Sau một hồi bàn bạc thảo luận thì Ngô Khảo Ký cũng đã hiểu được ý đồ thâm nho nhọ đít của Ngô Khảo Tích. Thì ra tên này chủ định lợ dụng đằng nào cũng đổi quân, lực lượng Mã Lai trên đường quay về Đại Việt cũng phải men theo bờ biển Đại Tống mà đi.
Nhóm quân này nếu phối hợp cùng Ngô Khảo Tước xuất binh ở Liêu Đông sẽ gây nên “ hoảng loạn” cực kỳ cho quân Tống khi mà họ phải phân tán sự chú ý cũng như đề phòng hạm đội Đông Hải.
Ngô Khảo Tích còn lên kế hoạch nhóm hạm đội này hãy nấn ná gần khu vưc sông Trường Giang cửa biển khi mà chiến sự Liêu Đông thực sự xảy ra. Còn nhóm chiến hạm mới bổ xung ở lại Jeju thay quân thì đâm vào Hoàng Hà uy hiếp.
Thậm trí Tích Ca còn lên kế hoạch cho hạm đội người Mã Lai tiếp xúc cùng Mân quốc Vương thị, điều này càng gây áp lực ngoại giao hơn nữa đối với Đại Tống , thậm trí để phô trương thanh thế thì Ngô Khảo Tước có thể dùng danh nghĩa Liêu Đông Vương thuê nhóm công ty nhỏ vệ tinh của công ty Tân Bình Đông Hải tham gia cùng nhóm Mã Lai.
Khi mà người Tống bị phân tán tứ phương và bị đè ép cả về chính trị lẫn quân sự thì sự tan vỡ của họ trên mặt trận phía bắc sẽ nhanh chóng hơn nhiều.
Ngô Khảo Ký không thể không bội phục cách nhìn và cách tiếp cận vấn đề của vị Tích Ca này, một công việc thay quân đơn giản của Ngô Khảo Ký lúc này lại trở thành một thanh lợi kiếm gây áp lực cho Đại Tống .Thực là một công đôi ba việc mà.
“ Nhị đệ còn lo lắng về vấn đề cấm biên nếu Đông Hải Việt quốc động binh?” Ngô Khảo Tích chợt nhận ra Ngô Khảo Ký có phần băn khoăn.
“ Như đại ca đã biết, dân Tống có đến 70 triệu người, cho dù chúng ta có thực sự công phá Biện Kinh chém hết vua tôi nhà Tống cũng không thể nào xâm lấn họ được và cũng không thể nào đô hộ họ được”
“ Diệt xong rồi Triệu gia sẽ có Mã gia Ngưu gia , Tru gia lên thay, vẫn là người Hán mà thôi, giờ đây Đại Tống chính sách trọng văn khinh võ đang rõ rệt, có lợi cho chúng ta chèn ép, nếu đổi bằng một gia tộc khác lên thay hoàng quyền có tư tưởng quân sự hóa người Hán thì nguy cơ vô cùng, bảy mươi triệu người là một cỗ sức mạnh mà chúng ta khó có thể đương cự”
“ Phương án của đệ vẫn chỉ là dựa vào kinh tế suy yếu người Hán đến tận cùng sau đó phân hóa họ thành nhiều quốc gia nhỏ, chỉ khi người Hán nội chiến và phân chia thì khi đó tộc Việt mới an toàn về sau”
“ Đây chính là lý do đệ không muốn công ty Tân Bình Đông Hải tham chiến, nó sẽ dẫn đến việc người Hán có thể tẩy chay hàng hóa của chúng ta, các thế gia Đại Tống quay lưng lại không buôn bán với chúng ta thì đại kế sẽ khó thành công…”
Ngô Khảo Ký lần này không hề dấu diếm mà chia sẻ hết mức có thể về dự định của bản thân. Ngô Khảo Ký là nói chính xác, một quốc gia rộng lớn như Tống chỉ có thể tằm ăn rỗi chúng từ từ từng miếng gặm nhấm hoặc giả gây chia rẽ từ bên trong khiến chúng nội chiến mà thôi. Đô hộ một quốc gia rộng lớn cùng đông dân như vậy là hành động không thực tế. Thậm trí Ngô Khảo Ký thấy rằng trong thời gian này không nên gạt bỏ chế độ của Triệu thị. Triệu thị đang làm tốt vai trò của việc xây đựng một đế chế người Hán yếu hèn về quân sự. Điều này là một may mắn đối với tộc Việt loe ngoe chỉ có 4 triệu người ở phương Nam.
Triệu thị vẫn còn thì Đại Việt vẫn dễ thở và tiến hành mở rộng lãnh thổ của mình từng chút một, cả một vùng rộng lớn phía và tây Bắc Đại Việt vẫn chưa có hoàn toàn khống chế và khai thác đâu. Trước khi thèm thuồng thức ăn của mâm người khác thì trước tiên hãy ăn hết thức ăn ở mâm của mình đã.
Ngô Khảo Tích nghe thấy vậy thì nhíu mày đăm chiêu mà suy nghĩ, nghiền ngẫm những lời Ngô Khảo Ký nói và cân nhắc thiệt hơn trong đó. Chỉ thấy lát sau vị này lắc đầu không quá tán thành.
“ Đại ca không quá đồn ý với cách nghĩ của nhị đệ” Ngô Khảo Tích nghiêm túc lắc đầu mà trả lời.
Ngô Khảo Ký khá bất ngờ, lần đầu tiên hắn thổ lộ kế hoạch của mình, một kế hoạch mà hắn ấp ủ thật lâu và dường như đã suy tính đến kín kẽ.
“ Đại ca nghĩ kế hoạch của ta là sai lầm?”
“ Kế hoạch thì rất tốt nhưng con đường đi thì không đúng…” Ngô Khảo Tích không ngại mà phản đối Ngô Khảo Ký.
Có lẽ đám thuộc hạ của Ngô Khảo Ký nếu nghe những lời Ngô Khảo Ký nói thì chỉ có gật đầu đồng ý hoặc tán thưởng không thôi. Đó chính là tâm lý kẻ dưới nhìn nhận ý trí của chủ tử đưa ra. Thông thường người dưới khi được hỏi về ý kiến hoặc kế sách của chủ tử thì đến hơn phân nửa trong đầu họ đã có một sự ám thị rằng nên đồng ý làm theo và chỉ ý kiến nhưng mục thiếu sót để hoàn thiện.
Đây chính là thường tình của việc đối nhân xử thế trong thời kỳ phong kiến quyền lực, hai người có địa vị, quyền lực khác nhau, tiến nói khác nhau thì tự nhiên tâm lý của kẻ bề dưới đã nghiêng về phần “ nghe lời” là chính.
Vậy ra chủ tử, vua chúa, vương giả, hoàng giả người nếu thự sự muốn các mưu sĩ đưa ra ý khiến trong lòng bọn họ thì không nên áp đặt tư duy của bản thân lên vấn đề như Ngô Khảo Ký làm lúc này. Bề trên chỉ nên đưa ra vấn đề một cách chung chung để bọn bề dưới nêu ra kế sách kể từ đó có thể tổng hợp ý khiến để đưa ra quyết định của mình. Nếu bề trên thực sự vừa đưa ra vấn đề vừa áp đặt lối suy nghĩ của mình thì thực tế nhóm bề tôi sẽ dựa theo lối áp đặt đó mà tư duy , từ đó rất dễ đến sự thiên lệch của phương án giải quyết.
Cũng may Ngô Khảo Tích không phải bề tôi, địa vị ngang hàng hoặc có hơn Ngô Khảo Ký cho nên hắn có thể thẳng thắn tranh luận không nề hà gì cả.
“Con đường” đánh vào kinh tế của Ngô Khảo Ký chia rẽ nội bộ Đại Tống và vẫn giữ họ Triệu thối nát lãnh đạo Hán Tộc thì Ngô Khảo Tích hoàn toàn đồng ý. Một bày sói được dẫn dắt bởi một con cừu thì rõ chỉ là mạnh hơn bày cừu một chút. Điều này ai cũng hiểu, mà tộc hán dù rất rất đông nhưng nếu gọi là một bày sói mạnh mẽ thì không đúng, giờ đây lại được Triệu Cừu dẫn dắt thì còn gì tốt đẹp hơn nữa.
Ngô Khảo Tích chỉ phản đối cách làm hoa hậu thân thiện của Ngô Khảo Ký mà thôi. Không mở cảng, cấm thương thì đánh cho phải mở cảng phải thông thương. Ngậm miệng không nhập khẩu thì đánh cho há miệng nuốt hàng nhập khẩu. Việc buôn bán thương mại cạnh tranh công bằng giữa hai thế lực chỉ diễn ra khi hai thế lực đó có sức mạnh tương đương và không có khả năng xâm hại nhau mà thôi.
Theo ý tưởng của Ngô Khảo Tích thì đánh cho Triệu thị hiểu hắn nếu không nghe lời thì Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Ký có đủ lực đánh phế đi hắn, hay có khả năng nâng đỡ người khác thay họ Triệu, tin tưởng khá nhiều Thế gia sẽ có mối quan tâm này. Một khi đã ép đến mức đó thì Triệu thị chỉ có thể cúi đầu chấp nhận những phương thức thương mại bất bình đẳng, kê từ đó kế hoạch của Ngô Khảo Ký sẽ được đẩy nhanh n lần.
Nói chung ý của Ngô Khảo Tích là quản chúng nó nghĩ gì, đánh cho nhuyễn , đánh cho phục, đánh cho chúng có bóng ma trong lòng mà mỗi lân gặp huynh đệ họ Ngô sẽ phải sợ té đái. Kể từ đó muốn buôn bán gì mà chẳng được?
Ngô Khảo Ký giật mính thoảng thốt, lúc này hắn mới thoát hẳn ra cái tư tưởng “ cạnh tranh công bằng” của thời hiện đại. Đúng nha, cái thời này làm mẹ gì có công bằng, “công bằng” là tự mình đoạt lấy, tự mình xây dựng hệ thống công bằng của bản thân, và dùng sức mạnh của mình để ép người khác nghe theo sự “công bằng” ấy mà thôi. Tóm cái váy thời này trước tiên phải đè ép đối phương một đầu về quân sự, sau đó muốn làm gì cũng dễ .
Ngô Khảo Ký triệt để hiểu rồi, bấy lâu nay hắn quá sức đi lòng vòng với kế hoạch “hoa hậu thân thiện” của mình rồi.
“ Nhị đệ, đại ca thấy được ngươi chỉ sản xuất ngọc lộ tửu và đồ lưu ly, mặc dù hai thứ này rất tốt và người Tống không thể cưỡng lại việc mua bán chúng để dùng. Thế nhưng dù sao mặt hàng này vẫn là thiếu đa dạng. Nếu chi dùng hai mặt hàng này để đánh sập kinh tế của Đại Tống thì không đủ..”
“ Nên nhớ các mặt hàng khác như tranh chữ, giấy mực, tơ lụa, vải vóc, ngay cả quạt. kim chỉ v.v thì bọn người Hán vẫn có thể xuất khẩu, kể từ đó ngọc lộ tửu và đồ lưu ly chỉ có thể ảnh hưởng kinh tế của Tống mà không thể như Nhị đệ nói đó là đánh sập kinh tế Đại Tống được”
Ngô Khảo Tích lại đưa ra một nhận định hết sức khoa học về thương mại khiến Ngô Khảo Ký bất ngờ hơn.
Không phải thằng này là một dân xuyên việt ngành kinh tế học chứ? Những gì mà Ngô Khảo Tích phân tích thì Ngô Khảo Ký quả thật chưa nghĩ ra…
“ Đại ca, ngươi đây là…?” Ngô Khảo Ký bất ngờ đến há miệng không nói nên lời.
“ Ngươi đừng bất ngờ, kể từ ‘Công- Thương trọng trách thiên’ của ngươi tung hoành ngang dọc ở Long Thành thì đại ca đã chú ý hai vấn đề này và học hỏi nhiều. Đây chỉ là những ý kiến đại ca tổng hợp qua sau khi học tập vài năm mà thôi.
“Theo đại ca thấy Tân Bình Lộ cần mở rộng hơn các mặt hàng sản xuất, đại ca nghĩ với trình độ … cái gì nhỉ “kỹ thuật” của Tân Bình Lộ hoàn toàn có thể sản xuất các loại đa đạng mặt hàng tốt hơn rẻ hơn của Tống, từ đó ép cho các nơi sản xuất của Tống dần phá sản. Chúng ta lại thừa thế mua lại của bọn chúng há không phải tốt lắm thay?”
Ngô Khảo Ký á khẩu không nói nên lời, hắn chỉ biết giơ lên một ngón tay cái bái phục vị này.
Chỉ trong thời gian hai ba năm, thằng cha này từ một tờ giấy trắn âm thầm nghiên cứu công thương hai lộ thời cổ đại mà có thể đưa ra nhận định siêu kinh điển như vậy thì Ngô Khảo Ký không biết lấy gì để nói nữa.
Nếu thực sự Ngô Khảo Ký không quen thuộc Ngô Khảo Tích thì hắn chắc phải hoài nghi tên này là người xuyên. Có thể nói trí thông minh của Ngô Khảo Tích đúng là vượt trội Ngô Khảo Ký làm hắn mặc cảm. Chỉ là tham khảo thuật kinh thương thời này trong khi vẫn còn lo lắng sự vụ về quân sự, hay gia tộc mà vị đại ca tiện nghi này có thể tiến bộ vượt trội như vậy thì Ngô Khảo Ký hắn tự nhận bản thân mình thua kém quá xa.
Giờ đây Ngô Khảo Ký càng sâu sắc hiểu được vì sao Ngô gia lại nhận định Ngô Khảo Tích là đích truyền tộc trưởng, đơn giản vì tên này quá thông minh và quá xuất sắc. Nếu Ngô Khảo Ký không phải là linh hồn xuyên với lợi thế tiên thiên về kiến thức dày hơn cả ngàn năm thì hắn không có cửa đem so sánh cùng vị đại ca này.
Có thể nhận định ba huynh đệ họ Ngô đơn giản như sau. Ngô Khảo Tích thuộc tuýp hoàn mĩ, thông minh, giỏi nhiều mặt kể cả quân sự, dân chính và giờ đây thêm kinh tế cũng không tồi, có cái nhìn đại cục cùng kinh nghiệm khá láo làng trong ngoại giao cùng chiến tranh. Không thể không kinh phục bởi lẽ tên này được Lý Thường Kiệt , Ngô Thường Hiến chăm chút từ bé dạy bảo tận tình, cộng thêm bản chất thông minh cho nên không thể không nói nếu có cơ hội vươn mình thì đây mới là nam chính.
Ngô Khảo Ký thì thực tế thường thường. Tuy rằng cũng thông minh nhưng mất gốc vì khoảng thời gian quá dài xa đọa thiếu rèn luyện, tuy giờ đây có kiến thức cả ngàn năm trước thời đại, nhưng nhiều tư tưởng hiện đại đan xen ảnh hưởng nặng nề đến lối tư duy của Ngô Khảo Ký khiến hắn dễ đi lầm đường ở thời cổ đại. Cũng may tên này có một ưu điểm đó chính là học hỏi nhanh và đang tiến bộ hằng ngày.
Ngô Khảo Tước thi không cần nói, thiên bẩm giá trị võ lực cũng như khá thiên bẩm về quân sự, tốc độ học hỏi nhanh chóng. Nhưng tên này hơi nhàm chán với dân chính, thông qua cách hành sử của Ngô Khảo Tước thời gian vừa qua đủ hiểu. Nhưng tính cách này vô tình cực kỳ hợp để phát huy ở Thảo nguyên. Nói trắng ra Ngô Khảo Tước còn thảo nguyên hơn người thảo nguyên tính cách hơi nhảy thoát. Nhưng tên này chỉ cần xây dựng cho hắn một bộ máy dân chính đầy đủ thì có thể trường tồn nơi mạn bắc.
Ba huynh đệ mỗi người một vẻ dự kiên sẽ quấy tung một lần nữa Bắc Á khu vực.
Tháng sáu năm ấy cả Bắc Á chấn động, ngay cả Nhật Bản đang rối loạn tưng bừng cũng phải ghé mắt nhìn qua Liêu Đông.
Đại Liêu Gia Luật Hồng Cơ cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, cuối cùng Liêu Đông Vương cũng xuất binh chia sẻ gánh nặng cho hắn ở phía Tây chiến trường.
Đại Tống thì run rẩy trước vó ngựa Liêu Đông.
Hai mươi vạn kỵ binh như thác lũ đã ầm ầm xuôi nam tiến về trường thành.
Thám báo khắp các thế lực đưa tin về như lông ngỗn tuyết rơi. Liêu Đông Vương không che che lấp lấp gì cả, hai mươi vạn đại quân trang bị đến tận chân, ai ai cũng chiến giáp mũ sắt vũ khí đầy đủ. Đây là một điều không tưởng đối với một sư kỵ binh người thảo nguyên. Kể từ thời Tần Hán đến giờ kỵ binh phương bắc vẫn được coi là trang bị nghèo nàn, đến lúc này Liêu Đông đã đánh vỡ thiết luật này.
Không còn là những giáp da cũ kĩ, mũi tên đồng, gươm đao chất lượng thấp. Hai mươi vạn đại quân không thiếu thiết giáp, mũi tên cương thép, đao kiếm giáo mác rậm rạp như rừng.
Các thám báo chỉ miêu tả lại, cảm giác như họ nhìn thấy một hàng thác lũ cương thiết lấp lánh chi chuyển làm cả ánh mặt trời cũng trở nên ảm đạm.
Quân Liêu Đông chưa đến mà lòng người Tống đã loạn, sức ép của huynh đệ của họ Ngô quá lớn bởi vì Đông Hải Việt quốc cũng đã động rồi. Hạm đội của Đông Hải Việt quốc đã chia làm hai mà tiến về phía đất Tống. Một hạm đội khổng lồ số lượng khủng bố xuôi nam dự kiến sẽ vọt đết sông Trường Giang. Còn một hạm đội số lượng ít hơn nhưng các chiến hạm cực kỳ khổng lồ đang từ từ tiến về Hoàng Hà.
Đánh chết người Tống cũng không tin là Ngô Khảo Ký điều quân chỉ là dạo chơi cho vui. Cho nên lúc này Nam – Bắc Đại Tống đều bị uy hiếp tột đình. Phía Tây thì Đại Liêu đang đánh đập cùng quân Tống ở đây tưng bừng. Thậm chí Thổ Phồn Tây Hạ còn cũng rục rịch muốn chia một chén canh.
Đến đây Triều Tống đã triệt để hoảng sợ, mọi nỗ lực ngoại giao thất bại hoàn toàn. Ngay cả Mân quốc Vương thị bị đánh cho tàn phế cũng đang ngo ngoe ngóc đầu dậy, đúng là trời tuyết còn có gió bấc thổi qua. Lạnh càng thêm lạnh.