Cơn ác mộng của Trần Vĩnh Thái và đám bộ tướng tạm thời trôi qua.
Quân Đại Việt chỉ bắn vài lần pháo để thử máy mà thôi hỏa vẫn có thể dập được nhưng thành Khâm Châu đã náo loạn một hồi.
Xong Trần Vĩnh Thái cùng đám quân tướng cùng binh sĩ thủ thành mặt mày lúc nàu xám như tro tàn, có đều màn đêm đã giúp chúng che lấp vẻ mặt khó coi này.
Thế này thì lấy gì mà đánh, kẻ địch từ xa 2 dặm có thể nhẹ nhàng tấn công họ. Nhưng quân Tống lấy gì ra để với tới quân Đại Việt mà tấn công, thứ vũ khí đạn đạo xa nhất của họ chỉ là đại nỗ tầm xa tầm 200m , sát thương hiệu quả 100m mà thôi. Vậy còn lấy gì để đánh?
Nhưng đầu hàng? Cũng như Ngô Tông Lập , Trần Vĩnh Thái một chiến tướng cứng cỏi của người Tống, hắn đã quyết tâm tử chiến với người Việt. Tuy tuyệt vọng với việc thủ thành nhưng lại với tinh thần giết một huề vốn giết hai có lãi cộng thêm thứ vũ khí trong tay thì đám này quả thực rất nguy hiểm.
“ Chuẩn bị tử chiến đi thôi… hi vọng quân Ung Châu có thể kịp thời tiếp cứu chúng ta” Trần Vĩnh Thái ảo não nói với chúng tướng nhưng dọng đầy kiên quyết và đanh thép.
…………………………..
Quay lại với thời điểm hiện tại.
Ngô Khảo Ký vẫn đang lang thang trên biển 2 ngày
Đã là 14 tháng Chạp nhưng hắn còn chưa cầm xuống trại thủy binh Bắc Hải, không phải không thể mà Ngô Khảo Ký không muốn thương vong không cần thiết.
Thêm vào đó cường công thủy trại sẽ phải phá hủy thuyền bè cùng phá hủy cả cơ sở hạ tầng nơi này. Sau này đây sẽ là trại thủy binh mà Bố Chính sẽ đóng giữ cho nên đánh sập nó lại không phải bản ý mà Ngô Khảo Ký cần.
Trong lịch sử vì thuyền bè xung quanh chạy cả mà quân Đại Việt dù cướp được nhiều tài vật cũng chẳng thể mang về hết, tù binh cũng phải giết sạch mà không thể đem về làm nô lệ. Tất nhiên cả mấy chục chiến hạm bên trong thủy doanh Bắc Hải Ngô Khảo Ký nhìn thèm mà không muốn phá hủy bọn này.
Kế hoạch vẫn là một vạn binh của Thân Cảnh Phúc đổ bộ bến cảng sau đó nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe một hai ngày. Sau đó tiến lên vây ráp trại thủy binh từ đường bộ , Ngô Khảo Ký tấn công từ phía biển ép cho quân trong trại lưỡng đầu thọ địch mà loạn trận cước. Từ đó giảm thiểu phá hoại doanh trại công sự nhưng vẫn dành được chiến thắng.
Kế hoạch thì ngon ăn đấy , nhưng Thân Cảnh Phúc chưa đến nơi phối hợp thì một tốc thuyền từ cảng Hợp Phố chạy đến tận nơi Ngô Khảo Ký đang lượn lờ mà báo cáo.
“ Hầu tước phò mã, Hầu tước phò mã… có tin cấp báo 800 dặm của Lý Thái Úy”
Từ xa Ngô Khảo Ký đã nghe thấy tiếng tín sư lớn tiếng gọi, khoái thuyền dù treo cờ Đại Việt nhưng quân Bố Chính vẫn cẩn thận kiểm tra. Trải qua tầng tầng lớp lớp các trung hạm kiểm tra thì tín sứ mới tiếp cận được Soái Hạm của Ngô Khảo Ký.
800 dặm cấp báo là loại cấp báo tối quan trọng cần tốc độ nhanh nhất để có thể truyền đạt, 800 dặm là cách nói không phải chỉ khoảng cách cấp báo.
Ngô Khảo Ký thoáng giật mình, hắn không hiểu Lý Thường Kiệt dẫn đại quân đông đảo và tinh anh như vậy thì có thể có lối rẽ gì? Trong lích sử vị này dễ dàng cầm xuống Khâm Châu chỉ trong một ngày tấn công mà thôi.
“ Tín sứ mau cập thuyền tới đây..” Ngô Khảo Ký cũng la lớn, hắn đột nhiên có dự cảm chẳng lành trong người.
Tín sứ này chưa tới nơi thì phía sau lại vang lên tiếng hô 800 dặm cấp báo.
Ngay cả hướng phía Nam cũng có khoái thuyền lao đến la lớn 800 dặm cấp báo.
Đột nhiên ba bề bốn hướng đều là tám trăm dặm cấp báo khiến Ngô Khảo Ký khá hoảng. Đại Việt quân xảy ra chuyện?
Đùa cái gì trứng?
Tiếp ba tên sứ giả thì Ngô Khảo Ký mới hiểu được, bọn này cả nhóm có tới chục người bủa ra tìm Ngô Khảo Ký , cái thời này không có điện thoại, không có GPRS cử một tín sứ đi liên lạc xác suất nhầm dường không gặp là cao lắm. Nhất là thời chiến tranh, quân tình khẩn cấp di chuyển liên tục, muốn tìm người đưa tin mà chưa lập cơ sở vững trãi chỉ có thể phái ra nhiều thêm một tên thám báo thì xác xuất sai lầm sẽ giảm đi một thành.
Nói như vậy trong 1 ngày ngày có khi bảy tên thám báo khác sẽ tới nơi.
Có gần chục đội chuyển giao tin cấp báo 3 bộ 7 thủy. Một nhánh đường bộ may mắn đến đúng vị trí Hợp Phố cảng tìm được Thân Cảnh Phúc ở đây. Không nói hai lời bắt khoái thuyền đông tiến gặp Ngô Khảo Ký . Vì có vị trí chính xác nên tìm tới rất nhanh.
Đường bộ thì Khâm Châu- Liêm Châu tầm 80 dặm, đường biển vì vòng vo trong vịnh nên 120 dặm. Nhưng tựu chung nếu có vị trí chính xác thì trong một ngày khoái mã khoái thuyền có thể đưa tin kịp thời.
Mở ra thư tín quận vải lụa sáo ong, Ngô Khảo Ký chăm chú đọc từng chữ. Tám trăm dặm khẩn thư không phải chuyện đùa…
Càng đọc gương mặt Ngô Khảo Ký càng tái mét… càng lúc sắc mặt càng tệ… miệng hăn không ngừng lẩm bẩm “ CMN không khoa học… không khoa học chút nào..”
Ngô Khảo Ký không biết hắn đang nói một điều nực cười, đứng hạng nhất của chuyện phi lý vô khoa học đó chính là bản thân hắn xuyên không đến thế giới này. Vậy mà hắn còn dám mở mồm nói thứ khác không khoa học.
Tín thư có mấy bản nhưng nội dung chỉ có một. Chỉ cần đọc một bức mà thôi.
“ Tín sứ, vật mà Thái Sư sai xử các ngươi mang đến có ở đây? “ Ngô Khảo Ký cố nén một hơi khí lạnh mà lấy lại bình tĩnh hỏi thăm đám tín sứ đang ngồi bên.
“ Dạ thưa Hầu gia. Chúng tôi đều mang đến…”
Một đám lạch cạch bê lên nhưng hòm gỗ khá nặng trước mặt. Ngô Khảo Ký trợi mắt há mồm con mẹ bọn này muốn ám sát mình?
“ Tất cả lui lại, đèn đuốc trong vòng 10 bước tắt hết…” Ngô Khảo Ký bật dậy lui lại phía sau rồi quát lớn.
Hắn không thể ngờ đám tín sứ này không hiểu nguy hiểm của nhứng thứ họ mang đến, vậy mà trực tiếp tiếp thân bên mình.
“ Tất cả lui ra ngoài…” Ngô Khảo Ký ra lệnh.
Trong khoang hạm Ngô Khảo Ký cẩn thận tự mình cậ từng nắp hòm kiểm tra tỉ mỉ.
Bên trong đầy dẫy những quả cầu gang lớn nhỏ, tiếp đó còn có cả những tú bột màu đen có mùi đặc chưng. Không thể nghi ngờ gì nữa đây chính là bột thuốc súng đen.
“ Không khoa học… không hợp lý… hoàn toàn không hợp lý….”
Tiếp theo trên soái hạm của Bố Chính quân là những tiếng nổ đì đùng vang lên. Các binh sĩ dựng những tấm thùng gỗ rắn chắc để Ngô Khảo Ký thử uy tực của thứ này. Để tránh cho sàn thuyền bị hư hại các công tượng phải chuẩn bị thật kỹ càng.
Ngô Khảo Ký tự tay kiểm nghiệm hiệu quả của những thứ được mang đến, hắn bất ngờ và ngỡ ngàng đến kinh ngạc và khó hiểu.
Người Tống có thể chế tạo ra t thuốc nổ với công thức gần đúng tỉ lệ vàng?
Trong các thùng này bao gồm một loại “lựu đạn” hình cầu khoảng 2kg cân nặng trong đó 1,5kg là thuốc nổ đen còn lại là vỏ gang tròn lẳn. Loại thứ hai cũng là một loại đại lựu đạn to như quả bưởi cũng vỏ gang nặng cả hơn chục kg. Ngoài ra còn có hai túi thuốc nổ đen được đánh dấu phân biệt.
Điểm kì là lạ loại lựu đạnh nhỏ có sức công phá rất mạnh, đã gần đạt được sức công phá của thuốc nổ Bố Chính sản xuất. Có thể nói đã đạt đến 70% lực phá hoại của thuốc nổ Bố Chính . Nhưng loại lự đạn quả bưởi to lớn vô cùng nhưng sức nổ lại yếu kém, loại này chỉ có thể đạt được hiệu năng nổ bằng 10-15% thuốc nổ Bố Chính sản xuất mà thôi.
Theo như tra khảo tù binh mà trong bức điện khẩn của Lý Thường Kiệt gửi Ngô Khảo Ký thì. Loại lôi đạn nhỏ có nguồn gốc xuất sứ từ Tô Giám hiện đang thủ thành Ung Châu. Thứ này đã được gửi đi cho Liêm Khâm nhị thành vài ngày trước và một số cũng đã gửi đến Tư Minh thành.
Còn lựu đạn to lớn nhưng sức nổ yếu kém là loại cũ của Khâm Châu mà nơi này cac công tượng ở Xưởng công binh vẫn đang ngày ngày chế tạo.
“ Không khoa học…. Tô Giám phải là một kẻ xuyên không…. Con mẹ nó người Tống có kẻ xuyên không thì Đại Việt sống sao nổi…” Ngô Khảo Ký bần thần đi lại trong khoang chỉ huy soái hạm đầu óc hắn đang loạn lên một bầy.
“ Không được, phải tìm cách giết Tô Giám… ta xuyên được, Lý Từ Huy xuyên được thì không cớ gì người Tống lại không có kẻ xuyên…. Phải giết chết hắn…. Ung Châu phải đến ngay.. không thể dể tên này chạy thoát…” Ngô Khảo Ký càng lẩm bẩm càng kích động cùng run sợ. Hắn sợ là bí mật về thuốc nổ hay súng pháo đã bị Tô Giám nói cho người khác, đến lúc đó giết To Giám cũng chẳng ích lợi gì.
Nhưng Ngô Khảo Ký vẫn cố đánh cuộc vớt vát chút hi vọng, Tô Giám vẫn chưa nói cho ai khác… hi vọng mong manh nhưng vẫn là hi vọng.
Ngô Khảo Ký hận mình không thể bay ngay đến Ung Châu công thành để giết Tô Giám, hắn đang rất lo lắng.
…………………………
Quay trở lại hai ngày trước tại Khâm Châu.
Trời vừa tờ mờ sáng thì quân Đại Việt đã chuẩn bị sẵn sàng…. Ăn sáng và chờ đợi.
Một đám máy ném đá Trebuchet trọng lực của Đại Việt bắt đầu hoạt động. Lần này họ không công kích hũ dầu thiêu đốt nội thành mà trực tiếp công kích tường thành Khâm Châu.
Tường thành Khâm Châu chỉ là thành loại ba ở Tống triều , cao tầm 6 m xây bằng gạch bao ngoài với lõi đất nện, đây chính là cách xây thành truyền thống ở Đông Á. Tương thành Khâm Châu cũng chỉ giàu 4m mà thôi với 5 lớp gạch ngoại thành và 3 lớp gạch nội thành, kết nối bằng vôi cát là chính. Chỉ có thành laai thì được trọn thêm gạo nếp và dầu thầu.
Lúc này những viên đạn đá tròn đã được vận chuyển từ thuyền vận tải đến chiến địa. Tạm thời 1 ngàn viên đạn đá đã được sắp xếp ổn thỏa chia đều có 30 cỗ máy Trebuchet trọng lực của Đại Việt.
Các xạ thủ máy bắn đá bắt đầu lượt bắn dò đường đầu tiên.
Từng chốt giữ bị giật tung.
Kẽo kẹt … Kẽo khọt…. lẹt xẹt….. víu víu víu…
Những thanh đòn khổng lồ dài đến 4m của các máy bắn đá vươn lên trời xanh như như những cánh tay cơ bắp của người khổng lồ ném đi những biên đá nặng 35 kg về phía tường thành Khâm Châu.
Từng viên đạn đá như xé gió vượt qua khoảng cách 500 m mà đập thẳng vào tường thành Khâm Châu.
Tất nhiên 30 chiếc máy bắn đá Trebuchet chỉ có tầm 5 viên đạn là trúng đích đập trúng tường thành, số còn lại một là không chạm đến tường thành, hai là bay vọt qua phía sau.
Cũng không có gì thất vọng, vì đây chỉ là lượt bắn thử đầu tiên, các xại thủ trong 30 thanh Trebuchet này đã cho tải trọng khác nhau vào từng thúng đối trọng để có thể dò khoảng cách bắn. Từ 2 tấn rải rác cho đến 3 tấn cân nặng sẽ cho ra được xạ trình khác nhau của đường đạn.
Chỉ trong một lượt bắn họ dĩ nhiên đã tìm ra được trọng lượng cần thiết để tiến hành công kích tường thành. Cả 30 cỗ máy bắn đá đều chụm về một hướng đoạn tường thành ngắn để khai hỏa.
Thật ra máy ném đá trọng lực Trebuchet cấu tạo không phức tạp nếu hiểu rõ nguyên lý vận hành của nó. Một thanh dòn bẩy dài một đầu treo vật nặng, đầu kia có kết cấu túi treo chứa đạn. Dây treo túi đạn một đầu cố định trực tiếp vào đòn bẩy, một đầu mắc gá vào điểm chốt. Khi thanh đòn bẩy chuyển động đến một góc độ nào đó thì một đầu dây treo sẽ tách ra và ném đi viên đạn từ túi đạn. Kết cấu hai tầng cánh tay đòn này khiến cho viên đạn đi rất xa và chuẩn xác hơn nhiều các kiểu máy bắn đá trước đây. Giá treo túi đạn chính là một cấu tại song trọng cánh tay đòn ném khiến cho quỹ đạo bau của đạn mạnh và ổn định.
Độ ổn định của mỗi đường đạn đạo Trebuchet là vượt trội so với các loại vũ khí đạn đạo tầm siêu xa lúc này vì mỗi lần thùng trọng lực đối trọng rơi xuống là một hằng số cho nên đạn đạo giữa các lần bắn là không mấy chênh lệch. Điều này khó dạt được ở máy ném đán kéo tay của người Tống.
Điểm mạnh của Trebuchet là bắn xa và có thể điều chỉnh tầm xa cực kỳ chuẩn xác theo mong muốn chỉ cần thay đổi độ nặng của thùng đối trọng mà thôi. Nhưng nhược điểm của Trebuchet đó chính là cồng kềnh và khó chuyển hướng bắn. Cách chuyển hướng của Trebuchet chỉ có thể là đào nó lên và di chuyển xoay nếu phải chính hướng bắn quá nhiều. Nếu không hệ thống máng trượt của túi đạn chỉ khiến Trebuchet chỉnh độ bắn lệch trái phả tầm 10-15 m mỗi bên mà thôi.
Đợt bắt thứ hai của người Đại Việt gần như tất cả đạn đá đều trúng mục tiêu.
Từng lớp tường gạch bị đập vỡ và bị bóc ra như đậu phụ bở.
Không phải nói Trebuchet bao nhiêu cường đại mà đó là tường thành Khâm Châu quá dở.
Trebuchet mặc dù thực sự rất uy lực dù chỉ là máy bắn đá cỡ trung nếu so sánh những cỗ máy bắn đá Trebuchet khổng lồ của người Hồi giáo ở thế kỷ 13. Nhưng những viên đạn đá 35 kg bay với vận tốc 50-60m/s sản sinh ra năng lượng hơn 3700 kJ có thể dễ dàng đập nát toàn bộ tường gạch mạch vôi của người Tống. Năng lượng Trebuchet sinh ra thậm trí còn lớn hơn nhiều những khẩu pháo thần công cổ.
Điều này chẳng có gì khó hiểu vì tường thành xây dựng là để chống vũ khí công thành quan hệ của nó như mâu và thuẫn. Cho nên tường thành lúc này xây dựng theo triết lý để phòng trống những vũ khí công thành dương đại.
Cách công thành đương đại chỉ có máy bắn đá khéo tay lực phá hoại tầm 500kj là hết cỡ, Đại Nỗ đôi khi cũng được dùng để công thành nhưng không nhiều. Máy đục thành thì tường để tấn công cổng thành, đôi khi cũng được tấn công tường thành nhưng hiệu quả không cao.
Người ta có câu mâu nào thuẫn đấy cho nên tường thành của nhà Tống,Việt hay bất kì quốc gia phương Đông này đều không được thiết kế để chống lại Trebuchet. Cho nên chúng bị bóc ra như đậu hũ cũng không phải lạ lẫm gì.
Nên nhớ trong lịch sử đã chứng minh một cách hào hùng những máy bắn đá đối trọng có thể phá hủy những tòa thành kiên cố nhất của nhà Tống. Lấy ví dụ đơn giản nhất và sắp diễn ra trong thời gian tới đó là khi quân Mông cổ tấn công Nam Tống. . Tương Dương Thành là một tòa hùng thành loại S++ của người Tống ngang cấp thành Biện Kinh. Tường thành cao từ 15 đến 17 m có chỗ cao 20m rộng 8-10 m. Tương Dương thành trận chiến ban đầu những quân Mông Cổ bao vây quân Tống nhưng không thể công hạ thành trì, những cỗ máy bắn đá phương Đông không đủ gãi ngứa cho Tương Dương tường thành kiên cố. Nhưng chiến cuộc nhanh chóng kết thúc khi hai chuyên gia Ba Tư Ismail và Al al-Din đến Trung Hoa theo chiếu chỉ của Đại hãn Hốt Tất Liệt vào năm 1272. Họ đã dựng các Tây Vực pháo dưới sự chỉ huy của tướng người Duy Ngô Nhĩ là A Lý Hải Nha vào tháng 3 năm 1273. Những chiếc Tây Vực pháo này có tầm bắn lên tới 500 m, và có thể phóng các quả đạn nặng tới cả trăm cân. Kết quả đó chính là chỉ với 20 cỗ máy bắn đá kiểu này đã có thể đánh sập tường thành Tương Dương trong vài ngày, tiếp theo quân Mông Cổ tràn vào và đồ sát sạch sẽ quân Tống.
Lúc này máy ném đá Trebuchet của Đại Việt không thua gì máy ném đá Tống, mà thành Khâm Châu chỉ à thành quèn loại 3 thì nó chịu sao nổi.
Chỉ sau hơn 15 loạt bắn tức là 450 phát đạn, một đoạn ngắn tường thành mong mạnh vôi vữa chịu đến 1trệu 7 trăm ngàn kj sức tàn phá chịu sao nổi.
Cả một đoạn tường thành bị đổ xập xan phẳng, thậm trí tường thành đổ xuống còn lấp cả sông hộ thành rộng 3 m.
Đến lúc này quân Đại Việt hồ hởi xông lên chém giết nhưng họ không biết đối diện mình là một thứ nguy hiểm chết người….