Hatakeyama Minoru cùng các gia tướng, các thanh niên nhà Hatakeyama lúc này đang nghiêm trang đứng ngoài bến tàu , cờ quạt sâm nhiêm giáp mão chỉnh trang, không khí nghiêm túc tột độ.
“ Gia chủ, người tới thật sự là Thần Đế Đại Việt đế quốc sao? Đại nhân Tokushi … là…?” Một vị rất trẻ võ sĩ gia tộc Hatakeyama lên tiếng dò hỏi.
“ Im miệng. Có chết nuốt trong bụng… muốn cả gia tộc Hatakeyama trôn cùng sao?” Minoru gằn giọng quát nhỏ.
Nói cái gì chứ, quan hệ của chị gái hắn và hoàng đế Đại Việt vừa là may mắn lại là thuốc độc.
May mắn vì có vị siêu cấp anh rể này hỗ trợ , ngày Hatakeyama gia tộc báo thù không còn xa, thậm chí còn có hi vọng bước thêm một bước dài.
Nhưng đây cũng là thuốc độc, vì nếu chuyện này lộ liễu, đến tai của Thiên Đế Minh Huy Đại Việt thì cả gia tộc Hatakeyama chạy trời không khỏi nắng, khả năng diệt tộc rất cao.
Mạo hiểm nhưng lại không có chọn lựa, không đi theo cách này thì Hatakeyama gia tộc không có cách nào trở mình. À mà Hatakeyama gia tộc không còn nữa nói đúng hơn Minoru đã làm ra quyết định.
Thanh niên vừa hỏi chuyện lập tức bụm miệng không dám mở mồm thêm?
Chiến hạm hùng dũng tiến vào bờ, thuần một màu Carrack thuyền lớn 30m loại chạy chân vịt lại lắm thêm buồm, đây là chiến hạm có thể đảm nhiệm hải trình xa và tốc độ rất cao. Và đây cũng chính là chủ lực của quân Đại Việt lúc này.
Thật ra Lý Từ Huy nắm trong tay cấu tạo của rất nhiều loại thuyền buồm từ thế kỷ 11-19,20. Nhưng vì sao nàng vẫn chọn Carack làm chiến hạm chủ lực của Đại Việt Đế quốc?
Nói ra thì bảo “lý luận để hơn người” nhưng thực tế không nói thì mấy người hiểu được cả chục loại chiến hạm khác nhau sao lại phải chọn loại này.
Đôi khi con người nhầm tưởng giữa thông tin đưa lại và cái thứ họ cho là “lý luận tỏ ra hơn”.
Lời đọc thông tin chi tiết, dễ dãi với nhận thức, chấp nhận thông tin chung chung không giá trị đó chính là bệnh trầm kha của một bộ phận thiếu trách nhiệm với chính “trí tuệ bản thân họ”.
Tiếp nhận những thông tin chung chung, dễ dãi, mặc nhiên thừa nhận những tư duy thiếu tính logic và thuyết phục lại dẫn đến tự hạ thấp trí tuệ bản thân.
Ví như lúc này từ Á qua Âu hệ thống thuyền bè đến ngàn ngàn vạn vạn, chúng khác nhau ra sao? Ưu điểm nhược điểm thế nào? Không phải ai cũng biết rõ. Nhưng những thông tin chung chung, nhiều buồn đi nhanh, thuyền to thì khoẻ cứ đóng thật to sẽ thắng trận.. đó là lịch sử- đó là quân sự sao? Mỗi một câu truyện đều có cốt lõi của nó. Nếu đã là quân sự thì hãy là quân sự còn nếu dễ dãi thì hãy cung đấu mà thôi.
Lại nói về Carack chiến hạm tuy còn nhiều bất cập nhưng Lý Từ Huy vẫn lựa chọn, bởi lẽ những ưu điểm khó phủ nhận của nó.
Đầu tiên phải nói đến đó là khả năng dễ chế tạo đối với trình độ công nghệ, cùng tay nghề đóng tàu của Đại Việt lúc này. Carrack là chiến hạm lai thuyền trọng tải, tức là nó ngoài có thể chiến đấu thì cũng có thể là một tàu vận tải khá đáng nể.
Theo như đong thời gian mà mô tả thì Đông Á chiến hạm đáy bằng hộp vông không mấy thay đổi theo thời gian, từ Tk thứ nhất manh nha hàng hải cho đến nay thì đây vẫn là loại thuyền chủ đạo, chỉ khác nhau về kích cỡ to nhỏ, kết cấu không hề có đột phá.
Châu Âu thì trong 20 thế kỷ chiến hạm, hải thuyền liên tục trải qua những cuộc cách mạng về chế tạo, kết cấu tạo nên mười mấy lớp chiến hạm thuyền buồm gỗ khác nhau.
Nam Á Ấn Độ à Đông Nam Á vùng Malaysia thì có sự giao lưu cùng Châu Âu cho nên từ thế kỷ thứ 9 đã du nhập những thay đổi này.
Vậy Châu Âu nói chung, Âu- Nam Ấn nói riêng đã trải qua những mốc thiết kế chiến hạm nào mà Lý Từ Huy biết? Vì sao nhắc mãi Carrack mà không hiểu vì sao nàng khăng khăng chọn nó?
Cách xa quá không cần để ý vì chúng không giúp ích nhiều cho việc phát triển hải quân Đại Việt.
Longship ( thế kỷ 8-12), đây là chiến hạm , hải thuyền đặc biệt của người Scandinavi theo truyền thống đóng tàu của họ theo phương pháp clinker. Mỗi tấm ván của thân tàu bằng gỗ chồng lên tấm bên dưới nó, giống như ngói lợp. Các khớp nối giữa chúng được bịt kín bằng lông động vật ngâm trong hắc ín. Những con tàu này rất ổn định và rất thích hợp cho các chuyến đi biển. Chúng được chèo bởi ba mươi người chèo lái và sở hữu một cột buồm chính có bản lề với một cánh buồm hình chữ nhật có giàn vuông để tận dụng những cơn gió thuận. Các con tàu có mớn nước nông, cho phép chúng đi vào cửa sông - một lợi thế khi người Viking thực hiện một cuộc đột kích. Tất nhiên những con thuyền này có yếu điểm đó là trọng tải thấp, thường dưới 20 tấn chiều dài có thể từ 15-40m tùy loại, tốc độ 11km/ giờ, có thể trong thời gian ngắn duy trì 22km/giờ. Có một hoặc thậm chí không bố trí sàn thuyền.
Nef ( thế kỷ 12-13) dùng nhiều ở Địa Trung Hải, Ai Cập. Đây là loại thuyền nửa thuyền buôn nửa chiến đấu được phát triển từ thuyền của người Viking. Nó được bố trí các tháp trên thuyền theo truyền thông đóng tàu của người Nam Âu, tương tự lâu thuyền của người Đông Á. Thuyền này học kỹ thuật ván khép lớp như lợp ngói của người Viking. Mạn thuyền cao hơn có nhiều khoang cho nên tăng sức chứa hàng, chỉ vơi 23 m nhưng tải trọng có thể lên đến 80 tấn, hơn xa Longship – Scandinavi.
Galley ( 11th-18th ) Thuyền chính tức sử dụng ở Địa Trung Hải. Gió ở Địa Trung Hải là không thể đoán trước, vì vậy chèo là phương tiện đáng tin cậy nhất để đẩy tàu trong thời kỳ trước khi có động cơ. Chỉ trong phần sau của thời kỳ này là các phòng trưng bày được trang bị vũ khí, ban đầu được gắn ở mũi tàu và đuôi tàu. Không thể bố trí vũ khí dọc theo hai bên vì điều này sẽ mâu thuẫn với người chèo và mái chèo của họ. Bởi lẽ Galley thời này chỉ có một lớp sàn thuyền bố trí chèo trên đó, cho nên mạn thuyền luôn là điểm yếu. Bọn này tuyền chơi các đòn Ram húc thẳng là chính, rất máu tanh. Không Ram húc được thì nhảy thuyền chém nhau.
Hiện tại Benjamin Huy Tuấn nơi ở chính là thịnh thành Galley cùng Nef và Cog.
Chiều dài Galley tùy thuộc có thể từ 30-35m, tải trọng cũng khá lên đến gần 100 tấn do có mạnh thuyền đủ cao, cao hơn Nef đôi chút. Cách đón thuyền vẫn là ván lợp theo kiểu Viking, không mấy khi bố trí lâu thuyền phía trên, cấu trúc một cuột buồm tam giác lớn, nói thẳng bọn này chỉ coi sức gió là phụ mà thôi. Tốc độ trung bình 8km/giờ nhưng nếu tăng tốc trong chiến tranh có thể duy trì 18-19km/ giờ trong thời gian ngắn)
Cog (12th – 15th ) Tàu này vừa là tàu hàng vừa là thuyền chiến với thiết kế hình “chủ khoai lang” đặ chưng ban đầu. Thân mạn đã khá cao và có hai đến 3 tầng sàn. Long cốt được đổ chì hai lót đá để tăng tính cân bằng ổn định tránh lật thuyền. Cấu trúc hay nhất và tiến bộ nhất của nó chính là bánh răng lái ở đuôi thuyền để chính hướng. Trong khi 3 loại phía trên dùng một chèo phụ mạn phải phía đuôi để điều hướng.
Cog có mũi và đuôi thuyền nâng cao tạo thành cấu trúc như lâu thuyền tăng tính phòng thủ, tấn công.
Thằng này đã có độ ăn nước khá sâu do mạn thuyề cao, dài 20m rộng 7,2m đã có thể mang vác đến 200 tấn hàng hóa. Tốc độ cũng tạm ổn từ 6-15km/ gờ. Với cấu trúc một cột thuyền buồm vuông lớn và có thể bố trí mái chèo. Con hàng này chủ yêu chạy buôn từ Ai Cập đi Ấn Độ, thằng Tống Kiệt chính là có nhiều loại này đồ chơi.
Caravel ( 14th -16th) Đây là bọn thuyền mà Châu Âu dùng vượt biển xa như Đại Tây Dương hay chạy qua mũi Nam Phi đi buôn bán ở Ấn Độ Dương thậm chí đi Châu Á. Nổi tiếng nhất là con thuyền Caravel có tên Pinta and the Niña của Columbus giúp Châu Âu khám phá Châu Mỹ.
Đặc điểm của bọn này đó là phương pháp đón thuyền carvel, phương pháp ván lợp ngói của người Viking sáng tạo đã được bỏ đi, carvel các các tấm ván xếp mép kín đóng lại thành mạn thuyền. Cách này tạo cho bề mặt thuyền tương đối nhẵn nhưng lại yếu hơn phương pháo lợp ngói của người Viking. Ưu điểm đó là giảm trọng lượng thuyền, tăng tải trọng, tăng tốc độ.
Thằng này mạn thuyền không hiểu sao lại hạ bớt khiến cho việc vận chuyển hàng hóa giảm đi 30% so với Corg nếu cùng kích cỡ. Ba cột buồm với tổng lượng buồm là 300m2 khiến thằng này thuận gió có thể vọt lên 22km/giờ. Rất đáng nể.
Nao- Carrack ( 14th -17th) Hai thằng này tên gọi khác do vùng miền thôi, còn cấu tạo thì giống nhau đến 99%. Carrack được phát triển từ Caravel. Những con tàu loại này được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển của thương gia ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Nó được xây dựng đặc biệt cao , đặc biệt là cấu trúc thượng tầng ở đuôi tàu. Kể từ đó đã trở nên thon dần và tích hợp về mặt cấu trúc với thân tàu được xây dựng chắc chắn. Việc này giúp thuyền bố trí được rất nhiều tầng, ví như ở Đại Việt đó lac tới 2 tầng pháo chính, 1 tầng chèo chân vịt, thêm sàn thuyền có thể cũng bố trí pháo nhỏ, cung tên.
Trung bình Carack từ 25-35m dài, 7,5-10m rộng. Ba cột buồm tổng 300-350m2 buồm, cho vận tốc cực đại vơi xuôi gió mạnh 18km/ giờ.
Tất nhiên vì thuyền Đại Việt có thêm chân vịt với 60 người quay cho nên vận tốc cực đại khi xuôi gió lên tới 25km/ giời không hề không hề khó, thật có thể ví như ngựa chạy trên biển vậy.
Tất nhiên còn có các loại thuyền như Galleon – Fluyt ( 16th -18th), East/West Indiaman (17th–19th), Three-decker (17th–19th), Frigate (18th–19th), “Seventy-four” ship of the line (18th–19th), Corvette (18th–19th), Barque (18th–20th), Clipper (19th), và sau đó là nhóm thuyền có động cơ hơi nước như Windjammer (19th–20th), Expedition ship (19th–20th) Steamer with sails (19th–20th), Diesel motor ship (20th–21st).
Trong một đám hải hạm, chiến hạm như vậy, chỉ nói chung chung tao đóng thuyền hơi nước đi đánh nơi này nơi kia, tao đóng thuyền buồm lớn đi đánh nơi này nơi kia đó là vũ nhục trí tuệ cả người đóng thuyền lẫn người đang đọc về hải quân quân sự. Một sự dễ dãi về thông tin sẽ dẫn đến thói quen dễ dãi tiếp nhận thông tin, thói quen dễ dãi đưa ra thông tin. Đó không phải “ lý luận tỏ ra hơn người” mà là thái độ tôn trọng đối với tri thức. Dễ dãi chưa bao giờ mang mang đến tiến bộ.
Trong đám hỗn loạn thiết kế cùng thực tế chứng minh năng lực của đám thuyền trên, lại dựa vào năng lực đóng thuyền của thợ Đông Á- thợ Đại Việt. Huy chỉ có thể chọn Carrack để phát triển như xương sống hải quân Đại Việt. Ai dám vỗ ngực chỉ 5 năm phát triển công nghệ đóng tàu có thể đóng được các loại thuyền như “Seventy-four” ship of the line (18th–19th), Corvette (18th–19th), Barque (18th–20th), Clipper (19th) là dối trá.
Tất nhiên sau 9-10 năm làm quen cùng Carrack thì tay nghề thợ đóng thuyền Đại Việt đã tăng tiến, nghiêng quốc lực cũng có thể đóng vài ba thuyền lớn mang tính biểu tượng.
Ví như lớp Khinh hạm mái chèo năm chiếc chính là dựa theo Three-decker (17th) mà đóng, Tàu ba tầng là một trong những tàu chiến lớn nhất Bố Chính đã đóng vào thời điểm Khinh hạm ra đời. Trong 3 năm nó trở thành biểu tượng sức mạnh hải quân và ý chí cũng như trí tuệ Đại Việt. Tất nhiên chỉ có thể đóng một lượng nhỏ loại chiến hạm này vì chúng đắt và đòi hỏi kỹ thuật cao để xây dựng.
Nhưng đắt sắt ra miếng, vớt ba tầng pháo thì nó chính là một con quái vật trên biển với hệ thống pháo tân tiến của Đại Việt.
Có điều … lỗi nhiều…
Do là sản phẩm đầu tay, lại chế tạo một chiến hạm vượt tầm 600 năm cho nên nhiều lỗi kĩ thuật, dẫn đến Khinh ham to lớn uy vũ nhưng hệ số an toàn thấp, chỉ có thể chạy lòng vòng không quá xa bờ, giờ đây lui lại đảm nhiệm nhiệm vụ huấn luyện cùng tuần dương.
Nhưng đóng sai đóng hỏng không có nghĩa thất bại, thất bại chỉ là mẹ thành công nếu không dễ dãi chấp nhận, có kiên trì phấn đấu sửa sai sẽ có tiến bộ.
Năm Khu Trục Hạm sau đó hoàn thiện hơn nhiều với mẫu Ship Of The Line cũng là TK 18th.
Lúc này lại có thêm Mộc Tộc góp tay, năm chiến hạm dài 55m rộng 15m trọng tải 1200 tấn ra đời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Hải Quân. Nhưng bọn khốn này cũng đắt vãi luôn, lại khó đóng cho nên đóng được năm cái đã cố quá, đóng nữa là quá cố.
Phải chờ , chờ rút được tiền cây ATM Đại Tống – Chola mới dám đóng tiếp.
Như đã nói Khu Trục Hạm Đại Việt gần như đã xếp đầu thế giới lúc này nếu đem ra đánh nhau trên biển.
Với tải trọng 1200 tấn nó có thể mang đủ 300 pháo nhẹ của Đại Việt mà không ảnh hưởng gì, hải quân nếu bố trí tối đa thì 1300 người vẫn hoàn hảo. Lương thực, nước uống, đạn dược, thậm chí là chiến mã không thành vấn đề.
Thân thuyền được chế tạo bằng gỗ tốt nhất ở Đông Nam Á, những loại gỗ chắc, hiếm dẫn đến khả năng phòng đạn tuyệt vời. Ví như thân thuyền dày đến 70cm bằng gỗ sồi của chiến hạm ALEXANDER NEVSKY (1787) cũng không thể so sánh nổi 4 cm gỗ Táu của Khu Trục Hạm Đại Việt.
Về Khu Trục Hạm Đại Việt sẽ còn bàn rất nhiều khi nó vọt đết Châu Âu làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thế giới ( :D) và va chạm với các phe thế lực ở đây. Lúc ấy hãy bàn vì nó quá đỉnh cao để một vài dòng mô tả hết.
Nhưng đóng Khu Trục Hạm Đại Việt rất tốn sức.
Yêu cầu về một loại thuyền vận tải lớn , an toàn, ổn định, có thể thám hiểm lại dùng sức ngựa kéo đã dẫn Lý Từ Huy đến với thiết kế của Barque ( 18th) .
Đặc điểm không khó đóng, trọng tải lớn, Thân cực cao có thể bố trí rất nhiều tầng, giúp cho xắp đặt động cơ ngựa khéo rất dễ dàng.
Thân tàu có đáy phẳng mang lại lợi thế là có thể hạ cánh để sửa chữa khẩn cấp ở vùng biển chưa được thăm dò. Vào thế kỷ 19, Barque được sử dụng như một con tàu chở hàng đủ loại. Nó chỉ cần một phi hành đoàn rất nhỏ. Một trong những Barque nổi tiếng nhất ban đầu là một con tàu vận chuyển than: ENDEAVOR, trong đó James Cook đã đi vòng quanh thế giới từ năm 1768 đến năm 1771.
Chính những ưu điểm trên và được thực tế chứng minh hữu dụng thì Lý Từ Huy mới chọn để trở thành những tàu trở hàng viễn trính của Đại Việt .
Tàu này chỉ với 30m dài, 10m rộng đã có trọn tải lên đến 700 tấn.
Nhưng vì sao năm chiếc Barque mà Đại Việt vừa đón dài tận 40m rộng 14m cao 13,5m lại cũng chỉ có trọng tải hơn 600 tấn... quá vô lý đi.
Thật ra nếu suy nghĩ một chút sẽ hiểu ngay, thuyền này chỉ phục vụ đi Philippines và tương lai đi Papua New Guinea vùng đầy gió bão, cho nên thân thuyền phải chắc, tăng trọng lượng, lại bỏ đi cột buồm chỉ dùng sức ngựa cho nên không có gió trợ năng thì chỉ chạy khi trọng tải dưới 700 tấn.
Thực tế nó có thể chứa đến 2000 tấn hàng, nhưng chứa xong là khỏi di chuyển. Động lực không có đủ.
Đơn giản nếu không lý giải , không thêm thông tin thì nhiều người sao hiểu nổi sau đó mặc nhiên chấp nhận nghịch lý không cần suy ngẫm…
Ha ha… đó không phải là hay thêm gì đó mà chỉ là một cách tôn trọng tri thức mà thôi.
Fujiwara, Tachibana và Minamoto. Taira
Fujiwara no Shoka
Minamoto no Yoshichika
Zhui Tokushi, Hatakeyama Minoru
Đông Lai Fujiwara no Tadazane Cao Ly Vương Vận