Ngô Khảo Ký thẫn thờ ngồi tại hang đá do nhện máy đã mở ra trước đó.
Hắn thật không ngờ nhân loại đã trải qua nhiều sự kiện không thể tưởng tượng nổi trong mấy thế kỷ qua.
Lại nói Ngô Khảo Ký theo như yêu cầu của Genostont đã biến Đông Á thành thiên đường của Marxism.
Nhưng phần Châu Âu và Tây Á thì Ngô Khảo Ký phải bỏ ngõ rồi để cho hai đứa học trò Benjamin và Richard tự mình chọn lựa rồi phát triển.
Thật không ngờ , bản thân Benjamin và Richard học tập tại Đại Việt nhưng cuối cùng khi chọn lựa xây dựng quốc gia, hay áp một hệ tư tưởng lên khu vực vẫn dùng chủ nghĩa tư bản làm cốt lõi.
Vốn Ngô Khảo Ký nghĩ , chỉ không đụng đến thực dân, đế quốc hay phát xít thì các mẫu xã hội khác đều có thể chấp nhận được , chủ nghĩa tư bản hay xã hội đều có dân chủ một cách tương đối, tuy ít nhiều khác nhau nhưng nói chung có khả năng “hợp tác”.
Nhưng sau khi đào móc thành phố bị chôn vùi sâu dưới xa mạc thì hắn đã hiểu một điều. Những suy nghĩ của Ký chỉ là mơ mộng hão huyền.
Đây là một thành phố nhỏ, quy mô không quá lớn . Nhưng Ngô Khảo Ký vẫn có thể tìm thấy được một vài “thông tin” từ các bộ lưu trữ điện tử còn lại của nó.
Đán buồn thay đây chính là thành phố Lạc Biên của Liên Hợp Vương Quốc Đại Việt một tay Ngô Khảo Ký xây dựng lên.
Còn nhớ lại Trấn Biên chính là vùng đất vốn thộc Khmer thế kỷ 11. Nhưng Jayavirahvarman sau khi chạy đến Bố Chính thì bị Lý Từ Huy doạ sợ mà chấp nhận nhượng lại cho Đại Việt sau đó. Và Lạc Biên với mỏ KNO3 “khổng lồ” đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Đại Việt.
Nào ngờ vật đổi sao rời, sau mười thế kỷ thì Lạc Biên phồn vinh vào bậc nhất của Đại Việt lại im lặng một cách đáng thương nằm trôn sâu dưới lớp cát sa mạc.
Theo một số thông tin lưu trữ còn sót lại trong hệ thống kho dư liệu điện tử mà Nhện Máy với 6 tháng điên cuồng đào móc thì Ngô Khảo Ký tổng hợp được mấy thông tin như sau.
Thế kỷ 14 thì thế giới mà Ngô Khảo Ký can thiệp vào đã phát triển không thua gì thế kỷ 21 mà linh hồn Ngô Huy Tuấn được sao chép. Điều này không có gì là lạ lùng. Khi Ngô Khảo Ký qua đời thì những công nghệ mà hắn mang về quá khứ, cộng thêm sự hỗ trợ của AI Thiệu Hưng thì trình độ văn minh của Đại Việt đã không thua gì thế kỷ 19 của Ngô Huy Tuấn. Đại Việt cũng chỉ giữ lại những công nghệ cốt lõi mà chia sẽ rất nhiều công nghệ, kiến thức với thế giới, cho nên việc thế kỷ 14 ở dòng thời gian này có thể tương đương thế kỷ 21 của nguyên bản Ngô Huy Tuấn thì không khó hình dung cho lắm.
Đến thế kỷ 16 thì Đại Việt đã dẫn đầu thế giới tiếp cận công nghệ tiền Zolzic, để rồi việc khám phá các thành tinh xa xôi trở nên dễ dàng hơn.
Đến đây thì tư liệu bị đứt quãng do quá trình chìm sâu dưới lòng đất hệ thống phần cứng lưu trữ thông tin đã hỏng hóc . Nhện Máy có cố gắng cũng chỉ có thể tìm kiếm từng chút một thông tin rời rạc để Ký có thể tổng hợp. Cho nên phần lớn lúc này thông tin là do Ngô Khảo Ký tự mình suy đoán ra.
Thế kỷ 16 có liên quan đến cuộc chiến chủng tộc giữa Human cùng một chủng có tên gọi Penor. Ngô Khảo Ký không rõ chủng Penor này từ đâu ra. Nhưng một vài thông tin lắt nhắt đưa lại thì chúng có liên quan mật thiết đến sao Hoả và một số quốc gia Châu Phi cũng như liên quan đến việc nhân bản vô tính gì đó.
Ngô Khảo Ký xem đến phần này thì rùng mình.
Nhân bản vô tính sinh vật bậc cao?
Đây là một hành động cực độ nguy hiểm, Ngô Khảo Ký từ lâu đã biết đến tổ chức hạt tinh thần. Mỗi sinh vật được sinh ra không chỉ có di truyền về mặt sinh học còn có di truyền về mặt linh hồn. Như vậy nhân loại có thể tạo ra sinh vật nhân bản về mặt sinh học vậy linh hồn của sinh vật ấy từ đâu mà thành?
Quy tắc thế giới này liệu chịu đựng được việc một loạt sinh vật bậc cao được nhân bản như vậy không?
Theo Ngô Khảo Ký hành động nhân bản Penor sẽ là nguyên nhân gây nên hỗn loạn và tổn thương rất đáng sợ tới quy tắc. Chính Ngô Khảo Ký trước kho chết đã áp đặt quy củ không nhân bản sinh vật có trí khôn mặc dù kho ấy công nghệ của nhân loại còn chưa hiểu nhân bản là gì.
Không ngờ mấy trăm năm sau nhân loại vẫn lâm vào sai lầm này.
Ngô Khảo Ký lắc đầu chán nản tiếp tục bơi trong các mẩu thông tin để khảo cứu về những gì đã xảy ra với thế giới này….
Buồn nhất đó là kẻ thực sự huỷ diệt thế giới này không phải chủng Penor gì đó mà chính Human đã làm việc này….
Thế kỷ 18 thì Penor và Human đã đình chiến và đi đến một thoả thuận chung sống hoà bình. Cả Human và Penor “bắt tay” cùng nhau xây dựng nên một xã hội chung ở Địa Cầu.
Những tưởng chiến tranh qua đi, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng sự thật thì không hề như vậy.…
Ngô Khảo Ký tìm được một bài nghiên cứu của một nhà xã hội học người Việt gốc Nhật có tên Saito Kohei.
Người này coi văn minh lần này là Kỷ Nhân Sinh, ông ta nói rằng; “ Kỷ nhân sinh hiện nay là một kỷ nguyên địa chất, trong đó các hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng tới toàn bộ Trái Đất và tàn phá hành tinh này. Với chủ nghĩa tư bản toàn cầu, chúng ta đã đạt được một xã hội thịnh vượng bằng cách khai thác các tài nguyên mới, cũng như thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta biết rằng điều này tạo ra một nghịch lý".
"Nghịch lý này xuất hiện dưới dạng đại dịch vi-rút corona. Tin xấu là COVID-19 không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng, cũng không phải cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà chúng ta phải đối mặt. Biến đổi khí hậu thậm chí còn nghiêm trọng hơn".
"Chủ nghĩa tư bản tiến lên phía trước trong bối cảnh các nước phát triển không ngừng mở ra các chân trời mới để tiếp cận lao động và tài nguyên thiên nhiên giá rẻ. Chủ nghĩa tư bản, theo định nghĩa của Marx, là quá trình gia tăng giá trị và tài sản một cách vô hạn như vậy".
Saito đã nhận ra việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên sẽ tiếp tục gia tăng khi một nền kinh tế phát triển. Và chủ nghĩa Tư Bản sẽ không bao giờ dừng lại.
Saito nói rằng Hoàng Đế Ngô Khảo Ký về cuối đời đã có ý tưởng gọi là "tài sản chung", tức những thứ thiết yếu đối với cuộc sống hằng ngày của như điện nước, giáo dục và chăm sóc y tế.
Nhưng thế kỷ 18 là chủ nghĩa tư bản và ngay cả Marxism ở Đông Á đã thương mại hoá hoặc thâu tóm tất cả mọi thứ trên Trái Đất để tạo ra lợi nhuận dành riêng cho một nhóm người.
Ngô Khảo Ký trầm ngâm nhớ lại. Những năm cuối đời đúng là Ký đắm chìm trong nghiên cứu để xây dựng một mô hình xã hội cho tương lai.
Ký đã từng đặt tên nó là Chủ “Nghĩa Xã Hội Sinh Thái” . Ở đó xã hội có biện pháp kiểm soát và thiết lập lại các "tài sản chung" này, không phải thông qua tư nhân hoá hay quốc hữu hoá. Ngô Khảo Ký mốn người dân nên chia sẻ và quản lý các "tài sản chung" hay hàng hoá công cộng này theo cách dân chủ, chứ không phó mặc cho thị trường.
Ngô Khảo Ký lúc đó nghĩ rằng khối tài sản hiện nay đã đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân loại. Nếu có thể gia tăng 'tài sản chung', chúng ta có thể đạt được một xã hội bền vững và bình đẳng như Marx từng mơ ước".
Đây là điều Ngô Khảo Ký mơ ước đến, một xã hội mà hắn muốn con cháu sẽ đạt đến , nhưng xem ra con cháu không những không đi theo hướng của Ký mong muốn mà còn đi ngược lại.
Phương Tây với chủ nghĩa tua bản toàn cầu, vô hạn phát triển và chiếm đoạt tài nguyên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đông Á tuy là phát tích chủ nghĩa Marxism từ Ngô Khảo Ký nhưng một tấm áo cà xa không làm nên thày chùa.
Rất nhiều quốc gia lúc ấy tuyên bố xã hội chủ nghĩa nhưng thực sự bọn hắn có hạn chế bản thân và dân chủ hoá “ tài sản chung” hay không? Hay bọn chúng chạy theo cuộc đua tăng trưởng kinh tế với tư bản phương Tây để rồi dẫn đến sự phá huỷ toang bộ môi trường sống trong mấy trăm năm như vậy?
Câu trả lời này khó nói vì Ngô Khảo Ký không còn tư liệu sau những năm thế kỷ 18.
Nhưng quả thật những thông tin này đã khiến Ngô Khảo Ký quá buồn…. mọi sự cố gắng của hắn trong một trăm năm cuối cùng vẫn là diệt vong…. Nhân loại a….