“ Chết tiệt cái thời tiết này … Euyun Alsaqr không biết không khí ở Đại Việt ra sao? Nghe nói mát lắm…” Rafīks Sabbah đứng ở mũi thuyền, cái miệng không ngừng hỏi liến thoắng…
“ Rafīks Sabbah bớt nhắc Đai Việt, tuy tàu này toàn người của chúng ta nhưng mà tai vách mạch rừng…” Euyun Alsaqr ( Mắt Ưng) nhỏ giọng nhắc nhở...
Lúc này năm chiến hạm hơi nước đang xình xịch đi vào vùng vịnh Suez. Nơi này thuyền bè có thể đi qua hay không thì phải hỏi đến Vương triều Hồi Giáo Nizaris có được qua hay không.
Từ hai ngày trước thì hải quân Vương triều Hồi Giáo Nizaris đã khóa cứng Hồng Hải, rất ít thuyền có thể qua lại nơi đây.
Lúc này Năm chiên hạm hơi nước mới lững thững tến vào Suez.
Thời này chưa có kênh đào Suez, biển Hồng Hải ăn sâu vào lục địa chia Châu Phi và Bán Đảo Ả Rập tách ra. Phía đầu cuối của Hồng Hải lại chia thành hai râu giống như chữ V đâm vào đại lục.
Cái râu bên trái là vịnh Suez cuối của kênh đào chính là thành bang Suez một bên cảng để chung chuyển hàng hóa đến bờ biển Địa Trung Hải cách đó 120km.
Còn cái râu bên phải là vịnh Askaba ( vịnh Aquaba ngày nay) phía cuối của vịnh này chính là thành Bang Askaba. Thành bang này kém phát triển hơn vì nó nối thông đến sa mạc. Từ đây đi đến Biển Chết 150km cũng là sa mạc. Mà từ đây đi đến Địa Trung Hải bờ biển 130km cũng là hoang mạc. Cho nên tuyến đường Askaba rất vắng, thành bang Askaba cũng không mấy phát triển.
Còn nói về hai cái râu này ở giữ chữ V chính là biển Bardawill và sa mạc cả mấy ngàn km vuông này rồi. Đây chính là chỗ Thập Tự Quân Tư Bản muốn đổ bộ.
Quay lại với năm chiến hạm Cog hơi nước đang chầm chậm tiến vào, họ chẳng có gì vội, như sách hướng dẫn tiếng Arab đã ghi rất chi tiết. Chạy với vận tốc nào thì bền động cơ... sử lý nước ra sao... than củi như thế nào đều rõ ràng rành mạch. Cho nên không có tình huống khẩn cấp thì bọn này rất nhởn nhơ đi lại. Vương triều Hồi Giáo Nizaris coi 15 chiến hạm Gog hơi nước là bảo vật quốc gia của họ, nâng niu còn không đủ nữa là.
Ngô Khảo Ký mà ở đây, nhìn thấy chiến hạm thiết kế chạy 19km/ giờ được chạy lề rề nư rùa 11-12 km giờ chắc là nước mắt lưng tròng quá.
“ Lúc này ở Đại Việt hẳn cũng nóng, nhưng mà có nhiều cây xanh, cả một màu xanh bạt ngàn trong mắt cho nên dịu lắm, nơi này thật sự .... quá khắc nghiệt rồi” Euyun Alsaqr ( Mắt Ưng) nói về Arab có chút thương cảm, đây chính là quê hương của hắn. Khắc nghiệt khô cằn, các thị tộc vì miếng cơm manh áo mà chiến loạn liên miên, người người ly tán thật quá khổ.
Trong mắt Euyun Alsaqr ( Mắt Ưng) đó là có thể làm gì để Arab được ấm no hạnh phúc như 1/10 Đại Việt đã là quá tốt. Hắn là công dân Đại Việt chân chính, nhưng hắn vẫn có tình cảm với quê hương , nới hắn sinh ra.
Trong đầu Euyun Alsaqr ( Mắt Ưng) có ý nghĩ điên rồ, nếu tất cả Arab thuộc về Đế Quốc, người dân ở đây được hưởng đãi ngộ của con dân Đế Quốc thì tốt biết bao. Thật ra đây cũng là tư tưởng của Hassan-i Sabbah.
Hassan-i Sabbah là một nhà tư tưởng, một nhà truyền giáo. Cái hắn muốn là người dân theo đạo Nizaris có ảnh hưởng mạnh của Marxism có thể được hưởng hạnh phúc ấm no. Những thứ như quyền lực, Hộ Sát Thủ và nhiều thứ dã man khác chỉ là công cụ để hắn đạt được lý tưởng của mình. Cho nên sau khi đến Thăng Long thì Hassan-i Sabbah mới hiểu. Cái hắn cần là gì, là một cuộc sống như ở Đại Việt đối với người Arab. Hassan-i Sabbah có Marxism nhưng cũng có tư tưởng dân tộc, có tôn giáo niềm tin, và hắn đang dung hòa cả ba thứ.
Theo Hassan-i Sabbah thì đấu tranh giai cấp giải phóng nô lệ để sau, trước tiên phải giải phóng dân tộc mà dân tộc của hắn lại theo trường phái tôn giáo. Tức là đối với Hassan-i Sabbah thì chung tôn giáo Nizaris chính là chung dân tộc. Cho nên học thuyêt của Hassan-i Sabbah cũng khiến Ngô Khảo Ký rất ngỡ ngàng.
Vì sao? vì Hassan-i Sabbah đang dung cả ba thứ lại với nhau, và không hiểu sao hắn có thể làm được.
Tức là Hassan-i Sabbah tìm được Marx và coi nó làm gốc chỉnh đốn lại tư tưởng giáo phái Nizaris làm nguồn cội. Hắn lại lấy Luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Ngô Khảo Ký dựa vào Lenin và tình hình thực tế Đông Á viết ra để làm phương pháp luận. Kể từ đó Hassan-i Sabbah đang cố gắng ngày một dung hòa cả ba thứ Mark làm gốc rễ cải tạo Nizaris, lấy giả phóng dân tộc ở Arab bán đảo làm phương pháp luận trong thời điểm hiện tại , còn vấn đề đấu tranh giai cấp giải phóng nô lệ thì hắn đặt sau khi giải phóng dân tộc.
Nhưng điểm mà Ngô Khảo Ký đánh giá rất cao Hassan-i Sabbah đó là hai từ dân tộc của hắn có ý nghĩa rất rộng, đó là ai là tín đồ của Nizaris thì đó là dân tộc của hắn. Nhưng Nizaris bản chất lại là Marxism thẩm thấu đã thành cốt lõi, từ đó có thể thấy đây là tôn giáo nhưng lại là một Đảng phái tư tưởng Marxism rất khó hình dung thứ này.
Nhưng Ngô Khảo Ký phải cảnh báo rõ Hassan-i Sabbah, có thể truyền giáo, có thể truyền đạo, có thể truyền tư tưởng Marxism nhưng không dùng vũ lực , tàn sát ép buộc, ai theo thì theo đó là quyền lựa chọn của họ. Vì Ngô Khảo Ký sợ Hassan-i Sabbah đi theo lối này nếu không cẩn thận sẽ thành cực đoan, cực hữu. Ranh giới giữa thiên thần và ác quỷ luôn mong manh vậy thay.
Nói thật Ngô Khảo Ký là thày của Hassan-i Sabbah thật nhưng cũng phải phục tinh thần của người học trò này, tuổi tác họ chỉ chênh nhau ba bốn tuổi, nhưng tình thày trò, tình truyền đạo là thực sự rất nồng đậm. Ngô Khảo Ký coi Hassan-i Sabbah là học trò suất sắc nhất mà hắn từng nhận. Hassan-i Sabbah coi Ngô Khảo Ký là người thầy cả đời của mình, tôn trọng vô cùng. Mặc dù giữa hai người đôi lúc tranh cãi chết đi sống lại, nhưng đó là tranh luận để tìm ra chân lý. Ngô Khảo Ký không bảo thủ, vì dựa vào nhiều ý tưởng của Hassan-i Sabbah mà hắn cũng đang hoàn thiện hệ thống Mark của Đại Việt sao cho phù hợp hoàn cảnh. Marx – Lenin chưa hẳn đã hoàn toàn hoàn chỉnh phù hợp tuyệt đối Đại Việt lúc này. Mặc dù nó rất tốt, rất ứng dụng nhưng phải luôn tìm điểm chưa hợp lý để cải cách. Ngô Khảo Ký cũng học được rất nhiều từ Hassan-i Sabbah .
Con đường tìm chân lý , tìm con đường cách mệnh cho Arab của Hassan-i Sabbah cứ như vậy đó, trắc trở nhưng đang vững từng bước chân. Chí ít hắn có một người thầy đủ tầm để ngăn cản tư tưởng cực hữu , cực đoan... rất cảm ơn thầy.
“ Thầy hiện giờ đang làm gì nhỉ?” Hassan-i Sabbah cũng trên tàu, hăn buông xuống quyển sách dày cộm “Luận Cương Những Vấn Đề Thuộc Và Địa Của V.I.Lênin” . Trên bàn làm việc của hắn cũng dầy những cuốn sách dày không kém , đây là Ngô Khảo Ký có thể nhớ lại tất cả những gì hắn đã được học trong 8 năm trải dài mà dần ghi lại bổ xung lại những điểm thiếu sót mà hắn quyên trước đó.
Có thể nói Ngô Khảo Ký cũng không sai biệt so với Hassan-i Sabbah lúc này, bên cạnh Ký luôn là sách vở, hắn chỉ cần chạm vào một vấn đề, sau đó chợt lóe lên trí nhớ về Marx – Lênin thì hắn sẽ ghi chép cụ thể. Có điều Ngô Khảo Ký rất cẩn thận với từng bước đi của mình để tránh việc sau này con cháu sẽ hướng về sự mở đường cho một thứ tương tự chủ nghĩa Stalin sau này.
“ Thật không hiểu người tên Vladimir Ilyich Lenin này là ai? Rõ ràng những thứ này là thày viết ra Vladimir Ilyich Lenin – Karl Marx tìm khắp nơi không thấy có bón dáng tung tích gì.... Vậy mà công lao của thầy sao lại dùng tên người khác...?”
Hassan cảm thấy bất bình cho thầy, hắn thấy Ngô Khảo Ký ngày đêm mất ăn mất ngủ viết sách, thi thoảng đang làm việc ở triều đình mà nghĩ ra gì đó cũng dừng cả lại mà viết lách… đây rõ là chỉ người thầy của hắn nghĩ ra mà ? Tại sao phải đề tên người khác.
Nếu là thần thánh nào đó tên Vladimir Ilyich Lenin – Karl Marx thì Hassan có thể lý giải, nhưng đã rất nhiều lần Hassan hỏi thầy. Câu trả lời luôn là “ Hai người này không phải thần, phật chỉ là con người bằng xương bằng thịt, nhưng họ là những người còn vĩ đại hơn thần phật mà nhân loại tưởng tưởng trong đầu. Vì họ mang đến cho chúng ta là một hệ tư tưởng xã hội văn minh. Những thứ mê tín dị đoan… thánh ân này nọ nhảm nhí phù du không cần để ý đến”.
“ Người thầy này thật khổ…” Hassan nhìn về phương đông cảm thán, hắn tự cảm thấy mình đã khắc khổ nhưng so với người thầy kia quả thật một góc không bằng.
Quản lý một đế quốc hãi hùng rộng lớn với cả mấy chục dân tộc khác nhau, ngàn việc vạn việc mỗi ngày, lại còn phải phát triển công nghệ khoa học, y tế. Lại còn phải quản lý quân sự.. và nặng nhất là nghiên cứu tư tưởng cho người dân Đế quốc.
Đã nhiều lần Hassan hỏi thầy “ Hãy thư giãn nghỉ ngơi”
Thầy chỉ lắc đầu “ Thời gian của con người là hạn hẹp, ta năm nay 40 chỉ còn lại 15-20 năm là minh mẫn nhất, cho nên phải tận dụng. Có nhiều thứ ta muốn để lại cho con cháu.. không phải để lại vũ khí cho bọn họ giết người, không phải để lại tiền bạc cho bọn chúng phung phí. Ta muốn để lại thứ quan trọng nhất đó chính là một hệ tư tưởng, nó sẽ trường tồn ngay cả khi Đế Quốc này tan vỡ… con dân Đế Quốc này bất kể dân tộc nào, nếu có tư tưởng sáng suốt cùng chính đạo thì ở đâu đi đâu đều được kính trọng. Cái đó mới là vốn gốc mà ta muốn để lại. Hai vị vĩ nhân kia kiến thức còn ở chỗ này. Nhưng ta sợ mình già rồi sẽ không thể nhớ ra những thiếu sót… cho nên phải tranh thủ…” Thầy cười.. nụ cười chát đắng.. tuổi tác luôn là kẻ thù của những người có hoài bão.
Thầy không già , thậm chí bề ngoài còn trẻ hơn Hassan , sau này Hassan ở căn phòng kia thì hắn đã hiểu vì sao thầy nhìn trẻ vậy.
Nhưng thầy đang lo lắng… vì đối thủ của thầy là một đám Fascism còn trẻ tuổi… thầy lo lắng, trò sẽ gánh vác.
Hassan mắt ưng vằn lên tia máu nhìn về phương Tây.
Hắn không biết Vladimir Ilyich Lenin là ai nhưng hắn rất tâm huyết một câu của con người này. Đó là một câu truyện ví dụ về mộ Công Xã ở đâu đó, có lẽ là một thế giới nào đó mà Thầy và Vladimir Ilyich Lenin đã từng sinh sống. Nơi đó có một cuộc cách mạng giai cấp nhưng thất bại, Hassan-i Sabbah đã nghiên cứu đi nghiên cứu lại bài học này.
"Sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải quyết đoán trong việc tiêu diệt những kẻ thù của mình" Hassan-i Sabbah rất tâm huyết đôi với nhận định này của Vladimir Ilyich Lenin sau khi đọc về tình huống của cách mạng Công Xã kia.
“Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục 'chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt,' họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ.... Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Pariona, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Veronox tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5”
Đây là Ngô Khảo Ký viết lại sự kiện cách mạng Công Xã Paris như một bài học, nhưng hắn thay đổi tên các địa danh trong đó.
Ngô Khảo Ký tôn trọng các vĩ nhân, có chết hắn cũng không dám mạo danh mình đối với họ, Ký có liêm xỉ, con người nên có liêm xỉ.
“ Cách mạng nửa chừng không phải cách mạng, khoan dung quá đáng là tự làm hại bản thân....” Hassan-i Sabbah lầm bầm....