Thật ra Ký không quá vui mừng với Đạn Nổ, cái này rất dễ bắt chước.
Những người đã tiếp xúc qua chất nổ chỉ cần nhìn qua vài lần sẽ học được cách làm. Chẳng qua kết cấu ống đồng không phải dễ nghĩ ra, sự an toàn của đạn nổ bọn hắn phải tốn nhiều thời gian để hoàn thiện.
Tiếp theo đến kim loại lạ mà người Bố Chính vô tình tổng hợp được, thật là may mắn, đúng là Cerium. Thứ này tên kim loại đất hiếm mà nhan nhản khắp nơi không hề hiếm tí nào.
Ngô Khảo Ký cũng không hề phân biệt bằng mắt thường thứ này được, chỉ có thể cho chế tạo thử mà thôi hỗn hợp 70% Cerium và 30% sắt xem như thế nào. Nếu đúng là có thể chế ra đá lửa thì đây là một niềm vui lớn cho cả Đại Việt rồi, đánh lửa bằng đá sillicat không bao giờ là dễ dàng cả.
Ngựa không dừng vó hắn đến thăm cái nơi gọi là niềm tự hào của người Bố Chính. Đập thuỷ lợi Sông Cẩm.
Hắn nửa đến để tham quan nửa là để kiểm tra. Bởi lẽ không hề đơn giản để một đập thuỷ lợi có thể an toàn.
Nếu đập nước có vấn đề gì thì đúng là tai nạn thảm khốc chết người hàng loạt. Có khi Hắc Thành – Bạch Thành biến mất trên bản đồ.
Thế nhưng Ký cũng không quá lo lắng. Thứ nhất Bố Chính co xi măng chất lượng còn hơn người La Mã về độ cứng cùng chịu lực, còn độ bền theo năm tháng còn phải chờ. Điểm thứ hai đó là Bố Chính có sắt thép để làm bê tông .
Thứ này thì Người La Mã chịu rồi.
Người La Mã chỉ bằng gạch, xi măng có thể xây những con đập cao tới 40-50 m rộng cả Km thì tại sao Bố Chính với bao nhiêu ưu đãi không thể xây nổi một con đập ra hồn trên nhánh sông nhỏ này.
Đường cao tốc từ Bố Chính đến Cẩm thành đã mở gấp đôi rồi, từ đường đá răm khi xưa giờ đây toàn bộ trải nhựa. Ngô Khảo Ký đã thấy gì đó xa lạ với nơi mình gọi là nhà rồi, Bố Chính lắc mình thay đổi quá nhiều sau sáu năm hắn đi xa.
Trong xe ngựa nhìn ra ngoài Ký thấy được cả barie phân làn, vạch kẻ đường cho xe “cơ giới” lại có trạm thu phí xe bò xe trâu xe ngựa. Trong phút chốc Ký như cảm thấy mình xuyên ngược về thế kỷ 21 vậy.
Có điều xe Ký là xe vip cứ thế theo cửa vip nghênh ngang mà đi.
Không bao lâu Cẩm Thành đã đến, hắn không vào đây mà rẽ phải trực tiếp tới khu công nghiệp Đập sông Cẩm.
Trên thực tế sông Cẩm nhỏ lắm, nó chỉ là con sông bề rộng nhất 100m thông thường là 70 80m mà thôi. Sông này bắt nguồn từ Hồ Kẻ Gỗ phía Hoan Châu mà tới, sau đó hoà mình vào dòng sông Gianh to lớn mạnh mẽ.
Sở dĩ Ngô Khảo Ký lựa chọn con sông này để xây đập một là vì nó nhỏ, hắn chưa xây đập bao giờ cho nên không thể bắt đầu với thứ quá khó khăn. Thứ hai nguyên nhân đó là con sông này chảy qua thung lũng hẹp cắt ngang dãy núi Cẩm cao 400m.
Hai bên núi đá vôi cực kỳ vững chắc hùng mạnh, đó là thiên nhiên ưu đãi để xây đập.
Thậm chí cách Cẩm Thành 2km Khảo Ký đã khảo sát được một đoạn dài 2km con sông nằm giữa hai bên vách đá cao tới 400m . Mà hai vách đá núi này không hề cách xa nhau, chỗ cao 200m cũng chỉ cách nhau xa tầm 1km mà thôi.
Đây chính là địa thế siêu cấp dễ dàng để xây đập và thử nghiệm công nghệ ximang xây đập.
Tất nhiên lựa chọn là ký, thiết kế sơ bộ là Ký nhưng thực sự khởi công và hoàn thiện nó lại là Lý Từ Huy.
Ký đến nơi này tất cả thợ thủ công, kỹ sư , chuyên gia đều tất bật dừng tay đến đón chào. Trong lòng những lão già làng này vẫn nhớ đến những ngày đầu tiên bên lò rèn được ký chỉ bảo về cơ khí.
Những nhân viên trẻ thì không biết Ký nhưng họ rất tò mò và phấn khích khi được gặp chủ nhân thực sư của Tân Bình Lộ.
“Chủ nhân”, … một lão già khọm, tay chống gậy.. bước đi run rẩy chạy tới cúi đầu.
“ Lão Mộc… ngươi già đến nhường này rồi?” Ngô Khảo Ký la lớn.
Từng tràng cảnh trí nhớ như hiện ra trong mắt hắn.
“ Chủ Công, thật tốt gang thật tốt.. gang đồng đều chất lượng nhất mà lão biết”
“ Thứ này có thể thành cương thiết sao?”
“ Thưa chủ nhân có hai cách”
….
Cảnh lại chuyển…
“ Đóng cửa lò”
“ Thổi mạnh mau thổi mạnh”
….
“ Chủ nhân, cương thiết… cương thiết quá tốt… thứ này lão có thể luyện ra cương đao phá thạch trảm kim”
…
“ Chủ công ta muốn học võ, thân mang tiếng là Thân Binh của người mà không biết võ xấu hổ”
“ Đản ngươi không phải thợ rèn sao? Học võ làm gì?”
….
Thủa hàn vi, những người này đã theo hắn, đã run rẩy mua từng cân sắt non về rèn, đã từng lấm lem thử nghiệm từng mẻ sắt.
Sáu năm , sáu năm qua đi, những cỗ máy sắt thép ngập tràn nơi này, có ai còn nhớ tới những ngày đó hàn vi?
“ Chủ Công, Vương gia… lão vẫn mạnh khoẻ, tấm thân già này giờ không đủ sức nâng lên quai búa nhưng ở nơi này trông coi không cho đám nhóc này lười biếng vẫn tốt”
“ Ha ha lão Mộc tốt lắm… tuổi già nhưng trí không già. Theo ta, theo ta đi vào.”
Gặp người xưa thật vui vẻ , Ngô Khảo Ký thân mật tự nhiên túm lấy bàn tay thô ráp của lão Mộc mà lôi đi.
“ Ngưu Lực, Ngô Đản đâu?” Ngô Khảo Ký để ý quanh.
“ Ngô Đản hắn làm quản lý công nghiệp nhẹ ở Bố Chính thành thưa Chủ Nhân”
“ Còn về Ngư Lực ….”
Ánh mắt lão Mộc xụp xuống…
“ Như thế nào nói ta nghe… Ký nóng nảy…”
“ Thưa chủ nhân, hắn tai nạn, hi sinh trong lúc xây đập , bin trôn trong xi măng bê tông…. Hắn đã hoà mình vào đập, linh hồn hắn vẫn ở đây đâu. Lão thi thoảng còn thấy hắn luyện đao đấy…”
Ngô Khảo Ký trầm lặng, rõ ràng là thương tâm quá độ sinh ảo giác. Sáu năm qua đi, người quen kẻ còn người mất.
“Người thân của hắn thì sao?” dĩ nhiên Ngô Khảo Ký hỏi về vợ con của Ngưu Lực.
“ Bẩm chủ nhân, con hắn đã mười hai tuổi, vẫn được chính phủ nuôi, thằng này có trí học tập tốt nhưng lại muốn theo ngành cha nó trở thành kỹ sư cơ khí, Vợ của Ngưu Lực làm công nhân lao động xây dựng Đập cũng đã tai nạn mất rồi”
Ngô Khảo Ký sốc toàn tập, một nhà hai người chết vì xây đập, vậy con đập này xây thành bao người đã chết?
“ Mọi người giải tán đi làm việc thôi, tháng này tăng thêm một lần lương” Ngô Khảo Ký đuổi đám người công nhân đi hắn lúc này chỉ muốn nói chuyện cùng lão Mộc già nua này.
Cả đám công nhân hô vang trời sung sướng sau đó quay lại nhiệm vụ của mình.
“ Có bao nhiêu người chết khi xây đập?” Ngô Khảo Ký vẻ mặt âm trầm hỏi.
“ Bẩm chủ nhân, tổng cộng 521 người chết, mất tích. Chủ yếu là ban đầu mọi người chưa quen hình thức thi công này mà sơ sẩy mất mạng, về sau Nữ Chủ Nhân đã đích thân áp dụng các biện pháp an toàn lao động cho nên giảm thiểu nhân mạng thương vong”
Lão Mộc bắt đầu kể lại quá trình xây đập này.
Tuy lòng sông này rất chắc chắn, hai bên là núi đá vững trãi rất dễ làm một nền móng tốt, nhưng Lý Từ Huy vì muốn đảm bảo an toàn cho đập nên yêu cầu đào móng rất thâm. Tất cả là dùng thuốc nổ phá đá móc sông. Cho nên ban đầu những công nhân toàn là người dân chưa mấy kiến thức liên tục gặp nạn.
Thời này mạng người như cỏ rác, đám quyền quý mấy ai quan tâm, bốn vạn lao động coi như nhận mệnh.
Nhưng Lý Từ Huy không như quý tộc bình thường, nghe tin nàng đã đến tận nơi ổn định tình hình, lại phổ biến các biện pháp an toàn lao động, lại yêu cầu các công nhân , dân phut ham gia xây dựng đập phải diễn luyện cho đến quen thuộc các biện pháp này mới quay lại công việc.
Việc xây đập là chạy đua thời gian , vì chỗ sông khơi dòng hơi bé, nước ngày một dâng cao ở đoạn lấp sông cho nên thời gian quý báu, nhưng Lý Từ Huy đã thẳng thừng nói. Thà bỏ xây đập chứ không thể lấy mạng người lấp vào nơi này như vậy.
Chính vì câu nói này mà bốn vạn người hăng say lao động quên mình cho thành quả ngày hôm nay.
Sông này lớp đất cùng phù xa mỏng, nạo vét rất nhanh đã lộ ra đá nền. Nhưng vì là công trình đầu tiên dạng này cho nên người Bố Chính đã cho dùng bộc phá nổ rất thâm nền móng của hơn hai trăm mét đầu tiên của nền đập. Đây chính là bức tường chịu lực đầu tiên và cũng là bức tường siêu cấp chịu lực cho đập này không thể coi thường.
Hai bên núi đá cũng bị đục ra một móng sâu cả hai mươi mét bằng thuốc nổ, nói chung cái đập này mệt mỏi nhất, tốn thời gian nhất và chết nhiều người nhất đó chính là nền móng này.
Tuy Lý Từ Huy không phải dân xây dựng nhưng đều là bên kỹ thuật, khả năng tính toán của nàng là Ngô Khảo Ký không bì được. Thô giản tính toán sức ép của một làn nước cao 20m lưu lượng có thể tính bằng cách đo đạt không gian xung quanh để cho ra con số tương đối.
Bê tông cốt thép chịu lực ra sao cũng có thể ước lượng qua. Tất nhiên bê tông thời này không thể như hiện đại, nhưng Lý Từ Huy có thể giải quyết vấn đề bằng số lượng bù chất lượng.
Chỉ cần không tiếc bê tông, không tiếc sắt thép, sây móng đập thật rộng thật thâm sau đó là môt bức tường đủ dày với các trụ trốn chịu lực bê tông là có thể.
Ví như hiện đại với loại công trình tiểu mô này một cái đập cỏn con tường giày 17-20m chân đế bê tông 30-40m đủ rồi. Nhưng Lý Từ Huy chơi hẳn 150m tường dày còn đế móng là 200m ăn sâu vào núi hai bên cùng đáy sông.
Nhưng đây chưa phải cuối cùng bởi vì đây là đập dùng sức của dòng nước chạy qua các tua bin để tạo động cơ xoay trực tiếp cho máy móc, cho nên chiều dài của dòng nước càng dài thì càng tận dụng tối đa sức mạnh của nó.
Chính lý do này khiến đập là một hệ tống tường đỡ bê tông chịu lực dài 2km với sáu rãnh xả nước trong đó năm rãnh được sử dụng còn một rãnh dùng chính sức nước của nó để đòng mở đập theo nhu cầu.
Bức tường bê tông đầu tiên chỉ là lớp đầu tiên của đập mà thôi. Những năm tiếp theo đó chính là bốn bức tường khác lần lượt được xây phía sau vừa là giá đỡ để khu công nghiệp các máy móc hoạt động vừa là những bức tường làm giào chắn phụ nếu thực sự tường chính có vấn đề.
Không có máy móc nào được đặt ở tường chính cả bởi lẽ đâu là thân đập chịu lực. Nếu còn đặt máy gõ ầm ầm thì đập vỡ nứt là chuyện có thể lắm.
Tất cả hệ thống mấy trăm tua bin to nhỏ đều là dần dần được chế tạo rồi lắp đặt vào phía sau. Nói chung đập này 2km chiều dài là sau này dần dần cứ thế vừa chế xi măng vừa xây dựng lên đó.
Nhìn hệ thống này Ngô Khảo Ký tấm tắc gật đầu, về mặt thiết kế vẫn là Lý Từ Huy có dạng, loại dằng chéo chống đỡ như vậy chỉ có dội thẳng bom vào mới phá hủy được.
Đập tính cả móng cao 40m nói chung thời hiện đại không coi vào đâu, ngay cả người La Mã ở bên kia bán cầu lúc này cũng hỉ mũi coi thường, nhưng đây chính là công trình thế kỷ của Châu Á rồi. Mặc dù con sông này thật nhỏ, nước hồ này thật ít. Nhưng …như vậy đã đủ cho công nghiệp Bố Chính vươn lên một tầm cao chưa từng có rồi.