Được lắm mấy tên khốn, vứt lại một đám bản vẽ nháo nhào cắp đít mà đi… cay a.
Không sao.
Ngô Khảo Ký là cần dựa vào bọn này sáng tạo sau đó bản thân hắn sẽ tự tinh chỉnh lại, lách luật cơ chế thôi. Nếu không thì Ngô Khảo Ký hắn ngồi một hồi cũng ra được chục bản vẽ mẫu súng kiểu thô sơ này.
Để xem có cái gì nào, cơ chế nạp đạn đầu nòng của Culverin được giữ nguyên, Muzzleloader nói chung chậm nhưng vẫn dùng được, đây là quân gốc Nhật , không phải quân Đế Chế, không thể trang bị công nghệ tối thượng… như vậy đủ dùng. Chấp nhận nạp đạn đầu nòng cơ chế.
Lại cái gì đây, điểm hoả xốc mồi bằng dây cháy chậm? Cơ chế Matchlocks? Tốt dùng cái này tiện, chế tạo đơn giản… thích hợp chế tạo nhanh nho quân Zhui gia. Nói chung Gia tộc Zhui là nền móng co con trai Nobunaga của Ký sau này… cho nên… thêm cơ chế cò bật lò so đi… nâng cấp thành Snap Matchlock.
Ngô Khảo Ký thêm vào mấy chi tiết.
Ồ cốc mồi không có nắp bảo vệ… vớ vẩn khác gì súng không có chốt an toàn, thêm cái nắp nhỏ mở ra đóng vào ở trên cốc mồi, đóng vào là kín, không sợ cháy nổ cướp cò.
Dây mồi.. Dây thừng tẩm NaNO3.. tốt. Loại này dùng được , cháy đủ chậm, đủ bền không sợ tắt.
Báng súng gỗ thiết kế hiện đại nhỉ… chỉnh lại chút thôi…
“ Cái quái gì thế này…”
Sau một hôi chỉnh đốn lại thiết kế của đám kỹ sư thì Ngô Khảo Ký giật mình phát hiện ra đó chính là súng hoả mai thừng mồi đời đầu. Khá giống với Tanegashima matchlock đã từng xuất hiện Nhật bản vào thời chiến quốc của nước này. Vậy là mang Tanegashima sớm 400 năm vào đất Nhật rồi.
Khoan đã , súng này là do Đại Việt sản xuất , làm sao lấy tên Tanegashima được
Nghĩ nghĩ tên..
Rồng con lon ton? Thôi bỏ đi.
Súng Hoả Mai Đại Việt M1087 đi… ừm ừm đặt tên nó khoa học tí chứ.
Vậy là trong khi súng trường Đại Việt cơ chế nạp đạn hậu chưa nghiên cứu xong thì Thần Đế vì trang bị cho con trai lậu Nobunaga một đội quân tương lai đã cho sản xuất Súng Hoả Mai Đại Việt M1087.
Công xưởng mới hoàn thành trở nên nhộn nhịp vô cùng, bởi lẽ Thần Đế đã đích thân xuống tận nơi chỉ đạo này nọ.
Hai mươi ngựa kéo đang hùng hục quay hệ thống động lực cho máy phát điện. Tương đương 350 mã lực động cơ cho máy phát điện đạt tới công suất 250kw. Tất nhiên hao hụt lằng nhằng chỉ có thể cho ra công suất 180kw là cùng. Haizzz không thể trách được máy móc toàn đồ lởm không thể đòi hỏi cao.
Nhưng như vậy cũng đủ để hoạt động một lò nung cảm ứng nhỏ 200kg/ giờ. Sau hai giờ ngựa hoạt động hết công suất sẽ mệt mỏi sẽ được thay thế, có đến 3000 kỵ bắt được từ Bắc Nguyên, thừa đủ để luân phiên kéo máy liên tục không cần lo lắng.
Thật nghĩ đến 20 con ngựa tốt vận hành cả một dây truyền máy móc tới 25 tấn linh kiện các loại từ bánh răng ổ trục các loại cho đến máy phát điện lớn rồi tới lò cảm ứng chỉ để khởi động một cái lò kích tước tầm lớn gấp ba cái nồi cơm điện quả thật hết sức kệnh cỡm.
Vậy nhưng thứ kệch cỡm này lại hiệu quả. Một cỗ đông cơ kéo hai mươi chiến mã cũng chỉ đủ giúp hoạt động một cái lò cảm ứng cỡ nhỏ như vậy thôi.
Gang được nung rất nhanh, tiến vào pha sôi và khử bớt carbon. Mangan cũng được thêm vào, nòng súng đặc biệt dùng rất ít Molybden để có thể tiện gia công. Mếu dùng Molybden quá 2% thì ở nơi này phương xa không có đủ máy móc tốt như Bố Chính để gia công.
Nòng súng rất nhanh được rót đúc thành phôi, lò cảm ứng nhỏ công suất nung chảy số lượng mỗi lượt ít nhưng tốc độ nung gang và thép rất nhanh. Đặc biệt nó có thể nâng nhiệt độ lên 2000 độ C điều mà lò đốt than thông thường khó đạt được. Cho nên nò cảm ứng ngoài nung gang nó có thể trực tiếp nóng chảy sắt hay thép.
Việc rót phôi đúc nòng súng rất dễ đối với những loạn lò nhỏ tầm 200-300kg như vầy, nhất là rót phôi đúc các linh kiện nhỏ như nòng súng. Điều này khá khó thực hiện, không muốn nói là bất khả thi đối với lò Bessemer cồng kềnh.
Cho nên nếu muốn sản xuất đại linh kiện chỉ có thể dùng lò Bessemer hoặc lò cảm ứng lớn hơn ở Đập Thác Chuối.
Có ưu thế về rót thép đúc linh kiện nhỏ, lò cảm ứng thực sự là lựa chọn hàng đầu để đúc nòng súng Hoả Mai.
Mấy ông Nhật Bản thời Chiến Quốc chỉ với công nghệ thô sơ còn có thể đúc rèn nòng gang- thép cứng của 150 ngàn khẩu Taklamanakan thì đừng hỏi công nghệ Đại Việt lúc này có thể làm gì.
200 kh thép có thể đúc được gần trăm phôi nòng súng, tỉ lệ thành công tầm 60% vì thép lỏng được duy trì nhiệ độ rất tốt không bị nhớt hóa gây nên hiện tượng thép chảy không đều trong khuôn. Nêu cảm thấy thép lỏng quá nhớt có tể tiếp tục đưa lai về trong lò gia nhiệt. Đây chính là chỗ cơ động của lò cảm ứng bé tiện lợi hoàn toàn hơn đại hình lò Bessemer.
Phôi nòng rất nhanh được ram mềm và đưa đến khu búa máy tiến hành rèn sản phẩm. Lõi thép hình trụ đường kính 15mm được chuẩn bị, chúng sẽ được đưa vào trong lòng của nòng súng phôi để làm vật tham định. Lõi thép trụ này đều là cao Molypden rất cứng , bền chịu được áp lực. Búa máy gõ từ phía ngoài chính là gia công nòng súng từ phôi trở thành thành phẩm.
Cuối cùng đó là mài nòng súng bên ngoài cho tròn cùng trơn láng, khoan lỗ cảm ứng ở buồng thuốc súng, sau đó đem đi nung nóng và tôi cứng là nòng súng đã hoàn thành.
Thợ Đại Việt rất lành nghề, những công đoạn này họ rất quen thuộc vì chế tạo nòng 35ly rất tương tự.
Cốc mồi đúc gang tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn, các linh kiện cò súng... mỏ đính thừng đốt lần lượt được hoàn thành. Nói chung một khẩu súng hỏa mai đơn sơ kiểu Tanegashima không thể làm khó khăn cho công tượng Đại Việt được. Họ chế tạo tốc độ dần tăng rất nhanh vì các linh kiện đã vào quy trình dây truyền.
Tất nhiên quá trình chế tạo từ bản vẽ đến hiện thực không phải đơn giản như vậy, đôi khi bản vẽ vẽ cái gì cũng dễ nhưng khi chế tạo sẽ gặp những khó khăn do linh kiện vẽ quá sức rườm rà, khó chế tạo, hay do bố trí các linh kiện vẫn chưa hợp lý trên sản phẩm chính thức. do đó tuy nòng súng đã hoàn thiện mấy trăm cái và nằm chờ đợi, nhưng quá trình hoan thiện một khẩu Súng Hoả Mai Đại Việt M1087 vẫn đang là thử nghiệm các linh kiện khác sao cho phù hợp hơn.
Phang… phang… phang…
“ Anh rể… xin hãy cho tôi bắn thử, tôi muốn làm người đầu tiên hưởng vinh dự này…”
Phang … phang… phang…
Ngô Khảo Ký đau đầu.. khốn nạn cái sàn nhà này có thù gì với cái trán thằng em vợ.
Thử súng.. vinh dự?
Vinh dự cái đầu mẩu ấy… thử súng mới nguy hiểm chết người không đùa.
Mặc dù biết hàng Đại Việt chất lượng tốt thép thốt nhưng vẫn có xác xuất nguy hiểm, dù sao cũng là thứ mới…
Nhưng nghĩ lại đếm hand Culverin đám Nhật này còn tưng tưng bắn đùng đoàng không sợ chết thì Súng Hoả Mai Đại Việt M1087 khả năng không sao.
Thích vinh dự hả… cho vinh dự.
“ Mạc đầy đủ chiến giáp bảo vệ, đeo kính vào phòng nguy hiểm…” Ngô Khảo Ký gật đầu.
Mày mấy miếng da nào Tokushi lại lấy nước mắt rửa mặt, anh rể đây cũng chịu không nổi a.
Thao trường thành Busan …
Một nơi rộng lớn được hàng rào gỗ bao quanh, bên trong có thể chứa 3-4 ngàn quân ăn ở cùng tập luyện.
Trong này có lẫn binh sĩ Đại Việt cùng quân đội của Gia tộc Zhui.
Trong thành Busan chỉ có năm ngàn quân. Bên ngoài thành quân Đại Việt có hơn vạn đóng làm hai trại lớn trái phải phòng ngự bảo vệ Busan thành.
Tuy nói Cao Ly triều đình chấp nhận cho Đại Việt “ mượn” Busan nhưng ai mà biết được bọn quý tộc Cựu Tân La nổi điên lên ngu xuẩn làm liều hay không, phải cẩn thận.
Gió phương bắc lay lay. Trời tháng hai đã không còn tuyết nhưng vẫn thật lạnh.
Trong doanh quân nội thành Busan lúc này chiến kỳ Đại Việt to lớn bay phấp phới trong đó, sụp sụp bên góc trái doanh là một đám chiến kỳ thấp lùng nhưng rất quy củ đều đặn. Trên đó đen đỏ hai màu một loại gia huy hình cái búa cùng lưỡi liềm… ừ thì Minoru cầu xin Ngô Khảo Ký ban cho hắn một logo Zhui gia. Nghĩ nhiều đau đầu lưỡi liềm với búa mà tương ra.. Vậy là tại Nhật Bản lá cờ cộng sản mới lần đầu tung bay, còn sớm hơn Đại Việt Đế Quốc nhé.
Một tên tướng quân thân mặc chiến giáp sáng choang đang ngồi quỳ bỗng nhanh nhẹn bật dậy, ở giữa ba quân sâm nghiêm bước chân của hắn quyết đoán nhanh nhẹn hùng hổ bước xuống đài cao.
Cằm ngẩng, mắt nhìn thẳng, ưỡn ngực bước đi, thắt lưng dắt Đại Việt Đao khảm vàng ngọc sang quý ( Tachi). Sau lưng cắm hai lá cờ chữ nhật đỏ đen gia huy tộc Zhui.
Hắn hai mắt chăm chú nhìn thẳng tiến vào thao trường trước sự chứng kiến của mấy ngàn cặp mắt.
Không khí trang nghiêm vô cùng…
Đây không ai khác chính là Zhui no Minoru, phó gia chủ gia tộc Zhui no đất Nhật Bản. Trên vai hắn lúc này vác theo một khúc gỗ tầm 90 cm hình thù kỳ quái.
Ngô Khảo Ký ngồi trên đài cao, ba phía có lụa tường che nhưng vẫn lanh, trong lòng cuồng chửi.
Nhật Bản chuyên gia vậy... làm cái gì cũng quá lên... thử có khẩu súng cũng làm đến rầm rộ... hắn bị buộc ra đây ngồi chứng kiến, lạnh thâu người.. sụt .. xịt.... lại ra nước mũi rồi....
“ Thưa Bệ hạ, thứ tốt như vậy sao không trang bị trước cho quân Đế Quốc... thần nghĩ rằng nên trang bị quân Đế Quốc trước..” Một tên sĩ quan rất có tư tưởng dân tộc quốc gia thấy người Nhật có vũ khí mới trước bọn họ thì không can tâm.
“ Ngươi thì biết cái gì, đồ mới hẳn là đồ tốt? không có người làm thí nghiệm dùng trước biết tốt hay không? ,... cứ trang bị một đội Súng Hỏa Mai người Nhật Bản, cho đi đánh trận thật sự thì mới nhìn ra được phương pháp ứng dụng vào quân sự Đế Quốc.” Ngô Khảo Ký trợ mắt lườm thằng sĩ quan này khiến hắn co hết vòi lại.
Hóa ra Thần Đế vẫn là tâm rất đen, để người ta thử trước, nếu có vấn đề gì thì còn có phương á điều chỉnh a...
Vẫn là quan tâm tính mệnh quân sĩ tôm tép của Đế Quốc rất nhiều.
Thật xúc động....
Cậu em vợ nào mà nghe thấy được tâm tư thật của ông anh rể này chắc hộc máu mà chết.
Người Nhật nói chung tổ chức mọi thứ khá quy củ, cẩn thận, ngay cả chỗ Minuro đứng bắn thử cũng được trải chiếu cẩn thận để hắn ngồi quỳ chuẩn bị nạp thuốc súng lên đạn các kiểu....
Đặt súng hỏa mai xuông đất để nòng cao hướng lên trên..
“ Hây ... a”
Giật cả mình... cả ngày hét lớn... Ngô Khảo Ký lườm lườm ghét bỏ..
Cơ mà động tác khá quy chuẩn, có lẽ cả đêm luyện tập trăm lần mới được.
Các động tác dùng súng hỏa mai là Ngô Khảo Ký dạy, hắn đã xem dùng súng hỏa mai nhiều trên Youtube cho nên nhớ vẫn là nhớ về cơ bản.