Kể cũng lạ, không hiểu từ lúc nào Huy Tuấn có thể nắm giữ khả năng viết bằng tay trái, hắn có thể viết có thể họa rất nhanh cũng không thua kém tay phải là bao nhiêu.
Khi này ngôi trong căn phòng dưỡng bệnh thuộc khu hồi phục chức năng, Huy Tuấn nhìn xa xa qua khung cửa sổ ánh mắt tràn đầy vẻ suy tư mà khó đặt bút viết thành câu.
Tên nhân vật, tên truyện đã đổi....
Không phải Lý Tô Ánh Nhi nhắc nhở thì Ngô Huy Tuấn mới đổi, thật ra hắn đã muốn viết những cái tên chân thật trong giấc mơ này vào truyện. Một câu truyện hoang đường nhưng hắn lặp đi lặp lại trong mơ, khiến hắn không thể không động bút chi chép lại giấc mộng ngàn năm đó...
Nhưng lúc này đây, khi dùng những cái tên chân thật để thổi hồn thì hắn rất khó đặt bút, bởi lẽ những lúc muốn viết thì nhiều cảm xúc như ùa về cùng lúc , khiến hắn rối loạn, khiến hắn không thể bình tĩnh....
Bỗng nhiên ánh mắt của Huy Tuấn ngưng trệ, như vô hồn mà mất đi tiêu cự... rồi vài giây sau chính ánh mắt trong vắt của người thanh niên đó bỗng trở nên tang thương già lão, thật không phù hợp với gương mặt tươi trẻ tràn ngập sức sống này....
Lạc cạch....
Chiếc bút chợt rơi xuống, tiếng động trong đêm tối vang lên.... thì ra người đó đã ngồi nguyên như vậy cả canh giờ... cho đến khi mặt trời lặn, đến khi màn đêm buông xuống, cho đến khu trước mắt hắn chỉ còn màu đen bao trùm....
Hắn đã quá quen với tăm tối… cả cuộc đời hắn dành ra để mang đến ánh sáng cho người khác nhưng bản thân lại chịu đựng bóng tối vây quanh.
Khẽ cử động…
Ánh sáng nhu hoà trợt tràn ngập căn phòng, hệ thống cảm ứng đã bắt được chuyển động của Huy Tuấn mà từ từ sáng lên, nhẹ nhàng, mơ hồ nhưng đó vẫn là những tia sáng đủ để đuổi bớt đi bóng tối đang ngự trị nơi đây…
Ánh sáng không chỉ đến từ những chiếc đèn, đèn có thể xua tan bóng tối bên ngoài tâm hồn, nhưng khoảng tối bên trong tâm tưởng thì chỉ chỉ có những thứ ánh sáng đặc biệt mới có thể xoa dịu một phần.
Ngô Khảo Ký chuyển ánh mắt, bàn tay run rẩy vuốt ve tập ban thảo Lý Triều Bá Đạo Phò Mã vẫn còn trên tay.
“ Cái tên này… đủ phế đi, nhưng ít nhất vẫn còn tràn ngập sức sống, ấu trĩ , ngây thơ nhưng thanh xuân cùng khao khát… cũng phải, có lẽ mình nên rút lui, hãy để cho chính mình có một cuộc sống khác lãng mạn hơn chăng?”
Người già thường hay lẩm bẩm tự sự, chiêm nghiệm, hồi tưởng, một vấn đề nhỏ có lẽ họ sẽ suy nghĩ rất lâu, vì một vấn đề nhỏ đó họ trong đời đã gặp qua nhiều lần, có nhiều ấn tượng cùng nhiều cách giải quyết khác nhau.
“ Ha ha…Lý Từ Huy em thấy không thời thanh niên của hai ta lại có lúc nhốn nháo vậy sao… viết rất chân thực…” Ngô Khảo Ký từ từ lật từng trang sách.
Đây là nhật ký, là tự sự nhưng cũng không phải.
Đây là một giấc mơ lãng manh hoá những sự kiện xảy ra trong đời người , đôi khi có chân thật ghi lại những điều tốt đẹp như một ký ức hạnh phúc, nhưng đôi khi những ký ức buồn, ký ức đau thương thì sao.
Những điều tồi tệ, những đau khổ dằn vặt trong thực tại, khi vào giấc mơ có thể được lãng mạn hoá , được làm đẹp hơn . Nhưng đôi khi trong những cơn ác mộng thì những ký ức đau thương sẽ bị nhân lên vô số lần… khoét sâu vào thâm tưởng, hằn lên trái tim, cắt ra từng lớp tâm tư rỉ máu.
Có điều may mắn “ Lý Triều Bá Đạo Phò Mã” là một giấc mơ lãng mạn của người thanh niên Huy Tuấn, sự lãng mạn nhìn đời bằng con mắt mầu hồng của hắn đã “ sửa “ những nốt nhạc trầm trong bản giao hưởng về cuộc đời của Ngô Khảo Ký, sau đó viết lên một cuốn tiểu thuyết lãng mạn khiến người đọc nó dễ chịu hơn.
Thật ra Huy Tuấn chính là ước vọng của Ngô Khảo Ký, ước vọng nếu được trở về thời điểm đó một lần nữa , hắn sẽ hành động khác đi, để khiến cho người thân bớt khổ đau, dân tộc bớt tổn thất và hắn cũng bớt đi dằn vặt trong tâm can.
Đọc đến Mỹ Hạnh, người con gái đầu tiên ở thế giới đó đã hầu hạ thú tính của bản thân thì Ngô Khảo Ký tâm thầm rung động dữ dội.
Hắn thánh thiện như trong câu truyện đã lãng mạn hoá này sao?
Thế giới cổ làm gì có chất kích thích ra hồn, ngay cả đến thuốc phiện thời đó còn hiếm thấy ở Đông Á.
Làm gì có chất kích thích nào đủ để khiến một người tỉnh táo mất đi lý trí như vậy? Ngay cả thời hiện đại thì các chất kích dục đều phải đi kèm với rượu hoặc ma tuý mới sản sinh ra hiệu quả khó cưỡng lại. Khi đó cơ thể tinh thần không còn tỉnh táo thì mới có thể khiến chất kích dục có cơ hội phát tác mạnh mẽ.
Cho nên chẳng có lý do gì một Ngô Khảo Ký đang tỉnh táo, uống một cốc ước có “ chất kích dục” thời cổ – khi mà công nghệ y học còn mông lung ở tầng đáy- lại có thể mất đi khống chế rồi túm lấy người hầu gái xinh đẹp yêu cầu cô ta dùng miệng chiều chuộng thân thể của hắn.
Chất kích dục chỉ là cái cớ , thú tính trong cơ thể hắn là chủ đạo, chất kích dục chỉ là thứ yếu một chút men xúc tác mà thôi.
Lãng mạn hoá một hành vi tồi, đổ lỗi cho một vị thuốc không có mấy công dụng , bào chữa cho bản thân …. Ha ha ha, không ngờ ngươi cũng có lúc phải như vậy đó Ngô Khảo Ký. Căn phòng như tối hơn nhiều bóng tối lại ngự trị xâm lấn nhiều hơn. Viết một cáu truyện tiểu thuyết lãng mạn hoá hiện thực, nhưng có thể lừa người không thể dối bản thân đúng không nào?
Ngô Khảo Ký cười thảm… nhưng hắn vẫn dở tiếp những trang sách, hắn muốn xem, hắn muốn tự nhìn vào bản ngã, để xem bản thân có thể lãng mạn hoá những tăm tối đến mức độ nào. Hắn muốn biết thật ra trong thân tâm mình chính xác là đang muốn gì.
Lý Mỹ Hạnh không có kết cục đẹp như trong truyện, nàng chết, sau khi khai ra mọi bí mật. Ngô Khảo Ký hắn không có làm gì nàng , hắn thả nàng tự do, không thể để một người có thể hạ thuốc đối với mình ở bên cạnh.
Sau khi Mỹ Hạnh thành khẩn , khóc lóc khai báo tất cả thì Ngô Khảo Ký đã thả nàng đi. Thậm chí còn cho Mỹ Hạnh một số tiền đủ để mưu sinh.
Nhưng Ngô Khảo Ký lúc ấy quá non, hắn không hiểu được xã hội này tàn ác, những nô tì lúc này mạng còn không bằng cẩu. Người ta muốn cẩu chết, cẩu không thể sống.
Mỹ Hạnh đã tự sát sau đó.
Cái chết của Mỹ Hạnh đã gây đả kích rất lớn cho Ký và làm thay đổi nhận thức của hắn về xã hội lúc đó. Nhưng vì tiểu thuyết Lý Triều Bá Đạo Phò Mã này lãng mạn hoá hết thảy cho nên một Khảo Ký u ám không có xuất hiện nơi đây.
Hay nói đúng hơn đó là mặt u ám của Ngô Khảo Ký bị làm lu mờ đi.
Kể từ khi Mỹ Hạnh tự tử, Ngô Khảo Ký đã thay đổi rất nhiều.
Tại sau Ký không quan hệ hay đòi quan hệ cùng Xuân Mai, Thu Cúc những hầu gái xinh đẹp bên cạnh hắn, tuy không thể thực quan hệ tình dục nhưng vẫn có thể dùng miệng hành sự, vẫn có thể cảm nhận tình dục qua cơ thể trà sát kia mà? Thời này bong bón cá đã được dùng như một biện pháp tránh thai. Đừng ai bảo là Ký không biết.
Lại nói trong hai mươi người con gái hầu hạ tỉ muội của Lý Từ Huy, tại sao Ỷ Lan lại chọn Mỹ Hạnh làm nội gián tiếp cận Khảo Ký?
Và trong hai mươi người tỉ muội tại sao Ảnh lại chọn Mỹ Hạnh?
Đơn giản vì Mỹ Hạnh đặc biệt hơn số còn lại, đơn giản vì Ngô Khảo Ký nảy sinh cảm tình với Mỹ Hạnh và muốn quan hệ cùng cô ta.
Và đơn giảm vì có tình cảm cho nên khi Mỹ Hạnh chết đi, đối với bên ngoài không có nhiều gợn sóng, chết một nô tỳ thôi mà.
Đối với Mỹ Hạnh thì Ngô Khảo Ký chưa thể nói đến yêu thương hay tình cảm gắn bó, nhưng người con gái ấy khiến hắn có cảm giác “muốn” chiếm hữu, cho nên dù không thể che trở cho nàng nhưng hắn vẫn muốn Mỹ Hạnh có một cuộc sống tốt, đó là lý do mà Ngô Khảo Ký thả nàng đi.
Nhưng Ký quên đây là một xã hội ra sao? Hắn nếu giữ nàng lại bên mình còn có thể lá mặt lá trái cùng kẻ đang điều kiển nàng, còn có thể bảo bọc Mỹ Hạnh. Nhưng Ký lại dùng tư tưởng hiện đại, muốn nàng tự do đi tìm hạnh phúc của bản thân. Cho nên bi kịch đã đến
Đối với Ký, cái chết của Mỹ Hạnh là bước đầu của bóng tối xâm nhập tâm hồn hắn…
Để rồi từ bước đầu này, đó là chuỗi ngày dài đau khổ của một truyền kỳ.
Kể từ đó Ngô Khảo Ký sau khi phát hiện nội gián chính là gây nghiện cho bọn họ, giữ bọn họ bên người, đầu tiên là phản gián, sau đó chính là không muốn lập lại bi kịch như của Mỹ Hạnh- người con gái đầu tiên quan hệ cùng Ký ở thế giới này.
Thật ra nếu có ai đó nghiên cứu chạm đến những tư mật này bọn họ sẽ tìm thấy một ngôi mộ cầu kỳ ở Bố Chính. Ái Thê Lý Mỹ Hạnh Chi Mộ, Nhược Phu Huy Tuấn kính bút. Ngôi mộ đá lẻ loi giữa một vùng non nước hữu tình, có đình viện lầu các che chắn, mỗi năm đều có người bái tế. Trừ những lúc vị nhược phu ấy phải xa Đế Chế Đại Việt nếu không hắn sẽ mỗi năm, ngày đó đến nơi này, lẳng lặng đặt lên mộ một nhanh hoa sen.... nàng khi còn ở Ngô Phủ thường hay ngẩn người ngắm hoa sen... Ký vẫn nhớ lắm thay.
Mỗi năm vào ngày đó, vẫn có một người đàn ông cao lớn, mặc thường phục, đứng lặng yên như cây tùng bên vách núi, cạnh tấm bia đá lặng lẽ cô quạnh.
Cho đến nay thì ngôi mộ này vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học khảo cổ. Với quy cách của mộ phần hẳn là một người rất quan trọng, nhưng tra trong chính sử dã sử, không một ai tìm ra Lý Mỹ Hạnh là nhân vật nào ứng với thời kỳ trên... thật là khó hiểu.