Khó khăn nhất đó là sử lý chất thải phóng xạ . Ước tình một tổ lò phản ứng công suất 1.000 MW hằng năm thải ra 30m3 chất thải phóng xạ (CTPX) hoạt độ thấp. Thăng Long mà lắp đặt hệ thống lò hạt nhân nước sôi 50 MW ít nhất cũng phải thải ra 1,5m3 chất thải.
Gần 2m3 chất thải một năm nghe không nhiều nhưng tích tụ lâu lại cũng mệt. Nhất là nếu Đại Việt công nghệ nâng lên, có cả nước cứng để làm mát thì sao. Lúc đó công suất nhà máy hạt nhân điện có thể là 100- 200 – 500MW. Chất thải tăng mười lần thì phải xử lý ra sao?
Cách truyền thống là xây hầm ngầm kho chứa thôi, mà thực tế thì ở thời hiện đại cũng chỉ có cách này là đang được áp dụng.
Các biện pháp như trôn sâu cả Km, phóng tàu đẩy vũ trụ, trôn đáy biển, trôn trong băng . Tất cả còn trên giấy.
Cho nên vẫn là xây hầm ngầm.. đặt phóng xạ trong bình chứa thép không rỉ , lót chì , chờ 30-100 năm mấy thứ rác này bán rã là được.
Ùm chỉ có cách này thôi. Vấn đề là xây hầm ở đâu? Phải làm sao chống ngập lụt v.v… lại không quá xa nhà máy sợ vận chuyển không an toàn…
Xin lỗi. Không quá xa thì không có chỗ nào an toàn cả. Ngô Khảo Ký quyết định đóng một tàu nhỏ full thép bền vững để hàng năm chạy một chuyến đi Aleut cất chất thải phóng xạ. Xây hầm ở nơi không người ít người vẫn là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó ít mưa, khô ráo… rất thích hợp để cất giữ.
Thăng long vẫn phải có một hầm cất tạm thời trước khi vận chuyển đi Aleut. Ngô Khảo Ký đang tính toán thật kỹ nhất các khả năng để đặt nhà máy điện hạt nhân mini này.
Trong lúc Đại Việt thực sự đang phát triển thì ở Châu Âu cùng Tây Á cũng đang vươn mình nhanh chóng vượt qua thời kì mông muội.
Đặt nền tảng cho sự phát triển này đó chính là Richard ở xư Normandy, Tống Kiệt tại Isfahan và Benjamin Huy Tuấn ở Nicaea. Cả ba kẻ này đang trong giai đoạn phát triển bồng bột nhất.
Cả ba đã có thể lực của riêng mình hoặc là có chỗ dựa vững chắc của bản thân. Lúc này không ngờ Tống Kiệt sau khi lập quốc ở Ziela đã trên đường trở về Isfahan.
Dĩ nhiên con đường Tống Kiệt đi cũng là biển Persian rồi lên bờ, vượt qua thành bang Basrah mới có thể theo sa mạc đường bộ mà đến thủ phủ của Seljuk.
Lúc này vua Sultan Malik-Shah đã trở về kinh đô, trận chiến với Bazytine ở Nicaea anh ta cảm thấy sự có mặt của mình là thừa thãi. Do đó tốt hơn hết là về Isfahan để gặp “người con trai nhận” Turk Kie-t kia.
Không có mấy khi Vizier Nizam al-Mulk vắng mặt ở Isfahan, anh ta muốn thực hiện một vài mưu tính của bản thân..
Điều đáng buồn cười là Tống Kiệt và cả đám Biệt Kích Đại Việt gốc Arab chạm nhau ở cảng Basrah.
Vốn dĩ đám chiến binh gốc Ả Rập này muốn đi Bagdad để tìm loại hoa cúc quan trọng kia. Nhưng không ngờ họ nhìn thấy Tống Kiệt nơi đây.
Không khó để phát hiện ra những chiến hạm Đại Việt . Nó khác xa những chiếc thuyền Cog ở khu vực này vẫn hay dùng.
Đám Arab chiến binh thì không lạ gì loại chiến hạm này, nó nằm trong “ đặc điểm nhận dạng “ của đối tượng mà họ đang tìm kiếm.
Nhóm biệt kích Arab quá bất ngờ. Bọn họ không thể nào nghĩ đến có thể gặp Tống Kiệt nơi đây. Theo thông tin nhận được thì Tống Kiệt đã đi về Hồng Hải, chính vĩ lẽ đó nhóm Châu Âu Biệt kích lao theo nhưng cũng đã mất dấu. Khi đó Tống Kiệt đã từ lâu hoàng thành cuộc thánh chiến ở Ziela thậm chí còn thành lập được vương quốc Hồi giáo Suni của mình ở đây. Với danh vọng là kẻ dẫn đầu của Thánh Chiến Hồi Giáo cho nên danh vọng của Tống Kiệt ở đây cực cao. Hắn có thể quy tụ người Arab theo đạo Hồi Suni ở dọc bờ tây nam bán đảo Ả Rập quy phụ.
Thật sự nơi mênh mông Hồng Hải muốn tìm chính xác Tống Kiệt nhanh chóng rất khó, cho nên Châu Âu Biệt Kích quyết định tách hai nhóm. Một nhóm ở Hồn Hải tiếp tục truy tìm Tống Kiệt , Một nhóm tới Ai Cập nhà Fatimid muốn nhập Địa Trung Hải.
Thời này không có kênh đào Suez . Cái kênh nhỏ nối Đông Tây từ Biển Đỏ vào Sông Nile được Darius I hoàn thành những năm 500 trước Công Nguyên . Nhưng con kênh đào này rất nhanh bị tắc nghẽn bởi cát mặc cho những nỗ lực khơi thông.
Đến thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, một số nỗ lực khai thông con kênh này nhưng bất thành… sự chênh lệch nước biển Đỏ quá cao khiến sự ngập lụt kinh hoàng diễn ra ( cho đến nay vẫn còn dấu tích).
Đến những năm cuối thế kỷ 10 Al-Hakim bi-Amr Allah nhà Fatimid cố gắng một lần nữa con kênh Canal nối Đông Biển Đỏ và Tây Sông Nile này.
Tất nhiên cố gắng này thất bại, không bao lâu sau kênh đào này lại bị cát vùi lấp. Đây là lần cuối cùng con kênh này được sửa chữa và nó đã trở thành truyền thuyết.
Tức là cái con kênh Đông Tây từ Biển Đỏ nối sông Nile này chính là một sản phẩm thất bại bởi sự tính toán kém chính xác và kỹ thuật hạn chế của người cổ đại. Mỗi lần sửa chữa hay cố khai thông thì nó chỉ có thể dùng được một chút thời gian rồi lại tắc nghẽn.
Kể từ đó Venice trở thành kẻ trung gian giàu có giữa Á Âu buôn bán gia vị. Nhưng đến những năm tk15 Bartolomeu Dias khám phá ra tuyến hàng hải từ vùng Tây Ban Nha vòng qua mũi Hảo Vọng cực nam của Châu Phi sau đó trực tiếp đi qua Châu Á buôn bán. Từ đó cán cân kinh tế ở Châu Âu thay đổi hoàn toàn.. Venice đã trở thành kẻ thất bại trong cuộc đua này.
Như vậy Châu Âu Đặc Nhiệm để đi đến Địa Trung Hải đã phải bỏ thuyền ở biển Đỏ, sau đó hành trình bộ 130km tới Cairo , từ Sông Nile mua một chiếc thuyền buôn Nef sau đó là tiến về Croatia.
Con đường hành trình vất vả ra sao khó ai tưởng được.
Ấy vậy mà có mấy ngáo dị giới không biết bằng cách nào có thể từ Biển Đỏ thông thuyền chiến vào Địa Trung Hải đánh chiếm Châu Âu.
Lại có những cha dị giới chạy thuyền hơi nước vòng qua mũi hảo vọng chạy thêm 13 ngàn Km tiến đánh Tây Ban Nha… quả thật toàn siêu nhân với IQ vô cực.
Mười ba ngàn kilomet bằng từ Đại Việt đi tới California. Vậy mà các chế có thể từ Đại Việt Viễn chinh qua tận Tây Ban Nha với không hệ thống cảng tiếp tế.
Nên nhớ người Châu Âu về sau muốn thực dân được Châu Á là phải đánh lấn mấy trăm năm. Từ các đoàn thương buôn lập cảng dọc bờ biển Châu Phi, thực dân Châu Phi. Sau đó Đông Ấn Hà Lan mấy chục năm từ Châu Phi nền móng đặt các bến cảng tiếp liệu ở Ấn Độ, cuối cùng là chiến đóng Malacca, Philippines… đặt cảng ở Thượng Hải, Hongkong sau đó mới thực sự dám hống hách hô mưa gọi gió ở Châu Á.
Họ là mất mấy trăm năm để xây dựng cả một hệ thống đó… Mấy ông tướng xuyên không được mấy năm không cảng không tiếp tế có thể làm được những điều không tưởng đó… thật đáng nể phục.
Lại nói đám Châu Âu Biêt Kích tìm kiếm Tống Kiệt thì không gặp, cái đám Arab Biệt kích lò dò tách ra đi lấy Hoa thì gặp Tống Kiệt.
Nhưng mà nhìn đội ngũ trùng điệp binh hùng mã tráng của Tống Kiệt thì đám Biệt Kích số lượng mong manh tầm trăm người cảm giác rằng rất khó giết được thằng này.
Vậy nên biệt kích Ả Rập chia hai nhóm, một nhóm chỉ là bám theo Tống Kiệt để lấy thông tin. Một nhóm khác thì tiến về Bagdad.
Nhóm biệt Kích tiến về Bagdad nhìn như thương nhân bình thường trên sa mạc , lững thững đoàn lạc đà mà đi không có vọi vã gì.
“ Azard Huỳnh… đồng chí nhìn xem, phía trước có người thì phải?” Đội trưởng biệt kích Arab nheo nheo mắt ưng.
Hắn quen với hương vị gió và cát này… hắn không ngờ có thể một ngày quay về nơi đây nơi chôn rau cắt rốn.
Có điều hắn và đồng bọn lúc này chỉ là khách trên hoang mạc này thôi, bởi lẽ nhà của bọn hắn là Đại Việt…
Azard Huỳnh lén lút lôi ra một cái ống nhòm… hắn ngắm nghía về phía trước.
“ Thưa Đại Đội Trưởng.. là xác người, còn có lạc đà ở bên, có lẽ là bị cướp.. chúng ta nên cẩn thận” Hoa tiêu cẩn thận báo cáo lại…
“ Mọi người tụ tập lại, chuẩn bị khí giới.. hàng hoá không cần canh” Đội trưởng biệt kích nhóm lên tiếng.
Hassan-i Sabbah, kiệt sức nằm sấp trên biển cát sa mạc, hắn tuyệt vọng rồi. Kẻ địch thật mạnh mẽ cùng tinh ranh.
Cho đến bây giờ hắn vẫn không hiểu vì sao bản thân bị phát hiện, vì sao mọi bố trí của hắn ở Alamut lại thất bại? Kẻ địch của hắn dường như đoán được mọi bước đi, mọi bố trí của hắn ở thành phố này. Thân phận che dấu một thày giáo tầm thường cũng bị nhìn ra.
Các thành vệ quân được cài cắm vào một đêm bị hốt gọn.
Kẻ thù của hắn là một tên Do Thái bẩn thỉu tên Benjamin Huy Tuấn, một cái tên phát âm thật lạ. Thông tin về tên này Hassan-i Sabbah chưa từng hay qua, chỉ biết thằng này như từ trên trời rơi xuống vậy, chỉ sau một ngày đến Alamut đã tổ chức kết hôn cùng con gái của tên thành chủ ngu dốt hám của kia.
Ngày thứ 5 thì tất cả cơ sở mà Hassan-i Sabbah gây dựng đều bị bắt giết hoặc đánh tan.
Dưới sự yểm hộ liều chết của học trò cùng tử sĩ thì Hassan-i Sabbah mới chạy được khỏi Alamut.
Nhưng đám Do Thái kia thật mũi thính như chó, vậy mà truy sát hắn không buông... Một đường chạy từ Alanut đến Bagdad thì người của hắn đã không còn một ai, tất cả bị bắt giết, con đường duy nhất của Hassan-i Sabbah đó là chay về Biển Đỏ sau đó theo đường biến Persian sau đó trốn về biển Đỏ - Bắc Phi.
Nhưng Hassan-i Sabbah tuyệt vọng rồi, đám Do Thái quá bám người, hắn đã bị thương nặng, không còn lương thực, nước uống, phía sau có truy binh... phía trước là sa mạc không thấy cuối con đường.
Hassan-i Sabbah ngã xuống nền cát bỏng, chờ đợi cái chết đến gần, cát bụi lại về với cát bụi sao?