Hết hứng thú, nhiều thắc mắc đã có lời giải, Angkor Wat đối với Ký cũng chẳng có cái gì lợi ích hay tác hại, chỉ là thoả mãn bản thân tò mò thôi.
Nhưng tò mò của hắn khiến liên quân Đồng Minh… hơi sợ. Mấy chục vạn quân sắp đánh nhau đến nơi, linh hồn của Quân Đồng Minh chơi trò vào rừng rậm tìm thần.
Chịu hẳn.
Tất nhiên Lavo, Medang và cả Khmer đều rất mê tín Hindu, người Ấn ảnh hưởng quá mạnh, cho nên hành động tìm thần của Ngô Khảo Ký mọi người đều nhất trí và ủng hộ. Họ coi đây là cơ duyên của Ký, cho nên Ký vô trách nhiệm vứt liên quân lại mọi người đều hiểu và rất thông sờ cảm.
Về phần Ký, hắn quan tâm mẹ gì đánh nhau. Đông Tây Khmer đánh tới đánh lui cũng làm sao ra được kết quả trong mấy ngày?
Nghĩ 14 vạn quân và 11 vạn quân là dàn trận đánh nhau lao chung một chỗ chém giết chắc.
Ký đã tham ra chiến dịch Hà Bắc nên biết rõ ràng.
Cái mà sử nói mấy chục vạn ở đâu đánh mấy chục vạn ở đâu đấy là nói vắn tắt và nói khoa chương, lại toàn là quan văn ghi chuyện quan võ, người không hiểu quân sự đi chép sách quân sự.
Mấy vạn đấm nhau đã là chiến trường lớn, mười mấy vạn hai bên đã là rất lớn. Hai bên gần 30 vạn đã là siêu lớn.
Một trận chiến như vậy phải bày binh bố trận trên các cứ điểm, các khu trọng điểm quân sự rộng lớn. Trung bình các cuộc giao tranh lẻ tẻ mấy ngàn, một vạn sẽ diễn ra trước ở các cứ điểm vừa là để thăm dò điểm hiểm yếu của đối phương vừa là để chiếm cứ điểm có lợi thế quân sự. Quá chiêu vài lần như vậy khi chắc chắn đánh ăn thì mới tổng lực đánh.
Điều này giống như hai võ sĩ thăm dò quá chiêu qua lại vậy, tất nhiên cũng có trường hợp bất cẩn mới gặp nhau ăn một chiêu đã đo sàn nhưng hiếm.
Jayavirahvarman chính là bị Suryavarman đo sàn như vậy, nhưng Jayavirahvarman không ngất ngay mà bật giậy chạy quanh sàn bát giác được, sau đó chuông nghỉ giữa hiệp chạy đến Bố Chính hồi sức cấp cứu quay lại chiến thêm. Lúc này Jayavirahvarman đã cẩn thận hơn dĩ nhiên phải dò đòn, trận chiến sẽ không đơn giản kết thúc như vậy. Quan trọng là có Daksamavamca ở sau nhắc nhở, mà năng lực của Daksamavamca là Ký tin cho nên không lo lắng làm gì.
Pháo binh của Bố Chính còn đó, vẫn còn tới 6 ngàn quả đạn nổ và không kể hết đạn bi sắt nhỏ, cho nên lần chiến đấu này Ngô Khảo Ký không quá lo. Hắn chỉ lo duy nhất là bị đánh đau quá mà đầu hàng vậy thì Khmer thống nhất. Đó là điều Ký không muốn, cho nên hắn phải quay về. Angkor Wat đã thỏa mãn không cần lưu luyến thêm.
Ngô Khảo Ký muốn đi, nhưng chuyện đâu đơn giản như vậy?
Hắn vừa nổi lên ý nghĩ trở về thì trong lòng dạy sóng cứ như một cái gì đó muốn níu kéo hắn lại. Đây không phải cảm giác của hệ thống . Ký hoàn toàn quen với cái hệ thống chết tiệt nhiều quy củ tào lao luôn o ép hắn. Cái hệ thống mà cứ hở ra là doạ tiêu diệt hắn.
Thứ này là một cảm giác nhu hoà níu kéo, giống như nếu ở lại lợi ích của Ký sẽ rất lớn. Nhưng…. Lợi ích ở đâu. Angkor Wat thì lớn như vậy. Tìm lợi ích ở đâu?
Ngô Khảo Ký rất mâu thuẫn, hắn là người vô thần, hắn là người không tin siêu hình học, ngay cả xuyên không hắn cũng cố dùng khoa học giải thích. Nhưng sự xuất hiện của hệ thống cảnh báo chứng minh thế giới này có siêu hình học.
Ký biết chắc có siêu hình học nhưng hắn lại không tin vào đó mà vẫn dùng khoa học xưng bá. Tức là trong hắn đang tồn tại mâu thuẫn lớn lắm.
Ví dụ như Angkor này, nếu dùng siêu hình học giải thích tìm người xây dựng lên chắc chắn có thể. Nhưng Ký lảnh tránh những vấn đề liên quan siêu hình học vì hắn muốn phủ định siêu hình học.
Mâu thuẫn không, rõ ràng biết có tồn tại lại cố gắng đi phủ định nó. Quả là rất Ký.
Nhưng lần này một hiện tượng siêu hình học yếu ớt hơn Hệ thống xuất hiện lại làm Ngô Khảo Ký phân vân do dự.
Đã muốn phủ định siêu hình, lại muốn thử cảm giác siêu hình mang lại lợi ích. Con lạy bố Ký hack não vậy ai chơi lại?
Ký quyết định thêm mấy ngày ở lại khám phá. Dĩ nhiên không khám phá lung tung. Nơi này có trung tâm mà, cứ đến trung tâm mà triển thôi.
Vẫn là tuỳ tùng đi trước dẫn đường, lửa lớn doạ dẫm độc vật rắn rết. Ngô Khảo Ký trong lồng bảo vệ tiến lên.
Khu đền chính được xây theo hình kim tự tháp, tượng trưng cho núi Meru: trung tâm vũ trụ, gồm ba nền đá xây chồng lên nhau tượng trưng cho đất, núi và gió, ở nền trên cùng là khu đền trung tâm gồm năm khối tháp mà tháp đền cao nhất nằm chính giữa cao đến 65 m, có bảy vòng tượng trưng cho bảy rặng của núi thiêng Meru, vươn lên nỗi bật giữa khu rừng già bát ngàn chung quanh. Mỗi tháp có hình dáng như một búp sen đang nở rộ.
Tất nhiên những tượng trưng này là người đời sau tự cưỡng ép lý giải. Còn về thực tế tượng chưng gì thì hỏi người xây mới biết được.
Có người nói kiên trúc này đặc Hindu giáo mà Hindu thì có từ 2000 trước công nguyên. Do đó ngôi đền này phải được xây trong khoảng thời gian này, và người Khmer xây.
Lúc này kẻ chứng kiến tất cả sự thực là Ký khịt mũi coi thường.
Việc tôn giáo lập lại các nền văn minh khác nhau đầy, ví như chữ vạn trong nhà phật biết bao tôn giáo khác nhau dùng không?
Còn về Hindu á. Đơn giản giải thích nếu đã có nền văn minh nào đó vãi sót ở vùng Khmer thì không cho họ vãi sót ở Ấn Độ sao? Người Ấn ôm được các di tích ấy mà sáng tạo ra Hindu, rồi học tập luôn mĩ thuật kiến trúc ấy sau đó âm thịnh dương suy truyền bá khắp nơi. Chỉ như thế đơn giản giải thích gọn gàng. Còn người Khmer chưa phát hiện di tích hoặc phát hiện mà chưa thể dựa vào đó phát triền ra cái gì cả. Cuối cùng Khmer học Hindu của Ấn Độ sau đó lại phát hiện di chỉ này và khá trùng hợp Hindu do đó họ coi là thần xây dựng và cải tạo lại thôi.
Nên nhớ trong tất cả tất cả lịch sử Khmer chưa có vị vua nào có ghi chép về việc họ xây cái gì. Chỉ có ghi chép các trận chiến, lãnh thổ v.v… còn về mĩ thuật, kỹ thuật, các công trình kiến trúc người Khmer hoàn toàn không có ghi chép.
Vì sao? Vua Khmer hay nó chung dân Khmer rất mê tín, bố bảo họ dám mạo nhận mình xây nên các công trình mà “Thần” xây.
Cho nên mới có chuyện khi người ta thấy một bức phù điêu kệch cỡm không phù hợp kiến trúc tổng thể của Suryavarman Ii ở Angkor thì vội cho rằng ông ta xây nên Angkor rồi gán ghép đủ thứ miễn cưỡng vào bất luận không có tí logic nào. Suryavarman Ii nếu sống dậy sẽ la lớn, ta đặt phù điêu ở đó để chúng minh ta là ngươi tìm ta Angkor Wat và sửa chữa nó. Ta không có xây, là Thần xây đừng có nói càn Thần hiểu nhầm trừng phạt ta.
Cười lớn.
Lại nói Ngô Khảo Ký tìm tới tháp chính của Angkor Wat thì sung động trong lòng hắn càng manh mẽ.
Có cửa, có hầm ngầm… cái quỷ này khi hắn tham quan thời hiện đại không hề có thấy.
Nằm ngay chính giữa tháp chính cao lớn nhất chính là đại sảnh đường. Những bức phù điêu tinh mĩ đậm chất Hindu giáo, hay nói đúng hơn là đậm mĩ thuật kiểu Hindu. Đó chính là một cánh cổng đá lớn nối thông vớ một hầm hang đá tối tăm.
“ Đuốc lớn cùng đèn pha, các ngươi tiến lên”
Ngô Khảo Ký cố nén lại xúc động trong tâm thức mà ra lệnh cho mấy tên gan dạ dũng cảm tiến tới.
Lạ lùng, bên ngoài có rêu phong ẩm thấp, thậm chí dây leo dương xỉ mọc chằng chịt khắp nơi. Nhưng nơi này lại là khô ráo tốt đẹp vô cùng, hành lang đá có dấu hiệu của nước biển ăn mòn… cái này mắt thường nhìn cũng rõ. Bên ngoài kia vì rêu phong, cây leo che khuất nên khó thấy dấu vết này, nhưng ở đây dấu vết đó không thể lẫn đi được. thậm chí lớp bụi trắng trên sàn có thẻ là vỏ ốc , xương cá đã phong hóa hay không? Ngô Khảo Ký cũng không thể đoán được.
Các phù điêu hai bên vách hang vẫn là đậm chất về Hindu kể về các vị thần chiến đấu. Hay lúc này có thể nói thẳng thừng là Hindu đã dựa vào các di chỉ họ phát hiện để xây dựng nên một câu truyện hệ thống cho tôn giáo của họ. Còn câu truyện thực sự ra sao chỉ có người xây dựng nên mới hiểu được. Chính vì cái lẽ đó mà gây nên lẫn lộn về dòng thời gian hiểu biết.
Khốn nạn, đây là vũ trụ các hành tinh không thể sai nổi, hệ mặt trời mô tả. sau một chuỗi hành lang xoắn ốc cầu kỳ cuối cùng đoàn người thám hiểm đã xuống ới một căn phòng siêu cấp rộng rãi nơi lòng đất.
Ngô Khảo Ký chằm chằm nhìn lớp bụi không thể che hết được các đường nét điêu khắc trạm trổ đá. Nơi này mặt sàn đá ghép không một khe hở, nó như thể là từng khối đá mãi nhẵn đến từng nanomet chuẩn xác mà ghép vào nhau vậy. Kinh dị thật.
Thế nhưng cái hầm ngầm sâu đến 50m này tại sao thời hiện đại không có a.
Dĩ nhiên là không có rồi, có kẻ nào đó rất kỳ công đã xan phẳng lối vào, dùng công nghệ đá tương tự tạo ra mặt sàn phẳng phía nền đá. Ai đám đào đáy của Angkor để tìm hiểu hông?
Ngô Khảo Ký bước vào trung tâm phù điêu chính là mặt trời.
Hắn bỗng nhiên ngây người….
“ Nơi này… che dấu được..”
Đây là thông tin truyền vào óc hắn, tương tự như hệ thống cảnh báo đối với hắn.
Không có tiếng động, không có ngôn ngữ, nhưng lai có thể hiểu được dòng trạng thái thông tin muốn truyền đạt.
Che giấu được, che dấu cái gì?
Đâu rõ không phải là hệ thống loại truyền tin, vì trong hệ thống Ngô Khảo Ký cảm nhận được sự coi rẻ, khinh thường của hệ thống đối với hắn, cảm thấy hệ thống coi hắn là côn trùng, là gia súc, hệ thống lạnh lùng mà hung hăng, có đe dọa , có áp bách.
Nhưng thông tin này lại nhu hòa. Tất nhiên rất yếu ớt và đứt quãng.. lại tối nghĩa khó hiểu.
Che dấu ai, che dấu cái gì?
Đầu óc Ngô Khảo Ký loạn chuyển.
Hắn thử nghĩ về súng ống đạn dược, đấy chỉ là thử thôi. Hắn cũng không nghĩ ra mình cần che dấu cái gì ngoài chuyện này.
Đạn hình trụ… không sao… không có hệ thống cảnh báo…
Rãnh khương tuyến…. bình thường không sao…
Súng hỏa mai…
Súng khóa nòng….
Đầu máy hơi nước….
Máy phát điện…..
Con mẹ nó …. Nơi này có thể che dấu hệ thống rà soát.
Thì ra che dấu thứ này.
Tức là ở nơi này hắn có thể đầu tiên là liên kết yếu ớt cùng một ai đó, hay có thể là cái gì đó, hoặc thế lực nào đó.
Thứ hai là hắn có thể thoát ra khỏi khống chế của hệ thống.
Hay a.
Vậy có thể suy đoán thứ vừa liên hệ cùng hắn không cùng đường hệ thống. Có thể kẻ thù của kẻ thù là bạn?
Ngô Khảo Ký coi hệ thống chính là kẻ thù hắn đang mỗi ngày đều đấu trí đấu dũng với hệ thống đâu.
“ Năng lượng .. không nhiều.. ngắn gọn”
Thông tin lại vang lên trong não hải của Ký , hắn lúc này không hoảng hốt mà cố gắng lý giải thông tin.
“ Tất cả ra ngoài”
Ngô Khảo Ký sợ rằng ắt sau sẽ có thất thố cho nên đuổi bọn thị vệ lên trên và canh phòng lại.
“ Cách xây dựng…. hàng ba…. ô bảy”
Xây dựng? Xây cái quỷ gì? Xây làm sao?
Hàng ba ô bẩy là gì?
Đã nói Ký không có gì tài ngoài đầu óc linh hoạt. Hắn bắt đầu trên sàn nhà đếm các khối đá.
“ Hàng ba ô bảy”
Đây là…..
Một sơ đồ…
Một sơ đồ về cấu tạo dạng kiến trúc như lăng mộ.
Lại còn có kiến trúc của hầm ngầm này, cách… tháo gỡ nó…
Mẹ kiếp đây không phải nói là Ký có thể chuyển cái hầm ngầm này tháo rỡ đi sau đó xây một cấu trúc lăng mộ tương tự như hướng dẫn. Sẽ có được năng lực che dấu hệ thống?
“Phải”
Thông tin lại đến.. mẹ nó mình bị đọc suy nghĩ. Phải thôi, hệ thống có thể đọc suy nghĩ Ký khi hắn chuẩn bị phạm quy. Đây có lẽ là địa bàn của thứ này nó đọc được suy nghĩ của mình.
“ Chó chết, tránh vỏ dưa đạp vỏ chuối, bị hệ thống khống chế chưa đủ, lại thêm một thứ không hiểu này khống chết”
Ngô Khảo Ký hung hăng chửi , hắn giận lắm không sợ ngứa.
“Chửi bậy.. nữa… đánh .. nát mông”
Cái quỷ.
Ngô Khảo Ký giật mình nhảy dựng lên
“ Không.. năng lượng.. để giải thích…”
“ Đồng tộc… không hại..”
“Xây nơi khác… lệch trục… cần… lượng bổ xung… điện”
Rất tối nghĩa nhưng Ký phải nhớ.
Một hồi lâu rất lâu không có đáp án trở lại, Ngô Khảo Ký biết đã xong rồi.
Có thể lý do nào đó, có thể không đủ năng lượng. “Kẻ” kia đã đi rồi.
“ Phát hiện không tồi, nhưng cần ghi chép lại … cần nghiên cứu và giải mã cẩn thận chuyện này…” Ngô Khảo Ký hưng phấn, lôi giấy bút ghi lại thông tin tất nhiên là phiên ra kiểu đọc hiểu của tiếng Việt.