Mexican không phải ngu người, đám người mà Mexican cho Xuân vay để phổ biến trồng lương thực gì đó thật ra có nhiều người thuộc quý tộc của Mexican, họ muốn nhìn xem xem người trời ra sao?
Xuân biết chứ. Hắn làm ngơ thôi, những người này không được tiếp cận luyện đồng khu vực còn lại các khu vực máy móc khác đều có thể.
Nào là máy hơi nước cưa gỗ.
Máy hơi nước cỡ nhỏ chạy máy phát điện co cưa máy bằng motor điện, dùng cho đốn cây… Cả hệ thống này tầm 3 tấn sau lắp đặt hoàn chỉnh.
Hệ thống tuy nặng nề nhưng hoạt động siêu cấp cuồng ở những cánh rừng cây có địa hình bằng phẳng hay độ dốc vừa phải.
Cưa máy motor điện được nối bằng dây đồng bọc da , giấy sơn cách điện cho nên vừa bền vừa linh hoạt.
Tốc độ đốn cây của người trời có thể nói là siêu cường bạo. Tốc độ tàn phá thiên nhiên là vô đối thủ.
Chưa có hết…
Đại Việt lúc này có những kỹ thuật nào cường đại?
Xin nói thật, kỹ thuật của Đại Việt có nhiều, kể tốn thời gian, nhưng có một kỹ thuật mới mấy năm gần đây có tiến bộ cực lớn. Đó chính là kỹ thuật khai hoang đất nông nghiệp.
Chặt cây còn gốc thứ quái quỷ này mới là mệt mỏi xử lý nhất.
Trước kia dùng sức voi, ngựa để kéo bật, nhưng chỉ có thể ứng dụng cho cây nhỏ thôi.
Những cây lớn dễ cọc thì cách mày quá tốn công mà không hiệu quả.
Vì nhu cầu khai hoang của Đại Việt quá lớn , từ Đồng bằng cho đến trung du, miền núi đều có diện tích rừng cần khai hoang.
Cái thời khai hoang bãi bồi bến sông dễ vì mấy bãi sình lày đất sông nếu có đủ sức kéo hẳn là khai hoang nhanh cùng có thể kiến tạo hệ thống tưới tiêu.
Nhưng đất đồi lại có rừng cây thì thật là mệt mỏi chuyện khai hoang, đồng thời bố trí tưới nước càng khó.
Chính vì vậy nhiều năm đất đồi, núi bãi rừng rậm vẫn chỉ là khai hoang manh múm và nhỏ lẻ với tốc độ cực chậm. Ngay cả đến thời Lê Lợi thì diện tích đất canh tác thực ra vần là cải tạo các bãi bồi , sình lày là chính. Tổng diện tích canh tác cũng không có bao nhiêu.
Có rất nhiều kẻ cứ kêu gào thảm thiết khai hoang mở đất trồng cây – tăng dân nhưng thự sự là chẳng hiểu cái mẹ gì về khai hoang khó bao nhiêu. Cứ nhìn Chúa Nguyễn dùng bao năm cải tạo Cửu Long mấy vùng sẽ rõ.
Ở đó mà múa bút quay tay.
Lại nói về Đại Việt áp lực khai hoang cực nặng, nhất là về đồi núi khai hoang.
Tại sao lại nói áp lực khai hoang nặng nề ? Bởi lẽ lúc này Đại Việt có ít nhất 4 giống hắc mạch có thể trồng đồi núi các vùng. Đồi núi khi xưa không thể trồng cây lương thực chính nhưng giơ đây lại có thể. Thậm chí có thêm ngô, khoai thì áp lực khai hoang đất đồi đất rừng càn tăng thêm.
Cho nên các kỹ sư Đại Việt bắt buộc phải động não để giải quyết vấn đề này.
Một loạt cải tiến cho khai hoang ra đời, cưa máy động cơ điện là một trong đó.
Tiếp theo chính là máy khoan gỗc, là một lưỡi cắt chữ V lớn khoan dọc từ trên gốc cây móc đến tận đất.
Mũi khoan có nhiều loại, đường kính từ 30cm cho đến cả mét cũng có, các lưỡi đao xéo sắc bén sẽ bào đi thân cây.
Chỉ cần cố định cột trụ đặt máy mũi khoan cố định. Từ từ thêm vào các khối thép trọng áp phía trên mũi khoan để đè xuống. Trọng áp từ một tấn đến vài tấn tuỳ cây cứng hay mềm to hay nhỏ.
Có thể dùng 4 người xoay cánh tay đòn đi quanh cây để khoan. Có thể dùng ngựa dùng trâu bò. Thậm chí có thể bố trí máy hơi nước piston xilanh nếu đủ điều kiện.
Nhưng thường thì dùng ngựa, trâu bò sẽ đơn giản bố trí và cơ động hơn.
Cứ như vậy 2 tháng người Đại Việt nhổ tung 4 km2 rừng , đốn hạ bứng gốc 7000 cây lớn…
Tính trung bình 3000 người 2000 ngựa mỗi ngày triệt hạ hơn trăm cây..
Gỗ đã chất đống thành núi nhỏ…
Đất đã được san phẳng như nêm.
4km vuông là 400 ha , với ngô của người Toltec thì mỗi hecta thu hoạch ước chừng 3 tấn ( lõi+ hạt) . Trong đó thời này tỉ lệ trọng lõi bắp/ hạt là 1/1 vì giống ngô chưa được cải tạo phân lập giống tốt.
Do đó chính xác tì mỗi ha chỉ được 1,5 tấn hạt khô. Nếu so với Đại Việt thời Ỷ Lan một hecta lúa 1 tấn thì có vẻ cao hơn.
Nhưng thực tế ăn ngô hao hơn gạo cho nên cũng là tương đương mà thôi.
Như vậy có thể xác định ở thời này giống ngô từ châu Mỹ mang về thực tế sản lượng ngang với lúa Đại Việt, điểm hơn của nó là tận dụng được hết diệm tính đồi dốc và năng suất cao hơn hắc mạc.
400 hecta nếu đầy đủ trồng ngô thì có đến 600 tấn lương thực…
Nếu tính một người ăn 15kg hạt bắp một tháng thì chỉ riêng khoản lương thực này đủ nuôi 3500 người trong một năm.
Sợ hãi, người Toltec ở đây sợ hãi, chỉ trong hai tháng người Trời đã san phẳng một cánh rừng tươi tốt để có một diệt tính trồng đủ so sánh với Mexican thành bang mà người dân ở đó nhiều người cố gắng cải tạo khai hoang mới được.
Mà dường như Người Trời không có ý đồ dừng lại, vẫn còn tiếp tục mở rộng khai hoang.
Lúc này người bản địa mới hiểu thế nào là sức mạnh của Người Trời , họ không chỉ gỏi quân sự chém giết , họ còn giỏi nông nghiệp, giỏi xây dựng và mọi việc họ làm đều là những thứ mà người bản địa không dám mơ đến.
Tháng bảy , sau bốn tháng khai hoang thì Người Trời mới dừng lại . Cả một vùng 8km2 thênh thang rộng lớn trải ra trước mắt...
Từng dãy nhà gỗ lập mới khan trang bên con đường bê tông pozzolan trải rộng. Thậm chí cống thoát nước cũng được xây dựng cẩn thận. Người Đại Việt đã khai hoang đến dòng sông nhỏ gần nhất từ lúi tuyết đổ xuống. Kể từ đây một hệ thống kênh dẫn nước dược cấp tốc xây dựng chỉ chờ đến lúc hoàn thành sẽ dào thông ra sông nhỏ....
3 ngàn người hoàn toàn chuyển vào nơi này sinh sống, pháo đài Tân Sinh chỉ toàn là quân sĩ canh gác với số lượng 500 người. Mười tải hạm cũng hùng dũng trở hết đồ vào nơi đây... bọn họ sẽ xây dựng thành phố Núi Tuyết trở thành một trung tâm tâm kinh tế , quân sự đầu tiên của Đại Việt tại Châu Mỹ.
Đại Việt canh tác ngô không cần chờ mưa, có kênh nước, có máy bơm họ có thể trồng hai vụ một năm, thậm chí năm vụ hai năm đều có thể, thời gian trưởng thành của ngô nhanh hơn lúa đôi chút...
Dĩ nhiên người Mexican sau khi biêt được điều này thì kinh ngạc tột độ , sùng bái tột độ. Cho nên Kesuquenza vua Mexican và Đại Tư Tế Kasim’maloa nhất trí phụ thuộc vào Tân Sinh Thành là có lý do của bọn họ.
Người trời cường đại đến rối tinh rối mù, lại giàu có, cũng chưa nghe qua bắt cống nạp gì cả, cho nên bám váy phụ thuộc thì có sao?
Phụ thuộc Tula nay phụ thuộc Chichimeca đều là phụ thuộc. Vậy thì tại sao không chọn phụ thuộc cường đại Người Trời.
Đây chính là lý do mà ngày hôm nay các thế lực Toltec tập trung ở Mexican để chờ đón người trời đến sau đó cùng bàn bạc ý kiến. Bọn họ thật sự muốn biết người trời đang làm gì và có can thiệp vào Toltec không. Và nếu can thiệp sẽ đứng về phe nào.
Lần này người Mexican nở mày nởi mặt, tất cả quý tộc các thành bang và các tư tế đến đây đều cực kỳ hạ thấp tư thái trước Mexican.
Mexican cũng có tiền vốn của bọn họ. Nhìn quân đội Mexican xem? Một dàn bọc đồng áo giáp sáng choang, ở đâu trên cõi Toltec này có được.
Đây chính là áo giáp thổ dân của Đại Việt thải ra.. trên các chiến hạm có áo giáp xịn hàng thép hợp kim , cho nên 500 quân thổ dân đã được trang bị mạnh mẽ nhất. Bọn họ giờ đây ăn mặc tử tế quần áo dày dép.. không hề lộ vẻ thổ dân trừ cái mặt xăm tùm lum , lỗ mũi đeo răng thú. Hai tai sỏ khuyên to rộng kép dáy tai xệ xuống.
Đặc biệt thời gian này chiến binh thổ ở Tân Sinh thành càng xăm nhiều. Lý do địa vị thành bang càng cao thì càng xăm cơ thể ác hơn, mà thành bang người trời là cao nhất cho nên….
Trùng điệp mười chiến hạm rẽ nước lướt sóng tiến về phía Nam, trở theo nó là sĩ quan cao cấp của Đại Việt, 500 thổ binh 500 quân lực lượng chiến đấu Đại Việt, năm trăm chiến mã….
Hùng hổ phó hội….
Khi này ở Thăng Long tất cả đám kỹ sư đang vây quanh hệ thống lò phản ứng hạt nhân đã được vận chuyển từ Thiên Hưng về.
Thật là nói đến hạt nhân nó khoa chương mà thôi, đó là lò hạt nhân nào chứ không phải cái lò bé xíu xiu này của Đại Việt . Trung tâm phản ứng và cũng là cái lò gốc của công chúa Ngô Na Ri chỉ có 30x40cm cùng hệ thống tỏa nhiệt dạng phiến thì xòe ra tứ phía thì có vẻ cồng kềnh.
Còn về < Vỏ áp lực lò phản ứng> thì khá lớn thật vì nó tương tự như lò hơi công dụng của động cơ hơi nước vậy, cho nên đường kính 3m cao 7m. Chính vì lý do này mà phải tổ chức đục đường hầm ở Thiên Hưng Mới đưa ra ngoài được.
Thực tế nói đến hạt nhân nghe có vẻ cao siêu nhưng bản chất của nó tương tự như nhà máy nhiệt điện hay động cơ hơi nước mà Đại Việt đang làm thôi.
Hơi nước nóng từ lò hơi đi ra với công suất lớn làm quay tuarbine cánh quạt hay làm chuyển động piston xilanh tạo nên động năng. Động năng này có thể làm xoay rotor của máy phát điện hay trực tiếp làm quay cánh quạt chân vịt của tàu thủy. Đừng có nghĩ quá lên như vậy.
Ở đây thay vì đun nóng nước trong lò hơi bằng nhiệt lượng than thì lấy nhiệt lượng khổng lồ từ phản ứng phân hạch của nguyên tử Urani.
Cái khó ở đây là làm sao bắn phá được nguyên tử Urani khiến nó phân hạch và tạo nên chuỗi phan hạch Urani toả ra nhiệt lượng. Cái khó là làm sao khống chế cùng điều khiển chính xác được quá trình này. Cái khó nữa là vật liệu nào chịu đựng được các phản ứng trên và ngăn cách phóng xạ.
Nếu khống chế đủ nhỏ phản ứng này thì nó cũng chằng khác là bao so với một nhà máy nhiệt điện cỡ nhỏ thôi. Hệ thống làm mát của Đại Việt đủ sức đương đầu với công suất một nhà máy 50 MW..
Những khó khăn thì công nghệ của nền văn minh trước nhân loại đã khắc phục. Còn hạn chế cũng rõ ràng, tổng công suất cực đại có thể đạt của lò phản ứng mini này thậm chí còn không được 1000 MW. Tức là chẳng bằng một nửa công suất đập thuỷ điện Hoà Bình , không Bằng ¼ công suất thuỷ điện Sơn La.
Mang tiếng là hạt nhân lò phản ứng nhưng là một lò bé tí hi.
Đã thế năng lực làm mát của Đại Việt chỉ đủ phục vụ công suất dưới 50MW. Cho nên lúc này chỉ đành khống chế cái lò này chạy 5% công suất.
Tức là chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn chút xíu tổng cồn suất thuỷ điện Sông Cẩm mà Đại Việt tự tay xây dựng lúc này. Công suất thấp hơn Đập Thác Chuối 60 MW, thấp hơn nhiều nếu so sánh nhà máy thủy điện Đạp Hương Điền ở Thành Huế mà Đại Việt vừa hoàn thành 70MW.
Mang tiếng hạt nhân lò phản ứng nhưng năng lượng thu được còn thấp hơn cả công nghệ còi của Đại Việt hiện tại.
Thế nhưng dù nhỏ bé nhưng nó lại cực quan trọng đối với Thăng Long.
Thăng Long là khu công nghiệp mạnh mẽ không thua Bố Chính nhưng họ không thể có công nghiệp nặng. Các mày phát thủy điện ở đây toàn từ 100HP đổ xuống, sông ở Đồng Bằng Bắc Bộ ai dám xây đập? Nền đất yếu như vậy nước nó thổi bay luôn đập ra biển rồi nhấn chìm cả đồng bằng ấy chứ ( nói quá nhưng là không xây được thật).
Xây thủy điện Tây Bắc nền đá vôi cứng thì sao? thực tế còn khó hơn... toàn là các sông có lưu lượng lớn, Đại Việt chưa đủ công nghệ ngăn dòng. Cho nên bấy lâu Thăng Long vẫn không thể chủ động được công nghiệp nặng, muốn làm gì cũng phải chờ gửi hàng từ Bố Chính, trong khi đó Thăng Long còn có tiềm lực lớn hơn về nhân lực và tài nguyên. Cái này quá vô lý về đầu tư hạ tầng đi.
Có máy hơi nước, có nhiệt điện nhưng công nghệ lò hơi của Đại Việt có giới hạn, chỉ có thể công suất tối đa 3000hp lò hơi... Như vậy vẫn không đạt yêu cầu cho công nghiệp nặng ở Thăng Long.
Chính vì lẽ đó, tuy lò phản ứng hạt nhân nước sôi ( BWR) sử dụng nước nhẹ, tuy công suất chỉ có 50MW bằng với nho nhỏ đâp Sông Cẩm. Nhưng nó chính là một trợ lực quan trọng cho Thăng Long phát triển.
Lò phả ứng hạt nhân li ti cũng là hạt nhân... có nhiều cái lợi cái hại. Nhưng nó khắc phục được nhược điểm cố hữu của miền bắc , do đó Ngô Khảo Ký quyết định sớm nhất khởi công xây dựng nhà máy điện này cùng khu công nghiệp nặng đi kèm nó.