Thực sự không biết dùng từ ngữ nào, cách nói nào để hình dung về sự khó chịu đối với cách đánh nhau của người Miêu.
Nó có thể hình dung như mưa phùn ở đất Hà Thành. Dầm dề nhày nhụa khó chịu, bứt dứt, mặc áo mưa thì quá cồng kềnh không mặt thì ướt bẩn.
Đánh quá nhây, quá bựa, thật không để người ta có một giây phút nào nghỉ ngơi, không một giấc ngủ nào ra hồn.
Chốc lái trong đêm tối lại một tiếng nổ vang. Chỉ một tiếng nổ đủ giật mình cả mấy ngàn người căng thẳng sợ hãi. Mỗi đêm cứ cách tầm 20-30 phút lại có một tiếng nổ như vậy, thậm chí người Miêu còn lần mò đến sát lều để ném, một trường xà quân đội dài đến 4-5km thì có bao nhiêu chỗ để tập kích, các ngươi nghĩ đi?
10 vạn người trong con cốc đường đi cho 30 người xếp hàng ngang, tức là tính sơ so sẽ có 3,333 người hàng dọc. Trừ đi xe cộ vị trí, khoảng cách giữa hai người ít nhất 1.5m , khặc khặc nó quá dài. Trên thực tế quân của Trương Thủ Tiết phải trải dài đến 6 km chiều dài vì còn xe trở lương, các đội binh tường thương… v.v….
Khoái khẩu tấn công nhất đối với người Miêu là đội binh trở lương,….
Từ lựu đạn đã đổi thành bom dầu từ lúc nào.
Lựu đạn ít.
Ngô Cẩm phải để dành cho chiến trường chính của Ông Chú Tổ, cho nên muốn thằng này nhả lựu đạn ra khó. Nhưng người Miêu nghĩ ra cho dầu hảo vào bình đất nung, sau đó châm mồi vải tẩm dầu ném cũng rất hiệu quả. Hiệu quả nhất là thiêu đốt lương thực.
Trong phim ảnh thường có cảnh mấy cái mũi tên lửa lằng nhằng băn vào xe trở lương bao gạo, lát sau là lửa cháy tưng bừng như chưa bao giờ được cháy.
Có khối ra ấy, tưới dầu còn khó cháy nữa là, mấy cái mũi tên lửa vớ va vớ vẩn ấy.
Dầu là người Miêu có, đèn bão được cấp cho bọn họ từ lâu. Vậy là chiển thôi.
Nhưng rất nhanh người Miêu nhận ra hết dầu cùng hết bình đất nung. Nếu người Miêu sản xuất xong thì có khi quân Tống ra khỏi cốc rồi.
Cho nên Vua Miêu lại cầu cứu Ngô Cẩm. Có. Người hỏi làm sao có thể thông liên lạc cùng vận chuyển qua rừng núi như vậy. Còn nhanh hơn Trương Thủ Thiết di chuyển trong thung lũng?
Đây là người Miêu chuyện, họ đã xây được một đường liên lạc truyền đồ xuyên rừng đến Quế Lâm.
Họ vận chuyển đồ không phải kiểu một người đi xuyên rừng mà là từng chặng có người Miêu đóng sẵn sau đó chuyền hàng tay nhau mà đi.
Nhất là những nơi khó vượt qua luôn có người túc trực với dây thả cùng gùi chứa để kéo hàng lên xuống ở những vách núi mà leo trèo sẽ tốn công.
Thậm chí nếu là truyền xuống núi họ dùng dây treo giữa hai cây lớn sau đó thả trôi đồ trên các gùi gỗ , tre. Tất nhiên ở trên dốc phải có dây níu quản lý vận tốc trượt.
Như vậy vận chuyển nói sao không nhanh? Chỉ có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu chiến đấu của người Miêu.
Nếu là cấp dầu thì Ngô Cẩm cấp. Bom lựu đạn này Đại Việt đã bỏ dùng từ lâu. Khó bảo quản với số lượng lớn, dễ gây tai nạn cháy nổi. Không dám chơi nữa. Chỉ có Medang cùng Lavo đang vẫn duy trì không ít chiến hạm chơi đạn dầu.
Tất nhiên hai thằng này đang thay đổi hiện đại hoá đội tàu. Vậy tàu chiến cũ đi đâu?
Dĩ nhiên là bãi rác công nghệ em út Pahang nhận tất. Giá rẻ mua lại hàng thải, vẫn có thể hành sấp mặt mấy tiểu quốc lân bang.
Nói tóm lại chưa biết thiệt hại nhân mạng hai bên là bao nhiêu nhưng quân Tống là mệt mỏi thảm hại thấy rõ ràng.
Thậm chí khi đoàn tiên phong quân Tống ra khỏi cốc bọn hắn đã quỳ khóc ngay tại chỗ cảm ơn trời đất thần linh phù hộ.
Chỉ nội điều này đủ thấy được đám người Miêu nhây nhưa khó chịu đến bao nhiêu.
Cuối cùng Trương Thủ Tiết có thể thở phào một hơi, không phải vì hắn thoát khỏi cái thung lũng khốn nạn kia.
Trương Thủ Tiết biết lực lượng Miêu có hạn, không thể nào đánh quá thương vong nặng quân Tống với lối đánh du kích, nhưng lực lượng Miêu lại ngăn chặn hiệu quả hệ thống thám báo thông tin liên lạc.
Trương Thủ Tiết đã mất liên lạc với bên ngoài quá lâu, thông tin thám báo hắn cử đi Sâm Châu , Hành Dương, hay thám báo vào thung lũng tìm hai vạn quân của Lưu Trọng Lữ đều không bao giờ có hồi âm.
Đây mới là điều khiến Trương Thủ Tiết kinh hãi nhất, cho nên khi ra khỏi cốc việc đầu tiên là hắn cử đi thám báo. Vì Trương Thủ Tiết biết, thám báo của hắn chắc chắn chết trong cốc bởi bọn người Miêu.
Ngoài Cốc là đồng bằng, muốn chặn giết hết thám báo là không thể nào trừ khi có một lực lượng cực lớn quân đội và trạm gác.
Trương Thủ Tiết đặt chân tới ngoài cốc là Gia Hòa Huyện.
Không hai lời hắn đóng quân mơi này để quân nghỉ ngơi lấy lại sức lực cùng cử thám báo dò la.
Lúc này mới kiểm tra thương vong, vậy mà mười một vạn quân thiếu mất 7-8 ngàn người, thương vong thì vô số kể.
Số chết nhiều nhất là hai vạn lính ở lại chặn hậu.
Họ chỉ trụ được một ngày một đêm sau đó để lại xác mấy ngàn người mà chạy, trên đường chạy lại bị kỵ binh truy kích, chết nhiều không tả nổi.
Điểm đáng lo ngại nhất đó là quân lương cho 2 tháng bị đánh rụng rất nhiều, bây giờ quân Tống còn không có đến nuổi một tháng quân lương.
Đáng hận nhất là người Miêu chuyên nhằm trâu, bò ngựa, gia súc mà đánh để làm giảm chậm bước hành quân của quân Tống.
Vốn dĩ Trương Thủ Tiết cũng có 3 ngàn kỵ binh rác nhưng bây giờ thành bộ binh hết cả.
Ban đêm nghỉ toàn bị bom lửa, lựu đạnh tấn công vào chỗ ngựa dừng chân, không chết thì cũng chạy cả, bây giờ đúng là đoàn quân này danh phùng kỳ thực bộ binh, ngựa chiến lác đác còn hơn trăm mà thôi.
Vốn Trương Thủ Tiết còn có dự định ra cốc sẽ phục binh đánh đám kỵ sĩ Đại Việt nhưng cuối cùng phải hủy bỏ vì không đủ kỵ , quân đội lại quá mệt không thể làm gì hơn.
Mà kể cả có phục binh cũng chưa chắc có thể qua mắt được thám báo Đại Việt cũng càng không qua mắt được người Miêu bản thổ. Cho nên không cần làm việc vô ích.
Trương Thủ Tiết cầm 10 vạn quân thủ chết ở Gia Hòa thành đất chờ đợi thông tin.
Lúc này thám báo do Ngô Khảo Ký cửa đi từ Hành Dương tìm tòi Trương Thủ Tiết khắp nơi cuối cùng cũng đến đây và bắt được liên lạc cùng Ngô Chí Vinh.
Ngô Chí Vinh nhận được địa đồ từ quân thám báo thì vui mừng lắm , biết chú mình đã chiếm được Hành Dương thì càng mong gặp mặt.
Vậy là hắn để lại thơ nhờ người Miêu mang về Hạ Châu báo cáo tình hình, còn gửi theo địa đồ Sâm Châu , An Nhân, Hành Dương.
Bản thân Ngô Chí Vinh thì mang theo 3000 kỵ binh, 700 ngựa thồ và hơn ngàn chiến mã thu được của người Tống chạy về Hành Dương.
Chiến mã người Tống bị đánh chết phần nhiều, một phần chạy loạn thì toàn chạy vào rừng, lên núi thấp cho nên người Miêu bắt được cả.
Cái này người Miêu trên núi không thể dùng ngựa chiến, ngựa chiến Đại Tống không leo núi được cho nên lại bán cho Ngô Chí Vinh. Ngô Chí Vinh lấy danh nghĩa chú mình là Ngô Khảo Ký mà mua. Sau đó viết biên nhận cho người Miêu qua Ngô Cẩm nhận tiền hàng hay gì đó tùy.
Có thám báo của quân Đại Việt dẫn đường dĩ nhiên thuận tiện. Ngô Chí Vinh chạy một đường đến Gia Hòa tái hội cùng Trương Thủ Tiết hai bên gườm nhau một hồi, biết quân mình quá ít không thể làm gì địch quân cho nên Ngô Chí Vinh bỏ đi.
Ngựa đi rất nhanh, lúc này đã là đồng bằng, đường khá đẹp, một ngày năm mươi km. Ngựa Bắc Nguyên rất bền, còn ngựa chiến Đại Uyển fake không bền nhưng không mang tải nên chạy tốt 50km.
Đến Quế Dương Huyện bọn họ lại gặp thám báo của Đại Việt.
Đây là nhóm thứ tứ Ngô Khảo Ký cử đi tìm tung tích Trương Thủ Tiết rồi.
Tại đây Ngô Chí Vinh nhận tin tức Sâm Châu thuộc về Đại Việt nhưng không được nhập thành mà lách qua đi thẳng về Tư Dương.
Cái hiểu cái không nhưng hắn vẫn tuân mệnh.
Qua Sâm Châu vẫn không có gì, rõ ràng bên trong đóng quân là cờ Đại Tống trang phục Đại Tống nhưng bọn chúng nhìn kỵ binh của Đại Việt đi qua ánh mắt khá thờ ơ.
Chạy đên Tư Hưng, Vĩnh Hưng thì mọi chuyện thay đổi. Thám báo “Đại Tống “ có mặt khắp nơi. Nhưng hắn đã được thông báo, đây là quân Đại Việt giả trang, bọn hắn thám báo mà có một cái băng đỏ trên cổ ngựa thì là thám báo Đại Việt đó.
Các chốt chặn “ Đại Tống “ cũng nhiều vô cùng, mỗi nhánh nhỏ con đường, mỗi một nơi có thể thông lên phương bắc đều bị quân “Đại Tống” chặn. Đây cũng là Đại Việt quân giả trang cả bọn hắn trên cánh tay trái đều có thắt gấm đỏ cắt nhỏ buộc vào phân biệt.
Ngô Chí Vinh vật vã thêm năm ngày phi ngựa, ngày đi đêm nghỉ mới tới được Hành Dương gặp người chú có thể nói là đỉnh nhất thiên hạ này.
Ngô Chí Vinh là chưa được gặp Ngô Khảo Ký bao giờ, hắn chỉ thần tượng Ngô Khảo Ký từ khi đến Bố Chính mà thôi.
Thật thì đệ tử Ngô gia phần lớn không biết mặt Ngô Khảo Ký, lúc hắn nổi lên thì đã la hét đòi phân gia và ở tít Bố Chính cách Thăng Long mấy ngàn km . Cách Phong Châu càng xa. Lúc sau đó khi Ngô gia di tản đến Bố Chính thì Ngô Khảo Ký lại ở phương bắc chiến đấu không về.
Đâm ra người Ngô thị là biết về vị con dâu họ Lý phong vân nhiều hơn là biết về Ngô Khảo Ký. Tuy biết về Ngô Khảo Ký chỉ thông qua truyền thuyết câu chuyện nhưng không ai có thể ngăn nổi lòng thần tượng của giới trẻ Ngô gia cho Bình Nam Vương rồi.
Một người đỉnh cả giang sơn, đấy là trong lòng người Ngô giả đệ tử nghĩ vậy.
“ Mạt tướng Ngô Chí Vinh xin ra mắt Thống Chế….” Ngô Chí Vinh gặp Ngô Khảo Ký mà gập đầu đến tay chạm đất lưng cong như tôm hành lễ.
Cuối cùng hắn cũng gặp được thần tượng.
Cao lớn ngồi đó, không giận mà uy. Mặt như bạch ngọc điêu khắc, mày kiếm mắt sáng mũi cao, ria mép gọn càng tôn lên vẻ thành thục, từng trải, mặt góc cạnh rõ ràng.
“ Hử Hử… ngươi thì cái gì tướng mà xưng mạt tướng… vớ va vớ vẩn” Ngô Khảo Ký đứng dậy đi đến bên cười cười mà gõ đầu thằng này, giống đúc đại bá từng gõ hắn.
Đây là cảm xúc vui mừng của trưởng bối khi thấy con em trong tộc trưởng thành. Ngô Khảo Ký lúc này đã nghiệm ra cảm xúc của cụ Lý Thường Kiệt khi gặp hắn ở Bố Chính rồi.
Ngô Chí Vinh thấy chú Ngô Khảo Ký không quá khó tiếp xúc liền vui lắm bị gõ đau nhưng vẫn hềnh hệch cười tay thì xoa trán.
“ Dạ dạ… là tiểu nhân. ạ” Ngô Chí Vinh mau lẹ thưa, hắn làm gì có quan tước lãnh binh được chẳng qua là dựa cái danh họ Ngô mà thôi, mới có 18 tuổi đầu à.
“ Rất to con cao lớn, nhà ngươi là ai cành?” Ngô Khảo Ký hỏi.
“ Dạ tiểu nhân là nhánh ông Ngô An Tư, gọi Thống chế là chú xưng cháu ạ” Ngô Chí Vinh cười nói ..
“ Ồ vậy sao” Ngô Khảo Ký cười. Lý Thường Kiệt là con trai của dòng Sùng Tiết tướng Ngô An Ngữ con trai cả của cụ Ngô Ích Vệ. Vậy thằng này Ngô Chí Vinh là theo dòng ông Ngô An Tư con trai thứ hai của cụ Ngô Ích Vệ rồi. Quan hệ cũng gần… nhìn lại trất tuấn tú khôi ngô, cao lớn uy mãnh. Ngô Khảo Ký thích.
“ Ở đây không người ngoài xưng chú cháu được rồi, nhanh ngồi kể hành trình của ngươi cho chú nghe” Ngô Khảo Ký cười vứt cho thằng này ấm trà tự rót.
“ Dạ vậy cháu xin kể. Đầu tiên là cô và ông Kiệt nói cháu lãnh binh ra Thăng Long hộ giá, cái rồi đến Thăng Long thì lại đuổi cháu đi Liêm Châu. Đến Liêm Châu lại có lệnh tới Vùng giao tranh ở Hạ Châu. Cháu chạy một đường thì thấy có bãi ngựa chiến, mà quân Bố Chính may quá có 4 ngàn tên kỵ binh cùng cháu huấn luyện đã lâu cho nên cháu xin chú Ngô Văn Tứ được nhận ngựa xây dựng một chi kỵ binh. Tiếc là không đủ bốn ngàn ngựa tốt chỉ có ba ngàn…”
Thằng này dông dài, không nói trọng điểm.
Nhưng Ngô Khảo Ký vẫn hăng say nghe.
Hắn đã hiểu ngày xưa vì sao mình nói nhảm mà cụ Kiệt vẫn điềm đạm nghe.
Nghe con cháu nói nhảm rất vui.
Rất thành tựu.
“ …Cháu cho chế hai cái túi lớn da dày…. Để vắt qua lưng ngựa…..” Ngô Chí Vinh thấy Ngô Khảo Ký nghe đến nhập tâm thì nói văng cả nước bọt bắt đầu khoe khoang.
“ Cắt…” Ngô Khảo Ký giơ tay bảo hắn dừng lại.
“ Ý tưởng không tồi, nhưng sao không cho thêm hai tấm gỗ lót cạch cho túi, vừa cách nhiệt tốt cho bụng ngựa vừa tránh khi đi nhanh pháo, đế pháp va chạm bụng ngựa?” Ngô Khảo Ký hỏi…
“ Ờ há… cháu chưa nghĩ tới… để đó lát cháu cải tạo” Ngô Chí Vinh gãi đầu.
“ Nhóc con ý tứ này rất tốt, sáng ý có, kể từ đó kỵ binh tập kích bộ binh lại có một chiêu mới. Đáng thưởng.. Vậy đi cho ngươi làm Thiếu Tá, đó đã là rất cao võ quan rồi, nhưng không có cách chỉ như vậy mới có thể chỉ huy được một nhánh kỵ binh. Nhưng mà chỉ được chỉ huy 1500 kỵ thôi, giao ra đây 1500 kỵ.” Ngô Khảo Ký cười.
“ Cháu cảm ơn chú” Ngô Chí Vinh hét lên sung sướng.
Lúc này hắn mới danh chính ngôn thuận được chỉ huy quân.
Max chỉ huy của thiếu tá chỉ có thể là 1500 người mà thôi.