Chiến tranh diễn ra ở thành bắc màu bè nhiều chiêu trò mảng miếng, nhưng thực tế sự máu tanh cùng kịch liệt thì không bằng một góc so với việc chiến đấu ở thành Nam .
Có thể nới như thế nào đây, thành bắc nơi Ngô Khảo Ký cùng Tô Giám đấm nhau thì hai võ sĩ này có nhiều món nghề hơn, kẻ tung chiêu hiểm người tỉnh táo né chiêu. Cho dù Tô Giám rơi vào thế bất lợi hoàn toàn nhưng cả hai bên chỉ mới va chạm một chút ở việc đối xạ tầm xa là chính. Thương vong hai bên gần như rất nhỏ, phía quân Đại Tống chết tầm gần 200 người phe Đại Việt cũng chỉ có vài chục mạng tử thương. Đây là con số rất nhỏ trong một trận chiến lớn mang tính quyết định như thế này.
Nếu so sánh thì hai võ sĩ Ngô Khảo Ký và Tô Giám đều có trình độ cá nhân kỹ thuật cao, cho nên những đòn thế bao đầu của họ mang tính chất công phá hàng rào phòng ngự của tối phương là chính mà không tung ra những đòn mang tính sát thương. Nhưng kiểu chiến đấu này có đặc điểm đó là tính chất nguy hiểm cực cao, chỉ cần một đòn trúng đích là đối phương gục ngã lập tức.
Còn về phía thành Nam thì có thể mường tượng Đại Việt và Đại Tống như hai võ sĩ mới chưa có kinh nghiệm, lao vào nhau chiến đấu hùng hổ và không có giữ lại mảng miếng nào, họ chiến đấu theo kiểu tôi chịu một quyền vào ngực thì tôi cũng đánh anh một quyền vào bụng. Lấy thương đổi thương trực tiếp va chạm và xem ai tan vỡ trước. Cách chiến đấu trực tiếp và máu tanh vô vùng.
Thậm chí Vi Thủ An – Hoàng Kim Mãn dựa vào số lượng quân vượt trội mà cho những toán tập kích bắc thang mây keo lên những đoạn khác của tường thành để tạo áp lực.
Còn ở con đường đất thì có thể nói là máu chảy thành sông và lan thành biển. Sau bao nhiêu cố gắng cùng hi sinh thì đám thổ binh Đại Việt cũng đẩy được lên đến đầu thành Ung Châu , tại nơi này chiến đấu diễn ra kinh khủng ác liệt kh sáp lá cà, nửa ngày quân thành bắc hai phe chết chưa đầy 300 người. Nhưng nửa ngày quân thành nam tổng hai phe chết đã lên đến 4 ngàn người.
Mặt thành Ung Châu đoạn nối với con đường đất đã không còn chỗ đứng, nơi này đã trai hai ba lớp xác người. Có thể nói lúc này cả thổ binh Đại Việt và quân Đại Tống đang leo lên xác chết và chiến đấu. Sức chiến đấu trong phạm vi hẹp của thổ binh và Tống quân không thua kém nhau. Tống binh giỏi về trận hình, kỉ luật. Nhưng thổ binh Đại Việt giỏi về nhanh nhẹn xoay trở cùng khả năng chém giết cá nhân khá tốt trong không gian hẹp.
Thật không biết nói về hai nhóm người này ra sao nhưng chỉ có thể chung chung so sánh rằng lúc này họ đang ngang sức ngang tài khi chiến đấu trong không gian hẹp.
Về trang bị thì nhánh quân Tống này là quân gốc hán có tố chất tốt, trang bị tốt, luyện tập tốt, và là lão binh. Về trang bị thì quân tống có mũ gang, đây là điều hiển nhiên vì nước Tống sản xuất được rất nhiều gang cho nên một chiếc mũ rộng vành gần giống như nón luôn là biểu chưng đặc biệt của quân Tống. Về các tướng quân hay sĩ quan Tống sẽ được trang bị Quang Minh Khải chiến giáp bọc từ cổ đến đầu gối, điều này không có gì bàn cãi, tuy thứ này nặng nề nhưng rất chắc chắn và phòng thủ tốt trong chém giết. Đặc biệt có thể nói trình độ luyện kim của người Tống tốt hơn Đại Việt ở thời kì Ngô Khảo Ký chưa bán công nghệ. Cho nên nếu đêm những bộ Quang Minh Khải Chiến giáp trước đây của Đại Việt mà so sánh với Tống sẽ bị thua kém một bậc.
Các Quang Minh Khải chiến giáp của Tống lá giáp cốt là thép giòn do gang đã được xào nhiều lần, chính vì có đặc tính của thép cho nên chung dẻo và có thể gò, dát mỏng. kể từ đó các tấm giáp cốt của quân Tống mỏng hơn nhẹ hơn của quân Đại Việt lúc trước và có thể đan xếp lớp lên nhau theo kiểu vảy cá tạo nên sức phòng thủ … miễn chê. Tất nhên lúc này công nghệ thổi khí vào gang luyện thép của Đại Việt đã có cho nên nói về chất lược Quang Minh Khải giáp vào thời điểm hiện tại, ngay lúc này thì Thiên tử quân Quang Minh Chiến giáp Đại Việt mạnh hơn Tống rất nhiều.
Quân lính thường quy Tống thì tất nhiên không thể được mặc Quang Minh Khải chiến giáp rồi. Họ chỉ có đơn giản một tấm giáp che ngực như nửa trước chiếc áo ba lỗ. Tấm giáp này cũng là kiểu giáp cốt các miếng lá giáp nhỏ hình chữ nhật đan với nhau. Nhưng các tấm cốt giáp này chỉ là gang đúc mà thôi cho nên dày và được đan theo lối xếp cạnh nhau mà không phải chồng lên như vảy cá. Một số sĩ quan cấp thấp như ngũ trưởng, thập trưởng , bách phu trưởng thì có thể được trang bị thêm giáp vai giáp đùi cùng quy cách chất lượng. Nhưng muốn để mặc Quang Minh khải thì phải từ cấp Giáo Úy trở lên mới được.
Nói thật với trang bị trên cùng đao kiếm chất lượng tốt thì quân Tống sẽ dễ dàng dè bẹp thổ binh Đại Việt trong quá khứ. Nên biết thổ binh chỉ có trang bị áo da là chính, thêm vào cái mũ da không hiểu có tác dụng phòng ngự hay không. Cùng lắm một số người sẽ được gắn một cái hộ tâm kính tròn tròn cỡ bàn tay giữa ngực mà thôi. Vũ khí thì toàn là sắt non vì lúc này công nghệ luyện kim của người miên núi chỉ dừng ở mức độ này.
Nhưng đó là quá khứ, với sự trỗi dậy của nền “công nghiệp quốc phòng” Đại Việt ở Thăng Long, nơi thành đô mộng mơ đã trở thành đại công xưởng bẩn thỉu khói bụi. Trang bị của Thiến tử quân Đại Việt bị thay đổi triệt để bởi vũ khí, khôi giáp mới chế tạo. Thành thủ ra những thứ thải loại của hơn ba vạn Thiên tử quân Đại Việt sẽ được chuyển xuống cho sương quân cùng thổ man quân các khê dộng.
Lúc này thi hay rồi, trang bị của Thiên tử quân Đại Việt chuẩn quy cách của quân Tống. Nói chung là không có mấy khác biệt nếu nói đến khác biệt thì có lẽ là kích cỡ mà thôi. Nói không quá xấu hổ thực sự trước khi Ngô Khảo Ký xuyên tới thì Đại Việt nhà Lý đúng là sao chép gần như hoàn toàn trang bị của người Tống để trang bị cho bản thân quân đội. Điều này chẳng có gì xấu hổ, đi sau thì nên học hỏi vậy thôi, cứ cắm đầu suy nghĩ về vấn đề mặt mũi này nọi để rồi lụi bại thì không phải là sáng suốt.
Cho nên lúc này hiện tượng chém giết trên đầu thành ở Ung Châu phía Nam cực kỳ thảm khốc cùng máu tanh. Cả hai bên trang bị gần nhu tương đương. Tố chất binh sĩ không quá chênh lệch vì người Mân rất hay chiến tranh với nhau giữa các trại cho nên họ không thiếu chiến binh. Người Mân thua kém ở chỗ không giỏi dàn trận chiến đấu đội hình. Cứ hễ động đến là ào ào xông lên chém giết. Nhưng chiến đấu trên tường thành với diện tích chật hẹp đội hình không được thành lập thì đó chính là sở trường của họ.
Còn về binh Tống , nhận xét thẳng họ tố chất binh sĩ tốt hơn, cao to, sức mạnh, được rèn luyệt kỉ luật tốt. Nhưng trong tình huống chật hẹp cống cuồng chiến đấu này đội hình là thứ xa xỉ phẩm. Thê mạnh của quân Tống trước thổ binh Mân Việt không được thể hiện triệt để.
Chính vì lẽ này chiến đấu giữa hai bên cân bằng về trình độ và trang bị sẽ dẫn đến sự thiệt hai khủng bố cho cả hai bên.
Lại quay về trận chiến phía thành Bắc. Tô Giám cùng tướng lãnh đã thành công thoát xuông dưới thành. Nhưng một đám quân cả ngàn người không dễ gì nhanh chóng sơ tán như vậy. Trong khi các sĩ quan được ưu tiến sơ tán thì một số không nhỏ binh sĩ bị chậm lại cũng như một số không nhỏ binh sĩ Tống nhận nhiệm vụ liều chết cầm chân quân Đại Việt đã bị mắc lại phía trên đoạn tường thành bị công kích bằng bộc phá.
Uỳnh …. Uỳnh … Uỳnh….
Không bất ngờ với những tiếng nổ lớn tiếp theo vì quân Tống hiểu được họ không thể ngăn cản được phương pháp tấn công này của quân Đại Việt. Nhưng không bất ngờ cùng không kinh hoàng là hai chuyện khác nhau hoàn toàn. Một sự việc có thể không quá bất ngờ với bạn nhưng sự kinh hoàng vẫn sẽ ảnh hưởng đối với bạn nến hậu quả của việc đó quá lớn. Và đó chính là cách mà một loạt vụ nổ lần thứ hai gây nên.
Sự thực thì một loạt vụ nổ lần thứ hai này không những gây kinh hoàng cho quân Tống mà còn gây kinh hoàng cho cả quân Đại Việt .
Lớp tường ngoài bốn lớp gạch đã bị loạt nổ đầu tiên của các bộc phá nổ định hướng khoét sâu đến lộ ra cả lớp đất phía trong, nhưng tầng số rung động hòa trộn của một loạt vụ nổ khiến cho đoạn tường thành này đã nứt nẻ tàn tạ đến không chịu nổi rồi. Thê nên lần này khi các khối bộc phá được đặt thẳng vào những hố tổn thương trước đó của bức tường thành Ung Châu thì hậu quả của nó gây ra còn kinh hoàng gấp nhiều lần lúc ban đầu.
Hai đoạn tường thành trái phải hai bên tường đất như bị bàn tay khổng lồ vô hình bóc đi hoàn toàn lớp tường ngoài và lột xuống, lộ ra cốt đất bên trong. Mặt tường thành thì lún xụt kéo theo mấy trăm người bên trên đố bị chôn vùi trong đất gạch .
Khung cảnh cả trăm mét tổng cộng tường thành sụp xuống thật là hoành tráng cùng kinh hoàng khiến cho cả hai phe Tống Việt không thể không dừng lại để “chiêm ngưỡng”. Có thể nói thành Ung Châu sẽ sập điều này ai cũng hiểu được , nhưng đến khi nó sập thực sự thì không ai là không ngỡ ngàng ngắm nhìn cách nó đổ xuống.
Hai lần nổ bộc phá , hai tấn thuốc nổ đen chỉ để bóc đi một lớp tường. Cùng đánh sập mặt tường thành, đối với Ngô Khảo Ký đây là chuyện dĩ nhiên và không có gì đặc biệt. Nếu 2 tấn thuốc nổ mà không có được uy lực này thì Ngô Khảo Ký mới hoài nghi nhân sinh đây.
Thành Ung Châu đúng là đã sụp đổ, nhưng mới chỉ sụp đổ một phần, tức là lớp vỏ gạch ngoài cùng phần lớn lớp đất ở cốt tường thành đã đổ xuống. Mặt tường thành cùng hoàn toàn bị phía hủy, đoạn tường thành này quân Tống không thể đứng trên đó để tác chiến. Điều này là không thể bàn cãi. Nhưng nói đoanh tường thành này chỉ là bán sập thì không sai. Vì lớp tường thành bên trong vẫn còn và bám vào nó là một lớp đất không hề mỏng chút nào. Tuy có một số đoạn nhỏ ngay cả lớp tường thành phía trong cũng sụp đổ nhưng không đáng kể. Muốn đả thông một con đường tiến vào thành Ung Châu thì vẫn là một công việc không quá dễ dàng trong ngày hôm nay.
Đứng trên lầu gỗ quan sát thì Ngô Khảo Ký đã thấy được thế cục rõ ràng thông qua kính viễn vọng.
“ Ngô Bình… truyền lệnh cho hai bên nỗ thủ, Ba Lý Xa ( Ballista ) cỡ trung di chuyển qua hai bên cánh phải trái 50 m và tiếp tục tấn công mạnh lên tường thành. Các Ba Lý Xa cỡ lớn ở đây cùng Trebuchet ở đây tấn công mạnh lên đầu thành”
Thì ra Ngô Khảo Ký đã cho bố trí tất cả Trebuchet máy bắn đá đối trọng của hắn ở khu vực hai bên đầu thành còn nguyên vẹn . Điều này hắn đã tính đến ngay từ lúc tên này bố trí cách đánh bằng bộc phá.
Ngô Bình tất nhiên thúc ngựa lên phía trước thông báo và cả hắn cũng tham gia vào chỉ đạo hai cánh tiến đánh.
Không bao lâu cung nỗ thủ Genoa cùng các tổ tấn công Ballista tầm trung cơ động đã di chuyển hơn 50m để đến chiến trường mới cùng mở những đợt tấn công phủ đầu cho đám lính Tống vẫn đang hoang mang ở đọa tường thành này. Nhưng trước khi họ đến thì một dàn vũ khí tầm siêu xa của Đại Việt ở nơi này đã khai hỏa.
Các trận địa Đại Ballista khoảng cách 150m đã bỏ đi lớp che chắn mà tấn ông. Các dàn Trebuchet bằng tre ở khoảng cách 200m nã đạn ầm ầm. Và ở khoảng cách 250m chính là những khẩu Trebuchet chất lượng siêu tốt được mà từ Bố Chính theo thuyền tới phương bắc.
Trebuchet tre tầm xa chỉ có thể tầm 200-250m trên dưới, độ chính xác không quá cao vì độ dơ của các trục xoay là lớn. Nhưng bọn chúng thắng ở chỗ số lượng. Lý Thường Kiệt đã cho chế tạo cả trăm cỗ máy chắn đá trẻ. Ngô Khảo Ký đến nơi rảnh rỗi sinh nông nổi cũng chế tạo thêm 30 cỗ để dự trữ, cộng thêm 15 cỗ mãy bắn đá Trebuchet tinh mĩ mang từ Bố Chính thì có thể nói hỏa lực tầm xa bao chùm là quá kinh khủng.
Hai đoạn tường thành hai bên mỗi đoạn 50m đã bị bắn dò đường và căn chỉnh đường đạn. Trung bình sẽ có 700 nổ thủ Genoa, 30 Ballista cỡ trung cơ động. 20 đại Ballista , 70-80 Trebuchet tre cùng 7 Trebuchet gỗ tinh mĩ nhắm bắn vào khu vực nhỏ nhoi 50m tường thành mỗi bên.
Cứ cho là tỉ lệ chính xác không đến 30 % đối với Trebuchet tre và 50% của Trebuchet gỗ thì đoạn tường thành ngắn này cũng chịu sự đả kích khổng lồ đến nhường nào.
Kể cả quân Tống có núp sau lỗ châu mai tường cũng không thể tránh né hỏa lực dày đặc của những hũ dầu hỏa. Cả đoạn tường thành 50m mối bên cháy rừng rực lửa.
Ngô Khảo Ký thầm thốt lên trong đầu “ Con mẹ nó nếu biết đánh bằng dầu hỏa cùng số lượng máy bắn đá tấp nập sẽ có hiệu quả như vậy thì hắn còn đánh bộc phá để làm gì? Đúng là tự hố bản thân.”
Chỉ trong chốc lát quân Tống ở đoạn tường thành này không thể chịu nổi máy bắn đá quá sức dồn dập với số lượng lớn mà phải tạm rút lại. Điều này chứng tỏ Ngô Khảo Ký hoàn toàn có thể đánh hai cánh chữ T bằng máy bắn đá thông thường mà không cần dùng đến bộc phá. Đây là vẽ với thêm chuyện khi dùng bộc phá để rồi cắt luôn cả đoạn tường thành vốn dĩ có thể dùng nó để công vào.
Giớ đây lính công binh của Đại Việt lại phải lồm cồm tiến lên để san lấp mặt bằng cho quân chính quy đánh vào Ung Châu . Đây không phải vẽ với thêm chuyện thì là gì.