Mục lục
Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nói đến chiến giáp của quân Đại Việt nói chung luôn là vấn đề nhức đầu cần làm rõ , vì công nghệ nhảy vọt liên tục cho nên trang bị thay như thay vợ, ấy chết nhầm.. thay như thay áo bình thường.

Chiến giáp Đại Việt Tổng cả thảy có 5 loại.

Bắt đầu kể thừ thấp cấp đến cao cấp. Thấp nhất là giáp lưới cùng lá che ngực bụng ( Chest plate armor), phiến giáp che vai sản xuất bởi Thăng Long thời Ỷ Lan Thái Hậu, trong bốn năm với cả ngàn búa máy thô sơ và mấy ngàn thợ thủ công đã cho ra đời 9 vạn bộ chiến giáp cỡ này làm dự chữ chiến lược chuẩn bị chơi lớn cùng thế gia và Bố Chính.

Giáp này bị Kiều Thạc lấy một vạn, Tống Kiệt lấy một vạn rưỡi, còn lại tầm 6,5 vạn bôn giáp và trang bị vũ khí.

Số này bán cho Bắc Mân, trang bị Bắc Việt, cho Thẩm Tông Cồ một phần cho nên ở Đại Việt lác đác còn 3 vạn. Số này dùng trang bị cho quân ngoại quốc từ Bắc Việt, quân Thân Cảnh Phúc, Thẩm Tông cồ mất 1,5 vạn. Còn lại 1,5 vạn trang bị cho người Di của Tây Di quốc mới thành lập.

Xếp trên loại giáp Thăng Long thời Ỷ Lan chính là giáp Lorica Segmentata Bố Chính v.01 ( đời đầu tiên).

Giáp này không hề có cải tiến gì so với giáp La Mã thế kỷ thứ hai Lorica Segmentata nguyên bản, có chăng hơn chỉ là chất liệu thép thường, hơn hẳn chất liệu sắt non của người La Mã. Cho nên với độ dày tương đương nhau 2,5mm thì Lorica Segmentata Bố Chính v.01 vẫn phòng ngự rất tốt trước vũ khí thép non trong khu vực này, và nói chung khả năng phòng tên đáng nể. Tất nhiên đi kèm với Lorica Segmentata Bố Chính v.01 là giáp lưới cho nên trọng lượng tổng là không quá dễ chịu.

Loai này Bố Chính rất nhiều vì họ có khoảng thời gian tương đương Thăng Long - Ỷ Lan đó là bốn năm sản xuất.

Tuy Bố Chính không có nhiều thợ thủ công như Thăng Long khi đó, nhưng họ đã xây đập, xây mương… cơ giới hoá và có máy cán thép, máy dập thép và máy mài.

Vì thế số lượng loại giáp này không hề thua kém số lượng giáp phiến của Thăng Long lên đến 12 vạn bộ, Vì Bố Chính lúc đó phải viện trợ cho Bắc Nguyên lập quốc , cho nên 12 vạn bộ chỉ có 7 vạn ở lại đất Đại Việt mà thôi.

Thời gian sau 4 năm Bố Chính phát triển loại giáp thứ hai Lorica Segmentata Bố Chính v.02. Với ngoại hình bên ngoài vẫn tương đương Lorica Segmentata Bố Chính v.01 chỉ khác ở chỗ thay đổi độ dày mỏng giữ phía trước và phía sau. Giáp trước ngực tăng độ dày lên 3,5 cm sau lưng giảm xuống 1,5cm trọng lượng không đổi nhưng phòng thủ hiệu quả hơn.

Ngoài ra giáp này có các modun lắp thêm tay giáp phiến, giáp đùi phiến vì lúc này sau một thời gian dinh dưỡng cực tốt, quân Bố Chính- Thăng Long thể chất tăng mạnh, đã có thể mang vác nặng hơn, quan trọng là giáp lưới đã nhỏ đi rất nhiều giảm bớt trọng lượng, cho nên xem ra trọng lượng tổng không tăng quá nhiều.

Vì giáp này được cho là sẽ thay thế hoàn toàn Lorica Segmentata Bố Chính v.01 cho nên trong bốn năm cũng đại trà sản xuất. Điểm kinh hoàng đó là tròng bốn năm có hai năm Lý Từ Huy đã nhập chủ Thăng Long.

Điều đó dẫn đến việc Huy vừa có hai mỏ thép lớn tại chỗ là Thạch Khê- Hoan Châu, Thái Nguyên-Phú Lương. Lại có kinh khủng số lượng công tượng Thăng Long từ thời Ỷ Lan để lại.

Do đó 4 năm này số lượng vũ khí cùng giáp thép thay thế sản xuất đến cả hơn chục vạn vì còn cung cấp cho đội quân 12 vạn khổng lồ của Ký Đánh vào Huỳnh Dương.

Nhưng sự việc đã xong đâu, sau thực chiến Huỳnh Dương thì Ký nhìn ra nhiều điểm sơ hở của chiến giáp cho nên lại thay đổi lần nữa.

Lorica Segmentata Bố Chính v.02 lại thay đổi thành Lorica Segmentata Bố Chính v.03 với thiết kế gần như thay đổi hết.

Giáp lưới bị bỏ đi giảm đến 5kg trọng lượng. Thân giáp chính như cũ kiểu La Mã nhưng chỉ đồng đều 3mm, Cầu vai thừ nhiều phiến chữ nhật bẻ cong ghép vào thì biến thành duy nhất mộ miếng vòm tròn che cầu vai, Cổ giáp cho thêm gờ cao che chắn bảo vệ yết hầu. Các loại giáp tay, chân đùi thay bằng da giảm trọng lượng có thể lát thêm lá thép tùy tình hống. Quan trọng nhất là lắp thêm modun một tấm giáp che ngực rời ( Chest plate armor).

Đây những tưởng là sáng tạo cuối cùng phù hợp nhất với quân Đại Việt với các modun tháo lắp thay thế các bộ phận rất linh hoạt.

Nó đươc binh sĩ cũng như sĩ quan đánh giá rất cao vì tính cơ động, nhẹ hơn khi bỏ giáp lưới, thay các phần nặng nề giáp tay bằng da.

Do đó trong hai năm thì Thăng Long -Bố Chính điên cuồng sản suất thứ này để thay thế mười hai vạn bộ chiến giáp Lorica Segmentata Bố Chính v.02.

Kết quả sau hai năm có 7 vạn bộ ra đời và dang thay thế dần Lorica Segmentata Bố Chính v.02.

Nhưng đời đâu như là mơ?

Gặp gỡ AI Thiệu Hưng, có nhiều vị trí mỏ quan trọng, công nghệ hợp kim théo bùng phát mạnh mẽ, công nghệ điện, mạ kim nối tiếp ra đời không thể ức chế, động cơ điện cũng xuất hiện. Từ đó lại dẫn đến cách mạng thay đổi vũ khí , chiến giáp một lần nữa.

Lorica Segmentata Bố Chính v.04 ra đời thay thế Lorica Segmentata Bố Chính v.03.

Lorica Segmentata Bố Chính v.04 bề ngoài hoàn toàn không khác gì v.03, kết cấu vẫn vậy chỉ là mỏng hơn với 2mm chiều dày thôi, nhưng nó là hợp kim thép molypden- Mangan cho nên vừa chống rỉ lại vừa bền chắc hơn, công nghệ Mangan lại loại bỏ hêt Oxy thừa trong thép, cho nên théo 2mm này độ bền chắc băng thép 5mm cỡ thông thường trước đây.

Với ưu điểm này dĩ nhiên Lorica Segmentata Bố Chính v.04 đang được điên cuồng chế tạo để thay thế toàn bộ V.01, V.02. V.O3 trước kia.

Sau mấy tháng duy trì tốc độ cao sản xuất ở mọi xưởng nhỏ, lớn cả nam cả bắc, lại thêm lò điện cảm ứng tham ra, máy cán , búa máy mọc nhản khắp nơi với động cơ điện do sức gia súc kéo.

Từ đó dẫn đến bùng phát sức sản xuất.. đã có hai vạn bộ Lorica Segmentata Đại Việt v.04 ra đời.

Không nói quá khi bảo toàn dân Đại Việt chỉ ăn rồi đi chế vũ khí. Bởi vì pháo nạp hậu ra đời đang thay thế Phật Lãng Cơ Tử Mẫu Pháo, lại một đám rác thải vũ khí sinh ra.

Tính thô giản sau 12 năm Đại Việt lúc này cả cũ cả mới có 28 vạn bộ trang bị.

Tất nhiên tính ra mỗi năm chỉ sản xuất 2,3 vạn trang bị cũng không tính là gì ghê gớp.

Nhưng nên nhớ Bố Chính, Thăng Long còn phải phát triển, chế máy móc, đồ gia dụng, các vật dụng cho công nghiệp đóng thuyền và nhiều công nghiệp khác.

Cho nên có thể hiểu sức sản xuất cơ giới của các đập nước, các mương sông, gia súc kéo cùng hệ thống máy móc cơ giới mạnh thế nào.

Quân Đại Việt tổng các nơi cả quân trung ương lẫn địa phương nói thật chỉ có 12 vạn thường trực, và 5 vạn dự bị có thể huy động tức khắc. 5 vạn huy động thêm và đào tạo trong 3-4 tháng có thể tham chiến.

Vì vậy 28 vạn bộ thừa ra tầm 6 vạn bộ và sẽ thừa nhiều hơn trong thời gian tới nếu Lorica Segmentata Đại Việt v.04 giáp hợp kim, vũ khí hợp kim tiếp tục sản xuất để thay thế.

Vấn đề là số lượng giáp thừa ra khổng lồ như vậy nhưng lại không thể bỏ ngay vì chế tạo giáp, vũ mới dù có cơ giới giúp sức vẫn tốn thời gian. Cho dù thay thế hết cũng chưa nên tẩu tán hay phá huỷ giáp cũ vì vẫn cần trang bị quân địa phương nếu mở rộng lãnh thổ.

Lại càng không muốn bán Lorica Segmentata ra ngoài. Như vậy vấn đề bảo dưỡng gánh nặng quá rồi vì chiến giáp cũ rất dễ bị rỉ xét.

Nhưng mấy cha kỹ sư đã làm Ký đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Mạ kim loại chống rỉ… đó là phương án của mấy tay kỹ sư quân sự.

Mạ điện thiếc thì cũng không bền mà lại tốn thời gian… do đó đám kỹ sư đánh mắt qua kẽm..

Kẽm từ lâu ở Đại Việt rất nhiều vì nó là sản phẩm phụ của việc luyện đồng đúc tiền khủng bố của Đại Việt. Đúc cho cả Đông Á tiền thử hỏi lượng đồng lượng kẽm đi qua là bao nhiêu.

Ngoài ra mấy mỏ kẽm Sunfua được Ngô Khảo Ký phát hiện ở Đại Tống đều bị hắn bao thầu khai thác và đóng thuế đầy đủ cho Tống tính theo đồng thu được chia 7-3. Tuyệt nhiên Kẽm trong đó sẽ không bao giờ Ký nhắc đến.

Bọn các người có công thức tách kẽm không mà lằng nhằng.

Kẽm nhiều dẫm đến phải ứng dụng. Vậy là mấy tên kỹ sư Đại Việt nghĩ trò mạ kẽm bằng cách nhúng thép vào kẽm đang nóng chảy rồi nhấc lên…

Thàng công, rất thành công…

Một đám áo giáp mũ giáp cũ được mạ kẽm có thể chống rỉ sét.

Ngay cả hợp kim Molybden Mangan cũng bị đem ra mạ. Tội gì chứ, tăng thêm một lớp chống rỉ không tốt hơn sao? Quan trọng là mạ kẽm nó đẹp.

Đây chính là lý đo là đám quân địa phương ở Hải Bắc đảo nhận được vạn bộ chiến giáp mới mạ kẽm sáng bóng, đẹp đến long lanh. Giáp cũ bị thu lại đem về tái chế… haizzz con nhà giàu đến cả binh sĩ hạng chót cũng có trang bị mà Đại Tống tinh binh thèm rỏ dãi không có.

Còn về những chiếc cốc kim loại tráng men sứ?

Đơn giản vì Ký thấy đồ men gốm, sứ không thích hợp phổ cập toàn dân dùng. Nhất là dân lao động quá dễ vỡ hỏng. Đồ kim loại bình thường như gang thép thì hay rỉ xét. Mạ Kẽm hay thiếc đều không bền nhiệt.

Cho nên Ký yêu cầu thợ gốm sứ phủ men cho kim loại rồi đem nhung.

Có Bari Oxit chât trợ dung siêu cường này thì sợ quái gì men phủ kim loại. Các thợ gốm sau một thời gian nghiên cứu cũng phủ được men lên đồ kim loại. Từ đó chén bát ca, cốc đĩa ấm thậm chí nồi gang đều phủ men mà nung..

Độ bền khỏi nói, đánh rơi cũng vậy mà thôi.

Chính độ bền như vậy khiến đồ sắt non, gang tráng men sứ được lựa chọn cho cả quân đội.

Chú giải:

Men tro và men đá rất bền và dễ điều chế:

Men đá: men đá là đất sét trắng, trường thạch, thạch anh, đá vôi, hoạt thạch chịu nhiệt cao.

công thức 1 ( trường thạch 67%, đá vôi 22%, thạch anh 11%), công thức 2 ( trường thạch 42%, thạch anh 28%, đá vôi 18%, cao lanh 12%).

Men tro: Đất sét trắng, 12 thúng tro 1 thúng vôi, hoặc 10 thúng tro 1 thúng vôi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK