Tống Kiệt đang thực sự vui sướng trước thành tựu của mình ở Oman cùng Sure.
Hắn không biết được rằng Hunter cũng nằm trên bán đảo Arab này, chỉ có điều mỗi thằng nằm một góc cách nhau tầm 2000 km thôi.
Tất nhiên 2000km này khó gặp vì toàn là sa mạc, Ngăn cách họ còn có rất nhiều quốc gia Bắc Phi theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Vùng này khó mà đi qua.
Tống Kiệt đúng là đã tự vẽ được bản đồ khu vực này.
Thậm chí hắn còn cho quân đánh tan nát năm cái thị tộc Arab dọc hai bên bờ sông Bani.
Đơn giản là sông này đủ sộng lại đủ sâu, độc dốc không lớn, từ bờ biển đi vào đến thượng nguồn tức là chân núi Hajra cũng chỉ có 80km.
Đơn giản là thuyền đia qua bắn pháo dọa dẫm quấy phá không co dân du mục ở đây có thể sinh hoạt.
Lê Chính cũng không có lên bờ cướp bóc hay đánh nhau.
Tống Kiệt sử dụng sức mạnh hải quân thuỷ quân tuyên bố chủ quyền ở sông Bani.
Bố không chiếm đất nhưng sông này là của bố. Thằng nào dùng thì cúi đầu xưng thần nói thế cho nhanh.
Không cúi đầu bố phá.
Trồng câu bố bắn đạn vôi phá huỷ hết. Chăn thả? Ra uống nước múc nước bố diệt sạch.
Năm thị tộc ở đây quá căm giận.
Nhưng họ là người du mục. Lên ngựa đánh nhau họ chưa ngán ai, nhưng gặp phải lối chơi khốn nạn này của Tống Kiệt thì họ chịu hẳn.
Rời đi nơi khác tìm nguồn nước? Có mà điên à, có sông còn không đủ cấy cấy trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Đi đào nước ngầm sao đủ.
Đánh nhau?
Ở đây đến cây gỗ tốt đóng thuyền còn không có. Thuyền của họ bị đám thuyền kiểu lạ kia húc tan tành hoặc dùng lôi điện đánh chìm hết rồi.
Thậm chí hai bên bờ đã bị ngăn cách không biết nối thông liên lạc ra sao vì không còn thuyền.
Nói đến thuyền chiến Thăng Long toàn bằng gỗ Táu, nặng nhưng chắc đến kinh hồn. Lại thiết kế đáy bằng chuyên đánh thuỷ và vùng biển nông. Tung hoành sông Bani như chỗ không người.
Ban đầu Lê Chính còn e ngại mấy thuyền nhỏ của năm thị tộc nên dùng pháo bắn. Nhưng về sau phát hiện gỗ các thuyền này yêu quá nên hắn húc thẳng. Vỡ tan tành không chịu nổi một kích.
Tức là thống trị vùng biển phía nam Oman lúc này chính thị 37 cái chiến hạm lâu của Thăng Long với gỗ tốt không hợp thói thường.
Năm thị tộc ăn thiệt thòi tức giận phát binh đánh vào Sur nhưng cửa thung lũng bị pháo chặn.
Người Hồi giáo bỏ ngựa leo núi xuống đánh bộ thì mới hiểu… trên đời này bộ binh đánh không giống kiểu họ đánh.
4 ngàn Thiên Tử Binh Đại Việt Kết trận. 2 ngàn Mân binh bắn nỏ. 5 ngàn hỗn hợp Mân- Rohana binh lược trận.
Phải nói là đồ sát người Hồi khi họ dám bỏ ngựa, lạc đà đánh nhau.
Các chốt canh khắp chân núi, phát hiện địch nhân trên núi xuống là đốt lửa báo. Ngay lập tức có quân tiếp viện đến.
Đánh bộ theo hàng ngũ xếp đội hình quân Hồi chịu không được Thiên Tử Binh tinh hoa của Đại Việt.
Lại thêm hai bên trang bị quá khác biệt. Vì dù sao đây là quân du mục thị tộc không phải quân Hồi giáo Seljuk.
Cho nên đánh hai lần chết ngàn mấy trăm người không có làm gì được đội quân quái đản ở Sur thì Năm thị tộc bắt đầu rối trí.
Cuối cùng đó chính là thỏa hiệp.
Chấp nhận đóng thuế cho Tống Kiệt để được yên ổn sống ở đây.
Nhưng Tống Kiệt không có vội đưa dân ra sông Beni. Hắn vẫn chơi phong bế lấy Sure làm căn cứ điểm ổn định mới chiến tiếp.
Một tường thành bắt đầu được xây dựng nối các tháp canh, và một pháo đài nhỏ được xây chắn ở Thung Lũng lối đi vào. Chỉ khi nào hoàn thành thứ này thì mới yên tâm.
Giờ đây lạc đà ngựa của Tống Kiệt đã lên đến 2000 con do đám năm thị tộc cống nạp. Nhưng Sure không đủ thảo mộc để nuôi cho nên hắn giữ 300 con lạc đà 200 con ngựa còn lại để cho thị tộc nuôi hộ.
Cảng thì chưa xây xong nhưng cái hồ ấy có thể chứa hản quân không sợ só bão công phá. Tạm thời chính là như vậy.
Tống Kiệt có rổng lúc này tầm năm vạn dân vì có đến 1 vạn nô lệ cũ là Sur người cộng thêm hắn sẵn có hơn ba vạn người cho nên sức lao động ở Sur rất đáng kể. Quan trọng nhất là ở đây không có nhiều diện tích trồng ngũ cốc, cho nên lượng người làm nông sẽ ít.
Chính vì vậy Tống Kiệt cho huy động vạn người khỏe mạnh cả nam nữ đào một cái rãnh mà biển ăn vào lục địa ngay gần thành Sur, dự định cải tạo nơi này thành bến cảng.
Vì sao lại vậy?
Cái hồ kía không xa nhưng xây bên càng nơi đó không thuận tiện.
Xung quanh hồ toàn sa mạc không chỗ định cư.
Tống Kiệt xây là xây quân cảng cùng thương cảng kết hợp do đó phải gần thành Sur, hắn muốn biến thành phố này thành một thành phố hải thương nghiệp..
Tống Kiệt không sai, hắn rất có tầm nhìn. Nơi này lương thực không đủ nhưng có thể mua. Tống Kiệt có trong tay máy móc công nghệ, có thợ tốt.
Mỏ quặng ở Hajra lại giàu đồng , sắt.
Cho Kiệt có thời gian hắn sẽ vực được nơi này lên.
Không có than? Mua là được, không có gỗ mua là xong. Nơi này đến Karachi của người Ấn chỉ có 600km còn gần hơn Mascat mấy chục km. mà Karachi thì thứ gì chẳng có, lương thực, than, gỗ, phụ gia , hương liệu.
Có mấy thứ này Tống Kiệt có thể sản xuất pháo, binh khí, xuất khẩu trầm hương v.v….
Có gỗ tốt sẽ đóng thuyền hương dẫn nông dân thành ngư dân. Dám nghĩ dám làm hay không thôi.
Vấn đề an ninh tạm ổn, lương thực còn 3 tháng.
Lấp khe biển lấn sau đó đào bên trong . Xây khô kè đá đóng cọc bến cảng. Lúc này vẫn phải dựa vào Mascat để buôn bán tạm thời, có bến cảng có thể tự bảo trì thuyền, đến lúc đó Sur sẽ bay lên.
Thành Thằn Long phồn hoa đô hội nhất khu vực vào tháng 8.
Nơi này đã vượt xa Bố Chính về sự phồn hoa.
Tuy nói Bố Chính vẫn là nơi sản xuất phần lớn lượng hàng hoá cả nước tiêu thụ lẫn xuất khẩu. Nhưng thị trường Tống quá mức quảng đại mở ra khiến cho Thăng Long vương mình đúng như tên gọi, một con rồng vươn lên trời cao.
Năng lực sản xuất hàng hoá của Đại Việt lúc này có thể bao quán lại ước tính 1 năm tổng cả nước sẽ sản xuất được 15 tỉ tiền đồng giá trị hàng.
Trong đó xưởng công nhà nước sản xuất chiếm 70%.
Tư nhân sản xuất 30 % thường là các mặt hàng như gốm sứ, gấm lụa, vải bông cotton, nay có thêm vải lanh, đồ thủ công mĩ nghệ, đóng thuyền dân dụng. Rượu gạo chưa chưng cất. Các thổ sản khai thác trên rừng. Gia súc chăn nuôi.
Trong 60% nhà nước các xưởng công sản xuất thì có đến 40% là Bố Chính sản xuất, 20% Thăng long và các vùng khác mà Lý Từ Huy cho xây dựng nhà máy sản xuất.
Hàng tiêu thụ trong nước tấm 1,5 tỉ đồng khả năng tăng cao trong thời gian tới.
Nhánh phương Nam như Tam Phật Thề , Medang, La Vô, Khmer cả thuỷ và lục. Chola chỉ mới có 4 tỉ đồng giá trị xuất khẩu nhưng một mình Đại Tống chiếm 8 tỉ xuất khẩu. Nhật bản tăng lên 800 ngàn xuất khẩu Triều Tiên tầm 400 ngàn. Mân cũng chiếm tầm 1 tỉ xuất khẩu hàng hóa
Bắc Nguyên không thèm tính thằng này chúa nợ nần.
Dĩ nhiên khủng kiếp xuất khẩu cùng nội địa tiêu dùng như vậy thì Đại Việt cũng phải nhập đầu vào nguyên liệu khủng bố không kém.
600-700 ngàn tiên gạo mỗi năm. Quặng, Than Gỗ, đá phiến dầu. Lên tới 3,5 tỉ tiền đồng không ít.
Đại Việt như một cái máy hút nguyên liệu giá rẻ, gia công rồi bán ra thị trường hàng chất lượng giá cao.
Đây chỉ là đôi nét về Đại Việt .
Tất nhiên tính GDP cho 2,5 triệu dân vẫn chưa gọi là cao, nhưng đã cao nhất khu vực vì chúng ta chưa tính thu nhập nông sản trong đó. Nông sản là Đại Việt cấm có bán ra ngoài.
Còn như người Tống nói thật nhìn kinh nhưng tính GDP không có cao đâu. Thử tính họ mỗi năm đúc 6 tỉ tiền đồng lưu thông hàng hóa nhưng là cho lượng hàng hóa lưu thông của 80 triệu người. tính ra lượng tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng chỉ cần bấy nhiêu vì nói cho cùng Tống vẫn là nước suất siêu trước khi dính vào Đại Việt.
Tất nhiên thời gian tới Đại Việt sẽ tích cực cải thiện hơn tình hình, nâng cao hơn năng lực sản xuất kéo thêm lao động từ các vùng miền của Thế gia. Nếu tổng cả 6 triệu dân Đại Việt tam gia lao động thì mới đủ hàng xuất đi Đại Tống.
Có điều tình hình đang khá phức tạp. Hàng hóa tập trung sản xuất xuất khẩu dẫn đến chất lượng sản xuất hàng hóa không cao, dần mất đi tính cạnh tranh cùng hàng Tống, nhất là hàng gốm sứ và gấm lụa , đây là điều đáng cảnh báo rồi.
Có điều Ngô Khảo Ký vẫn phải bình tĩnh xử lý từng bước.
Đầu tiên Apatit đã tìm ra và cũng có một lượng lớn apatit từ Medang Lavo đưa vào.
Quy trình nung đã tìm hiểu những lò thí nghiệm siêu nhỏ đã nung và tìm tỉ lệ giữa Đá xà vân và Apatit để có được sản phẩm phân lân.
Lúc này bức thiết là đặt nhà máy nung sao cho hợp lý về phần vận chuyển nguyên liệu.
Vẫn nên đặt ở Hải Dương ngã ba sông lớn. apatit từ sông Hồng về cũng tiện, than đá đến cũng tiện. Apatit từ Bố Chính chuyển ra cũng không quá vất vả.
Hi vọng năm sau với phân bón đủ NPK thì sản lượng mỗi ha đạt 1,9-2 tấn như vậy nằm ngủ Ký cũng cười rồi.
Pặc pặc…
Nghiêng một bên đầu. Thằng chó con đã 18 tháng tuổi, khoẻ và nghịch vô cùng. Tấu sớ các quan đại thần thi thoảng thấy màu vàng ố mùi khang khác đủ hiểu… Trẫm .. tương lai Thần Thuấn Đại Đế nước Việt… duyệt tấu chương bằng chim.
Tè bậy.
Ký chuyên cho nó chơi trên bàn làm việc, lũ tràn là chuyện thường.
Lúc này Thần Tuấn Pặc Pặc kéo ria mép của cha hắn mà dúi dúi….
Ký phải nghiêng đầu một bên mà kêu oai oái . Lý Từ Huy cười đến lệch miệng. A Đoá ôm bụng trống muốn cười lớn không xong.
“ Chuyện ruộng đất xử lý ra sao rồi” Ký dằng thằng ôn con này ra ném cho mẹ hắn rồi hỏi.
“ Vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết” Lý Từ Huy cau có… ruộng quá phức tạp nàng muốn tư hữu hoá nhưng lại sợ ruộng bị thôn tính sát nhập tạo thành tầng lớp mới địa chủ.
Dân đã dần không mặt mà mới làm ruộng, điều này rất nguy hiểm.
“ Không nên tư hữu hoá ruộng, ít nhất lúc này không nên.” Ngô Khảo Ký trầm mặc.
“ Dư lào phân quyền?” Lý Từ Huy bĩu môi, nàng không tin Ngô Khảo Ký nghĩ ra mà nàng chưa nghĩ được.
“ Phân làm quyền sở hữu và quyền sử dụng đất” Ngô Khảo Ký nói.
“ Nhà nước quyền sở hữu toàn bộ đất đai, còn nhân dân thì quyền sử dụng đất đai.” Ngô Khảo Ký nói.
“ Thôi đi ông tướng muốn lôi luật hiện đại vào? Không có cửa” Lý Từ Huy xoa xoa trán, nếu dễ như Ngô Khảo Ký nói thì nàng làm lâu rồi.
“ Này này… tên thì giống nhưng nghĩa bên trong giải thích khác được mà “ Ngô Khảo Ký xoa xoa tay chuẩn bị tỏ ra trên cơ vợ hiền.