Chương 651: Kim Xỉ tộc công Quan Ải
Lại nói về Survar-Kum dẫn quân mấy trại người Kim Xỉ tấn công trực tiếp Bình Tây Quan Ải.
Đây toàn là đám quân mạnh mẽ thuộc tầng lớp cao trong xã hội Kim Xỉ. Chỉ có một số lượng tầm 2 ngàn trong 7 ngàn là quân thuộc tầng lớp nô lệ. Đám này chính là pháo hôi công thành đây mà.
Từ Trại Bàn Dốc cho đến chính diện Bình Tây Quan Ải đúng chính xác 11km đường tiểu lộ rừng thưa, nhưng đoạnh cách Bình Tây Quan Ải tầm 2km thì địa hình bằng phẳng ra như khiểu một thung lũng đồng bằng cũng có thể chứa được mấy ngàn quân.
Đại quân Kim Xỉ đóng cách quan ải đúng 2km mà quan sát.
Survar-Kum không hề biết, hắn rời đi hai ngày thì biệt kích Đại Việt đã lao vào Bàn Dốc Trại, trong đêm tối một trận giết chóc tàn bạo diễn ra, hai trăm Ô Di quý tộc bị giết sạch sẽ. Lực lượng biệt kích để đánh điểm và thọc sâu tiêu diệt nhân vật quan trọng. Cho nên ngay khi các chiến binh Miêu, Mèo, Mường phát động tấn công Bạch Di khu trên toàn mặt trận thì Biệt Kích cường đại đã diệt sạch Nô Lô Bàn Dốc một chi này quý tộc.
Phụ nữ, trẻ em người già nhóm Ô Di quý tộc đều bị bắt lại giam giữ.
Trong trận chiến này sự cường đại của biệt kích, sự vượt trội của trang bị, sự tấn công bất ngờ với kế hoạch chu đáo lại làm nên tên tuổi của Đại Việt biệt kích nhóm. Chỉ có một vài người bị thương nhẹ, không có ai tử thương.
Trong khi đó nhóm Miêu, Mèo Mường cũng được trang bị tận rang, số lượng lại nhiều gấp ba lần địch nhân vậy mà vẫn chịu tổn thất gần năm mươi người mới có thể bình định được Bạch Di nhóm bị đánh bất ngờ.
Có thể thấy trong thời đại vũ khí lạnh này, muốn chiến thắng đối thủ với cực ít thương vong là không thể.
Lần này sở dĩ nhóm Miêu quân có tổn thất bởi lẽ chưa vô hiệu hóa được chó canh gác của trại địch, cho nên không tạo thành thế tấn công thực sự bất ngờ. Quân Nộ lô vẫn có thời gian kịp yếu ớt phản kích. Dĩ nhiên sự phản kích này không có là vấn đề với biệt kích, nhưng nó vẫn gây tổn thương nhất định cho quân tinh nhuệ Miêu, Mèo, Mường.
Kết quả gần năm trăm Bạch Ô binh bị chém chết hai trăm mới đầu hàng, Miêu Mường quân chết hai mươi ba người, bị thương nặng nhẹ hơn bốn mươi người mới đàn áp được binh lính của trại này.
Nên nhớ đây là tinh nhuệ Miêu- Mường đã chọn lọc, trang bị toàn là siêu cường giáp Segmentata, giáp lưới, vũ khí cũng là sắc bén nhất, toàn là lấy ba bốn người chém một Bạch Di binh. Vậy mà vẫn có hai mươi mấy binh sĩ tử nạn, nếu là chiến giáp kém hơn có lẽ nhân số thương vong sẽ không chỉ là số này.
Đám Di lão hơn trăm thăng đi theo quân bắt đầu bủa ra các khu của nô lệ để trấn an họ đồng thời giải thích về việc giải phóng cùng phân ruộng đất.
Đều là người Di, đều xuất thân nô lệ, hai trại lại cách nhau có 10 km cho nên cũng hay qua lại. Chính vì lẽ này thuyết phục, trấn an không khó. Thậm chí nhiều thanh niên nô lệ Bàn Dốc to gan đã ra ngoài phụ trợ cho quân Đại Việt thu dọn chiến trường.
Đến đây có thể nói đường lui của Kim Xỉ quân bị chặn hoàn toàn.
Survar-Kum vẫn chưa hay biết gì về tình hình sau lưng của mình, hắn cho quân nghỉ ngơi một đêm sau đó để hai ngàn binh nô lệ pháo hôi thử tấn công quan Ải.
Ngô Khảo Tứ lười dùng pháo, hắn muốn dụ quân Kim Xỉ tấn công mạnh để làm một mẻ cho nên chỉ dùng nỏ mạnh thủ thành.
Nói về trang bị của đám người Đại Lý có một đặc điểm.
Vũ khí khôi giám phần lớn tự trang bị. Ví như nhóm Bạch Di sẽ được Ô Di cấp lương bổng , từ đó tự cân đối mà trang bị vũ khí, trang bị không tốt thì chết ở chiếm trường.
Chỉ có Bạch Tộc Đại Lý và Côn Minh mới xây dựng quân thường trực khá mạnh và trang bị là do triều đình quy thức trang bị.
Thật ra hai hình thức không khác nhau bao nhiêu, bên Di lão 37 bộ là cho quân sĩ lương bổng rồi để bọn hắn dùng tiền đó mà trang bị vũ khí cho bản thân, do vậy vẫn là quân thường trực nhưng vũ khí khôi giáp tán loạn chế thức không đồng đều.
Còn Bạch Tộc có quy củ hơn, đã biết xây dựng quân chính quy gọi là La Tư Tử, đây là quân thuộc triều đình, do triều đình góp nhặt lượng nhỏ từ các thế gia như Đoàn , Cao, Đổng , Lý , Triệu , Dương mà thành, thống nhất trang bị. Nhánh quân này vẫn là lấy Đoàn -Cao nhị tộc đông nhất tỉ lệ.
Ngoài ra Đại Lý Bạch Tộc còn có quân địa phương nhưng thực tế là quân phiệt thế gia cát cứ quân đội.
Chế thức giáp của người Đại Lý thì đa phần quý tộc dùng giáp da, rất ít giáp bằng gang, sắt thấy được ở nơi này.
Giáp da thường làm nhiều lớp từ da voi, bò, trâu, tê giác.
Nhiều nhất từ da trâu, da voi- tê cũng có nhưng đều tính là giáp quý cho những kẻ cao cấp quý tộc.
Giáp Thân của Đại Lý gồm 3 phần, phần thứ nhất là quây che ngực lưng như mộ chiếc áo ba lỗ bằng da, được may bằng da tấm lớn sau đó dán vào nhau từ hai hay nhiều lớp, kẻ có tiền sẽ sơn mài để chống ẩm, mưa. Phần giáp này rất dày, nặng có khi dày tới 1cm và nặng không kém giáp thép có cùng khả năng phòng thủ.
Phần thứ hai là vẫy che đùi, bộ hạ, may kiểu Lamellar với các tấm là da vuông, thật ra phần váy làm cho đẹp, sức phòng thủ hạn chế. Lamellar gang , sắt còn yếu nữa là Lamellar đơn lớp hai lớp da.
Phần thứ ba của giáp thân đó là các lớp ga dày nhiều lớp che cổ và bả vai, mũ bảo vệ tay, ống đồng đều là da hết.
Thật người Đại Lý có mỏ sắt, trình độ luyện kim thua Tống , bằng Đại Việt thời Lê Thánh Tông nhưng không hiểu sao họ không có đam mê với thiết giáp mà trung thành với giáp da.
Quý tộc cùng lượng ít thân binh, kỵ bịnh được trang bị loại giáp da dày này.
Đám binh sĩ thì thường dùng là giáp mây tre đan. Khiên mây tre, mũ mây tre. Cũng là một nét đặc sắc ở Đại Lý.
Phong cách này của hai tộc Di- Bạch ảnh hưởng tới các cộng đồng nhỏ khác như Kim Xỉ ( Thái Luân) và H”mong. Đám này cũng chuộng giáp mây và giáp da như vậy.
Đám quân của Survar-Kum cũng vậy, binh sĩ chia làm ba bộ phận, quý tộc,thân binh giáp da sơn đỏ, binh sĩ trung kiên giáp mây, nô lệ binh… không giáp mũ gì, quấn khố cởi trần cùng lắm có thêm manh áo vải, vác theo thang tre, thang gỗ, cầm giáo mác đao quắm lao về đầu thành Quan Ải.
Ngô Khảo Tứ đứng trên đầu thành bỏ xuống kính viễn vọng mà lắc đầu thương hại. Tất nhiên thương hại thì thương hại, chiến tranh không có nhân từ được, nhân từ cùng kẻ địch chính là tàn nhẫn với bản thân.
Thật ra Khảo Tứ cũng không có coi thường gì đám quân trước mặt.
Nhớ về Đại Việt trước đây hơn mười năm khác bọn họ sao.
Chỉ có tướng quân, quý tộc mới có giáp da, giáp gang quang minh khải. Thân binh có giáp quang minh khải bản rút gọn nếu chủ giàu có, không thì cũng là giáp da hai lớp gì đó, khá khẩm thì có một tấm gang che ngực bụng.
Lính Thiên Tử quân mang tiếng tinh nhuệ được trang bị mạnh lúc đó cũng chỉ có khiên mây, áo vải thô có hộ tâm kính tròn nhỏ. Mũ tứ phương da không có tác dụng phòng ngự bao nhiêu. Hương binh thì đúng như đám nô lệ binh này, cởi trần hay áo vải mà xung trận.
Không có Nhị Thánh thì lấy đâu ra ngày hôm nay?
Lại nói giáp mây, tre không quá khó làm tại sao không cho hương dân, nô lệ tự chuẩn bị.
Nói thật đó là chính sách của triều đình, của quý tộc , của thủ lãnh.
Vũ khí thời này có thể thoải mái thoáng thoáng một chút , nhưng áo giáp chính là cấm tàng tư tuyệt đối. Sở dĩ có điều này vì giáp mới chính là sự phân biệt giữa quân triều đình, quân chính quy, quân quý tộc và dân đen, nô lệ. Không có giáp thì các thế lực cai trị dễ dàng hơn nhiều trong việc đè bẹp các cuộc bạo loạn của dân đen hay nô lệ.
Pặc pặc pặc….
Vù vù vù
Phập phập….
Lạnh lùng , tàn nhẫn, không vị tha.
Đại Việt mũi tên có thể nói như rừng.
Nhất là từ khi vận dụng công nghệ ngâm gỗ xốp cùng dung dịch NaOH và NaSO4 thì số lượng mũi tên càng tăng mạnh.
Mũi tên gỗ so với mũi tên tre vót thì có nhiều ưu điểm về độ thẳng, trọng lượng quy chuẩn, chế tác số lượng lớn vì có máy tiện. Nhưng mũi tên gỗ nếu dùng gỗ tốt để chế tạo thì lãng phí, gỗ xốp thì không đủ chất lượng cũng như độ đàn hồi.
Nhưng nếu kết hợp ngâm dung dịch cùng ép 50% thì mọi chuyện sẽ khác.
Tức là ép cho thẳng ép cho tăng cường độ nhưng lại không ép quá nhiều, kể từ đó sự tái phục hồi hình dáng khi gặp ẩm cũng giảm đi. Trọng lượng, sự đàn hồi thân tên cũng đủ tốt. Quét một lớp sơn nhựa đường chống ẩm đủ để bảo quản khá lâu.
Từ đó gỗ loại 5-6 ép thành cường độ loại 4 đã đủ dùng, chất lượng mũi tên siêu cấp tốt. Số lượng khỏi phải bàn cãi vì các khu công nghiệp xưởng quân khí đầy đủ máy móc sức nước ngày đêm sản xuất.
Nguồn nguyên liệu thì dồi dào vô cùng.
Chế một mũi tên thân tre còn phải ngồi hơ lửa, uốn nắn mệt mỏi, nhưng gỗ xẻ ra một loạt, đem ngâm tẩm đồng thời số lượng lớn rồi cho vào hàng loạt khuôn ép. Công nghệ đã thành dây truyền. Nhìn tuy rắc rối nhưng hết mẻ này sẽ có mẻ khác gỗ liên tiếp cho nên không bao giờ phải lo về vấn đề thiếu mũi tên.
Mũi tên như mưa rào, dăng đầy trời trút xuống đầu quân Kim Xỉ không hề có giáp mão bảo vệ.
Đây là cường nỏ, tầm bắn 120-130m là bình thường với góc bắn 45 độ. Thật ra Ký có thể chế tạo nỏ Genoa siêu cường với tầm bắn 300m như trong truyền của người Pháp thế nhưng loại này nỏ cần tuyển chọn thép chất lượng tốt làm cánh, dây cung cũng phức tạp hơn, lực kéo kinh khủng lên đến 1500lbs- 2000 lbs cho dù có hệ thống dòng dọc trợ lực thì cũng chỉ giảm xuống tầm 1000- 1500 lbs thứ này không thể dùng hệ thống Goat’s foot thanh gập để lên dây mà phải dùng hệ thống Windlass® hay hệ thống Cranequin®, hai thứ này quá phức tạp và lên dây tốn thời gian vô cùng.
Tất nhiên Windlass hay Cranequin thì Bố Chính-Thăng Long vẫn hoàn toàn có thể chế tạo dễ dàng nhưng chúng chưa thực sự cần thiết vì lớp nỏ 550 lbs của Đại Việt lúc này vẫn là bá thiên hạ về tầm bắn xa, không cần thiết phải giảm tốc độ bắn để đổi lấy tầm xa hơn nữa trong thời điểm hiện tại.
170m góc 45° đã là ngoài tầm phủ sóng của mọi loại cung tên thời này ở Đông Á.
Chuyện gì đến cũng phải đến thôi, 200m chiều dài tường thành, lại thêm mười ba mét bề rộng đủ để bố trí đến cả ngàn người thủ khu vực này. Cho nên số lượng tên bắn tam đoạn liên tục như mưa có thể hình dung được. Ngô Khảo Ký luôn cân bằng giữa tốc độ chiến đấu cùng uy lực mà không quá cực đoan về một hướng.
Goat’s foot cho tốc độ bắn lên đến 13-15s/lượt bắn đối với loại nỏ Genoa không gắn hộp chứa tên, còn lên đến 10s/ lượt bắn nếu là có hộp chứa tên bổ xung.
Như vậy tốc độ bắn so với 8 s/ lượt bắn của cung tên cũng không chậm hơn quá nhiều
( Đang nói ở đây là tốc độ bắn tối đa)
-Windlass®: Tạm dịch là Tời gió, là một thiết bị để di chuyển vật nặng. Thông thường, tời gió bao gồm một hình trụ nằm ngang, được quay bằng tay quay, cáp hoặc dây được quấn quanh tời, kéo một quả nặng gắn vào đầu đối diện. ở đây vật nặng chính là dây cung và được móc cáp cố định và kéo. Tời gió được cố định ở đuôi nỏ. ( 1500 lbs tầm xa xấp xỉ 200n góc 45 °)
-Cranequin : hệ thống thanh răng và thanh răng của bánh răng, được vận hành bằng một tay quay duy nhất, một tay. Khi quay bánh răng thì thanh răng được kéo và cũng kéo luôn dây nỏ đang mắc vào về vị trí cò. ( 2000++ lbs tầm xa trên 270-300 góc 45 ° )
Ở đây đang nói đến Crossbow với hệ thống dòng dọc => quãng đường tên dây dài, không phải hệ thống cánh đơn crossbow