Đồng bằng nhỏ phía Nam Tương Đàm 40km, phía Tây Lê Lăng 30km.
Bắc hàn phong vẫn hiu hiu thổi…
Chiến bào lam sắc khẽ lay động đung đưa theo gió
Dưới ánh tà dương dáng chiều huyết hồng sắc thấm nhuôm đại địa ánh lên chiến giáp những vệt sáng đỏ cong cong.
Chiến mã thì thào thì thào…. Thảo nguyên chiến mã đang hỏi han Bắc Uyên đồng đội… giờ chúng không còn là lão đối thủ mà đã là đồng đội bên nhau cùng chiến đấu.
Đap đạp…
Không phải bồn chồn mà đang hưng phấn.
Bắc Uyên mã như cảm nhận được sục sôi của chủ nhân… địch nhân sắp đến, nó súc sinh nhưng cảm nhận được điều này.
Kỵ Sĩ vỗ về chiến mã…
Sắp được đạp nát kẻ thù dưới vó, không cần quá sốt ruột… chiến mã.
Trong dáng chiều ấy sáu ngàn năm trăm bộ chiến giáp sắt thép im lìm đứng chờ, sáu ngàn năm trăm chiến mã cũng phủ đầy thiết giáp.
Họ đứng đó như một khối thé nung nguyên khối khổng lồ.
Bỗng nhiên chiến mã dựng ngước tai nghi ngờ nhìn về phía trước.
Hai mắt vằn máu đỏ tươi láo liết tìm kiếm, đôi mắt khát máu, hung tàn , bạo lực… chiến mã đã tìm thấy…. xa xa bụi mù như gió lốc cuốn đến tận trời.
Gió lốc cát bụi thật nhanh tiến đến.
Chiến mã hưng phấn…
Hí hí hí
Đạp đạp
Phì phò phì phò
Khối thép nguội khổng lồ nhìn từ xa hơi nhúc nhích… cảm giác như khối thép là vô vàn những con thép công trùng tạo thành đang nhúc nhích bò.
Nhưng nhanh khối thép nguội khổng lồ lại yên lặn, bình tĩnh, mọi chuyển động nhúc nhích không còn.
Ngô Khảo Ký nhếc miệng cười, lão đối thủ đã đến . Địch Viễn…
Hiểu rõ nhất bản thân ta duy chỉ kẻ thù.
Ký và Địch Viễn chính là đối thủ.
Trận chiến Hành Dương, Ký vẫn lách tốt khe hẹp để thắng.
Trận chiến này dĩ nhiên Địch Viễn không can tâm.
Địch Viễn thua vì thiếu thông tin về Đại Việt mà không phải vì hắn kém.
Cho nên Ký biết hắn không can tâm.
Thông qua người Khương thì Ngô Khảo Ký càng có nhiều thông tin về đối thủ.
Tuổi 32- 33 con trai danh tướng Địch Thanh, Địch Thanh lập nghiệp cũng từ kỵ chiến mà thành, là danh tướng hiếm có thời Bắc Tống về kỵ chiến. Cha truyền con nối, nhưng số phận bi thảm của Địch Thanh thì biết rồi đã từng có danh vọng nhưng cuối cùng xuất thân hèn mọn khiến ông lại bị đạp đổ rồi bị đầu độc chết tại gia.
Địch Viễn lớn lên, tuy tài năng có thừa nhưng chưa bao giờ được trọng dụng, loi nga loi ngoi chìm nổi 7 năm trong quân ngũ vẫn chỉ chức tiểu qua võ tòng thất phẩm chỉ huy tầm 500 người.
Nếu không có Vương Thiều vác lên thì đời này Địch Viễn coi như bỏ.
Thời của Địch Viễn đến khi hắn đến Tây Lương cùng Vương Thiều theo hầu, có lập chiến công, hai thày trò lại lừa được một nhóm lớn người khương thành lập một đội kỵ binh mạnh. Sau đó mấy lần đánh bại người Tây Hạ. Cuối cùng là sự kiện Lý Hiến thống soái đánh Tây Hạ hai năm trước.
Cánh quân của Vương Thiều cứu vớt trận thua của Đại Tống cho nên Địch Viễn được triều đình nhìn nhận hơn.
Do vậy hắn mới được điều về Lê Lăng tham chiến.
Nhưng ở đây hắn gặp hạn.
Đầu tiên là Ngô Khảo Tích lập mưu đạp hắn một cái bay về Sâm Châu.
An Nhân ải là cái chết tiệt ải không thể qua, hai vạn binh nơi này đóng dù mười vạn cũng không qua nổi. Cho nên Sâm Châu chỉ có mỗi nhiệm vụ khóa nơi này lấy đâu công lao.
Lý Tín chết, Vương Thiều lên thay gọi Địch Viễn về Lê Lăng, tưởng chừng tương lai lại một lần nữa tươi sáng nhưng hắn gặp Ngô Khảo Ký ở Hành Dương.
Thằng anh đạp một cái khiến Địch Viễn bay về Hành Dương, nhưng thằng em đạp một cái là Địch Viễn chìm luôn đáy cốc.
Thua trận, mất Hành Dương, thiệt tổn cả vạn kỵ binh.
Hắn ăn đủ chế nhạo khinh thường ở đại doanh Tương Đàm.
Những tưởng nổi danh sau trận Tây Hạ, tương lai tươi sáng nhưng gặp thảm bại ở Hành Dương hắn bị đánh lại nguyên hình, thân phận chế diễu, khinh bị không có năng lực, cầm hai vạn thiết kỵ mạnh nhất Đại Tống mà bị 3 vạn bôn giết mất nửa.
Nỗi nhục này là vết nhơ mà hắn Địch Thanh phải tự tay xoá đi, chỉ đánh bại địch nhân ở Hành Dương mới có thể cứu vãn danh dự.
Ngô Khảo Ký nắm được cái này tâm lý nên khi Ngô Khảo Tứ nói ra kế hoạch hắn đồng ý ngay.
Nói như nào nhỉ. Tứ không những hiểu binh pháp mà hắn rất ranh ma.
Hắn cũng tìm hiểu rất rõ chuyện Khương binh rồi lại tìm hiểu quá kỹ địa hình nên mới bố trí cho Ký đánh một trận này.
Nếu Ký có bất kể nguy hiểm nào thì sao hấn dám bố trí vậy? Nhưng Ngô Khảo Tứ tính nát nước nát cái, hắn không tìm ra sơ hở nên mới bố trí như trên.
Địch Viễn với tâm lý trả thù cứu vãn danh dự khi nghe Đại Việt đại tiến quân, lại có một chi kỵ binh tiên phong cách xa trung quân thì thằng này chắc chắn mò ra đánh.
Địch Viễn sợ pháo Đại Việt chứ hắn tự phụ không sợ bất kể loại quân nào khác, nhất là đấu kỵ hắn chưa thua ai. Tây Lương đội kỵ binh này hắn đã huấn luyện quá lâu rồi ( dĩ nhiên chưa gặp Tước nên cuồng).
Do vậy chắc chắn Địch Viễn sẽ đi trước chặn đánh Ngô Khảo Ký. Mà cái địa hình ở khu trước Lê Lăng này rất dễ bố trí.
Thứ nhất đại quân Tống không dám tiến xa Tương Đàm bao vây Lê Lăng nữa vì quân Đại Việt sẽ tập hậu ngay. Sau đó quân Mân ùa ra đánh bồi là chết hết.
Thứ hai , quân Tống càng không dám Nam Hạ bộ bịn số lượng lớn đánh Đại Việt vì sẽ bị Mân tọc sườn.
Đại Việt- Mân- Tống lại quay về thế 3 đỉnh tam giác. Tống đánh hướng nào đều bị tập hậu, tập cánh. Do đó trong tình huống binh lực không vượt trội hẳn thì có 10 Tống không dám tiến xa Tương Đàm. Do đó an nguy của Ký bị bao vây là không có, đánh không được thì kỵ binh chạy Lê Lăng thôi.
Vấn đề là nếu Địch Viễn đem kỵ binh đánh Ký thì có nguy hiểm nhất định. Nếu Ký thua sợ chạy không kịp về Lê Lăng mất. Kỵ dí kỵ khó chạy lắm.
Nhưng Tứ biết nhiều chuyện cho nên hắn tính đi tính lại không thể thua nổi cho nên mới xúi Ký đi đằng này lộ.
Ký nghe hiểu ý cho nên chấp thuận liền.
Nhưng kế hoạch nào chỉ đơn giản như vậy, nó còn liên quan rất nhiều đến đánh lừa thám báo, cùng che dấu hành tung.
Đầu tiên Ngô Khảo Ký cho thám báo của Đại Tống lấy được tin của Đại Việt tiến công, số lượng quân ước tính, tốc độ hành quân, thông tin thủy binh các kiểu.
Nhưng sau đó chính là quá trình thanh trừng thám báo không cho bất kỳ thằng nào về được Tương Đàm khi kỵ binh Ngô Khảo Ký tăng tốc.
Ưng Vệ, Cẩm Y Vệ, Thám báo dày đặc của Bố Chính đã tham gia nhiệm vụ này.
Cho nên khi đợt thông tin đầu tiên của Đại Tống về đến Tương Đàm thì Ngô Khảo Ký đã ở hẻm Núi Chè ( 茶 山) ém quân lấy lại sức rồi. Vị trí trận đánh chính là ở cái đồng bằng nhỏ Bấc Liễu Tráng này ( 杨柳冲).
Lúc này lại là thám báo quân Đại Việt mới tung sức khu vực này.
Khi Địch Viễn đi 60km từ Tương Đàm đến thì Ngô Khảo Ký đã nhận tin mà ra đây đón sẵn. ( 40km là đường chim bay, nếu muốn đi đến đây từ Tương Đàm phải đi đường vòng qua nhánh sông Hưng Giang uốn, cho nên sẽ xa hơn nhiều).
Quả nhiên không phụ sự mong đợi tính toán của Ngô Khảo Tứ và Ngô Khảo Ký à.
Địch Viễn dám đến.
Nếu không đến thì Ngô Khảo Ký phải vào Lê Lăng rồi. :D
Hơn vạn kỵ tề phát khí thế hung hung.
Địch Viễn cũng phát hiện ra Ngô Khảo Ký đứng chờ nơi này.
Ngắm nhìn tứ phương bằng phẳng địa hình rất thích hợp Kỵ binh quy mô chiến.
Địch Viễn không vội, hắn dừng lại cho ngựa nghỉ ngơi lấy lại sức. Ngựa mệt là không kỵ chiến được. Đồng thời phải cử thám báo khắp nơi xem có chi đại đội nào khác phục binh hay không.
Không có.
Đối phương muốn kỵ chiến cùng quân. Tây Lương Kỵ? Chuyện buồn cười gì ở đây?
Lại còn lấy tầm sáu bảy ngàn muốn đấu một vạn hai Tây Lương Kỵ?
Thằng này một là bị ngu, hai là bị ảo tưởng sức mạnh , Địch Viễn hung hăng nghĩ.
Vạn hai kỵ này của Địch Viễn hắn không phải tầm thường kỵ, trong đó có ba ngàn là thân binh siêu cường chiến lực của hắn ở Hành Dương chưa dùng. 2700 cung kỵ , số còn lại là hơn 6 ngàn tinh binh Tây Lương.
Đối thủ là người Nam , lấy đâu ra kỵ binh ra hồn mà dám đấu?
Ngay cả trang bị có hơn cũng không thể thắng nổi.
Tất nhiên trang bị có hơn rồi, hơn rất nhiều là khác…. Nhưng lam bào quấn một vòng quanh người không lộ bao nhiêu giáp, lại có thám kỵ hai bên vờn nhau khiến cho không thể tiếp cận quá gần mà nhìn.
Đô Tùng – Khâm Ba- Cát Mã…
Đã không thể tìm hiểu gì nhiều hơn thì cả hai sẽ từ từ tiến lên …
Bọn họ gặp nhau ngay tại trung tâm cánh đồng bình nguyên này…
Bảy ngàn lam sắc Đại Việt Kỵ đối mặt một vạn hai hồng sắc Tây Lương Kỵ.
Khoảng cách tầm 400k xa cả hai đã dàn trận xúc thế .
Với ưu thế binh lực gấp đôi Địch Viễn dùng cánh nhạn đội hình tính toán sẽ đưa đối phương vào thế bao vây và đánh tạt hai cánh.
Ngô Khảo Ký vẫn là đội hình dàn ngang một line với trung tâm là năm trăm thân vệ quân, cánh phải Khương Kỵ binh, cánh trái Bố Chính kỵ binh.
Nhưng đáng sao?
Chưa có.
Đùng…
Một tiếng trống lớn vang lên.
“ ĐỊCH VIỄN CHÓ CHẾT LỪA NGƯỜI KHƯƠNG”
7 ngàn người cùng hét lớn. Hai ngày trước khi chờ đợi hành quân họ có học gì đâu ngoài đứng hò hét chuẩn theo nhịp trống .Đây là tiếng Khương, binh Đại Việt học theo hô là méo cả mỏ mới học được.
ĐÙNG
Tiếng trống lại vang lên.
“ LỪA TIỀN LỰA MẠNG BỐN VẠN KHƯƠNG KỴ NUÔI BA NGÀN THÂN BINH”
ĐÙNG
“ ĐỊCH VIỄN CHÓ CHẾT LỪA NGƯỜI KHƯƠNG”
ĐÙNG
“BINH LƯƠNG MỖI THÁNG 50 , CẢ ĐỜI KHÔNG ĐỦ MUA NHÀ QUAN TRUNG”
ĐÙNG
“ ĐỊCH VIỄN CHÓ CHẾT LỪA NGƯỜI KHƯƠNG”
“ TIỀN MÃI KHÔNG ĐỦ NHẬP QUAN, THẾ NHƯNG VẪN CƯỚP RÀ NỬA NUÔI THÂN BINH”
ĐÙNG
“ LỪA ĐẢO LỪA ĐẢO HỌ ĐINH, VIỄN TÊN LỪA ĐẢO DÁM THỀ HAY SAO?”
“ NẾU NGƯƠI DÁM LẤY ĐỊCH THANH RA THỀ, CHÚNG TA KHƯƠNG NGƯỜI MỚI NGUYỆN TIN NGƯƠI”
Tiếng hô người Khương to lớn rõ ràng không trật vào đâu.
Tiếng hô theo nhịp lặp đi lặp lại
Sau đó là người Khương câu ca Tây Vực nói về cuộc sống cơ cằn khổ sở lại vang lên.
ĐÙNG.
“ ĐỊCH VIỄN, ĐỊCH VIỄN KHÔNG DÁM THỀ ĐÂU”
“ HẮN LÀ NGHÈO TƯỚNG BẦN HÀN NGƯỜI THÔI”
“ ĐỊCH VIỄN LẤY ĐÂU RA TIỀN MÀ GIÚP NGƯỜI KHƯƠNG?”
“ VƯƠNG GIA ĐẠI VIỆT NƠI ĐÂY, VÀNG ĐONG THÀNH ĐẤU RUỘNG NHÀ THÊNH THANG”
“ KHƯƠNG DÂN VỀ VỚI VƯƠNG GIA, CÓ TIỀN CÓ VỢ NHÀ CÀNG CÓ TO”
“KHƯƠNG NGƯỜI MAU TRÁNH RA, CHÚNG TA CŨNG LÀ NGƯỜI KHƯƠNG KHÔNG MUỐN GIẾT CÁC NGƯƠI. ĐI THEO VƯƠNG GIA ĐẠI VIỆT MỚI CÓ TIỀN ĐỒ”
ĐÙNG…
ĐÙNG..
Lại ca hát tiếng Khương.
Lại chửi một vòng ép lấy danh cha Địch Viễn mà thề.
Lại chửi.
Lại khuyên hàng..
Đấu vàng..
Nhà to..
Vợ đẹp
Địch Viễn điên rồi hắn muốn hò hét người Khương tiến công, nhưng hơn sáu ngàn kỵ Tây Lương hệ bị thu 1/2 tiền lương đã quay lại chằm chằm ánh mắt nhìn Địch Viễn… Thề đi… nói gì đi.
Địch Viễn há lớn miệng nhưng lại ngậm vào..
Hắn dám lấy danh cha hắn thề sao?