Tháng 7 năm 1093.
Tại quân cảng Bố Chính một ngày cuối hè vẫn còn oi ả.
Một đám từng đám quân sĩ rồng rắn nối đuôi nhau tiến lên những tải hạm, chiến hạm đã chờ sẵn bên cầu cảng.
Trật tự, im lặng, nghiêm trang đó chính là những gì bọn họ thể hiện ra.
Có điều Đại Việt không đơn độc, vì lần này mang tiếng là Đại Việt viễn chinh nhưng thực tế là mười một quốc gia Đông Á liên minh viễn chinh.
Tất nhiên vẫn lấy Đại Việt làm chủ đạo với 3000 quân tinh nhuệ trong đó có 600 lính biệt kích.
Nhưng Liên Hợp Quốc Đông Á đã thành lập và các nước đều ủng hộ cuộc chiến chống “ chủ nghĩa Phát Xít” mặc dù chưa chắc trong bọn họ ai cũng hiểu chuẩn xác Fascism là gì. Và họ cũng không thèm quan tâm ai là Fascism ai là Marxism . Heo trắng heo đen gì đó không nằm trong trong mối quan tâm của các quốc gia này.
Chính các quốc gia như Đại Tống, Bắc Nguyên, Medang, Lavo, thậm chí Nam- Bắc Khmer đều lên tiếng ở hội nghị thượng đỉnh Quốc tế rằng vấn đề Fascism không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào và muốn được tham gia viễn chinh cùng Đại Việt.
Ngô Khảo Ký thừa hiều ý đồ của bọn này, từ lớn đến bé từ già đến trẻ. Chẳng qua là hình thức đầu của chủ nghĩa thực dân đã manh nha. Điều này là một tiến trình xã hội toàn cầu mà Ngô Khảo Ký không thể ngăn cản được. Không thể nào ép buộc ý chí của bản thân lên toàn bộ các quốc gia trong khu vực, nếu không sẽ khiến liên minh này tan vỡ ngay lập tức.
Vì sao lại vậy?
Đơn giản vì hàng rào biên giới cứng ở Đông Á đã khiến các quốc gia khu vực này đang ngày một mạnh lên, giàu có hơn nhưng bọn họ lại không thể phát triển lãnh thổ theo mong ước.
Nhưng Đông Nam Á còn quá nhiều diện tích chưa khai phá ví như quần đảo Philliphines, Brunei và một phần phía viễn đông Java. Vì sao các quốc gia này không tập trung vào đó?
Nguyên nhân thì có quá nhiều nhưng thử liệt kê một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này sẽ hiểu rõ.
Nguyên nhân chính và chủ yếu đó chính là lợi ích kinh tế.
Trong khu vực dĩ nhiên Đại Việt đứng đầu về sản xuất hàng hóa chất lượng cao, rất cao và gần như bao chọn kh vực, cho dù Đại Việt đã khống chế để các quốc gia khác có sân chơi. Nhưng chế độ thị trường của Đại Việt khiến cho các công ty tư nhân ở đây vẫn phát triển quá mạnh. Hàng hóa các quốc gia trong khu vực sản xuất ra thực sự rất nhiều nhưng không có sức cạnh tranh với Đại Việt. Tất nhiên bọn họ không thể bế quan tỏa cảng hoặc ép giá thuế cao lên hàng hóa Đại Việt để hạn chế chúng.
Đây là một sự bất công rõ ràng ở Đông Á mà nếu không tìm bài toán giải đáp thì sẽ là một mâu thuẫn gây tan vỡ mối liên minh về sau. Không ai chịu mãi làm nền một cách tiêu cực như vậy. Cho nên các quốc gia Đông Á đang ngày một phát triển vì các công nghệ cũ của Đại Việt buông ra đã muốn có một nơi để họ tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng của bản thân.
Sự phát triển theo chiều hướng này là tất yếu. Trừ khi Ngô Khảo Ký từ bỏ phần lớn lợi ích của Đại Việt để khiên Đông Á công bằng hơn trong hoạt động thương mại. Nhưng Ngô Khảo Ký có muốn cũng không thể được. Các công nghệ cốt lõi của Đại Việt là không thể lộ ra ngoài. Chính vì thế mãi mãi hoặc nói là rất rất lâu sau thì trình độ các quốc gia Đông Á mới đuổi kịp một phần của Đại Việt.
Như vậy hàng hóa của các quốc gia còn lại đi đâu về đâu? họ sản xuất ra tuy vẫn tiêu thụ được ở Đông Á nhưng vì có sự so sánh chất lượng cùng hàng Đại Việt cho nên giá cả bị hạ thấp. Lời lãi không được bao nhiêu cả. Sự bí bách này sẽ dẫn đến xung đột trong tương lai.
Lãnh thổ đã có giải phân chia cứng, khó mà lấn chiếm, hàng hóa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ. Philliphines và Brunei thì Đại Việt đã cắm cờ từ quá lâu. Châu Mỹ thì đám Đông Á còn chưa biết nó tồn tại. Vả lại trong mắt bọn họ những vùng đất kể trên chưa khai hóa, số lượng dân cư nhỏ, không có giá trị đáng kể bởi lẽ muốn khai phá những nơi này thì sức lực bỏ ra quá nhiều.
Thứ mà bọn chúng muốn đó là “phân chia thị trường” ngoài Đông Á và có chỗ để bọn chúng tuồn hàng kém chất lượng với giá cao. Và bọn chúng muốn học theo Đại Việt, thu mua tài nguyên, thậm chí cướp đoạt tài nguyên các khu vực bên ngoài Đông Á sau đó lợi dụng cong nghệ vượt trội của mình để sản xuất hàng hóa cho nội địa và xuất khẩu.
Tức là chính sách Đại Việt áp dụng cho các quốc gia Đông Á trước giờ sẽ bị chính đám này học và áp dụng lên các quốc gia ngoài Đông Á, nơi không có “giải phân cách cứng” .
Thử hỏi Ngô Khảo Ký biết thì có thể làm gì? Làm cách nào ngăn cản, đây là xu thế chung. Ký ngăn cản khác nào đạp bát cơm của cả chục quốc gia đồng minh ở Đông Á. Một cục diện ổn định hắn dày công xây lên sẽ xụp đổ ngay lập tức.
Đứng giữa sự lựa chọn của bánh xe vận mệnh, sức người là nhỏ nhoi.
Hội Đồng Liên Hợp Quốc – Tổng Thư Ký Tô Triệt sau khi kiểm kê số phiếu biểu quyết thì có tới 7 trên 13 quốc gia đòi tham gia viễn chinh “chống chủ nghĩa Fascism”.
Trong đó nhiệt tình nhất phải kể đến đó là Đại Tống, Medang, Lavo , Bắc Nguyên.
Không cần nghĩ cũng biết, trong này Đại Tống và Medang là hai con quái vật có sức sản xuất hàn kém chất lượng mạnh nhất Đông Á. Con đường tơ lụa trên bộ quá bất tiện, quá nhỏ so với nhu cầu xuất khẩu của Đại Tống. Vốn dĩ bọn họ không có hi vọng gì vươn ra biển lớn , nhưng sau khi chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc, ký công ước biển 1093 thì việc Đại Tống đi ra biển lớn có hi vọng lớn.
Tất nhiên bọn họ không nghĩ đến việc phát triển hải quân để làm cái quái gì trong khu vực, bởi lẽ cả trên bộ lẫn trên biển ở khu vực này đã bị chia chết. Nếu cố tình xâm lấn hay vi phạm ở Đông Á chẳng khác nào bị vây công đến chết.
Vào được Liên Hợp Quốc là một nỗ lực tuyệt vời của Đại Tống, họ không điên mà tự đá mình ra khỏi tổ chức này. Cho nên mục đích của Đại Tống chính là phát triển con đường thương nghiệp trên biển, và phấn đấu tự thân mình sẽ mang hàng hóa đến Ấn Độ , Tây Á, Trung Đông , Châu Âu để tiêu thụ. Một tham vọng tuyệt vời nhưng có cơ sở. Cho nên với tư cách tự cho là “anh hai” trong khu vực, dĩ nhiên Đại Tống rất hùng hổ và năng nổ vận động các quốc gia khác “đòi tham gia” “chia phần thế giới”.
Chính phải.
Hành động đột nhiên xuất quân vội vàng của Đại Việt trong mắt tất cả các quốc gia có tham vọng ở Đông Á đó chính là “ăn mảnh” “ ăn tham” muốn một mình tự chơi tự phân chia “ thế giới” và dĩ nhiên bọn họ không phục. Ngay cả đồng minh thân cận của Đại Việt là Medang và Lavo, Nam Khmer cũng thấy anh cả làm việc hơi quá bá mà mấy lần gửi thư ý tứ khuyên nhủ.
Lòng người là vậy, cùng chung hoạn nạn, khó cùng hưởng thái bình.
Ngô Khảo Ký không thể giải thích nổi vì chính bản thân hắn còn không muốn tham chiến. Tham chiến chì là một việc bị ép buộc, bị sắp xếp. Hắn có thể giải thích như vậy không? Và giải thích thì ai tin? Lừa trẻ con à?
Nếu Ngô Khảo Ký giải thích một cách thành thật thì sẽ bin coi là “ lươn lẹo” bởi đẳng cấp quá cách biệt đôi khi kẻ không biết không hiểu sẽ có cách suy nghĩ như vậy. Cho nên dù biết ý đồ của các quốc gia khác nhưng Đại Việt không thể không đồng ý.
Về phần Medang thì cũng tự cho mình là “anh hai” khu vực và cạnh tranh với Bắc Nguyên, Đại Tống chức vị này. Cho nêm Đại Tống hô một thì Medang phải gào to hơn, để cho cả khu vực này biết ai mới là “anh hai”.
Medang có nền kỹ thuật công nghệp đã ngang ngửa Đại Việt cách đây chục năm. Tức là họ thừa hưởng mạnh mẽ những mặt công nghệ cũ của Đại Việt và có lợi thế mạnh về tài nguyên một cách hoàn hảo . Cho nên bọn này sức sản xuất hàng kém chất lượng rất rất khủng bố, không thua gì Đại Tống. Và thằng này càng có lực lượng hải quân mạnh hơn Tống , một đội thương thuyền càng là bá đạo chỉ thua Đại Việt. Cho nên tham vọng của chúng không tầm thường. Nhất là thời này lãnh đạo Medang là một cặp đôi Nhị Vương cực kỳ sáng suốt cùng cơ hội. Chúng là kẻ cơ hội nhất trong những đứa em kết nghĩa của Ngô Khảo Ký. Đây chính là nguyên nhân của Medang.
Về Bắc Nguyên, quân sự có thể coi là anh hai của khu vực, nhưng kinh tế, công nghệ chưa hẳn đã bằng Medang. Bọn họ cũng muốn khẳng định vị thế của mình trong khu vự. Nói chung mục đích của Bắc Nguyên thuần hơn hai thằng phía trên bởi lẽ họ kiếm lời chính bằng con đường tơ lụa trên bộ. Việc hàng hải buôn bán với Châu Âu, Ấn Độ, Tây Á không quá khiên Bắc Nguyên mặn nồng.
Lavo sau khi Chiên Bàn Phú Thái chết, một mình Lý Mỹ Lệ đã không thể một tay lo hết tất cả mọi chuyện, tuy đã thống nhất phần lớn lãnh thổ và phổ cập hệ Marxism hơi hạ của riêng họ lên công dân, nhưng nói chúng Lavo đi chậm hơn Medang tầm 3-4 năm. Điều kiện tự nhiên của họ cũng không có nhiều tài nguyên cho công nghiệp. Nhưng bọn họ cũng không muốn mình lạc hậu mà theo phong trào.
Nam Khmer sau khi Jayavirahvarman “thức tình” và kết hợp cùng Lý Mỹ Dung thì khá năng động, việc họ phát triển hàng hải cũng khiến họ quan tâm đến vấn đề “phân chia thế giới “.
Bắc Khmer của Suryavarman I thì thuần túy là “nịnh nọt” anh cả. Bọn này thuần nhất trong các quốc gia hô hào viễn chinh. Đám này chỉ muốn “hỗ trợ” anh cả Đại Việt. Bọn chúng chẳng có cái gì đán kể ngoài đất đai canh tác, voi, gỗ và người. Mấy thứ trước không thể ủng hộ anh cả đinh đánh nhau. Vậy thì buff người là đủ. Đây hoàn toàn mang ý nghĩa ngoại giao chính trị cùng Đại Việt thôi.
Các quốc gia không quan tâm có Tây Di, Nhật Bản, Pahang, Cao Ly.
Tây Di vẫn còn mệt mỏi đập nhau với Đại Lý cuộc chiến dai dẳng không thôi. Nhật Bản không quan tâm bên ngoài vì bọn họ nội đấu ác liệt, Cao Ly thì mới chính biến không lâu không có sức vươn biển lớn. Pahang nhỏ quá cũng muốn la liêm lắm chứ nhưng lực không cho phép cho nên... xin Đại Việt một mảnh đất nhỏ ở Brunei đê phát triển nông nghiệp.
Nhưng vì số đông đi oánh nhau cho nên Tây Di, Nhật Bản, Pahang, Cao Ly cũng hùa theo ... theo kiểu góp mặt cho đủ, mỗi thằng góm 500 quân.
Lính mũ nồi xanh ở Đông Á cứ như vậy thành lập, nhưng bọn này có làm nhiệm vụ hòa bình thế giới đâu? Lính mũ nồi xanh này hơi là lạ.