Thực tế là Vương Quốc Siva Khmer và Suryavarman ( tên thật Ksitindraditya) chẳng có cái quái gì nợ máu hay va chạm cùng người Đại Việt. Mọi mâu thuẫn rắc rối mà Đại Việt và Ksitindraditya vướng với nhau đều vì thằng to cao đen hôi Jayavirahvaman II mang lại.
Cho nên nếu Ksitindraditya nguyện bắt tay hoà hảo thân cận cùng Đại Việt thì Ngô Khảo Ký rất sẵn sàng, thêm bạn bớt kẻ thù thôi.
Ksitindraditya bánh ít đi thì Ngô Khảo Ký bánh quy lại. Thiện ý cắt nhường phía bờ đông của Mekong một vùng khá màu mỡ thích hợp trồng cao su, cây cồn nghiệp khiến Ký rất vui- Huy thậm chí đánh giá rất cao sự biết điều , biết thời thế này. Thánh Đế gửi nguyên cho Ksitindraditya mội cái vương niệm chế tác gắn đầy hồng ngọc cùng ngọc lục bảo lung linh.
Ksitindraditya coi đây là vinh dự và quý giá nhất đồ vật hắn có, thậm chí thành đồ hoàng tộc gia truyền đánh dấu bước chuyển biến quan hệ quan trọng của đôi bên.
Bỏ đi một vùng đất mà Khmer không hề thực quản , đổi lấy lợi ích vô cùng sâu sắc…. tầm nhìn của Ksitindraditya cực cao.
Hắn biết rõ vùng bờ đông sông Khmer chắc chắn sớm muộn Đại Việt cũng thèm thuồng không sớm thì muộn sẽ có va chạm, từ cái va chạm này có thể lan đến cả vùng đồng bằng siêu cấp rộng lớn mà hắn đang thực quản. Mà lúc này gây sự với Đại Việt là một điều quá ngu.
Ksitindraditya thông minh hơn Jayavirahvaman nhiều, nếu không thông minh hơn thì hắn đã không hạ lần đánh bật thằng to cao đen hôi khỏi Khmer, mà nếu không thông minh thì Ksitindraditya không thể xây được đế chế Khmer siêu cấp hùng cường sau đó.
Người thông minh biết thời biết thế Ksitindraditya chính là vậy.
Đông Mekong không quản được, không giữ được, cố ôm vào chỉ là gân gà. Thậm chí có thể gây hoạ cực lớn. Ksitindraditya thậm chí nghiên cứu rất kỹ cách hành xử của Đại Việt và cách họ phân giải các tranh chấp các quốc gia trong khu vực. Cho nên chính Ksitindraditya chủ động lấy Mekong Sông làm đường biên… chặt đứt mọi lý do tranh chấp lãnh thổ có thể có với Đại Việt, lập đường biên cứng kí kết muôn đời hai bên không xâm lấn.
Biên trên bộ còn lúc này lúc khác. Biên sông- núi đố mà thay đổi được.
Cho nên Ksitindraditya tính toán ở chỗ đó. Cũng khổ kho Siva Khmer tiểu quốc ở cạnh Đế Chế lớn luôn phải đau khổ luồn lách khe hẹp như vậy đó.
Nhưng lựa chọn của Ksitindraditya sáng suốt, đó là họ nhận được hảo hữu, được đánh giá cao ngất của Nhị Đế. Không chỉ đồng ý trao đổi Kaysone Phomvihane bằng một gói hỗ trợ quân sự , kinh tế thông thường. Đại Việt nhị đế đánh giá quá cao hành động của Ksitindraditya và mời hắn tới chơi Thăng Long, đồng thời ở đây Ngô Khảo Ký cho Ksitindraditya tiếp xúc một đám tư bản Đại Việt cho bọn họ bàn bạc đầu tư chiều sâu hợp tác lâu dài.
Siva Khmer có nhân công giá rẻ, có đồng bằng bát ngát , thậm chí nhiều hơn cả Lavo, chỉ có điều hệ thống tưới tiêu canh tác còi đến mức độ không thể còi hơn cho nên vẫn chật vật giữa đói ăn hay đủ ăn.
Vì vậy có Đại Việt đầu tư chiều sâu vào đó thì bọn này trở thành vựa lương thực cực lớn ở Đông Nam Á , những năm qua đang trở thành một thế lực cung cấp lương thực ngô khoai cho Đại Việt làm ethanol chế Buna. Đời sống của người dân đầy đủ, sung túc có thể mắt thường thấy được. Người Khmer ở đây thậm chí coi người Việt là an hem... họ biên đủ thứ truyền thuyết về việc chung nguồn gốc anh em. Kinh khủng nhất là Lạc Long Quân – Âu Cơ gì đó bị bọn họ biên lại trở thành 50 xuống biển là Việt tộc ngày nay còn 50 vượt trường sơn qua đất Siva Khmer là anh – em họ hàng hết. Ngô Khảo Ký nghe cười... kệ thôi, cấm bọn hắn biên truyện cổ tích sao được. Thực tế những chuyên gia nông nghiệp, những nhà máy dệt, nhà máy gỗ, các xưởng sản xuất ethanol ở Siva Khmer đã vực dậy một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu của Siva Khmer.
Nơi này thì chẳng có gì ngoài Nông nghiệp nhưng lại thích hợp trang trại chăn nuôi gia súc , gia cầm, cùng mỏ gỗ siêu khủng ở phía bắc. Cho nên Siva Khmer vẫn giàu lên sau khi đu càng Đại Việt.
Mối quan hệ hợp tác hai bên mở đầu bằng việc cắt nhường một vùng đất không thực quản ở bờ đông sông Mekong của Siva Khmer và được đánh dấu bằng việc con trai cả của Ksitindraditya là Paramavishnuloka thành công cầu hôn một vị hoàng tộc họ Ngô thiếu nữ. Thằng này du học 2 năm ở Thăng Long vậy mà tán được họ Ngô con gái, tuy không tính là dòng chính hoàn toàn nhưng cũng đã rất ghê gớm. Quan hệ hai bên thắt chặt vô cùng…
Đến lúc này Jayavirahvaman cảm thất bị uy hiếp địa vị trầm trọng. Đúng vậy a, tuy Ngô Khảo Ký là anh em kết nghĩa với Jayavirahvaman nhưng không có nghĩa là Ngô Khảo Ký không được chơi với người khác , không được thân với người khác.
Ký đã giúp Jayavirahvaman quá nhiều lần, coi như đến anh em ruột cũng chưa chắc có thể giúp nhiều đến vậy. Cho nên Jayavirahvaman không có lý do gì để bất mãn. Thằng này vốn là bùn nhão gột không nên được cái gì chất bổ. Không có Mỹ Dung chèo chống Nam Khmer thì cái quốc gia này cũng tàn mẹ rồi.
Ngô Khảo Ký lười quản.
Nhưng nhầm, Jayavirahvaman không hẳn ngu, hắn chỉ có tính ỉ lại và lười, siêu lười thích hưởng thụ, dễ thoả mãn.
Nhưng việc Ngô Khảo Ký- Lý Từ Huy đánh giá cao cùng hợp tác với Siva Khmer khiến thằng này sợ hãi đồng thời nổi lên đấu trí…. Con người là vậy, không có áp lực thì nhũn ra, có áp lực mới vùng lên được.
Ở tuổi 42 Jayavirahvaman đấu trí bùng nổ bắt đầu chỉnh đốn Nam Khmer, thay đổi quốc danh Marxism Khmer. Học theo Medang Lavo máu tanh Marxism hoá quốc gia.
Học theo Siva Khmer cắt hai vùng đất nhỏ không thể quản ở Đông Mekong là Pakxe và Andoung Meas cho Đại Việt.
Đổi lấy một gói viện trợ khổng lồ để xây dựng cảng biển thương nghiệp ở Phumi Ântoat. Jayavirahvaman muốn tham gia hàng hải giao thương…. Muốn có thuyền biển, muốn tham gia thị trường béo bở này.
Đại Việt đồng ý đồng thời xây dựng mấy nhà náy luyện thép công nghệ cũ ở Phnom pênh , mục đích để Jayavirahvaman có thể nối tuyến đường từ cảng bển đến sông Tonle Sap vào biển Hồ thông đến Somesvara ( Xiêm Diệp ngày nay).
Nhưng Ngô Khảo Ký quá khinh thường to cao đen hôi khi thằng này tỉnh táo sau cơn mê man.
Hắn quyết định rời luôn Đô Thành từ Somesvara về Phnôm Pênh. Rời bỏ kinh thành phồn hoa bao đời của người Khmer , tiến hành xây dựng kinh đô mới ở Phnôm Pênh giờ mới chỉ là một thị trấn nhỏ nghèo....
Quết tâm của To cao đen hôi cũng khiến Ngô Khảo Ký nhìn thằng này bằng ánh mắt khác hoàn toàn. Vậy thì Ngô Khảo Ký cũng không ngại giơ tay đỡ thêm một chút giúp hắn xây dựng kinh đô mới.
Từ đó biên giới Đại Việt gần như được thành hình hoàn chỉnh và cắm mốc với người Khmer một biên giới cứng.
Cho nên hai năm này, nếu phát hiện thuyền vận tải động cơ hơi nước treo cờ màu vàng , búa liềm đỏ tung bay, tham gia hải thương thì đừng ngỡ ngàng, đây chính mà Marxism Khmer , thế lực hàng hải mới nổi ở Khu vực.
Các quốc gia Đông Á lúc này nhao nhao theo Đại Việt cắp đường biên cứng bằng be tông cốt thép đánh dấu mốc tranh sự tranh chấp không cần thiết.
Giờ đây Đông Á bất ổn chỉ có vùng Đại Lý, Chiang Mai các cùng cao đồi núi. Bọn Bạch – Thái ở đây cực kỳ ngoan cố và luôn chống phá các quốc gia xung quanh. Nhưng khổ là đánh không nổi vào các vùng đồi núi này... thiệt hại quá lớn quá khủng khiếp.
Xưa kia đánh nhau là vì miếng cơm manh áo, diện tích thì nhiều nhưng không có máy bơm, không có tưới tiêu hiện đại, không có phân bón giống cây chất lượng như ngô, hắc mạch, chỉ một mực trồng lúa là không đủ áp lực dân số tăng nhanh.
Giờ chỉ cần chăm chỉ khai hoang, đến Đại Việt mua máy móc , đem về nhà bố trí là thừa có ăn, ai cũng cắm đầu ở nhà mình làm kinh tế . Rảnh đâu đi chiếm đất vì thiếu diện tích canh tác?
Cho nên Đông Á với sự nỗ lực tuyệt vời của Đại Việt, mà Đại Việt với sự lãnh đạo tương đối hiệu quả của Ký – Huy đã mang đến một sự ổn định, hoà bình tương đối và thịnh vượng chung cho cả khu vực.
Một mình ông giàu bên cạnh một đám nghèo ông không yên được. Một mình ông phát triển xung quanh toàn là chậm lụt thì ông giao thương chơi bời với ai? Cái tư tưởng mở cùng tầm nhìn xa của Ngô Khảo Ký được đền đáp.
Có điều Ký hơi méo mồm. Vì ăn vào khu vực Chiêm- mấy tỉnh của Lào sau này gần Mương Thanh, lại nuốt mấy mảnh khổng lồ ở phía đông Sông Mekong đã đến tới hạn của Đại Việt, nuốt nữa là toi mạng. Cho nên khu vực còn mấy nơi tào lao chưa hệ thống như Brunei hay Philippines thì Ký chưa thể chạm tay sắp xếp. Nói chung sắp bể bụng rồi…
Còn thu đất, còn đầu tư là Đại Việt sập chắc chắn.
Điểm hay của cắm mốc ranh giới cứng bê tông cốt thép đó là tính ổn định của khu vực. Nếu có tranh chấp cũng dễ phân xử điều hoà. Điểm dở là mấy thằng muốn phát xít bành trướng nó hơi khó.
Ngô Khảo Ký chịu…. giờ Đại Việt tính tổng lãnh thổ khắp nơi đã ngang bằng Đại Tống nhưng vì đồi núi nhiều, dân ít cho nên nhiều nơi chưa khai hoang được. Không cần ham hố thêm nữa, giờ là lúc tiêu hoá triệt để những gì đang có. Thậm chí Ngô Khảo Ký tính… để con cháu khai thác hết tiềm lực lãnh thổ Đại Việt lúc này cần 200-300 năm là ít… 17 triệu dân – quá bèo nhèo.
Giờ cứ tính “ năng suất” đẻ cao nhất của chị em Đại Việt là 3% tăng dân số đi… mười năm sau có lẽ lên được 21 triệu người, với điều kiện y tế tốt , chăm sóc tốt bà mẹ trẻ sơ sinh. Hệ thống bệnh viện chăm sóc sức khoẻ toàn dân hoàn hảo, dầy đủ thuốc men và không có bệnh dịch lớn.
Còn về phần lương thực… tạm thời đảm bảo khi mà Ngô , hắc mạch đã tràn ngập các quốc gia Đông Nam Á , và sắp tới có lẽ Bắc Á sẽ tiếp nhận giống cây lương thực năng xuất này.
Trong khi Đông Á đã rất ổn định và còn rảnh ra tổ chức Đại Hội thể dục thể thao thì Phương Tây, đến hẹn lại lên – Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo thân mật hỏi han nhau sức khoẻ.
Tại Mecca, nơi bến cảng mà Vương triều Hồi Giáo Nizaris được thuê mướn để trú đóng lâu dài.
Hôm nay tiếp đón một toán khách phương xa. Đây là những thương nhân trên tuyến đường Đông Tây tơ lụa trên biển.
Đám thương nhân này xuất hiện ở Mecca cũng chẳng có gì lạ.
Nhưng nếu ai đó đã từng nhìn qua hội đồng Fascism của Thập Tự Quân Tư Bản sẽ nhận ra không ít nhân vật cốt cán của bọn họ đang có mặt trong đoàn buôn.