Trại Cơ Tu, hay nói đúng hơn thì đây là siêu trại mới do người Thái cùng người thành lập. Quân số tập trung xung quanh đây không ít hơn 2 ngàn người, số còn lại của quân Thái cũng là hơn hai ngàn đang lập các đồn xung quanh khu vực Minh Hóa.
Trái hẳn với nhận định ban đầu của bất kỳ ai có trí tưởng tượng phong phú nhất. Đám người tấn công và chiếm giữ Minh Hóa không phải người Khmer thuần chủng mà có lai một nửa của người Thái .
Vậy chuyện này là thế nào?
Nói ra thì thật nực cười Jayavirahvarman ngoài đời thực không phải một tên cao to đen hôi tóc xoăn tít như mì tôm mà Ngô Huy Tuấn miêu tả.
Jayavirahvarman có mẹ là người Thái Lô và nhà ngoại của hắn cũng là một quý tộc Thái cực kỳ hùng mạnh. Thằng này thân hình nhỏ thó gày gò, hắn còn rất trẻ, chỉ tầm 26-27 tuổi. Một thân chiến giáp giát vàng ngồi trên “ngai” Vua Cơ Tu, vẻ mặt đầy uy nghiêm tiếp đón sứ đoàn của Bố Chính.
Vậy sự thật ở đây là gì?
Sự thật có là gì thì những gì Ngô Huy Tuấn viết trong tiểu thuyết đều là sai lầm hoàn toàn, chí ít là không hiểu gì về nhân vật Jayavirahvarman.
Tóm tắt lại thì lúc này Khmer đang trong những cuộc nổi loạn và nội chiến bất tận dưới sự cai trị bất lực của các triều đại của Udayadityavarman II và Harshavarman III. Từ thời Udayadityavarman II thì Vương Quốc Khmer đã bị tàn phá đến mức không còn hình dạng vì các lãnh chúa luôn tranh chấp lãnh thổ và chiến tranh liên miên.
Udayadityavarman II chết, em trai là Harshavarman III lên kế vị thì tình trạng này còn trở lên tồi tệ hơn. Harshavarman III liên tục dùng vũ lực áp chế các thủ lĩnh nhưng bất thành.
Jayavirahvarman là một lãnh chúa trẻ ở vùng Phimai, trên Cao nguyên Khorat. Anh ta tập hợp các lãnh chúa người Thái Lô nơi này để thành lập vương quốc Mahidharapura.
Tất nhiên Harshavarman làm sao có thể chấp nhận, cho nên vị Vua Khmer lúc này dốc toàn lực đập tan nhà nước mới thành lập Mahidharapura. Điều này khiến Jayavirahvarman phải trốn đông chạy tây sau đó chạy đến Minh Hóa.
Nếu đúng như trong lịch sử thì Jayavirahvarman sẽ gặp hoàng tử Pang của Chiêm Thành ở đây, và hai người sẽ tạo nên một mối quan hệ liên minh. Để rồi sau đó hoàng tử Pang của Chiêm Thành từ phía Đông tiến quân về Angkor, còn Jayavirahvarman sau thời gian dưỡng sức cũng đem quân trở lại Khmer mà từ phía bắc đánh xuống thủ đô này.
Chính sự phối hợp của hai kẻ này, cộng thêm ba lần đánh hạ Angkor đã khiến vương triều của Harshavarman sụp đổ. Angkor bị cướp đến 3 lần không còn bất kể tài vật nào.
Điều này cũng khiến từ năm 1076 đến 1080 sau 4 năm với nhiều lần tấn công thì Jayavirahvarman thành công soán ngôi ở Khmer và tạo nên một thời gian ngắn ngủi người Khmer lai Thái Lô trị vì quốc gia này.
Có thể nói ba nhân vật Chiên Nàn Phú Thái, Daksamavamca và Jayavirahvarman thì Ngô Huy Tuấn đã viết về nhân vật cuối cùng quá xa rời thực tế. Nhưng cách viết của hắn lại đầy tính chân thực làm người đọc không khỏi tin tưởng mà quên đi những bất hợp lý trong câu truyện.
Jayavirahvarman là một kẻ có dã tâm, có năng lực, có hoài bão. Thằng này mới là kẻ ghê gớm nhất trong nhóm bộ ba kia.
Vậy nhưng ghê gớm lúc nào không biết. Lúc này Jayavirahvarman đang ở lúc tình thế khốn khó nhất.
Quân đội của hắn có tới bảy ngàn người chạy thoát nhưng có đến 3 ngàn người đói khát bệnh tật trong quá trình vượt qua dãy Trường Sơn trốn vào đất Minh Hoá.
Trong lịch sử thì Jayavirahvarman âm thầm trốn ở Minh Hoá cho đến khi khôi phục một phần sức mạnh sau đó đến năm 1076 thì đánh ngược về Khmer.
Nhưng lúc này đang là tháng năm 1074, đây là lúc mà quân của Jayavirahvarman đang yếu ớt nhất.
Một số bản làng nhỏ của người Cơ Tu ở Minh Hoá vốn dĩ không đủ lương thực cung cấp cho bọn Jayavirahvarman. Thêm vào đó người Cơ Tu tuy không đánh lại Jayavirahvarman, nhưng các thủ lĩnh , quý tộc Cơ Tu lẩn trốn trên núi cao luôn tìm cách tập kích quân xâm lược. Chính vì vậy tình hình của quân Khmer- Thái nơi này rất bấp bênh.
Jayavirahvarman ngắm nhìn tên sứ thần của Đại Việt đang vểnh mặt chắp tay chào xã giao bên dưới mà rất muốn chém người. Nhưng Hắn là một kẻ thông minh và có lý trí, cho nên Jayavirahvarman cố gắng nhịn để xem người Đại Việt muốn gì.
“ Thủ lĩnh người Miên, ta đại diện cho chủ nhân của Tân Bình Lộ, Đại Việt quốc đến nơi này có hai chuyện. Thứ nhất các ngươi phải ngay lập tức rời khỏi Minh Hoá Trấn Lãnh Thổ rút lui về bên kia sông Mê Kong. Đây là lãnh thổ Đại Việt. Trấn Thủ Tân Bình Lộ Đại Nhân niệm tình các ngươi không biết mà vô tình xâm phạm do đó sẽ miễn tội cho các ngươi không truy cứu lần này…”
“ Nếu như còn dám tái phạm thì không chỉ là đơn thuần trách mắng như lúc này mà đó là trừng phạt mâu chảy đầu rơi nghiêm khắc nhất…”
“ Yêu cầu các ngươi trong 15 ngày rời đi Minh Hoá Trấn và Lạc Biên Châu… nếu không đừng trách vạn vạn thiên triều quân sẽ tiến vào Minh Hoá mà đồ sát…”
Thật không hiểu Khúc Thanh Tùng đi ngoại giao đàm phán hay tìm chết, cách nói chuyện kẻ cả cùng bố láo như vậy rất dễ khiến đối phương nổi giận chém sứ.
Có thể chê Khúc Thanh Tùng quá phách lối, quá khiêu căng ngạo mạn, nhưng rõ ràng Tùng không phải người ngu. Nếu đã không phải người ngu thì Tùng chắc chắn là kẻ khí phách không sợ chết. Và hắn lúc này đang dùng tính mệnh để giữ tôn nghiêm cho Tân Bình Lộ, cho Đại Việt.
Chính sứ đã ăn nói bố láo, phiên dịch của Bố Chính lại càng hỗn hơn khi hò hét gào thét trước chúng tướng của quân Khmer đang xếp hai hàng đứng đôi bên nhà Rông .
Xẹt…
Xẹt…
Leng keng….
Đám tướng sĩ Khmer- Thái nghe thấy giọng điệu quá sức ngạo mạn đầy coi rẻ của sứ thần Đại Việt thì máu nóng trào lên não, lập tức rút ra vũ khí muốn chém bọn Khúc Thanh Tùng…
Cùng lúc đó năm giáp sĩ đi theo bảo vệ Khúc Thanh Tùng cũng không sợ hãi, tại chỗ bạt đao vây quanh chính sứ.
Những người được chọn đi sứ đều là lão binh Ngô gia, tâm lý chiến đấu chưa bao giờ e ngại hay chùn bước.
Trong số này có ba thằng đeo ba lô bên trong chứa đầy thuốc nổ, cùng lắm là chết trung. Một đám giương cung bạt kiếm nhìn về phía người Khmer không hề có chút e ngại. Thậm trí vẻ mặt của mấy tên khốn này còn tràn ngập thách thức…
Jayavirahvarman cau mày, sự gan dạ của những người Đại Việt trước mặt khiến thủ lĩnh vùng Phimai chột dạ.
Tình thế quân đội dưới tay hắn thì Jayavirahvarman rõ hơn ai hết. Họ khó có thể tham chiến quy mô được. Quân đội Phimai vì tham gia một trận đánh ở Phía Đông Khorat mà bị đánh cho tê liệt, chỉ có thể chạy về hướng Đông mà không thể quay về quê nhà.
Hai tháng chạy trốn vất vả họ vượt qua cả sông Mê Kong và tiến vào dãy Trường Sơn, lại thêm hai thánh đi xuyên rừng mới tới được Minh Hoá.
Sau bốn tháng chạy trốn, tinh binh của Jayavirahvarman đã mất hết sức chiến đấu , đói khổ bệnh tật đã khiến gần nửa quân số trôn thây trên đường chạy trốn.
Quân Khmer – Thái có thể tập kích bất ngờ chiến thắng mấy trại Cơ Tu và chiếm nơi này . Nhưng hắn biết quân Khmer- Thái không thể chịu được một đợt tấn công quy mô của quân đội chính quy.
Tất nhiên Jayavirahvarman không hề hay biết lúc này Tân Bình Lộ - Ngô Khảo Ký tự tiện tấn công Chiêm Thành. Binh lực của Tân Bình Lộ ở nội địa giật gấu vá vai, làm gì đủ để tạo nên một trận chiến quy mô?
Jayavirahvarman là một người khôn khéo và linh động, nếu không thì hắn một kẻ ngoại tộc cũng không thể thành công soán ngôi của hoàng Tộc Khmer khi chỉ mới 30 tuổi.
Trong điều kiện trốn chạy thiếu thốn. Phía sau có truy binh, phía trước có cường địch. Minh Hoá lại như một cái lồng giam không có đường nào khác để đi tiếp. Jayavirahvarman liệu dám bật lại hay không?
Nếu là một trẻ trâu thì dĩ nhiên là sẽ bật, sẽ chẳng thèm để ý mà chém luôn sứ giả cho hả giận. Cho nên mới nói hành động của Khúc Thanh Tùng rất mạo hiểm. Điều đó không khác mấy lấy tính mệnh ra cá cược. Đừng nhìn hành động này có mạo hiểm , ấu trĩ v.v.... nên nhớ đây là thời cổ đại. Mệnh lệnh của Lý Từ Huy đưa ra đó là cứng rắn , không thể để mất thể diện của Tân Bình Lộ cho nên Khúc Thanh Tùng hết sức “khí phách” là chuyện đương nhiên.
“ Sứ giả Thiên Triều có vẻ hiểu nhầm chúng ta rồi. Chúng ta chưa hề có ý xâm lấn Đại Việt hay làm gì đó tổn hại đến Thủ lĩnh của Tân Bình Lộ. Quả thật chúng tôi bị truy đuổi, đến bước đường cùng mới chạy trốn tới nơi này.”
Jayavirahvarman ra hiệu cho tướng sĩ cất đi vũ khí sau đó hạ giọng, lúc này hắn không có bất kể lý do gì để cao giọng hay tranh cãi. Việc quan trọng nhất đó chính là dùng ngoại giao để được ở lại Minh Hóa mà không cần phải đụng đến binh đao.
Ngạc nhiên thay, thái độ nhún nhường của Jayavirahvarman lại không khiến cho Khúc Thanh Tùng được nước lấn tới..
Chỉ thấy họ Khúc lúc này đăm chiêu nghĩ ngợi sau đó lắc đầu nói.
“ Nguyên nhân các vị vì sao tiến vào Lạc Biên và Minh Hoá không phải thứ chúng ta quan tâm. Dù là nguyên nhân gì cũng không thể thay đổi các vị đang xâm lấn lãnh thổ Tân Bình Lộ. Để các vị rời đi trong hoà bình đó đã là Chủ Công của chúng ta nhân từ nhất có thể. “
Lạc Biên thời này chưa có, vùng đất đó vẫn thuộc người Khmer quản lý nhưng Ngô Khảo Ký khu vẽ bản đồ đã khoanh khu vực này vào Tân Bình Lộ. Mục tiêu của hắn đó là sớm nhất chiếm cứ nơi này.
Cho nên văn quan võ tướng Bố Chính trong đầu đã mặc địch đó là đất của Tân Bình Lộ rồi.
“ Vị Sứ quan đại nhân này. Chúng ta chỉ là tị nạn một thời gian ở Minh Hoá. Thực sự ép chúng ta vào đường cùng thì không có cách nào khác , chúng ta đằng nào cũng phải chết, bắt buộc sẽ phản kích đúng không?”
“… các ngài có hùng mạnh đi chăng nữa cũng nhìn Minh Hoá dễ thủ khó công. Ép chúng ta đến mức hai bên đao kiếm gặp nhau thì Tân Bình Lộ- Đại Việt có mạnh cũng phải tổn thất không khém… trái cũng chết, phải cũng chết… chúng ta sẽ đánh đế cùng … lúc đó cả hai bên đâu ai là người có lợi?”
“… ta có một đề nghị tốt hơn, mong sứ thần dành chút thời gian lắng nghe”
Khúc Thanh Tùng tuy không dễ bị đối phương lung lạc, nhưng lại cũng biết người trước mặt nói có lý.
Nếu tình trạng của nhóm quân Khmer này đúng như họ nói thì khả năng cao chúng sẽ liều chết đánh tới cùng.
Đến lúc đó Tân Bình Lộ cũng không dễ xử lý vấn đề Minh Hoá rồi.
Trước khi đi thì Lý Từ Huy đã trao cho Khúc Thanh Tùng quyền lực ứng biến rất lớn. Cho nên họ Khúc phải đắn đo đưa ra quyết định tại chỗ.
“ Mời thủ lĩnh Phaimun” Tùng ngẫm nghĩ một lát rồi quyết định nghe xem tên Khmer này có ý kiến gì đây.