Quân Đại Việt náo nức xông lên chém giết?
Không…
Họ thực hiện lần cuối cùng ban ân huệ cho người … Mân trong thành Khâm Châu.
Khoảng cách 100m đủ gần, chỉ có vài tốp lính chuyên nghiệp thuộc dạng mồm to tiến lên hò hét. Phía trước họ là những tấm phản gỗ dày cộm được chống bởi những thanh gỗ lớn trên đất. Sau đó đám này bắc loa đồng hướng vào trong thành Khâm Châu mà gào thét.
“ Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.”
“Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!”
“Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!”
“Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!”
“ Đất Mân người Mân ở há cần người Hán cai trị? Dân Mân trời sinh là nô bộc cho người Hán? Cho nên bản tướng là vâng mệnh quốc vương đến giúp người Mân cứ thế độc lập. “
“ Vua Việt làm anh giúp Vua Mân làm em dựng nước, có tông miếu có tổ tiên. Vì vậy hỡi người Mân không được cầm vũ khí chĩa về anh của mình. Hãy cầm lên vũ khí chĩa vào bè lũ hút máu Hán quan, Hán thương, Hán dân đó”
Cái này nếu Ngô Khảo Ký có mặt nơi này hắn sẽ nghe thứ này quá quen quen. Đây rõ ràng là “Phạt Tống lộ bố văn” của Lý Thường Kiệt trong lịch sử. Nhưng tại sao lại dài loằng ngoằng thêm một đoạn phía sau nghe như tuyên ngôn độc lập của người Mân vậy?
Loa cứ thế bắc vào thành Khâm Châu mà loa lớn cả bằng tiếng Hán và tiếng Mân. Đi theo đội quân của Lý Thường Kiệt là quân dân tộc của Vi Thủ An cho nên đám này được coi là anh em của người Mân bên đất Tông là không sai. Đây là phép công tâm mà Lý Thường Kiệt và các thành viên đầu sỏ của Đại Việt đã dự mưu từ sớm. Công địch trước công tâm , điều này trong binh pháp đã dạy rõ ràng.
Đầu tiên dùng thứ vũ khí không thể kháng đỡ đập tan phòng tuyến hữu hình của quân địch đó chính là tường thành, khiên cho niềm tin của họ tan vỡ. Sau đó là dùng “Phạt Tống lộ bố văn” chia rẽ nội bộ quân địch, cho người Mân một cơ hội hi vọng để họ phản Tống.
Vốn dĩ trong lịch sử không có hai đoạn cuối “ Đất Mân người Mân ở há cần người Hán cai trị? Dân Mân trời sinh là nô bộc cho người Hán? Cho nên bản tướng là vâng mệnh quốc vương đến giúp người Mân cứ thế độc lập. “
“ Vua Việt làm anh giúp Vua Mân làm em dựng nước, có tông miếu có tổ tiên. Vì vậy hỡi người Mân không được cầm vũ khí chĩa về anh của mình. Hãy cầm lên vũ khí chĩa vào bè lũ hút máu Hán quan, Hán thương, Hán dân đó”
Nhưng lúc này Lý Thường Kiệt thêm vào mục đích sẽ nâng Thân Cảnh Phúc lên làm vua mân trên Quảng Nam Đông Lộ, còn Lưu Kỷ có thể trụ được ở Quảng Nam Tây Lộ hay không…. cái này còn phải xét.
Trên thành cao Trần Vĩnh Thái đang chửi bố kẻ nào thâm độc viết nên bản bố văn kia. Thứ này còn tru tâm hơn vạn tiễn tề phát hướng vào Khâm châu mà xạ.
Nói thế nào đây, Trần Vĩnh Thái đã quá bất ngờ trước phách lực của người Đại Việt, đám Đại Việt vậy mà không tham đất bên Tống họ dám dựng người Mân lên làm vua và thực hiện nâng đỡ một quốc gia Mân tộc. Đây là có bao nhiêu phách lực và tầm nhìn.
Thường thì thời này chiếm được đất chiếm được trại là chính quyền trung ương sẽ tìm cách đô hộ nơi đó biến chúng thành đất của họ.
Nhưng người Việt tốn bao công sức đánh xuốn đất Mân chỉ để cho người em Mân dựng quốc. Phải có bao nhiêu đảm lược bao biêu phách lược mới làm được.
Thực tế Trần Vĩnh Thái không hiểu tình hình đất Việt.
Người Việt thèm nhỏ rãi Lưỡng Quảng nhưng lấy đâu ra dân để chiếm. Đến các vùng như Quảng Nguyên, Thượng Nguyên, Vị Long, Lâm Tây, Bình Nguyên rộng lớn đầy tài nguyên vì không đủ người mà Đại Việt cũng chịu không chiếm đóng hoàn toàn được.
Này trao đổi lợi ích tống khứ được quý tộc của mấy vùng này qua đất Tống lập Quốc, đổi lại triều đình Đại Việt sẽ được “hỗ trợ “ hết sức để thành lập đô hộ phủ và đưa dân Kinh lên các vùng này quản lý. Đó chính là mở mang bờ cõi với người Đại Việt rồi. Mặc dù danh nghĩa những nơi kể “trên thuộc” về triều đình Đại Việt quản hạt. Nhưng chúng bản chất là những khu tự trị.
Nay Quảng Nguyên, Thượng Nguyên, Vị Long, Lâm Tây, Bình Nguyên biến thành khu vực pháp trị toàn diện của Đại Việt thì đó chính là lợi ích thực chất, cho dù trên danh nghĩa thì cảm thấy không có nhiều lợi ích gì.
Cho nên thay vì chạy tít cả ngàn dặm qua Lưỡng Quảng quản lý các khu vực chiếm đóng, tại sao lại không biến những vùng đất đầy tài nguyên ngay cạnh Long Thành trở thành địa bàn của người Việt? Đây chính là suy nghĩ của Lý Thường Kiệt và bộ máy chính quyền nhà Lý.
Đại Việt sau khi nhận công nghệ từ Châu Âu đã ngộ ra một điều. Họ phải nắm bằng được Quảng Nguyên mỏ sắt, đồng, thiếc chì và cũng là nơi đầy mỏ vàng. Chỉ cần đủ quặng sắt họ sẽ có thể phát triển cấp tốc, và đến khi đủ mạnh thì người Việt sẽ nói chuyện Lưỡng Quảng sau. Khi đủ mạnh thì nói gì cũng dễ. Suy nghĩ này của người Việt thì người Tống hiểu không được.
Trần Vĩnh Thái đúng thực là đang há mồm chửi người Việt, chửi người viết ra bản bố văn này. Bên Đại Việt thiếu người Mân? Thiếu đất của người Mân đang ở? Ngươi thương sót gười Mân thì tại sao không cho người Mân lập quốc bên đất Việt quản hạt , tại sao chạy qua đất Tống ta để lập quốc người Mân?
Trăm ngàn câu chửi bới nhưng không ăn thua. Vì hắn một người nói không lại, lỹ lẽ của hắn lúc này cũng không ai nghe, vì Trần Vĩnh Thái đã nhìn thấy những ánh mắt rạo rực của quân sĩ gốc Mân xung quanh.
Phải a, tại sau người Mân sống trên đất Mân lại phải đội người Hán lên đầu mà thờ. Người Việt qua giúp Mân lập quốc xưng anh em thì tại sao phải chiến đấu với họ? Đây cũng là lý do bấu vĩu của lính Mân, họ chưa biết người Việt giả lòng hư ý hay không. Nhưng chứng kiến sức mạnh hủy diệt của các cỗ máy bắn đá khổng lồ đã phá vỡ tường thành “ vững chãi” trong tích tắc thì người Mân không còn có tinh thần chiến đấu. Và khi người Việt đưa cho họ một bậc thang, một lý do để xuống nươc thì họ sẽ ngày càng tin ngày càng bấu víu vào nó.
Người Mân có từng phản kháng qua người Hán? Có từng nổi dậy qua? Dĩ nhiên là có, nhiều lần là khác. Nhưng chính những tòa thành trì sừng sững đầy quân gốc Hán này chính là thứ họ mãi không vượt qua. Người Mân chẳng có thứ gì có thể giúp đỡ cho việc công thành. Họ chỉ biến lấy máu thịt mà điền vào đó. Bao nhiêu máu thịt điền vào cho đủ?
Nhưng nay bức tường thành sừng sững chắn ngang tâm lý phản nghịch trong lòng người Mân đã bị lính Việt đạp một cái đổ luôn… e hèm. Cũng chính là đạp vỡ một thông đạo cho tâm lý phản nghịch cuả đám người Mân.
“ Đại nỗ… mau xạ kích bọn mọi Nam Man..” trên đầu tường Trần Vĩnh Thái hét lớn.
Xưa kia nghe tiếng gọi Nam Man thì người Mân thấy bình thường, họ nghĩ đó là gọi Đại Việt hay những tộc Mân sống bên kia biên giới. Nhưng nay nghe tiếng gọi Nam Man họ cảm tháy chói tai vô cùng. Vì… Mân người trong mắt Hán tộc chính là Nam Man, mọi rợ chưa giáo hóa.
Từng ánh mắt người Mân long lên sòng sọc, họ nắm chạt đao kiếm trong tay chỉ chờ bộc phát, họ đã bước rất gần đến gianh giới tạo phản.
Một người lính Mân là xạ thủ Đại Nỗ không bắn, anh ta cầm búa gỗ trên tay nhưng không gõ xuống cò khởi động của đại nỗ.
Trần Vĩnh Thái tức giận đến run người, hắn bạt đao như chớp, một cái đầu ngươi văng lên không trung , vòi máu đỏ ao chói mắt tung tóe như pháo hiệu.
Trước đây giết người là cách trấn nhiếp nhanh nhất, nhưng giờ đây giết người chính là điểm hỏa cho phản nghịch tính.
“ Dcm mày dám giết huynh đệ ta.. anh em lên chém chết chúng nó… Đất Mân người Mân ở há cần người Hán cai trị?”
“Đất Mân người Mân ở há cần người Hán cai trị?”
“ Đất Mân cần Vua Mân… người Việt đến giúp lập quốc, giết Hán dân… giết chó quan người Hán”
Đây gọi là kết hợp nhuần nhuyễn giữa dọa sợ cùng lung lạc ý trí tạo nên một phương phám công tâm cường đại, một bài bố văn được công bố đúng lúc chỉ với gần trăm chữ đủ đỉnh 100 vạn quân.
Mấy chụ binh sĩ Mân sôi máu mất đi đi lý trí đồng thời gào rống đao thương chém tán loạn về đám binh gốc Hán bên cạnh. Bỗng chốc tường thành Khâm Châu có loạn cảnh. Tất nhiên Lý Kế Nguyên với ống nhòm trong tay sẽ chứng kiến rõ ràng sự việc trên, thân là một chiến tướng lão làng ông nào bỏ qua cơ hội này.
Tiếng tù và thổi lên đồng loạt, tất cả mặt trận 4 mặt thành đều bị quân Đại Việt tấn công. Mặt thành Đông của Khâm Châu bị đập vỡ nên không cần khi cụ công thành mà quân Đại Việt ầm ầm hướng về phía lỗ hổng lao đến.
Những mặt thành khác thì quân Đại Việt phải dùng thang để leo.
Quân thủ thành Khâm châu có hơn ngàn quân Hán cùng tầm vài trăm quân gốc Mân, đa số còn lại là tráng đinh trong thành được huy động để làm phụ binh thủ thành.
Trong các trận chiến mọi người luôn chỉ thống kê quân chính quy thủ thành rồi đặt ra câu hỏi ngớ ngẩn như kiểu. Tại sao Ung Châu chỉ co 4 ngàn quân mà Đại Việt có 7 vạn quân đánh 40 ngày không hạ được. Con mẹ nó 4 ngàn là 4 ngàn chủ lực, còn đinh ráng có đến 2 vạn nếu huy động cả thành. Mỗi thằng nông dân cần cấp cho một thanh đao, một cay gỗ nhọn lấp ló sau lỗ châu mai đã đỉnh một chiến sĩ tinh nhuệ của phe công thành.
Nên nhớ khi leo thành thì luôn ở tình thế bất lợi về địa hình, hai tay thì ít nhất mất 1 để bám thang, ngửa cổ lên trời mà chiến đấu. Hai chân thì phải đạp thang lấy đâu ra lực chép giết, do đó một siêu chiến binh leo thành thì cũng chỉ phát huy được 2-3 phần năng lực chiến đấu mà thôi.
Nói để hiểu công thành là một công việc khó khăn, nguy hiểm và tổn hao sinh mạng ra sao, nhất tướng công thành vạn cốt khô, câu nói này không phải nói cho có. Cho nên nếu não tàn thì đừng thắc mắc như trên.
Khâm châu bốn mặt thành mỗi mặt tầm 800m chiều dài, 1,5 ngàn binh thực tế không đủ để phòng ngự bốn mặt. Trong khi đó vì phòng ngừa cánh quân chủ lực của người Đại Việt thì Trần Vĩnh Thái đã cho tập hợp gần như mọi tinh hoa của Khâm Châu tại mặt thành này.
700 Tống binh gốc hán năng lực chiến đấu tốt, 100 Tống binh gốc Mân và 500 phụ binh tráng đinh trong thành cùng rất nhiều tiểu lôi đại kiểu mới mà Ung Châu vừa cung cấp.
Ba mặt thành còn lại thì là hỗn hợp của một vài trăm Tống binh gốc Hán, đa phần là Tống binh Mân và tráng đinh được trang bị thô sơ.
Một trăm binh Mân nổi loạn ở thành Đông rất nhanh bị số lượng lớn quân Tống gốc Hán chém giết bình ổn thế trận. Nhưng loạn ở thành Đông cũng khiến các mặt thành còn lại như virus lây bênh mà loạn theo. Số lượng Tống-Hán và Tống-Mân binh ở ba mặt thành còn lại là tương đương cho nên các nơi này loạn tưng bừng.
Tráng đinh khắp 4 mặt thành là hỗn hợp Hán- Mân nhưng lá gan quá bé cho nên không có hành động gì chỉ ngồi yên mà run lẩy bẩy.
Khắp bốn mặt thành quân Đại Việt ầm ầm lao đến hô vang khẩu hiệu “ Diệt Tống giúp Mân”, cho nên ngoại trừu thành Đông đã được bình ổn thì phe Tống ba mặt thành còn lại dường như không có sự phản kháng từ phía Tống quân về phía phe Đại Việt . Lình Việt leo lên đầu thành như chỗ không người và băt đầu tàn sát.
Họ hô vang khẩu hiệu “ Người Mân buông vũ khí, cầm vũ khí là Tống- Hán giết không tha”. Khẩu hiệu do đám người thổ Vi Thủ An đi theo từng nhánh quân la lớn.
Lần này chiến đấu có một lực lượng rất lạ bên Đại Việt đó là lực lượng tuyên truyền phản chiến, vác loa đồng lớn đi theo sao gào thét hết công suất cổ họng. Lực lượng này xem ra cực kì cực kì có tác dụng.
Những tưởng trận chiến dễ dàng đi đến hồi kết nhưng bất ngờ xảy ra đến liên tiếp.
Ba mặt thành người Đại Việt chiếm đóng như chỗ không người, dân Mân hiểu tiếng mân buông cả vũ khí xuống, người Hán chư kịp nghĩ ngợi đã bị quân chính quy Đại Việt từng đoàn từng tốp trên đầu thành chém giết như gà vịt. Lính Tống đươc vài mống thì bị linh Mân cầm chân, 3 mặt thành trong chốc lát cửa mở toang như váy của gái ngành.
Nhưng cửa Đông thành Khâm Châu, thảm sát xảy ra. Nói đúng hơn là người Đại Việt bị thảm sát.
700 binh Tống -Hán nơi này không có bị tổn thương nhiều, lúc này bài hịch văn của Lý Thường Kiệt lại đi ngược tác dụng, tuy nó giúp người Mân phản chiến nhưng nó lại nêu rõ một quan đểm Hán – Việt không chết không thôi. Người Mân muốn làm chủ nơi này thì phải đồ sát Tống- Hán do không còn đường sống cho nên quân sĩ Tống-Hán bị ép vào đường cùng mà chiến đấu.
Thỏ bị ép còn căn người chứ đừng nói là quân Tống- Hán thiện chiến.
Tường đổ không phải là đất bằng. Tường thành đổ tạo thành gạch đá lởm chởm cản trở bước chân hành quân, bộ binh tượng binh không thể dùng được. Bộ binh leo lên cũng tốc độ rất chậm.
Đến lúc quân Đại Việt leo tới nơi thì quân Tống Hán cũng đã lập xong đội hình cự địch, hai bên khiên lớn che chắn lao vào nhau chém giết. Sáp lá cà, cung nỏ không còn mấy tác dụng, lúc này chỉ có đao thương, khiên lớn nói chuyện thân mật cùng nhau.
Nếu chỉ là bình thường đao thương nói chuyện thì quân Đại Việt rất tự tin, trang bị của họ rất hoàn hảo nếu so với quân Tống, lớp đi đầu tinh nhuệ toàn là giáp lưới toàn thân kết hợp giáp phiến, rất khó công phá. Những lớp đi sau không có lưới thì cũng là giáp phiến che đậy chỗ yếu hại.
Nhưng…. Quân Tống chơi lự đạn, hai người thời này gọi là lôi đạn.
Lôi đạn của người Tống thì người Việt lạ gì? Quâ Tống từ lâu đã phát triển hỏa khí như hỏa tiễn, lôi đạn, hổ pháo. Nhưng người Đại Việt không sợ vì những thứ này có tiếng không có miếng.
Ví như lôi đạn của người Tống to lớn như hũ sành nhưng sức nổ chẳng đâu vào đâu chỉ là gây tiếng động lớn kinh sợ người khác. Lần đầu lần hai gặp thứ này quân Đại Việt có thể sợ nhưng quen rồi thì họ biết rõ điểm yếu của chúng , uy lực chẳng ra sao, ném không được vì nặng, chỉ có thể thả rơi từ trường thành trên cao. Nếu cận chiến coi như bỏ đi vì với độ nặng ấy thì chẳng nai ném đi xa được, chỉ trừ khi quân Tống đốt lôi đạn tại chỗ và ôm nhau cùng chết thì may ra có thể gây nguy hại cho quân Đại Việt .
Hỏa tiễn lại càng tào lao, mọt mũi tên được gắn thêm thuốc phóng đặt vào một hộp có các khe để đốt lên cùng phóng.
Nhưng loại vũ khí này thường là giết cả quan Tống lẫn quan địch nếu chiến đấu. Lý do đơn giản đó chính là việc gắn thuốc phóng là gắn lệch cho nên mũi tên bay ra sẽ quay vòng vòng không đi theo quỹ đạo như mong muốn, tầm bắn chỉ 20m đổ lại. Các mũi tên trong hộp là được nối với nhau bởi một bộ dây đốt, cho nên phóng ra không đồng đều một lượt.
Thứ này chế tạo đắt đỏ nên lính phóng tên lửa của Tống đâu được “thực hành” nhiều, cho nên chính bọn này khi chiến đấu sẽ hoảng loạn trước tiên và gây loạn cho đội hình Tống, cho nên mới nói thứ này sát thương cả hai phe và gây loạn hai phe. Thêm nữa sức sát thương của hỏa tiễn yếu hơn nhiều cung nỏ thông thường cho nên chỉ cần chú ý dùng khiên phòng thủ thì khả năng tổn thương bằng không.
Hổ pháo chính là loại ống tre một đầu hở đốt thuốc phóng, thuốc phóng sẽ biến thành một cột lửa tầm vài ba mét phun về phía trước, nói thật thứ này sát thương không cao và trong tình hống vài ba mét với chiến thuật biển người sung phong lúc này thì chỉ có thể gây tổn thương vài ba người sau đó lính cầm hổ pháo sẽ rơi vào cảnh bị đồ sát như cẩu.
Cho nên với hỏa khí của người Tống, người Việt khá coi thường vì sau nhiều lần chiến tranh người Việt đã đúc kết ra điểm yếu của nó.
Nhưng chính vì sự coi thường này mà người Việt lúc này đã trả giá đắt ở Khâm Châu.
Hai bên tại khe thành đổ gặp nhau, khiên đối khiên, mác đối mác chặt chém không thương tiếc đối phương.
Người Việt chiếm ưu thế tuyệt đối về trang bị.
Nhưng bỗng chốc một loạt quả cầu gang to hơn nắm tay được tung lên trời vòn qua hàng khiên phòng thủ rơi vào nhóm binh Việt đang nhung nhúc tiến lên.
Những tiếng nổ kinh hoàng thu gặt đi sinh mệnh của quân Đại Việt .
Thậm trí tại bức tường đổ này quân Đại Việt bị đồ sát đến nỗi phải rút lui nhưng quân Tống Hán vẫn không buông tha lao lê chém giết.
Cũng may ba cổng thành khác quân Đại Việt đã chiếm đóng và đưa quân đến hỗ trợ kịp thời đánh vào hậu quân của Tống Hán mà đập tan bọn này.
Nhưng kết quả trong tích tắc thời gian va chạm, cả ngàn tinh binh Đại Việt thương vong. Hơn năm trăm người tử tại chỗ, trong đó có 300 là thiên tử binh quý giá của Đại Việt , hơn 500 người bị thổng thương mất đi sức chiến đấu và rất nhiều trong đó sẽ tàn tật cả đời.
Giáp mão có thể tránh đi phần nào tổn thương của lôi đạn nhưng chân là vị trí yếu hại của Đại Việt , có rất rất nhiều chiến binh Đại Việt sẽ trở thành cụt chân hau què quặt, đây là tổn thất không hề nhỏ khi đánh một thành trì như Khâm Châu.
Lý Kế Nguyên tái mặt khi biết tin này.
Lý Thường Kiệt thì nhanh chóng điều tra vấn đề và thư về cho Ngô Khảo Ký . Hơi ai hết ông hiểu chỉ có Ngô Khảo Ký mới giải quyết được vấn đề này.