Việc Ngô Khảo Ký trú quân tại Ải Côn Lôn không có gì là bí mật hay khó đoán định. Thực tế từ khi nắm trong tay Vương Đạo Hàn thì Ngô Khảo Ký luôn giữ liệc lạc cùng Vương Thị cho nên việc Vương Kế Tổ chính xác vòng từ Quế Lâm tới Liễu Châu rồi tiến thẳng Ải Côn Lôn .
Thông qua Vương Kế Tổ thì Ngô Khảo Ký biết được quá nhiều thông tin tình báo của nước Tống. Cái này không phải là Vương Thị Phúc Kiến mạnh hơn Trịnh thị Huỳnh Dương mà là Vương Kế Tổ nằm gần hơn trung tâm quyền lực của Vương thị nên biết rõ nhiều thông tin triều đình hơn.
Trịnh Cao liếm chó hán gian một cách triệt để điều này Ngô Khảo Ký không phủ nhận và nghi ngờ, nhưng rốt cuộc Trịnh Cao chỉ mà một thương nhân tổng quản làm ăn phương Nam của Trịnh Thị mà thôi. Cho nên nếu nói về tình bào về các quận phương nam của nước Tống thì Trịnh Cao khá có năng lực. Nhưng nếu nói về hiểu biến triều đình Đại Tống thì Trịnh Cao vẫn chưa đủ trình.
Ngô Khảo Ký chỉ có thể bùi nghi một ý nghĩ, hắn là một người xuyên không cho nên chắc vận khí tốt. Đôi lúc Ngô Khảo Ký nhìn lại chặng đường hai năm xuyên không của mình nếu không có vận khí tốt thì có lẽ giờ này hắn mồ xanh cỏ lâu rồi. Vận khi tốt đầu tiên đó chính là hắn họ Ngô, một thế tộc cớ bự của Đại Việt , vận khi nữa đó là xuất phát điểm của Ngô Khảo Ký khá hoàn hảo khi trưởng quản một vùng hoang vu không ai để mắt và có thể tự do bay nhảy làm loạn. Cho nên Ngô Khảo Ký nhiều lần làm sai nhưng không tạo nên hậu quả lớn. Ngô Khảo Ký thầm nhủ nếu hắn là một Huyện lệnh hay Châu Mục ở miền Bắc gần triều đình mà có những sai lầm cỡ đó thì chắc chắn không những tự đưa bản thân vào nguy hiểm mà có thể kéo sập cả Ngô gia.
Thứ đến Bố Chính chiến tranh thì có Lý Thường Kiệt xuất hiện trợ giúp như có thiên thần bảo hộ. Muốn hợp thức hóa những sự thần kỳ công nghệ thì lai thu được mấy tên đệ đệ làm hàng rào chắn cùng một đám người Châu Âu để đóng kịch. Tất nhiên nói là may mắn vận khí nhưng nếu không biết nám bắt thì cũng dở sống dở chết. Cái mà Ngô Khảo Ký có đó chính là sự tỉnh táo nhất định mà không quá tham lam vội vã, cái mà hắn mạnh mẽ nhất đó chính là khả năng học tập và hòa nhập vào xã hội phong kiến.
Ví như lần này vận khí lại đến với Ngô Khảo Ký , trong lúc chưa hiểu tình hình quân Tống ở Quế Lâm cùng Liêm Châu thì trời lại mang Vương Kế Tổ đến đây.
Vương Kế Tổ một là biết hướng đi cơ bản của triều đình Đại Tống, hai nữa là bản thân Vương Kế Tổ vừa mới từ Quế Lâm- Liễu Châu mà đến cho nên biết thừa binh lực nơi này ra sao. Nếu nói Liễu Châu, Quế Lâm trong hệ thống quân sự không có người Vương gia thì Ngô Khảo Ký khôn tin.
Điểm đáng nói ở đây đó chính là Vương Kế Tổ rất thẳng thắn khai báo tình hình cả Quế Lâm lẫn Liễu Châu cho Ngô Khảo Ký . Về nguyên nhân thì Ngô Khảo Ký hắn có thể đoán định được một hai.
Vương thị có ý phản, có ý lập Mân quốc nối gót sự nhiệp cha ông. Nhưng Vương thị vẫn chưa dám hay nói đúng hơn là bọn hắn thấy thời cơ chưa đến vì trong mắt Vương Thị thì Đại Tống vẫn là một con quái vật khổng lồ.
Nhưng nếu con quái vật Đại Tống bị kéo đến suy kiệt ở một mức độ nào đó thì Vương Thị không ngại để phục quốc quay về thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trước đây. Cho nên Vương thị không hề e ngại mà cung cấp tình báo cho Đại Việt. Bản thân Vương Thị ước gì cả Đại Việt và Đại Tống đánh nhau sứt đầu mẻ trán sau đó cùng kéo nhau suy sụp thì Vương Thị mới vui vẻ. Đây chính là tọa sơn quan hổ đấu mà người Trung Quốc vẫn hay tự hào thông thái nghĩ đến.
Đến lúc này thì Ngô Khảo Ký mới biết được rằng Lý Thường Kiệt tiến quân chậm chạp không chỉ vì muốn bào mòn thế lực của Lưu Kỷ mà còn có nhiều nguyên nhân lằng ngoằng rắc rối trong đó mà bản thân một tướng lãnh cấp Sư đoàn như hắn chưa đủ địa vị để hiểu biết.
Hóa ra trong thời gian qua Đại Tống và Đại Việt không phải im lặng hùng hục dẫn quân chém giết nhau. Tất nhiên là vậy rồi, trong lịch sử tất nhiên chỉ dăm ba câu cho nên lược bỏ quá nhiều những vun vặt quá trình quanh chiến tranh.
Thời gian qua không chỉ có chiến tranh mà có rất nhiều cuộc tiếp xúc giữa hai bên Đại Tống – Đại Việt và còn liên lụy nhiều quốc gia khác trong đó như Đại Lý, Tây Hạ và cả Đại Liêu.
Đầu tiên Đại Tống đã cử sứ thần ngay lập tức tới Đại Việt trách cứ việc Vi Thủ An – Lưu Kỷ đem quân quấy nhiễu biên giới và yêu cầu bọn này rút về nước, trả tù binh. Đồng thời yêu cầu Đại Việt bồi thường chiến tranh phí tổn cho Đại Tống nếu không sẽ hứng chịu một cuộc chiến tổng lực quy mô diệt quốc.
Đại Việt trả lời rằng nước Tống tráo trở Hoàng Đế tin lời gian nịnh mà mưu đồ chiến tranh đánh Đại Việt cho nên việc Đại Việt làm chỉ là tự vệ mà thôi. Muốn Vi Thủ An – Lưu Kỷ rút quân cũng được vậy thì chém đầu Thẩm Khởi và Lưu Di gửi đến Đại Việt làm chứng, sau đó cắt Ung Châu cho Đại Việt.
Sứ thần Tống quốc bác bỏ hoàn toàn việc Đại Tống “chuẩn bị” chiến tranh đánh Đại Việt, họ nói đây chỉ là tin đồng nhảm. Yêu cầu Đại Việt ra lệnh cho Vi Thủ An và Lưu Kỷ rút quân ngay lập tức và thực hiện đền bù nếu không sẽ nhận đòn trừng phạt diệt quốc của Đại Tống . Lúc này sứ thần của Đại Tống vẫn hung hăng vì vẫn nghĩ cuộc va chạm biên giới này chỉ là một cuộc va chạm tầm cỡ thổ binh. Và Đại Tống chắc mẩm đây là một cái cớ để họ bắt chẹt Đại Việt trong thời gian ngắn hạn cũng như tạo cớ để tấn công Đại Việt sau đó khi mà quân đội của Đại Tống đã chuẩn bị kỹ càng.
Đại Việt vẫn kiên nhẫn “ đưa ra” những “ bằng chứng” về việc Đại Tống đã xúi dục Đại Lý cùng Chiêm Thành tấn công Đại Việt , lại càng nêu ra những bằng chứng về việc Thẩm Khởi – Lưu Di ác ý chuẩn bị luyện tân quân nhằm vào Đại Việt chiến tranh.
Sự “kiên trì” đấu võ mồm , nêu ra các “bằng chứng” của Đại Việt làm cho cả sứ thần Tống cũng như triều đình Đại Tống nhầm tưởng về ý đồ của Đại Việt . Nếu triều đình Đại Việt vẫn còn cự cãi, vẫn còn ngoại giao lí lẽ dĩ nhiên sẽ không thể nào hoạt động quân sự quy mô lớn. Động thái của Thăng Long dường như muốn giải quyết xung đột bằng ngoại giao. Chỉ là việc đòi hỏi của Đại Việt quá quắt khi muốn giết Lưu Di- Thẩm Khởi cùng đòi đất Ung Châu.
Dĩ nhiên trên bàn đàm phán là một cuộc trả giá mặc cả như đi chợ, đòi giá trên trời nhưng trả giá dưới đất. Vậy là Đại Tống yên tâm “điều binh” kiển tướng muốn đánh tan Lưu Kỷ sau đó lại một lần nữa điều binh phương Bắc đánh cho Đại Việt trở tay không kịp. Cho nên các Sứ thần Đại Tống vẫn lằng nhằng cự cãi cùng tranh luận cùng Lễ Bộ Đại Việt .
Nhưng các “nhà ngoại giao” giữa hai bên chưa đi đến thống nhất thì tin dữ đã ập đến với nước Tống. Đại Việt vậy mà xuất binh 5 vạn chính quy quân tập kích Khâm – Liêm nhị châu. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi cả một vùng rộng lớn Quảng Đông đã nằm trong tay quân Đại Việt triều đình trung ương.
Lúc này người Tống mới hiểu được Đại Việt thâm độc và cố đánh lạc hướng họ . Để xua quân đường biển 5 vạn thì đó là một sự dự mưu từ rất rất lâu chứ không thể nào là chuyện ngày một ngày hai.
Vua quan Đại Tống cuống cuồng tìm phương án giải quyết nhưng không thỏa, vì lúc này binh lực của họ trong nội quốc và phương Nam trống rỗng. Mười vạn tân binh mới chiêu mộ để chuẩn bị đánh Đại Việt còn chưa thành hình, huấn luyện chưa đủ , trang bị chưa có. Trong đó phần lớn rải rác khắp các châu huyện ở Phương Nam và đã bị Đại Việt quân chia cắt tiêu diệt chớp nhoáng.
Nhưng lúc này Đại Tống vẫn duy trì đàm phán nhằm kéo dài thời gian để có thể điều động quân từ các lộ về phương Nam để tham gia chiến tranh.
Vậy là một lần nữa sứ thân Đại Tống lên tiếng. Nhưng lần này thái độc của Đại Tống có vẻ nhún nhường hơn nhiều. Đại Tống yêu cầu quân chính quy Đại Việt rút về nước ngay lập tức và Đại Tống “ bao dung” coi như đây là chưa có chuyện gì xảy ra. Thẩm Khởi sẽ bị cách chức. Còn về việc biên giới Tống _Việt vẫn như cũ không có chuyện cắt nhường Ung Châu. Trong yêu cầu không có nhắc gì đến thổ binh Đại Việt , cũng không hiểu người Tống đang mưu tính gì.
Đại Việt đáp lời, được, muốn Đại Việt quân triều đình về nước không phải không thể, Chém Lưu Di- Thẩm Khởi. Đưa Vương An Thạch chủ mưu đánh Đại Việt qua nước Nam chịu tội. Cắt nhường Ung Khâm Liêm Tam châu cho Đại Việt .
Tất nhiên nghe tin này Đại Tống dĩ nhiên không đồng ý. Vương An Thạch là tể tướng đương triều của Đại Tống nếu bắt giải đem đi Đại Việt thì nước Tống còn gì mặt mũi. Việc cắt tam châu cho Đại Việt càng là vô lý và không thể nào người Tống chịu mất đất.
Được rồi đàm phán không thành Lý Thường Kiệt cho quân tiến đánh Ải Côn Lôn , uy hiếp Liễu Châu. Cắt đứt mọi liên hệ giữa Ung Châu và phần còn lại của Đại Tống .
Về Phía Đông một vạn hải quân Bố Chính đã phong tỏa hoàn toàn Quảng Châu bờ biển thậm trí thi thoảng tập kích các vùng ven biển dọc Quảng Châu Triều Châu. Thậm trí hải quân Đại Việt đã có những cuộc hành quân cả ngàn km tới tận Tuyền Châu nơi đối diện Đảo Đài Loan này ngay mà tập kích.
Cả một vùng ven biển phía đông Nam náo loạn. Không có một đội thủy binh nào là đủ sức đánh lại hải quân Bố Chính . Tất nhiên Hải quân Bố Chính chỉ đánh dọc bờ biển mà không tiến vào các sông ngòi, thủy binh Đại Tống yếu thì yếu thật nhưng số lượng bên trong các sông ngòi là không ít. Phải phân rõ thủ binh cùng hải quân là hai khái niệm khác nhau.
Dọc bờ biển từ Quảng Châu đến Tuyền Châu lúc này không một bóng người, thuyền bè đánh cá hay thuyền buôn đều bị thiêu trụi phá hủy. Hoặc chạy cả vào các sông ngòi mà lánh nạn. Các làng mạc, huyện lỵ nhỏ cạnh bờ biển bị cướp phá không còn. Các thuyền đổ bộ của quân Đại Việt rất xuất sắc, với sự cơ động của hải quân cùng tin tình báo của cha con nhà họ Trịnh thì họ luôn tránh né được trọng binh của quân Tống trên bờ mà tập kích những nơi yếu nhược của quân Tống.
Cho nên khoảng thời gian này dân chúng dọc bờ biển Quảng Châu- Tuyền Châu khốn khổ vô cùng. Họ không thể biết lúc nào quân Đại Việt sẽ lù lù xuất hiện đổ bộ và cướp bóc. Cho nên đa phần dân chúng chui hết vào thành trì trốn tránh, cả một dọc bờ biển mấy trăm km hoang tàn.
Không thể nói quân Tống không cố gắng, thủy binh Quảng Châu đã mấy lần xuất kích nhưng bị đánh cho đến hoảng, cho nên họ đành phải tổ chức bộ binh trên bờ chống đỡ quân Đại Việt đổ bộ cướp bóc. Nhưng khốn nạn ở chỗ hau chân chạy nhanh bằng thuyền? Hải quân Bố Chính tới tới lui lui như chỗ không người nhè vào những nơi back nhược mà đánh. Bộ binh Tống hụt hơi chạy ngược xuôi mà chưa lần nào túm được quân Bố Chính cả.
Đó chỉ là hải quân Bố Chính mà thôi. Thân Cảnh Phúc ở phía đông đã đánh đến Ngô Châu và khép luôn vòng vây đối với Phiên Ngung. Kể từ đó thành trì lớn nhất phương Nam của Đại Tống báo nguy.
Lúc này người Tống đã quá hoảng hốt rồi, họ đã đánh giá quá sai sức mạnh của Đại Việt.
Thông qua Vương Kế Tổ thì Ngô Khảo Ký biết vốn chẳng có quân đội phương Bắc gì tiến về Quế Lâm, hay nói đúng hơn là Đại Tống chưa phản ứng kịp và chưa có quân đội bổ xung cho phương nam ngoại trừ một vạn quân của Trương Thủ Tiết.
Trương Thủ Tiết dẫn toàn bộ quân đánh Ngô Châu chỉ là kế nghi binh, hơn 7 ngàn quân từ Quế Lâm chi Liễu Châu chỉ là nông dân mặc giả binh sĩ trang phục và tân binh mà thôi.
Nhận được tin này Ngô Khảo Ký cảm thấy đây là cơ hội tiêu diệt Trương Thủ Tiết. Nhưng lời nói của Vương Kế Tổ hắn vẫn nửa tin nửa không, cho nên Ngô Khảo Ký quyết định báo lại tin này cho Lý Thường Kiệt đồng thời vẫn cử Trịnh Cao dò la thông tin của Liễu Châu, Quế Lâm. Bên cạnh đó bản thân của Ngô Khảo Ký ngựa không dừng vó dẫn theo thân binh tới trại của Ngô Khảo Tích để bàn bạc kế hoạch tấn công Trương Thủ Tiết nếu tình báo của Vương Kế Tổ là đúng.