Mục lục
Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nói đến đàm phán lúc này Ký nào kém Tích? Từ lúc hắn vấn tâm ngộ ra được dã tâm của bản thân thì năng lực của Ký về mọi mặt đều tăng mạnh, chính trị, quân sự, dân chính, tổ chức, bố cục.. đều có bước nhảy vọt.

Lừa lọc hai bên qua đi. Bố Chính nói riêng hay Đại Việt nói chung có một mẻ lớn rất lớn lợi ích.

Thứ nhất lãnh địa mở rộng, có hai vùng mới Đô Hộ Phủ. Một là Kottabun bên cạnh dòng sông MeKong bờ Đông. Nơi Bờ Đông hẹp dài không có mấy thế lực ra hồn, các thế lực mạnh người Khmer chủ yếu ở Bờ Tây Mekong.

Cho nên nơi này cắm Đô Hộ Phủ vài ngàn lính có thể thủ vững. Hải quân Bố Chính mạnh chỉ cần bố trí hải quân đoạn này sông cùng xây một toà pháo đài kiên cố, đảm bảo thủ được mọi sự tấn công trong 2 tuần quân tinh nhuệ Bố Chính có thể qua được.

Kottabun rất quan trọng vì nó có mỏ KNO3 đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á sau này. Chỉ cần khai thác được thì Bố Chính mãi không lo về thuốc súng, thậm chí có thể sản xuất phân bón hữu cơ từ đây.

Thứ hai Đô Hộ Phủ là Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nơi này thì toàn rừng thiêng nước độc chưa khai phá kênh rạch chằng chịt nào phải là đất lành như thời tương lai.

Song nơi này có thể khai phá thành một cảng chung chuyển, quân số nơi này không cần nhiều vì có Jayavirahvarman II bảo kê.

Jayavirahvarman II là kẻ muốn làm vua nhưng lại không có đại dã tâm muốn thôn tính hay mở rộng dễ thỏa mãn chính vì vậy Ngô Khảo Ký rất yên tâm sử dụng thằng này, tương lai có thay đổi hay không không biết nhưng lúc này là tốt dùng.

Jayavirahvarman II nghe Ngô Khảo Ký muốn đặt đô hộ phủ ở Cửu Long Giang thì đồng ý ngay.

Thực tế Thủy Chân Lạp cách Cửu Long Giang đến 500km, đây là khoảng cách cực xa cho sự khống chế thế lực. Nơi này mang tiếng là thuộc khống chế của Thủy Chân Lạp nhưng chưa từng được coi trọng vì khai thác không nổi. Hệ thống kênh rạch chằng chịt quá sức phức tạp không cải tạo nổi. Dân cư ở đây toàn các bộ lạc bé rải rác, một phần người Mã một phần người Khmer.

Thuỷ Chân Lạp có Ton Sap sông, có. Biển hồ, đồng bằng rộng lớn quanh Mê Kong địa thế lại dễ khai thác không phức tạp như Cửu Long Giang. Bọn họ địa hình dễ ăn còn chưa khai thác xong chứ mơ tưởng gì Cửu Long Giang.

Chính vì thế nơi bỏ đi này đến thời Chúa Nguyễn vào còn phải cong lưng cải tạo từng mảng từng mảng một.

Mẹ nó mình mang về cải tạo chán mới dùng được giờ chúng nó hô hào trả tao. Thật ngoài tầm hiểu biết của nhân loại.

Lại nói giá trị khai thác nơi này cao không , ý là Cửu Long Giang lúc này á.

Nói thật là không cao.

Dân số Đại Việt chưa đủ lấp một góc chỗ này đừng nói khai thác.. nhưng tình huống bắt buộc phải đặt đô hộ phủ cùng bến cảng chung chuyển nơi này.

Ba nguyên nhân. Một ừ đền Vishnu cần phải tháo ta được kết cấu hầm đá mang đi. Ngô Khảo Ký đoán chắc đây là loại đá đặc biệt mới có tính chất che dấu được hệ thống lại có thể liên hệ kẻ lạ mặt kia.

Còn cấu trúc đền như trong một viên đá mô tả có khả năng là bộ khuếch đại chức năng này. Có điều Ngô Khảo Ký không có khả năng xây một công trình quy mô như Đền Vishnu cho nên hắn phải lựa chọn cấu trúc đơn giản nhỏ bé hơn.

Tháo lắp hầm đá vận chuyển cần cẩn thận tránh hỏng hóc, cho nên một bến cảng ở Cửu Long Giang cho thuyền nghỉ ngơi sửa chữa là hợp lý.

Thứ hai chuyện, Bố Chính bắt đầu vươn ta biển lớn buôn bán, vậy cũng cần một bến cảng ở đây để quá độ.

Thời này không có kiểu chạy thẳng tắp từ Bố Chính đến Medang Indonesia. Đi vậy toi liền. Thời này phải mò theo bờ biển làm tham chiếu mà đi, bám theo nó không lạc chết. Do đó tuyến đường hàng hải từ Bố Chính đi Medang, LaVo thậm chí Pahang đều qua vùng Cửu Long giang. Do vậy xây đây đúng rồi, nhất là Thuỷ Chân Lạp đã kết nạp vào hội chơi thuyền lớn khả năng cao cũng mò ra đây buôn bán. Xây cảng ở đây hết xảy bà bảy.

Thứ 3 chuyện là thằng chó Tống Kiệt xây cảng là chuẩn bị tuyến đường đi Ấn Độ săn bắn. Phải bắt kỳ được thằng này mới hả cơn giận của Ký.

Tổng hợp các nguyên nhân thì Đô Hộ Phủ ở Cửu Long Giang rất lơi đó chứ?

Tất nhiên hiệp ước hoà bình hai bên không có đơn giản như vậy.

Ký và Suryavarman chỉ là sơ bộ đàm phán những điểm quan trọng, những điểm lắt nhắt có mười vạn tám nghìn cần hai bên ngồi hừ hừ chém gió với nhau chục ngày chưa xong. Ngô Khảo Ký cho người thuyền nhỏ qua bờ đông Mekong sau đó ngược dòng báo cho Cụ Lý Thường Kiệt biết chuyện xây Đô Hộ Phủ và chuẩn bị khai thác KNO3. Quan trọng nhất là hoàn thành tuyến đường Bố Chính Sri Kottabun.

Tốt nhất là xây được đập nước thông dòng giúp thuyền có thể ngược sông Linh Giang thêm 30km giảm đi sự vất vả đường bộ.

Rất nhiều công việc cho cụ Kiệt rồi.

Cùng là tên Kiệt một người là cha chú, là thầy, là người chuyên giúp đỡ Ký, còn một tên là chuyên phá chuyên gây sự và luôn như rắn độc trong tối rình mò Ký. Thật là vi diệu mà.

Ký thật ra phải báo rất gấp vì sợ cụa Kiệt đánh tan hoang quân Lục Chân Lạp thì mệt, tính của cụ là sóng vang chớp giật, đã đánh là như gió cuốn mây trôi loáng cái là tan tành cả lũ rồi.

Đàm phán rất rề rà, Jayavirahvarman II rất keo kiệt bủn xỉn vì vậy đàm phán thành lâu.

Đại loại có một bản Hiệp Ước. Một bản hiệp định đi kèm

Hiệp ước có ác điểm chính tịu chúng là..

Thứ nhất Thủy Chân Lạp, Lục Chân Lạp không thể vô cớ xâm phạm nhau nếu vi phạm sẽ bị Đại Việt chế tài.

Vì sao lại vậy?

Vì liên minh quân sự Đông Nam Á chưa chính thức ký kết chưa có quy ước quy chuẩn cho nên chưa thể đứng ra đại diện.

Do đó Bố Chính lần này đứng ra đảm bảo.

Thứ hai điểm là ranh giới giữa hai bên, điều này có bản đồ chi tiết của Bố Chính nên hai bên dễ thống nhất. Lấy Dangreck lĩnh làm đường biên chung. Sir Kottabun thuộc về Bố Chính, thậm chí khá nhiều vùng bờ Đông Mekong Suryavarman tự động nhét tay Bố Chính.

Sông Mekong rộng khó qua hắn quản không đặng thà cho Ngô Khảo Ký kết thiện duyên, chỗ đất Ký vẽ thêm cho Lục Chân Lạp ở Dangreck rất lớn và màu mỡ, có đi có lại thôi.

Điểm thứ ba cả Suryavarman và Jayavirahvarman thừa nhận và chỉ thừa nhận địa vị lãnh đạo hợp pháp của nhau. Được Đại Việt thừa nhận và bảo kê. Tức là không có thằng cờ hó nào cướp ngôi được của hai thằng này nếu không sẽ bị vây công. Lần đầu tiên Ngô Khảo Ký thấy được Jayavirahvarman có tí thông minh.

Điểm thứ tư đó là đền bù chiến tranh, lần này cả hai thằng xuất huyết , gom tiền vào cho Medang, Lavo và Pahang phí xuất binh .Ngô Khảo Ký tài đại khí thô con đại gia vẫy tay, phần Bố Chính không cần trả lại cho Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Hai thằng thiên ân vạn tạ vì phần tiền của Bố Chính là lớn nhất.

Vì sao bồi thường chiến tranh lại hai thằng ra?

Đơn giản vì hai thằng không ai nhận mình thua, mà Medang, Lavo , Pahang Bố Chính xuất quân hao binh tổn lương phải có câu trả lời chứ?

Jayavirahvarman cướp được tiền của Suryavarman ở Somesvara, Suryavarman hốt trọn ổ Jayavirahvarman ở Champassak. Coi như đổi tài khoản móc tiền ra trang trải thôi.

Tất nhiên chẳng ai trả tiền cho Chiêm Thành. Vì kí hoà ước phải nể mặt Lục Chân Lạp không thì Đồng Minh diệt mẹ Chiêm quân ở đây rồi.

Tất nhiên Lục Chân Lạp tỏ thái độ sau này đường ai nấy đo với Chăm, Lục về sau chơi con đường trung lập , không dám quan hệ với anh Chiêm vì biết thế nào Đại Việt cũng dẹp thằng này. Vậy là liên minh phe Trục mới sơ sinh bị bóp cái bẹp.

Thứ năm sáu bảy tám các thứ con đà điểu là những thứ liên quan nhỏ nhặt giữa hai bên như thái độ với các tiểu Vương quốc Tộc Mon hay Tộc Bố Y.

Lần này Jayavirahvarman ngồi yên như phật toạ thiền không tham gia.

Lộ rõ bản chất tự thỏa mãn với hiện tại, không muốn mở rộng lãnh thổ.

Lần này tham gia chỉ có Lavo và Lục Chân Lạp cãi nhau túi bịu, Bọn hắn đang chia nhau lãnh thổ từng cái tiểu Vương quốc một ở phía nam.

Ngày xưa bố bảo Lavo dán cãi nhau với Suryavarman nhưng lúc này Chiên Bàn Phú Thái III xương sống cứng lắm cãi sống chết đòi lợi ích. Cuối cùng một đường biên phía Tây bắc Thái Lan được hai thằng này tự vẽ sau đó được Bố Chính công nhận cùng làm chứng đảm bảo.

Các bên vui vẻ nghỉ ngơi.

Hiệp định là hiệp định thương mại của riêng Bố Chính và Lục Chân lạp về các mặt.. ví như pháo súng. Cái này Jayavirahvarman cũng biết nhưng hắn không coi vào đâu. Trong lúc hắn không còn hi vọng anh cả còn giúp nữa là, anh cả sẽ không vì người ngoài hại hắn. 150 khẩu pháo một năm đừng hỏi có tiền mua hay không. Riêng Jayavirahvarman hắn tự tin có thể vay 500 khẩu pháo.

Đơn giản vì pháo hắn đánh mất Bố Chính cũng không đòi Suryavarman trả lại mà thay vào đó là trang bị pháo mới cho Thủy Chân Lạp… không cần tiền.

Thật sự thì từ khi có mỏ sắt Hoan Châu, sắt đối với Bố Chính là cái gì đó rất thép. Ha ha ha ha. Phao đối với Bố Chính cần dư chút thời gian là làm dược , nhất là loại pháo nạp đạn đầu nòng. Pháo của Bố Chính lại giảm cân lần nữa do công nghệ hai lớp thép ra đời từ đó giảm triệt chiều dày của những đoạn không phải chịu áp lực lớn. Pháo Bố Chính thay đổ thì hàng phế thải lại có một đống.

Thật sự lần này sự việc loạn Đông Nam Á Ngô Khảo Ký xử lý quá đẹp, lợi ích đày dãy đồng minh lại hài lòng cảm ơn rối rít, chia rẽ sâu sắc nội bộ Khmer ngăn cản Đế quốc Khmer thành hình, khám phá đền Vishnu. Có thêm hai Đô Hộ Phủ Giàu tiềm năng. Đại Việt phương Nam không cần nghĩ nhiều. Nghe đâu Đã Nẵng cũng thành Đô Hộ Phủ.

Bố vợ cưới vợ trẻ, Ngô Khảo Ký đứng ra mời hết Thủy Chân Lạp, Lục Chân Lạp. Lavo. Pahang thậm chí cả Chiêm cũng mời. Cuối năm đến Bố Chính dự lễ. Vui Vui Vui.

Tin tức Ngô Khảo Ký là hiện thân của thần Vishnu theo đám 200 tên thợ săn người Khmer đã lan khắp cả Somesvara. Đám này đã thành Ưng Khuyển, Ngô Khảo Ký nghe tên có vẻ rất khinh thị người dễ kiến lòng người bất mãn cho nên chuyển thành Ưng Vệ cơ cấu phụ trợ xúc tu nối dài cho Đông Xưởng và Cẩm Y Vệ , nó gần giống như cộng tác viên nhóm của hiện đại vậy.

Ưng Vệ ở Somesvara rất nhiều, họ lan truyền những sự tích mang tính thần thoại của Ngô Khảo Ký, những sự thần kỳ của hắn từ chỗ phát triển một vùng đất bé tí trở thành trung tâm cả khu vực, rồi miêu tả Bố Chính như một thần quốc với những thứ thần kỳ siêu cấp thần thánh.

Lại nói sự tích Ngô Khảo Ký tìm thấy Vishnu Wat chính là vì tiền thân khiến cho Ký có linh cảm mà tìm ra.

Lại thêm mấy thằng thợ săn chính miệng thề thốt thấy được những sự thần kỳ của Ký trong lần thám hiểm, thật ra toàn là phần nhiều bịa đặt. Nào là ánh sáng bảy mày đưa Ký đi vào đền thờ, nào là cây cối như ngả rạp chào đón, rồi đền thờ phat hào quang chào đón chủ nhân trở về.

Người dân đã mê tín lại không có thứ gì giải trí cho nên … tin đến điêu đứng.

Đáng sợ nhất là có chuyện tranh mô tả tỉ mỉ những ly kỳ của Ký bằng chữ Phạm, chữ Khmer.

Tất nhiên tranh truyện là Ký hắn tự vẽ, còn công tượng Bố Chính sẽ khắc bản đúc khuôn thiếc sau đó in thành ngàn thành vạn cuốn trải khắp sữ Khmer.

Không biết chữ không sao nhìn tranh đủ hiểu, đây là Manga đầu tiên trên thế giới này. Tất nhiên bên Tống có Manga về truyện phòng the, nhưng làm sao có thể so sánh sách về tôn giáo với thứ nhơ nhớp kia nhỉ….. :D

Đến lúc này không tin cũng phải tin.

Ký lại không biết hắn làm một chuyện tự bóp bản thân.

Jayavirahvarman II đánh trận như cùi, quản lý như hạch nhưng chớp thời cơ thì nhanh không ai bằng.

Hắn rêu rao đi khắp nơi mình là em của Ngô Khảo Ký chắc hẳn cũng là một vị thần nào đó chẳng qua chưa thức tỉnh thôi.

Ai tin việc thần thức tỉnh hay không kệ.

Nhưng Jayavirahvarman II là em Ngô Khảo Ký , là em của hiện thân Vishnu thì không ai dám không tin.

Lúc này nghe đâu vị tiền kiếp Vishnu đang tiềm tu nơi …. Đền thờ của chính hắn.

Ngô Khảo Ký đúng là đang ở Vishnu Wat nghiên cứu tác dụng nơi này.

Phương Bắc tình hình lắng lại rồi.

Ngô Khảo Tích báo về đã đánh hạ thành Ung Châu, bắt sống Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An đầu hàng. Nhưng không thể tiến hơn nữa vì thế cục ở Quảng Tây quá loạn cần phải theo dõi tình hình. Yêu cầu triều đình đưa thêm lương thực, thuốc men khí giới, nhất là pháo cối.

Ngô Khảo Tích nói thẳng không có pháo cối đủ đừng hòng đánh ở Quảng Tây.

Lưu Kỷ khác người Tống.

Người Tống trước đây ở Quảng Tây là đô hộ người Tráng nơi này, áp bức bóc lột gây thù chuốc oán.

Cho nên khi Đại Việt đánh qua đất này thực tế là Đại Việt và Tống dùng đất Tráng để đánh nhau. Dân Tráng phần lớn không có tham gia.

Người Tráng có tham gia với Tống là vài vạn bị bắt đi lính. Thực tế đánh nhau vẫn là người Tống sinh sống nơi này tòng binh cùng người Tống phía bắc binh sĩ tăng cường.

Nhưng Lưu Kỷ không hề tồi.

Hắn vậy mà 7 năm đã thống hợp người Tráng nơi này tạm thành một khối, Kê chủ Động chủ trung thành theo Kỷ rất nhiều.

Đất Quảng Tây rộng như Bắc Việt vậy địa hình lại toàn đồi núi phức tạp.

Dân Tráng toàn chiến đấu phục kích đánh lẻ tẻ đường núi, đánh không được thì rút núi sâu. Pháo lớn không tác dụng cho nên mới cần nhiều cối, càng nhiều càng tốt.

Ngô Khảo Tích trần thuật trong thư với Từ Huy cần cối nhỏ hơn, nhẹ hơn, linh hoạt hơn không cần bắn quá xa, vượt tầm tên là được, lại yêu cầu loại cối tốc độ bắn nhanh. Càng nhanh càng tốt.

Lý Từ Huy mặt tím bầm, anh chồng thì anh chồng chứ. Yêu cầu gì mà lắm, đánh có mỗi cái Quảng Tây thôi mấy tháng không tiến được một bước, bà mà đánh là cái bẹp.

Tất nhiên cáu thì cáu nhưng Lý Từ Huy vẫn đi chuẩn bị đồng thời gửi tin cho Ngô Khảo Ký. Giờ Thăng Long làm gì còn Vua, triều đình coi Lý Từ Huy là Vua rồi, thậm chí không thiếu quan viên bợ đít lỡ mồm kêu “ bệ hạ” cũng không bị trách mắng quá tệ.

Chính vì phương Bắc tắc cục nên Ngô Khảo Ký không vội về mà “ tiềm tu” ở Vishnu Wat.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK