Sống sót.
Sau tai nạn còn sống sót là cường nhất...
Mưa rất lớn…
Năm sáu ngày mới tan.
Siêu sóng đẩy tải hạm vọt vào bờ. Pha than hoang khoang đáy nhưng vẫn còn một lớp đáy thứ hai vẫn chưa tổn thương lắm.
Trong quá trình va chạm mạnh mẽ có năm thuỷ thủ mất tích, trong đó có hoa tiêu Trần Thảo. Có lẽ anh ta vằn khỏi cột buồm và hi sinh…. Bốn người còn lại cũng tương tự rơi mấy trong các tình huống khác nhau….
Số người, ngựa bị thương do va đập nhiều nhưng không nguy hiểm tính mệnh…
Sau cơm siêu sóng thần thì cũng không còn đợt sóng nào mạnh mẽ tương tự…
Thuyền Barques lặng yên trơ trọi nằm trên bãi cát dài..
Tức là ông bà ông vải phù hộ, chứ nếu trên đường bị đánh dạt vào bờ mà gặp vách đá, cây rừng thì thảm hoạ sẽ ập đến ngay lập tức….
Cơn bão đi qua đó là sể lại một bầy trời cao xanh trong vắt, cát trắng bờ biển trải dài… xa xa lại xuất hiện những đàn chim biển, bọn khốn nạn này trú bão tốt rồi giờ đi kiếm ăn…
Khu vực này cực kỳ hoàn vắng… bão tố qua đi sau mười ngày thì cả đám người thám hiểm mới bắt đầu kiểm kê tổn thất cùng lên kế hoạch sinh tồn ở nơi đây. Họ phải cầm cự đến khi được giải cứu. Thậm chí phải lên kế hoạch đóng thuyền buồm quay trở về căn cứ Aleut nếu không có tiếp viện tới đây.
“ Thưa Thuyền Trưởng , đã kiểm tra hoàn tất các hạng mục.. đây là báo cáo ạ” Ngô Trí Xuân tinh thần vẫn còn đang bay bổng với các ghi ghép của mình thì Lê Thành Công phó thuyền trưởng xuất hiện mang theo bản báo cáo mà đến.
“ Tốt… đồng chí ngồi đi, trước khi đưa các phương án đề nghị sắp tới thì tôi cũng muốn trước hết bàn bạc riêng cùng đồng chí Chính Uỷ đây” Ngô Trí Xuân vỗ vỗ bên cạnh chỗ cát ra hiệu..
Lê Thành Công cũng ngồi xuống bên cạnh đó…
“ … Thật ra tôi đã đi một vòng xem xét tải hạm trước khi ra lệnh làm báo cáo rồi.. tổn thất vật tư nhân mạng của chúng ta là ít… lương thực nước uống không quá đáng lo trong vòng 4-5 tháng….”
“ … nhưng nếu trong thời gian đó không có tiếp viện thì sao? Cho nên chúng ta phải tính xa hơn nữa , thậm chí phải tính đến việc tự về căn cứ ở Aleut…” Ngô Trí Xuân trần thuật…
“ Thuyền Trưởng nói có lý.. tôi cũng đồng ý với đồng chí về ý tưởng trên. Nên thành lập cả khu chăn nuôi, nông nghiệp, chưa thể dám chắc chúng ta phải ở lại đây bao lâu nữa…” Lê Thành Công thổn thức..
“ Đồng chí chính uỷ nhìn thấy cái bán đảo nhô ra trước mắt kia không… tôi vừa đi qua đó khảo sát.. rất thích hợp để xây cảng biển, pháo đài , cùng trạm hải đăng… bên đó cũng có nhiều ngọn đồi rất lý tưởng cho trồng trọt hắc mạch…” Ngô Trí Xuân chỉ tay về phía trước.. cái bán đảo mà hắn nói không ngờ chính là San Francisco sau này.. nói chung ánh mắt của Ngô Trí Xuân vẫn rất tốt.
“ Vấn đề thuyền hạm…? tôi thật sự không nghĩ chúng ta có thể tự sửa thuyền hạm, mấy tay thợ mộc đã cho kết luận như vậy…” Lê Thành Công thở dài…
“ Không cần lo lắng quá… đồng chí xem đây là gì?” Ngô Trí Xuân mở cặp da đưa đến một tập tài liệu cho chính uỷ phó thuyền trưởng.
“ Là thiết kế thuyền…?” Lê Thành Công ồ lên.
“ Đúng rồi, ngoài là sĩ quan hải quân, tôi còn có đam mê thiết kế các loại thuyền gỗ… Barques hạm chắc chắn không sửa được, tôi đã khiểm tra kĩ rồi, long cốt gẫy làm hai, khoang đáy kết cấu chủ lực đều hỏng….nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tháo con thuyền này để chế đòng mới hai thuyền buồm nhỏ hơn.
Theo tôi ước tính có thể đóng được hai thuyền sấp sỉ 15m….”
Ngô Trí Xuân nói ta ý tưởng của mình…
“ Thật vậy sao? Thế thì tốt quá rồi, chúng ta phải nhạn chóng tiến hành điều này… phải đóng được tân thuyền…” Lê Thành Công chính uỷ mặt mày rạng rỡ tràn ngập hi vọng.
“ Tốt… tôi tính toán như vậy.. chúng ta phân làm 3 nhóm chính.. 150 người sẽ xây dựng pháo đài nơi ở mới, hải đăng tạm bằng các loại gỗ bản địa ở bên bán đảo.. tôi đặt tên nó là Thành Phố Tân Sinh.”
“ 70 người sẽ ở lại bên xác thuyền lớn này , lập trại , tháo gỡ thuyền lớn sau đó đóng mới thuyền nhỏ tại chỗ…”
“ 50 người cuối cùng sẽ theo hai thuyền cứu sinh tiến hành dọc theo sông đi vào thám hiểm nội địa…”
“ Ý của đồng chí chính uỷ ra sao?”
Ngô Trí Xuân nói ra kế hoạch của mình…
“ Tôi hoàn toàn nhất trí. Tôi sẽ chỉ huy bên phần xây dựng thành phố mới… Thuyền trưởng thì?”
“ Có lẽ tôi chỉ huy thá hiểm nhóm, phải tìm hiểu xung quanh đây có thổ dân sinh sống hay không… điều này rất quan trọng..”
Hai chỉ huy rất nhạn đưa ra nhận thức chung và phân công công việc.
Rất may nơi này chưa có gặp người bản địa, chưa có tranh chấp. Đoàn thám hiểm vẫn có thời gian chuẩn bị chu toàn hơn.
Nói thật thì đám người Ngô Trí Xuân muốn tìm người thổ dân vùng này khó lắm.
Mấy cái quốc gia có nền xã hội phức tạp và có lối sống tập chung ở đây toàn là tập trung ở Trung Mỹ.
Đám người Ngô Trí Xuân vẫn còn cách họ xa lắm. Còn về Bắc Mỹ lúc này toàn là các bộ lạc săn bắn hái lượm nhỏ lẻ sống rải rác.
Vẫn nhớ đến những năm thế kỷ 18 khi San Francisco phát hiện nơi này thì cũng chỉ có mấy trăm người bản địa sống rải rác…
Đám thám hiểm Châu Mỹ sống dở chết dở không cần tính đến vì… Đại Việt một lầm nữa đang bận rộn với đám kỹ sư.
Số là đám Mộc Thư Hàn về đến Đại Việt thì ở lại Thăng Long.
Bọn hắn nghiên cứu đạn hình trụ vẫn đi vào bế tắc. Đạn tròn khít nòng, tăng lượng thuốc nổ của Lý Từ Huy chỉ là cải tiến theo lối tình huống thôi, giới khoa học hiểu là vậy.
Nhưng vấn đề đó là đám Mộc Tư Hàn với quá nhiều lần thử nghiệm đạn hình trụ nhưng quỹ đạo bay vẫn không thể tốt như súng của Lý Từ Huy được.
Đạn trụ ra khỏi nòng với sức cản không khí không đồng đều tác động lên các phần của viên đạn sẽ khiến nó xoay ngược , tương tự như bắn một mũi tên không có lông vũ vậy.
Nhưng đám Mộc Tư Hàn không cách nào khắc phục được nhược điểm trên.
Trong lúc chưa giải quyết nổi vấn đề quỹ tích đầu đạn bay. Đám Mộc Tư Hàn quay qua nghiên cứu đầu máy hơi nước một chút để giải khuây…
Hai nhóm kỹ sư xanh- đỏ ở Thăng Long – Bố Chính là fan của Tuabin cánh quạt và tuabin Tesla vẫn cãi nhau chí choé.
Nhưng Mộc Tư Hàn khi về Thăng Long thì thấy được cả hai loại này đều có nhược điểm về mô men xoắn.
Tức là nếu có trở lực ban đầu lớn thì nó quá khó khởi động động cơ.
Thứ hai nhược điểm đó chính là khó đừng độ ngột động cơ mà cần một quá trình từ từ giảm vận tốc. Tất nhiên hệ thống dây đai truyền lực khiến cho có thể dễ tách dây đai giữa động cơ và trục chân vịt. Nhưng đó chỉ là tách ra thôi. Muốn đổi chiều quay của chân vịt thì phải là sao? Lúc đó là phải thay cả một bộ truyền trục cho chân vị và động cơ…
Mộc Tư Hàn cảm thấy tuabin hơi chỉ thích hợp cho thuyền lớn, công suất lớn nơi đủ chỗ bố trí cho máy phát điện và động cơ điện. Khi đó mọi nhược điểm trên đều được xoá bỏ hoàn toàn.
Tuabin hơi động cơ không hề thích hợp cho việc truyền động trực tiếp đến chân vịt.. đây là nhận định của Mộc Tư Hàn.
Nhưng hắn lại không có thứ gì tốt hơn tuabin cánh quạt và tuabin tesla để phủ nhận chúng.
Nhìn ra nhược điểm quá rõ ràng của đám khốn nạn trên mà không thể phản bác làm cho Mộc Tư Hàn khó chịu vô cùng..
Hắn tìm lấy một vài đồng minh kỹ sư trình bày sự khó chịu của bản thân. Không nhờ Đỗ Thanh Hải dù là Fan cuồng của tuabin cánh quạt nhưng lại cũng đồng ý hoàn toàn với Mộc Tư Hàn về các nhận định của ông ta…
“ Đồng chí nói tôi rất tán thành, nói thật chúng tôi đều gặp vấn đề khởi động, nếp dùng hệ thống bánh răng truyền động cùng hệ thống trục cardan thì sẽ bị kẹt cứng ngay.. Với áp lực mạnh của hơi nước và sự mỏng manh của cánh quạt tuabin thì… đôi khi động cơ bị phá huỷ ngay lập tức….”
Đỗ Thanh Hải cau có gương mặt trả lời…
“ Bên phía đội tuabin Tesla thì sao?” Mộc Tư Hàn hỏi lại…
“ Bên họ tình hình còn phức tạp hơn chúng tôi… bên đó mô men xoắn con thấp hơn, tuy cải tiến của bọn họ có nâng cao chút mô men xoắn kết hợp sử dụng với dây đai truyền lực có thể tạm thời khắc phục một phần vấn đề khởi động… nhưng hạn chế vẫn là hạn chế” Đỗ Thanh Hải lắc đầu trầm ngâm…
Mộc Tư Hàn cũng nhíu mày đăm chiêu mà nhìn vào các thiết kế cùng số liệu…
“ Tôi vẫn cảm thấy Tuabin dành cho sản xuất điện sau đó dùng cho tuabin điện quay chân vịt thì hợp lý hơn…” Mộc Tư Hàn nói ra ý kiến của mình…
“ Tôi cũng nhất trí như vậy… nhưng để bố trí một hệ thống Lò hơi, tuabin , máy phát điện, Động cơ điện thì cần cấu trúc không gian lớn, vả lại động cơ điện vẫn không bền….”
Đỗ Thanh Hải phản bác các dùng Tuabin hơi như một độn cơ điện cung cấp động năng cho chiến hạm hay tầu hàng…
“ Vậy hiện tại các đồng chí giải quyết vấn đề khởi động ra sao? Mộc Tư Hàn cái tai nhọn khẽ giật giật, đôi mắt xanh lam chăm chú lượt theo từng chi tiết bản vẽ động cơ cùng chiến hạm.
“ Tạm thời dùng sức người với một bộ khởi động bằng cánh tay đòn như vậy.. cần năm đến mười người khoẻ mạnh khởi động chân vịt tạo đà, sau đó mới kết nối dây đai truyền lực từ động cơ tuabin vào bánh đà…” Đỗ Thanh Hải lôi ra một tập hồ sơ khác…. Đưa cho Mộc Tư Hàn.
Đây là bản vẽ về hệ thống cánh tay đòn xoay chân vịt bằng sức người để tạo đà… thật bây giờ đã hiểu tại sao trong lúc đua thuyền thì cả hai thuyền hơi nước đều khởi động chậm rồi chứ?
“ Đồng Chí Hải, tôi có một bộ khởi động bằng hệ thống pitong xilanh hơi nước… mấy ngày qua tôi đã nghĩ ra thứ này.. chỉ cần hai công nhân điều khiển van thì có thể khởi động cả con tàu…” Mộc Tư Hàn lúc này đưa cho Đỗ Thanh Hải một bản vẽ về hệ thống khởi động bằng hơi nước…