Tình hình ở Medang và Lavo khốn kiếp hơn tất cả những gì mà Đại Việt có thể mường tượng ra.
Đầu tiên nói qua tình hình Medang.
Quân Chola đã kịp đổ bộ đảo Sumatra vùng Srivijaya và Shailendra hai thằng này là trợ lực tích cực cho Chola đại quân tiến xuống trung và nam của Sumatra.
Lần này đúng là Lý Từ Huy đã thương sót sai người, nếu ngày đó Lý Từ Huy để mặc cho Medang dẹp luôn hai thằng này thì đâu có chuyện ngày hôm nay.
Lại nói thêm khốn nạn nhất là những gì Kiều Thạc mang lại, hắn mang lại thuốc súng công thức cho Pagan, Pagan và Chola liên minh quân sự và cung cấp rất nhiều thuốc súng cho Chola.
Chola đã có hỏa pháo từ Tống Kiệt, họ thiếu là thuốc súng, và Chola tự đúc không ít pháo đồng cho bản thân. Vì vậy khi số lượng quân Chola khổng lồ đổ bộ lên Sumatra lại kết hợp cùng tàn quân của Srivijaya và Shailendra thì bọn hắn cực mạnh.
Những vùng Medang mới chiếm đóng ở miền trung Sumatra chưa ổn định cho nên họ bị lép vế ở trên bộ. quân Medang được trang bị tốt, pháo nhiều và cũng tốt nhưng cũng chỉ là pháo nạp đạn đầu nòng thời Thăng Long cũ. Quân số chỉ có bốn vạn. Trong đó phía đối diện liên quân Chola có đến mười hai vạn.
Cụ Lý Thường Kiệt đến nơi cũng không giúp gì được nhiều, vì Chola quyết không hải chiến, sau khi đổ bộ thành công lên Sumatra thì bọn khốn này rút lui toàn bộ hạm đội khổng lồ về Mergin.
Với một vạn quân thì cụ Kiệt cũng không dám một mình mạo hiểm tiến đánh Mergin cho dù Đại Việt có hạm đội mạnh, tàu lớn, pháo lớn. Nhưng lực lượng mỏng, nếu tiến vào sào huyệt của quân Chola , Pagan rất có thể bị vây tứ phía, đến lúc đó sẽ có các đòn đánh cận chiến, nhảy thuyền. Pháo dù mạnh cũng không phải như thời hiện đại có thể nhanh chóng bắn hạ một thuyền của đối phương, nếu đối phương quá nhiều thì chắc chắn sẽ rơi vào hỗn chiến nhảy thuyền với một vạn quân trong đó chỉ có năm ngàn là chiến đấu hải quân, năm ngàn còn lại là pháo binh, điều kiển, tay chèo. Thì Đại Việt sẽ rất nguy hiểm nếu cận chiến cùng số lượng quá đông đảo quân địch.
Medang hạm đội thì không xuất kích nổi, họ phải dùng toàn lực trên bộ để chống đỡ những cuộc tấn công của người Chola và bọn Srivijaya và Shailendra. Thế cục vô cùng bất lợi.
Quân Đại Việt không thể giúp gì nhiều vì bọn họ toàn là hải quân. Địa hình đảo Sumatra lại chẳng có sông nào cắt ngang cả , cho nên thủy quân hải quân hỗ trợ được cho lục quân rất khó.
Cụ Lý Thường Kiệt chỉ có thể dùng hải quân đánh phá dọc các cảng, các khu vực bờ biển phía Srivijaya và Shailendra nhưng hiệu quả không có cao, vì đám khốn này đã chuyển hết lương lực vào nội địa cách xa bờ biển. Quân Đại Việt lại không đám đổ bộ đánh sâu vào trong... kể từ đó bộ binh Medang đang phải chật vật chống đỡ dám Chola khốn kiếp.
Về phần Lavo tình thế khốn nạn không kém.
Charnan Naira đúng thật là soán được ngôi, hắn dưới sự giúp sức và ủng hộ của các quý tộc quân phiệt đã dễ dàng nắm được thủ đô Ayutthaya và ép cha hắn là vua Naira II nhường ngôi thành công danh chính ngôn thuận lắc mình thành vua Naira III của Lavo.
Việc đầu tiên thằng khốn này lên ngôi đó là vạch tội anh trai và cháu trai phản nghịch. Âm thầm liên hệ cùng đám Tiểu Quốc người Thái ở Chaing Mai với đại ý đó là lần này tấn công Chiang Mai là do Chiên Nàn Phú Thái tự ý làm càn gây hấn.
Lavo không có ý bị đao cùng Chiang Mai và đồng ý trả lại các vùng chiếm đóng của các tiểu Vương Thái trước đó. Điều liên là Chiang Mai và Ayutthaya bắt tay liên hợp tiêu diệt Chiên Nàn Phú Thái.
Tin tức bệnh dịch ở Sông Mea Klong “ đánh tàn” cả quân Pagan và quân của Bangmakok. Điều này khiến cho Charnan Naira càng thêm tự tin vây khốn và tiêu diệt Chiên Nàn Phú Thái.
Phú Thái gần như chuẩn bị bứt được ra khỏi quân Chiang Mai thì trong quân có một lượng không nhỏ quý tộc phản lại.
Bọn chúng mang quân thân binh trốn về với Ayutthaya. Chiên Nàn Phú Thái cũng may đã chỉnh hợp được quân nô lệ , dân thường của đá quý tộc nên vẫn tạm thời cầm cự được, nhưng hắn đã mắc kẹt thật sự ở vùng Sukothai.
Sukothai vốn là đất của mấy Tiểu Vương Thái ở Chiang Mai trước đó nhưng đã bị Lavo chinh phục, nó nằm giữa Chiang Mai và Ayutthaya, Chiên Nang Phú Thái mãi mới dẫn quân thoát được về đến đây thì bị Charnan Naira chặn lại.
Trước có sói phản phúc, sau có rắn độc Chiang Mai, bản thân lại vẫn đang đứng trên mảnh đất nhiều người Thái hơn người Mon – Tai.
Lúc này tình cảnh của Chiên Nàn Phú Thái thật sự là kèo không thơm.
Trong khi đó Lý Mỹ Lệ sau chục ngày huy động sức toàn dân Bangmakok đúng là may được mấy vạn cái mũ chìm đầu cùng bao tay, vậy là nàng gọi về hải quân đang đóng ở biển gần sau đó đổ bộ qua sông đuổi theo quân Pagan đang đau khổ dịch bệnh mà đồ sát.
Quân Pagan làm gì còn tinh thần đánh nhau, họ không sốt dở thì cũng bệnh chết, mười lăm vạn người đã bị bệnh đến cả năm sáu vạn. Số người chết bệnh nhiều không kể hết lại còn ốm yếu, kinh hoàng hơn là số ca bệnh ngày càng tăng.
Quân Lavo chum đầu bịt mặt như chỗ không người đang đồ sát vui vẻ thì Lý Mỹ Lệ nhận được tin con trai mình dẫn quân về Ayutthaya thì bị chú ruột là Charnan Naira tập kích. Tuy chạy thoát tầm hơn hai ngàn kỵ binh nhưng lại cố gắng đột phá về Bangmakok. Nhưng trên đường đi bị chặn đánh liên tục. Quay về với cha phải đi qua Ayutthaya, ông chú hẳn là không đồng ý rồi. Trên đường về với mẹ thì bị quý tộc cản đường. Đến lúc này Nakon Naira chạy về phía đông lao về phía Thủy Chân Lạp, tin tức đến đó đứt quãng không hiểu còn sống hay đã chết hay đã đến được Khmer rồi.
Tin tức động trời thứ hai đó là Charnan Naira đã soán ngôi tự xưng vua Naira III và định tội Bangmakok tội mưu phản. Một đường cho phần lớn quân đội chặn đánh Chiên Nàn Phú Thái, một đường chia vài quý tộc dẫn quân đánh chiếm Bangmakok đã trống không “không có sức phòng thủ”.
Thật sự Lý Mỹ Lệ nghe đến vậy thì đúng là đã ứa máu miệng, là cắn răng đến nát bờ môi bật máu mà lúc nào không hay.
Nàng hận, nỗi hận này không sao kể cho hết, nàng thân gái một mình cáng đáng giang sơn, một mình gồng gánh không cho kẻ thù xâm lược bờ cõi, vậy mà đám khốn nạn kia có thể đối xử với gia đình nàng như vậy. Đối xử với chồng con nàng như vậy.
Nỗi hận này chỉ có thể dùng máu mà rửa sạch thôi, không có con đường thứ hai.
Chiên thắng đã rất gần, quân Pagan thậm chí không thể lui kịp, nhưng Lý Mỹ Lệ đành gạt nước mắt bỏ đi, tính mệnh của chồng- của các con mới là quan trọng vậy là đại quân tức tốc chạy về Bangmakok.
Tình hình ở Medang đã theo đường biển tới Thăng Long bởi lẽ bộ binh của Medang và Chola dằng co nhau nhiều ngày. Nhưng tình hình bi đát ở Lavo thì chưa tới tai Lý Từ Huy.
Hẳn nếu biết tình hình Lavo thì Lý Từ Huy cùng nội các chính phủ không chỉ nhẹ nhàng ngồi bàn bạc như thế này.
“ Khởi bẩm Bệ Hạ, Lộ Hải Đông quân đội gần như trống rỗng do Thần Đế dẫn binh di phương Bắc, lại một phần vẫn đang tác chiến ở Lộ Bắc Hải, Lộ Bắc Hải mới thành lập, quân đội ở đây vẫn chưa đủ sức tự lo cho tình hình người Lê cùng đám tàn dư quý tộc Bắc Hải đang ẩn nấp trên núi. Chúng ta phải điều gần vạn binh từ Thăng Long trấn giữ tạm thời Lộ Hải Đông. Binh lực Thăng Long hiện chỉ còn hai mươi lăm ngàn người, không thể tiếp tục giảm….”
“… Nếu lúc này muốn điều quân giúp Medang chỉ có thể dùng quân gom từ các quân khu khác như quân khu Miền Trung gồm Lộ Thiên Trường, Lộ Thanh Hoá , Lộ Nghệ An. Quân Khu Tây Bắc vẫn phải đề phòng đám họ Hà, Lê , Đỗ phản công cho nên không thể động”
“… theo Vi thần thấy thì vẫn là nên cung cấp vũ khí để người Medang tự lo là hơn… thần kiến nghị viện trợ tử mẫu pháo cho quân Medang”
Ngô Khảo Tứ nói ra ý kiến của mình…. Hắn vẫn không thiên về hướng dùng bôn binh trực tiếp đối phó quân Chola. Bởi lẽ lúc này Đại Việt rút không ra được quân. Chỗ có thể lấy quân là Thiên Trường số lượng quân rút ra không nhiều. Thanh Hoá- Nghệ An có thể điều lượng lớn binh, nhưng quân ở đây mới về Đế Quốc thực quản không lâu, sức chiến đấu tồi, hay nói đúng hơn là hệ thống quân sự ở đây vẫn chưa đồn bộ với Đế Quốc, các sĩ quan Đế Quốc không thể điều khiển họ như tay chân được. Điểm quan trọng trọng nhất đó là Thanh Hoá – Nghệ An mới thu phục, vẫn chưa ổn hẳn không thể nào rút hết binh đi được.
“ Tôi phản đối, Tử Mẫu Pháo tuy chúng ta đã loại bỏ khỏi biên chế nhưng nó vẫn là một loại pháo mạnh, nếu giờ cung cấp ra bên ngoài một cách tự do thì các quốc gia đối địch của chúng ta có thể theo đó mà học. Tôi thấy không ổn, vẫn là điều binh từ Lao Cai đi” Lê Văn Thịnh tuy không phải bên quân sự, hắn là Thị Lang Thượng Thư tỉnh nhưng đây là cuộc họp mở rộng cho nên hắn vẫn có quyền tham gia ý kiến quân sự.
“ Văn Thịnh Thị Lang có điều không rõ rồi, Tử Mẫu Pháo có mạnh thật nhưng đó là xưa kia, nó có tốc độ bắn cao nhưng nhiều nhược điểm như nòng không kín, đạn nhỏ hơn nòng, tầm bắn thấp. Tôi vẫn kiến nghị nên cấp loại pháo này cho đồng minh. Bởi lẽ thực tế cấu trúc pháo Tử Mẫu không khó hình dung mà khó ở chỗ chế tạo. Cho nên nếu địch có biết cũng đã làm sao? Giờ đây pháo binh của Đại Việt với pháo mới, tốc đôn bắn không thua tử mẫu pháo, uy lực thì hơn gấp nhiều lần. Cho nên tôi nghĩ cung cấp cho Đồng Minh cùng hướng dẫn họ cách bảo mật là được” Ngô Khảo Bình lên tiếng giải thích. Hắn đồng cách nghĩ đối với Ngô Khảo Tứ.
Bên dưới bắt đầu diễn ra tranh chấp biện luận căng thẳng. Văn quan một mực cho rằng không nên lộ công nghệ kiểu như thần giữ của. Võ tướng thì nghĩ pháo Phật Lãng Cơ đã hết thời và thực tế không còn uy hiếp cho quân Đại Việt cho nên muốn cung cấp nó cho Đồng Minh.
Thật ra ai cũng có lý cả…
Vấn đề là Đại Việt không thể trích ra nhiều quân để ủng hộ Medang, nếu còn không cung cấp vũ khí tốt cho Medang, đến khi đồng minh gục hẳn thì lúc đó Đại Việt phải trả giá còn nhiều hơn để ổn định tình hình.
Lý Từ Huy giơ tay ra hiệu cho chúng quan trật tự lại.
“ Lúc này không thể chần chờ, Dumai khu công nghiệp của chúng ta gần như sắp bại lộ trước quân Chola, nếu Dumai bị công phá thì còn nhiều hơn công nghệ rơi vào tay địch….”
Lý Từ Huy trầm giọng mà nói.
“ Phật Lãng Cơ Pháo đúng thật là không dễ chế tạo, công nghệ rồi có lúc cũng sẽ lộ ra. Chỉ cần chúng ta không ngừng phấn đấu thì việc lộ công nghệ cũ cũng không phải vấn đề quá lớn. Lần này cấp Tử Mẫu pháo cho Medang thôi…. Tất nhiên phải hướng dẫn họ cách bảo mật, lâu chừng nào tốt chừng đó. …”
“… đồng thời vẫn phải tập hợp bộ binh trợ chiến nơi đó. Ban lệnh tổng động viên không bắt buộc cho Lào Cai, từ Thanh Hoá điều ra 5 ngàn binh, Nghệ An năm ngàn. Thiên Trường không động vào.”
Lý Từ Huy quyết đoán sau khi nghe đầy đủ các phen tranh luận của quan viên .