“Chuẩn bị qua sông...” Ngô Văn Tứ trực tiếp cầm trên tay cờ lệnh gầm lên ra lệnh.
Bờ bắc Sông Hoi ( Sông Bến Hải) khi này đã lúc nha lúc nhúc binh lính Tân Bình, cả đám đều đeo trên lưng cờ nhỏ màu sắc khác nhau tạo thành các khối riêng biệt, nhìn thật quy củ.
Bên sông từng bè gỗ đã được chuẩn bị từ rất lâu trước đó được bọn họ đẩy xuống nước.
Đây là một cuộc đổ bộ chiến đã được quân Tân Bình luyện tập rất nhiều lần trên sông Linh Giang ở Bố Chính, bọn họ không nhớ nổi đã luyện tập đổ bộ như vậy bao nhiêu lần trong chín tháng qua. Thậm chí nói hơi quá, lúc này bọn họ nhắm mắt cũng biết mình nên làm gì tiếp theo.
Từng nhóm binh lính Tân Bình hạ xuống mặt nạ che mặt, tay lăm lăm vũ khí rậm rạp bước chân lên 30 bè gỗ lớn. Đứa nào cũng mũ sắt kín đầu, giáp thép kín ngực vai, cánh tay có phiến gáp mỏng che khuất. Một đám được trang bị đến tận răng mà hùng dũng tiến lên.
Đây chỉ là tinh binh, nhưng nhìn mỗi đứa đều cường tráng, cơ bắp đứa nào đứa ấy cuồn cuộn nổi như trâu mộng.
Tráng binh không phải tự nhiên mà có , bọn chúng được tiền đắp lên, nuôi dưỡng mà thành.
Nhìn quân Tân Bình thì đừng chỉ nhìn chan bị, có thể trang bị của bọn hắn đắt đỏ nhưng chi phí trang bị còn lâu mới bì lại chi phí ăn uống vỗ mập trong 9 tháng qua bọn hắn được hưởng dụng.
Chế độ luyện tập nặng nhưng khoa học, cộng thêm chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vệ sinh cùng việc tẩy giun sán bằng mủ đu đủ đã khiến đám thường bịn trong tay Ngô Khảo Ký toàn bộ biến thành tráng binh , tinh binh.
Để đầu tư một nhánh quân đội như vậy thì Ngô Khảo Ký đã tốn không biết bao nhiêu tiền bạc cùng công sức.
Cũng may hắn nắm trong tay công nghệ đúc tiền chứ nếu không thì Ký cũng chịu không nổi. Thêm vào đó Ngô Khảo Ký rất có ý thức thực hiện các hợp tác xã trang trại chuyên nuôi gà, lợn, vịt tập trung và quy mô, kể từ đó hắn mới có đủ năng lực cung cấp protein cho binh lính.
Việc chăn nuôi tập trung hình thức trang trại gia súc gia cầm chưa từng có ở thời đại này, đa phần nuôi dưỡng đều là thả dông hay nuôi nhỏ lẻ. Cho nên việc xây dựng chuồng trại nuôi tập trung đã có hiệu quả cực cao.
Thêm vào đó Ngô Khảo Ký đầu tư mạnh cho ngư nghiệp cùng nuôi cá trong ao hồ… kể từ đó dinh dưỡng không chỉ cho quân sĩ mà cho toàn bộ người dân đều tăng lên.
Về trang bị thì binh sĩ Tân Bình mỗi cá nhân đều không thua kém bất kể thân binh thế tộc nào ở Đông Á. Nếu nói về chất lượng trang bị thậm chí đám binh sĩ Tân Bình còn vượt qua bất kể một cánh quân nào ở khu vực.
Đáng kể nhất phải nói đế khôi giáp của quân Tân Bình, quả thật quá mạnh so với phần còn lại của thế giới.
Máy cán thép ra đời, thép lỏng từ lò Bessemer lại nhiều và dễ tạo khuôn, cho nên tấm thép mỏng đối với Bố Chính là rất dễ sản xuất.
Áo giáp của Bố Chính được chế tạo hàng loạt theo các quy trình xác định. Ví dụ như ở Tuyên Hoá có chức năng nung quặng luyện thép, có sẵn nguyên liệu than củi cho nên xây dựng các lò phản xạ phục vụ quá trình cán thép.
Thép nóng đỏ được đi qua các máy cán đủ khích cỡ sau đó được cán mỏng thành những tấm thép 2mm. Chúng được vận chuyển theo đường thuỷ dọc theo sông Linh Giang về thành Tòng Chất bờ Bắc con sông này.
Tòng Chất là một khu công nghiệm quân sự quy mô cùng hệ thống bảo mật nhiều tầng canh gác, nơi này dường như chỉ có thợ thủ công các ngành nghề sinh hoạt cùng gia đình.
Các tấm thép mỏng được cho vào các máy dập cắt. Sau đó được đưa đến khu ép tạo hình biến chúng thành các tấm thép cong đúng quy chuẩn có thể dễ dàng làm chệch hướng vũ khí tấn công.
Công đoạn tiếp theo cần thợ tay nghề để gò cong các mép thấp giáp tạo thành các gờ ngăn cản vũ khí trượt mà xuyên vào các khe hở.
Cuối cùng là công đoạn gia công lắp giáp các tấm giáp bởi đai da và đinh thép, đồng.
Quy trình rõ ràng quy củ, công nhân mỗi một quy trình chỉ phải học cho thuần thục một vài kỹ năng liên quan cho nên tay nghề ngày càng thành thạo, tốc độ sản xuất cực nhanh.
Số lượng chiến giáp ngày một tăng mạnh , chất lượng thì ngày một cao lên. Với quy trình sản xuất này thì tốc độ chế tạo giáp của Bố Chính nhanh gấp nhiều lần tại Thăng Long vẫn đang dùng búa để rèn mỏng các tấm thép.
Số lượng công tượng ở Bố Chính ban đầu chẳng bằng 1/20 Thăng Long, nhưng sau 9 tháng thì số lượng công tượng Bố Chính đã tăng gấp 10 lần bởi lẽ bọn họ chỉ phải học kỹ năng của một vài công đoạn cho nên đào tạo dễ dàng hơn nhiều.
Với thiết kế chiến giáp hợp lý, cường đại, lại thêm chất lượng thép tốt, lúc này để làm bị thương binh sĩ Tân Bình là một việc hết sức khó khăn đối với quân địch.
Sông Hoi không lớn… Trại binh Bến Hoi ( Bến Hải ngày nay) bên kia sông quân Chăm cũng đã nhìn rõ hành động của quân Đại Việt.
Ngô Khảo Ký không tiến hành dạ tập, bởi lẽ không cần thiết. Hắn có tự tin thẳng mặt trực tiếp đánh tan thuỷ trại này của quân Chiêm.
Thuỷ Trại Bến Hoi của chiêm Thành lập tức vang lên tiếng tù và, tiếng chiêng báo động, nơi này có đến 500 thuỷ binh. Đây là một lực lượng quân tương đối lớn.
Bình thường trú đóng đối diện thì trại quân Đại Việt trước đây cũng chỉ tầm 200-250 người mà thôi. Cho nên trại của quân Chăm cũng tương tự, có điều hoàng tử Pang nuôi ý định đánh úp Tân Bình cho nên đã âm thầm huy động thêm quân ở đây chờ đợi thời điểm thích hợp sẽ qua sông làm thịt người Việt.
Có điều quân Tân Bình do Ngô Khảo Ký chỉ huy đã nhanh hơn.
Ba ngày trước Ngô Khảo Ký thuận theo chiều gió đã dùng đội chiến hạm của mình tiến tới Ma Linh và đổ bộ 1000 quân tại bãi biển Vĩnh Thái sau đó cho bộ binh di chuyển 15km bí mật tiến tới bờ sông Hoi.
Chuyện này cũng không thể trách hoàng tử Pang chậm trễ được vì thời này mỗi một cuộc hành quân tiến công đều liên quan chặt chẽ đến thời tiết.
Ví như Chiêm Thành muốn tấn công Tân Bình phải chờ đến qua tháng 9 thuận gió mới có thể đánh về phương Bắc. Không có thuỷ binh kết hợp thì Chiêm Thành không thể đơn giản đánh chiếm cả một mảng đồng bằng hẹp dài với ba châu Ma Linh , Địa Lý, Bố Chính.
Tương tự Lý Thường Kiệt trong lịch sử muốn đánh Ung Châu cũng phải chờ đến qua tháng 10 mói xuất quân, đơn giản vì chờ đợi thuận gió.
Cũng chính vì nguyên nhân thời tiết như vậy mà Ngô Khảo Ký kiểu gì cũng sẽ thuận gió mà công phạt Châu Ô ( Quảng Trị) trước khi hoàng tử Pang thực sự động binh.
Đoàn bè gỗ đặc biệt chuyên dụng của quân Tân Bình ầm ầm xông ra từ sông Sa Lung lao thẳng đến trại binh bên kia ngã ba sông Sa Lung- Sông Hoi mà tấn công ( vị trí cầu Hiền Lương thời hiện đại). Tuy quân Chiêm Thành phòng bị rất kỹ lưỡng và liên tục canh phòng nghiêm ngặt nhưng họ không thể ngờ nổi Đại Việt lại bất ngờ tập kích với số lương lớn như vậy.
Hàng dài quân Chiêm cũng đã tụ tập trên cầu cảng, chuẩn bị lên thuyền ứng chiến.
Nhưng bất ngờ lúc này một loạt tiếng sấm nổ inh tai nhức óc vang lên.
Trời quan mây tạnh làm sao có thể có tiếng sấm như vậy, lại không phải chỉ có một tiếng sấm mà là hàng chục, hàng trăm tiếng Sấm rền vang.
Quân Chiêm chưa kịp định thần thì từ trên trời những quả đạn sắt đã dọi xuốn đầu bọn họ.
Thì ra quân Tân bình đã bí mật vận chuyển 30 khẩu pháo 12 pound bố trí bên bờ đối diện. Sông Hoi chỉ 200m toàn toàn nằm trong phạm vi pháo kích của pháo binh Tân Bình.
Dĩ nhiên việc bắn chính xác mục tiêu vẫn rất khó khăn, nhưng bên kia sông doanh trại quân Chiêm là một mục tiêu lớn với chiến hạm xếp chi chít và quân sĩ đang tập trung trên cầu cảng. Đây chính là mục tiêu cực kỳ dễ dàng cho pháo binh Tân Bình luyện tay thực chiến.
Người Chiêm hoàn toàn bất ngờ, họ thậm chí còn không hiểu chuyện gì xảy ra, không biết bị tấn công từ đâu, bởi lẽ họ không nghĩ đến Đại Việt có thể từ bên kia sông mà vươn tới tấn công bọn họ.
Ba mươi khẩu pháo 12 pound tuy tầm bắn thấp chỉ hiệu quả trong 400m, nhưng khoảng cách này thì chỉ chỉ cần pháo binh không quá tồi thì chỉ trong 1-2 lượt bắn dò có thể chỉnh hướng để tàn phá mục tiêu xác định.
Hai trăm mét có là bao, các pháo binh Tân Bình thoải mái xạ kích mà không sợ đối phương đánh trả, họ càng đánh càng tự tin, từng phát pháo càng trở nên chính xác hơn.
Mỗi quả đạn 12 pound rơi vào đám đông binh sĩ Chiêm đang tụ tập nhốn nháo bên bến tầu đều có thể gây sát thương cho cả chục người... Chỉ cần tỉ lệ chính xác tầm 30-35% cũng đủ để quét tan đám binh 500 người kia trong 5-7 loạt đạn.
Tất nhiên quân Chiêm có hoảng loạn nhưng bọn họ rất nhanh nhận ra bị tấn công từ bên kia sông với vũ khí kỳ dị của người Việt. Chỉ huy quân Chiêm tại đây mau chóng cho quân lui lại tránh thương vong nặng nề hơn.
Chỉ chờ có vậy... ba mươi bè gỗ chuyên đổ bộ của quân Tân Bình chờ đợi sẵn từ mé phảo lập tức chèo nhanh mà lao về phía thủy doanh của quân Chiêm.
Một cuộc đổ bộ quy mô với phương thức hiện đại chuẩn bị diễn ra ở thế kỷ 11.
Phương pháp chiến tranh dùng pháo binh dọn dẹp sau đó để quân đội số lượng tiến lên chiếm lĩnh vị trí là một phương pháp mới hoàn toàn so với học thuyết chiến tranh thời này. Nó rất khó chống cự nếu đối phương không hiểu rõ và không có kinh nghiệm.