Vùng Tuyên Hóa đồi núi phía bắc của Bố Chính khi này một bản Muang lớn nhất khu vực này người đi kẻ đến tấp nập, ai đó cùng đều bận rộn chăm chỉ lao động. Một khung cảnh “quen thuộc” hiện ra. Những lò nung đúc đồng chi chít xuất hiện ở nơi này. Điểm quan trọng là lúc này bên trong đại Muang này cũng đồng thời tràn ngập quân đội của Bố Chính.
Không phải Ngô Khảo Ký hắn đi thảo phỉ sao? Vì sao quân Bố Chính lại ở nơi này và hình như đang khống chế cái bản này vậy?
Thì đúng là Ngô Khảo Ký kế thừa kế hoạch của cỗ thân thể cũ, nhưng hắn không có hoàn toàn đi theo đúng kế hoạch này mà dựa theo bố trí của bản thân để tình toán.
Như đã nói thời này thế lực các Kê -Động – Muang luôn có sự đối chọi cùng thuần phục triều đình Đại Việt, mối quan hệ đôi bên rất phức tạp.
Triều đình thì dĩ nhiên muốn khống chế càng chặt chẽ các thế lực, thế gia quân sự càng tốt. Nhưng có thể làm như vậy sao?
Sự thật là rất khó vì lúc này triều đình Đại Việt chỉ là bắt đầu quá độ lên chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nửa cát cứ phân quyền. Tàn dư hệ thống của cát cứ phong quyền từ thời Bắc Thuộc vẫn còn rất rõ nét.
Để thuận lợi chính sách “chia để trị” của mình thì đám người phương bắc từ Hán đến Đường luôn thực hiện chia các thế lực trên mảnh đất Giao Châu thành từng mảnh nhỏ, một khi các thế lực này phân ra dĩ nhiên sẽ có đối chọi về mặt lợi ích chính trị, quân sự, kinh tế mà khó có thể đoàn kết để chống lại chế độ đô hộ của người phương Bắc.
Bằng chính sách này trong hơn ngàn năm thì hết Hán đến Đường đã thành công duy trì một lượng nhỏ quân đội cũng có thể trấn áp cả vùng Giao Châu hơn 3 triệu người miền xuôi và cả triệu người miền ngược.
Bất kể một cuộc khởi nghĩa nào nổ ra trong giai đoạn này đều có chung một kịch bản, đầu tiên đó là không phải tất cả các thế lực đều ủng hộ, sau đó các thế lực ủng hộ sẽ bị dọa dẫm, mua chuộc , chia cắt sau đó là khởi nghĩa thất bại. Đây là kịch bản chung khiến ngàn năm nơi đây đắm chìm trong anh thống trị tăm tối. Việc người Hán- Đường cổ vũ cho các phe tài phiệt quân sự người bản sứ Giao Châu chia tách tự lập đầy ác ý cùng ẩn ý. Cho dù các thế lực này có biết hay không biết về điều đó thì bọn họ vẫn vì... lợi ích cá nhân mà trở thành cát cứ các phe quân phiệt.
Hệ thống chư hầu quân phiệt này còn rất rất mới. Thời Ngô Quyền- Đinh Tiên Hoàng- Lê Hoàn vẫn là thời của chư hầu quân phiệt, và nó cũng ngay gần đây thôi. Loạn mười hai sứ quân chính là biểu hiện rõ nhất.
Lẽ dĩ nhiên sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi thì vị vua Đại Việt này rất muốn thực sự “ thống nhất” bờ cõi và thực hiện Trung Ương tập quyền, với quyền lực thu hết về tay Vua. Đây là một chính sách tốt một mong ước tốt nếu muốn Đại Việt đoàn kết hùng mạnh để chống lại nạn ngoại xâm từ phương Bắc vẫn chưa lúc nào thuyên giảm.
Tất nhiên để làm điều này thật không dễ. Nội khu đồng bằng thì đến mãi những năm thời Lê Lợi mới hoàn toàn triệt để dẹp sạch thế gia để tiến lên tập quyền trung ương. Còn về phần các Kê Động vùng Tây Bắc hay dọc các tộc bản ở dãy Trương Sơn thì mãi đến thế kỷ 20 sau cách mạng mới có thể thực sự chính quyền trung ương quản lý.
Nói đến Lê Lợi có thể tập quyền dễ dàng vì có hai yếu tố thuận lợi, yếu tố bên trong đó chính là trải qua bốn trăm năm cố gắng tập quyền của nhà Lý rồi đến nhà Trần khiến cho các thế lực cát cứ quân sự đồng bằng chỉ còn lại thoi thóp. Sau đo giặc Minh tràn vào lại thanh tẩy thế gia Đại Việt với một cuộc tắm máu kinh khủng lại càng khiến cho Lê Lợi dễ dàng hơn khiến đồng bằng Đại Việt quy về một mối.
Nói như vậy để hiểu, thời điểm này nhà Lý mới được 70 năm trị vì, tình hình chư hầu quân phiệt vẫn còn cực kỳ nặng nề. Thực tế Thăng Long cũng cố gắng mở rộng lực khống chế của mình ra các vùng nhưng nói thẳng Lý Thị cũng chỉ thực quản Thăng Long đến Hoa Lư cùng một số vùng như Phủ Ứng Thiên, Lộ Quốc Oai, Phú Lương- Hà Bắc- Tân Hưng - Long Hưng ( Đồng bằng bắc bộ) còn lại các vùng đồng bằng Thanh Hóa- Nghệ An, vùng Quảng Ninh ( Lộ Hải Đông) và đặc biệt các khu vực biên giới phí Bắc, khu vực Tây Bắc đều là các thế gia quân phiệt nắm giữ.
Việc các vùng thế gia quân phiệt nắm giữ các cuộc nổi dậy khởi nghĩa như cơm bữa, nhất là Tây Bắc. Triều đình Lý thị thường phải đem quân từ Thăng Long đi viễn chinh sử lý nhưng đánh xong rồi cũng chẳng giết được bọn phản loạn mà phải tha cho chúng về rồi lại an ủi vỗ về.
Đơn giản vì thế lực của bọn thế gia quân phiệt này đã ăn sâu bám dễ ở các vùng đất đó, người dân nơi đó chỉ nghe bọn lãnh chủ này mà không nghe triều đình. Lý triều mà chém thì lấy ai quản lý những vùng đất đó. Cử quan viên trung ương đến thì dăm bữa sẽ bị giết.
Cử binh trú đóng trấn áp thì Lý Triều chưa đủ cái lực này. Một cuộc xung đột dài lâu có thể kéo sập cả nền chính trị , kinh tế ở Thăng Long.
Cho nên Lý thị quản lý các quân phiệt “gần” bằng đe doạ vũ lực cùng lợi ích chính trị kinh tế trói buộc, chia xẻ quyển lực trong bộ máy hành chính trung ương . Đồng thời nâng đỡ hệ thống Văn Hương thế gia mới trung thành với hoàng tộc để cân bằn với các phe thế gia quân sự.
Còn chính sách đối với các nhóm thế gia quân sự vùng “xa” như Tây Bắc, Bắc Biên, Hai Đông thì Lý gia có mấy biện pháp như , về kinh tế thì mua chuộc, khống chế mạch máu muối sắt, về quân sự vẫn là đe doạ vũ lực bằng lực lượng Thiên Tử Quân tinh nhuệ. Về chính trị, đó là chia để trị, nâng đỡ các thủ lĩnh nhỏ tạo cân bằng với bọn Thế gia quân sự lâu năm, thông hôn… nói chung sự quản lý các vùng này chỉ dựa vào niềm tin và hi vọng về lòng trung thành của mỗi phe quân sự cát cứ. Mà lòng trung thành thì chẳng có quái gì đảm bảo.
Đấy là tìm hình chung của Đại Việt.
Tình hình Bố Chính không khác gì một Đại Việt thu nhỏ.
Vì Ngô Khảo Ký ở đây chính là thế tân thế lực quân phiệt. Tuy nhỏ nhưng vẫn đầy đủ đặc điểm của một thế lực quân phiệt. Và vùng Bố Chính này nếu tính là một Đại Việt thu nhỏ thì Bố Chính là “triều đình trung ương” với thổ hoàng đế là Ngô Khảo Lý.
Trong cái Đại Việt thu nhỏ này cũng có các thế lực quân phiệt nhỏ. Rất may là các thế lực quân phiệt đồng bằng bị oánh tàn tạ sau nhiều năm chiến tranh qua lại của Chiêm- Việt. Do đó chúng chưa kịp ngóc đầu khôi phục. Và Ký đến đúng lúc này cho nên với thế lực 1000 cường binh, 6000 gia nô đã lấp đầy 13 ngàn bản địa người. Tỉ lệ nhân khẩu của Ngô Khảo Ký đủ đè sạch mấy cái tiểu gia tộc nhãi nhép tụ tập ở đồng bằng. Lẽ dĩ nhiên vì chúng chưa khôi phục thôi. Nhưng tạm thời đồng bằng chưa lo.
Nếu Ngô Khảo Ký cắm mặt phát triển cày cấy đồng bằng với nông nghiệp ngư nghiệp làm chủ thì sau năm mười năm khả năng đứng vững có thể bắt đầu gây sức ép lên vùng Tuyên Hoá cũng chưa muộn.
Nhưng Ngô Khảo Ký không có thời gian. Theo như hắn đối chiếu thì chỉ hơn một năm nữa quân Chiêm sẽ tràn vào Ma Linh- Địa Lý, thậm chí đánh cả vào Bố Chính. Do đó nếu Ngô Khảo Ký không chuẩn bị tốt thì chỉ có nước bỏ xứ mà đi một cách nhục nhã.
Ký không chịu, hắn coi đây là tài sản riêng của hắn nơi phát tích để hắn quật khởi. Nếu dễ dàng bỏ đi thì sau này có nhờ triều đình Đại Việt chiếm lại thì cũng chẳng còn mặt mũi nào mà bị triều đình khống chế chết.
Ngô Khảo Ký tham vọng nhiều hơn thế, hắn đã hi sinh tự do để làm gì đó cho dân tộc thì không thể chịu sự khống chế của bất kỳ ai. Chế độ này đầy nhược điểm, Ký tin tưởng hắn không thể thuyết phục người cổ nhân bằng mấy cái lý thuyết bán bảo hiểm bay đa cấp. Chỉ ngáo đá mới nghĩ chính trị đơn giản vậy. Cho nên Ký muốn tự tay xây dựng Bố Chính như một mô hình kiểu mẫu để Thăng Long nhìn thấy mà hiểu nên làm gì ( lúc này mộng đế vương chưa rõ ràng- cách mạng nửa vời).
Nông nghiệp là quá chậm đối với Ngô Khảo Ký, vùng đất này quá nát để triển khai nông nghiệp, mà làm nông nghiệp đến mùa nào mới khá lên nổi mở miền nắng gắt cùng gió bão này. Cho nên công thương nghiệp là lựa chọn duy nhất. Thương nghiệp thì tạm thời không thể, Bố Chính chưa có mặt hàng gì có thể buôn bán thu hút thương nhân, vị trí của Bố Chính cũng không thuận lợi cho một cảng thương nghiệp, ít nhất là lúc này chưa phải.
Cho nên Ngô Khảo Ký rất nhanh vạch ra một kế hoạch phát triển. Phát triển công nghiệp , mà cụ thể là cơ khí, luyện kim, chế vũ khí kiếm tiền. Thời này vũ khí thép rất hiếm, đắt đỏ, khôi giáp các thứ đều tính bằng vàng để mua. Cho nên đây mới là ngành công nghiệp đầu tiền giúp Bố Chính thoát nghèo. Đồng thời chế được vũ khí áp giáp tốt cũng khiến Bố Chính có thể tự vệ trước người Chiêm Thành, một công đôi việc.
Nhưng muốn làm được điều này cần giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất là nguồn nguyên liệu, mỏ quặng có thể mua bán, nhưng mà triều đình quản lý khá gắt vấn đề quặng sắt. Mua nhiều sẽ bị triều đình sinh nghi. Vấn đề thứ hai đó là giải quyết nợ thuế năm nay và lương bổn cho quân sĩ, đồng thời lo lắng việc thiếu lương thực của quân , dân Bố Chính.
Mà cả hai vấn đề này thì vùng Tuyên Hóa đầy mỏ quặng đều có thể giúp Ngô Khảo Ký giải quyết. Cho nên Tây chinh là vấn đề bắt buộc, Ngô Khảo Ký không ngại mà thừa hưởng cỗ thân thể này di sản , tiếp tục tiến lên.
Nhưng cỗ thân thể này trước đây đơn thuần là đánh Tuyên Hóa ép các Kê Động thủ lĩnh Mường- Mon ở đây quy phục và nộp một phần quặng, sau đó sẽ bán quặng kiếm tiền. Còn Ngô Khảo Ký lúc này mục đích khác hẳn, hắn muốn chiếm mỏ quặng, khai thác cùng chế biến quặng thành các sản phẩm bán kiếm tiền.
Cho nên những bước phát triển của Ngô Huy Tuấn viết trong Lý Triều Phò Mã tiểu thuyết chỉ là mơ mộng hão huyền. Làm quái gì Bố Chính có mỏ sắt ở đồng bằng gần Tòng Chất mà ông vào đó húp. Làm quái gì chế ba cái rượu mạnh bán đắt như vàng. Lại chẳng có cái gì tam sách dâng lên triều đình lúc này. Ngô Khảo Ký có viết Tam Sách về Sĩ Nông Công Thươnng rung động triều đình nhưng là về sau kìa. Không phải lúc này.
Chính vì mục đích của Ngô Khảo Ký đã thay đổi so với chủ nhân cũ của cỗ thân thể, cho nên chiến dịch Tây Chinh của Ngô Khảo Ký cũng khác hẳn.
Thật ra trong tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn cũng nói về cuộc Tây Chinh thu phục người Mon, thời điểm cũng tương tự nhưng mà mục đích , cùng diễn biến là khác nhau một trời một vực. Tây Chinh trong thực tế là một chiến dịch quân sự bắt buộc mang tính sống còn của thế lực Ngô Khảo Ký non trẻ ở Bố Chính.