ biển Thessaloniki thu hoạch tốt lắm.
Tổng hợp các yếu tố trên thì Đông La Mã dù mất đi Constantinople nhưng kịp thời tỉnh ngộ cho nên không những chưa lụi bại mà còn hiện đại hoá nhanh hơn các quốc gia Tây Âu.
Cho nên sự việc trong lịch sử lại diễn ra lần nữa. Aléxios I Komnēnós vẫn đủ sức mạnh đè ép các cánh quân Thập Tự khi mà bọn họ thiếu đi sự đoàn kết nên có.
Trong lịch sử Thập Tự Quân Quý Tộc lèo tèo 3-4 vạn. Nhưng lúc này khác lịch sử quá nhiều. Thập Tự Quân quý tộc lên đến 150 ngàn người trùng điệp chia nhau tiến vào Byzantine.
Họ vẫn được Aléxios I Komnēnós đón tiếp nồng nhiệt như trong lịch sử, vẫn được hỗ trợ lương thực , vật tư một cách chu đáo nhất.
Sau đó bằng một cách nhanh nhất, một tuyến đường vận tải hỗn hợp thuỷ bộ đưa các cánh quân Thập Tự Quý tộc áp sát Constantinople. Có thể thấy cái tuyến đường này Aléxios I Komnēnós đã chuẩn bị chu đáo từ rất rất lâu rồi.
Nếu có ai hỏi Aléxios I Komnēnós vì sao phải tốn công sức mà làm như vậy?
Aléxios I Komnēnós sẽ mỉm cười mà nói “ Cảm ơn Richard cánh tay trái”.
Tất nhiên là Richard < Cánh Tay Trái> sẽ lường trước chuyện này mà bày cho Aléxios I Komnēnós chuẩn bị một con đường nhanh nhất, thuận tiện nhất “trục xuất” đám Thập Tự Chinh khỏi lãnh thổ Đông La Mã rồi tung bọn họ vào chiến trường với người Suljuk.
Thẳng thắn mà nói , quân Thập Tự Chinh cực kỳ phiền hà, trong quá khứ lịch sử, bọn hắn đi đến đâu đều gây rắc rối đến đó, không nhiều thì ít.
Nhưng lúc này công việc chuyển quân đã thành hệ thống.
Đông La Mã trở thành một trạm chung chuyển khổng lồ vận hành với hiệu suất cao nhất, để bao nhiêu quân, bao nhiêu vật tư của Tây Âu đều có thể nhanh nhất tới chiến trường.
Có thể làm phép so sánh như vậy bình thường trước kia nếu để đi 600km thì quân Thập Tự Chinh khổng lồ mỗ đạo phải lết tầm 2-3 tháng vì còn phải mang theo hỏa pháo nặng nề. Công việc di chuyển không dễ. Nhưng một khi họ bước chân vào Serrbia thì tốc độ di chuyển của họ sẽ đột ngột tăng vọt với hệ thông đường xá đã chuẩn bị trước, các trạm nghỉ ngơi, nước uống, lương thực đều đầy đủ. Phương tiện di chuyển cũng đã chuẩn bị. Chỉ trong 10 ngày quân Thập Tự Chinh có thể từ Serrbia đi đến Thessaloniki.
Ở Thessaloniki luôn có sẵn một đội vận tải thuyền khổng lồ chờ đón để tống khứ quân Thập Tự Chinh khỏi thủ phủ mới của Đông La Mã theo biển Aegea tới thành phố cảng Alexandroupoli.
Quãng đường biển 250km này chỉ tốn năm ngày.
Từ cảng Alexandroupoli lại có một hệ thống đường bộ cực kỳ hiện đại đã được kỳ công sửa sang thông đến Tekirdağ và cuối cùng là phòng tuyến Çorlu. Đây là phòng tuyến cầu kỳ dài 3km ngăn chặn sự tấn công của quân Seljuk và chỉ cách Constantinople gần 80km về phía Đông.
Khoảng 80km này là khoảng đệm, nhiều năm qua cả Đông La Mã và Seljuk sẽ đọ súng lẻ tẻ ở khu vực này, không có bên nào nhận được quá nhiều lợi thế, vì cả hai vẫn đang kìm hãm không muốn một trận xung đột mạnh mẽ trực diện.
Đông La Mã tuy có Richard giúp đỡ công nghệ vũ khí , nhưng chưa hồi phục kịp. Còn Seljuk thì đang bận cải cách cùng phát triển mọi mặt mà trù bị cho một trận quyết chiến với toàn Châu Âu.