Pháo Bộ Binh là pháo gì chưa nghe quá.
Thật ra pháo Bộ Binh không lạ đối với Bố Chính nhưng không có phát triển nhiều vì Bố Chính vẫn thường xuyên đánh Hải Chiến.
Nhưng lần này ở người Miêu Trận chiến sơn pháo cảm thấy rất có lợi, nhưng dù sao sơn pháo cũng chỉ là hàng cải tạo.
Thứ hàng lai luôn luôn không quá ưu điểm.
Ví như tuy cắt đi 50cm nòng sơn pháo khá ổn giảm trọng lượng 1/3 nhưng thực tế vì nòng ngắn đi, áp suất lòng pháo sẽ giảm rất rất nhiều cho nên sơn pháo cải tạo đó thân lại trở nên quá dày và thừ thãi.
Cho nên nếu pháo tâm dưới 1m thì với công nghệ thép Bố Chính- Thăng Long lúc này chỉ cần nòng dày 2cm đã đủ đảm bảo chất lượng, chỉ cần phần bao lấy vùng khe chứa thuốc súng dày lên 3cm là được ( nên nhớ khe thuốc súng này có đường kính nhỏ hơn nòng nên đoạn chứa nó đã rất dày).
Do đó pháo bộ binh nhẹ 120ly dài 1 m tầm bắm khoảng
800-900 m rất nhẹ . Nòng chỉ khoảng 80-90 kg( công thức).
Rất dễ trang bị trên một hệ thống bánh xe kéo có càng chống giật phía sau. Tổng cả xe cả pháo chỉ tầm 200kg rất thuận tiện di chuyển.
Tất nhiên loại pháo này có hai chế thức một là nạp đầu nòng đáy kín. Hai là dập khuôn kiểu Tử Mẫu Phật Lãng Cơ Pháo.
Thậm chí loại Tử Mẫu Pháo Bộ binh này có thể đạt tầm bắn 1km dù không khít đáy bởi nó dùng đạn nổ, nhẹ, kín bay theo cáng lái rất xa quỹ đạo ổn định.
Giảm tầm bắn nhưng độ linh hoạt tăng quá nhiều. Đây được đặt tên sơn pháo M1 và sơn pháo M2. M1 chính là kiểu nạp đạn đầu nòng thông thường và M2 là nạp đạn tử mẫu.
Thứ này hàng rất mới. Lý Từ Huy mới cho phát triển sau khi có tin của Ký về sơn pháo cải tạo truyền về Thăng Long.
Thứ mà Tích muốn mua là sơn pháo. Cũng đã đủ cơ động. Nhưng Huy không an tâm lắm về Tích an nguy nên trong số hàng 200 sơn pháo thì cho lẫn vào 50 sơn pháo M1 và còn lại là sơn pháo cải tạo từ Pháo nòng dài Thăng Long 150 khẩu.
Lần này cũng không tính chênh lệch giá hai loại cũ mới vì Mân khả năng khó chi trả. Thôi thì làm ơn thực dân có lương tâm một chút.
Tất nhiên những sơn pháo nhẹ dùng cho bộ binh chất lượng cao vẫn là chuyển cho Ngô Khảo Ký là chính, lô hàng thực tế đã đến Ung Châu được vài ngày.
Có người nói sơn pháo cùng pháo cối khác gì nhau mà cần phản mắc công chế. Lại còn thêm cả pháo nòng dài làm sao phải chế nhiều vậy để làm chi?
Giống như quân đội, một đội quân chỉ có một loại quân duy nhất nó giống như người cụt vậy. Trường thương binh, đao thuẫn binh, cung thủ, kinh kị binh, Trọng kỵ binh cần phối hợp nhịp nhàng mới đánh được. Ai cũng nghĩ Trọng Kỵ binh là siêu phàm nhập thành chỉ cần có nó là bá chủ chiến trường.
Nhưng không, chưa có một quân đội nào thuần Trọng kỵ cả, nó phải ít nhất phối hợp cùng kinh kỵ mới có thể sống sót nổi.
Có người lại nói quân Thụy Điển bá Châu Âu với trường thương phương trận? Xin lỗi, họ là lính đánh thuê, người thuê họ có sẵn đủ loại binh khác chỉ thiếu thường thương siêu dài của quân Thụy Điển để bổ xung vào đó. Nên đừng suy nghĩ về một loại quân có thể bá chủ chiến trường mà nên nghĩ về một tổ hợp quân nhiều loại nhuần nhuyễn phối hợp trong đó lấy một loại làm chủ đạo.
Học thuyết kia áp dụng ngay trên pháo.
Pháo nòng dài không thể cơ động, đã bố trí trận địa coi như hoàn hảo đứng đó từ đầu đến cuối. Tác dụng của nó là áp chế hỏa lực địch hay công kích đội hình địch từ xa. Có thể quay góc nhưng chậm chạp, rất dễ bị kỵ binh tập kích.
Lý do vì không thể xếp nhiều hàng phòng thủ cho pháo binh, vì thường trận địa pháo hai bên sẽ tìm nhau mà triệt hạ, cho nên việc xếp quân phía trước bảo vệ pháo chình là nướng quân. Đây là lý do học thuyết Kỵ áp chế pháo là vậy. Không đủ chiều sâu đội hình bộ binh không thể chống được kỵ binh xung phong liều chết.
Vậy nên trong những trận pháo đối, kỵ binh hai bên cần nhằm nhè nhau rất kỹ, bên không có kỵ tốt thường thua thiệt. Tất nhiên nếu pháo tốt hơn bắn xa hơn thì có thể lui lại cho bộ binh xếp hàng bảo vệ. Đây là chỗ ưu điểm của pháo tốt.
Lại nói để giải quyết tình hình trên thì sơn pháo hay pháo ngắn bắn góc hơi cao ra đời. Tác dụng của nó chủ yếu là nhằm vào bộ binh đối phương, tầm bắn ngắn hơn nhưng cơ động, linh hoạt để có thể liên tục thay đổi trận địa. né hỏa lực đối phương, tìm góc bắn tốt tiêu diệt bộ binh đối phương đang xông lên.
Cuối cùng mới đến côi tầm bắn gần nhất. Đây là món hàng tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp trong công sự.
Tầm bắn gần cho nên khi hai bên hỗn chiến nó không có mấy tác dụng, khó bắn vượt tuyến vào hậu quân địch. Nhưng các tổ hợp cối rất linh hoạt có thể tìm những tiểu khu vực thuận lợi thiêu diệt binh lực địch nhóm nhỏ.
Cho nên loại nào cũng cần, và cần trọng điểm phát triển cũng như càng ngày càng tinh chỉnh hóa.
Tóm cái váy lại loại quân nào cũng quan trọng như nhau, loại pháo nào cũng quan trọng như nhau, căn bản ở chỗ biết dùng không hay thôi.
Vì vậy lúc này mới nhìn xem Ngô Khảo Ký biết dùng binh, dùng pháo hay không.
Ba giờ chiều, để mở một trận chiến là muộn.
Nhưng Ngô Khảo ký sẽ mở.
Hắn không muốn phí bất kỳ thời gian nào vì không đoán trước được phản ứng của quân Tống nhanh chậm ra sao.
Binh lực của Ký là ba vạn, nhỉnh hơn hai vạn quân trong thành Hành Dương, nhưng Ký không có kỵ binh theo đúng nghĩa cho nên khá bất lợi.
Nhưng không phải vì thiếu kỵ mà hoàn toàn bó tay. Ký có chiến thuật riêng của bản thân.
Vì sao quân Đại việt đến chậm vậy?
Đơn giản vì họ phải chuẩn bị mới đến được đây.
Ký cho quân Trọng Bộ Âu Phi Legion cẩn thận dàn binh các phương trận hai lớp trước Trại Tống cùng thành Hành Dương khoảng cách tầm 2 km xa.
Nơi này hoàn toàn nằm ngoài tầm pháo của cả hai nơi trên.
Bộ binh Legion từ từ đẩy chậm từng chút một về phía trước , đội hình giữ nguyên không xáo trộn
Mười phương trận trường thương do người Châu Phi lên trước. Bọn họ mỗi phương trận có mười hàng người mỗi hàng 50 . Trường thương đặc chế phù hợp thể hình thể trạng của đám này dài 3m. Đám này mà đánh đồi núi hay trong rừng là phế hẳn. Tấy nhiên mấy anh da đen được trang bị đoản kiếm thép Gladius hai lưỡi, và một khiên nhỏ được đeo sau lưng.
Đây là trang bị cơ sở cho mỗi siêu trọng bộ binh.
Theo sau Châu Phi Legion binh đoàn chính là Châu Âu Legion quân đoàn khiêm tốn hơn chỉ có 4 ngàn quân chia làm mười phương trận mỗi hàng 50 người nhưng chỉ có 9 hàng, có phương trận chỉ có tám hàng.
Trang bị khiên lớn hơn, trọng giáp như nhau, vũ khí chính là Rìu Viking có thêm kiếm Gladius hai lưỡi bên hông.
Không có Nỏ binh đi kèm hai nhánh quân này vì thay cho nỏ binh đi theo sau đó là rất nhiều cối binh cùng pháo 35 ly báo binh.
Hán Nô Binh chếch cánh phải năm ngàn, họ cũng là chế thứ có trường thương nhưng ngắn hơn và có khiên trên tay, đây là loại thương dùng 1 hay ngắn, nhẹ. Cac phương trận của Hán Nô cũng có phương trận Đao Thuẫn binh cổ điển với đao đơn tay và thuẫn lớn, bọn này đặc biệt nhiều nỏ binh.
Triều Nô bên cánh trái tương tự.
Trung quân là pháo binh bao gồm sơn pháo, pháo nòng dai vẫn chậm rãi đi sau cùng một vạn Cấm Vệ quân trang bị gần giống Legion binh đoàn nhưng giáp nhẹ mỏng hơn và không có mấy phương trận trường thương. Bọn họ có cả hỗn hợp Nỏ binh, đao thuẫn binh và trường thương nhưng chiếm tỉ lệ nhiều nhất là Đao Thuẫn binh.
Ngô Khảo Ký thì ngồi trên tháp chiến xa cao tầm 3m do tứ mã kéo.
Đây là đặc chế chiến xa của Đại Việt không hề có tác dụng chiến đấu chỉ có tác dụng quan sát trận địa.
Khung gầm là kết cấu thép có thể tháo lắp bằng vít ốc dễ vận chuyển, phía trên kết cấu tháp gỗ một tầng lâu đơn giản không quá phức tạp, thậm chí có thể dựng cao hơn tùy điều kiện. Đây cũng là nơi có đại kỳ và có lính truyền tin bằng kỳ lệnh.
Pháo binh bố trí phía sau thì có tác dụng gì?
Chẳng nhẽ trận này Ký không dùng pháo?
Quân Đại Việt theo nhịp trống trận chậm dãi tiến lên khí thế hung hung.
Đại Việt Quốc Ký bay phấp phới. Bên cạnh đó là Ngô Vương Kỳ không kép phầm khí thế . Lại một Ngô Vương Kỳ thứ hai xuất hiện trên mảnh đất Hồ Nam Này.
Ầm ầm ầm…
Tiếng dồn dập pháo nổ vang lên.
Trại quân Tống có lẽ đã bị khí thế ép đến của quân Đại Việt doạ hoảng mà nổ pháo.
Đạn gang tròn xé gió veo véo bay trong không gian… 900m đập xuống nền đất đã khá khô vì gió bấc tạo nên một hố nhỏ cát đất văng hung toé, chúng văn lên không trung rồi lại một lần nữa đập xuống đất rồi lập bập lăn phải đến thêm 30m mới dừng lại.
Còn cách quá xa quân Đại Việt. Phi Châu Legion vẫn theo tiếng trống lầm lũi tiến lên.
Họ không sợ chết, họ vốn là những chiến binh Châu phi bị bắt làm nô lệ, chịu đủ cực hình dã man mà biết thành cỗ máy chỉ nghe lệnh mà làm, thật tàn khốc. Nhưng ít nhất họ vẫn còn có những ngày hạnh phúc không lo đói lạnh ở mảnh đất xa xôi này. Ít nhất ở đây họ được đối xử giống như con người.
Bỗng nhiên tiếng trống dừng. Tiếng tù và hai nhịp thổi lên.
Toàn quân Đại Việt bỗng nhiên dừng lại đều tăm tắm.
Ba vạn quân siêu dấp kỷ luật.
Đây mới chính là quân đội chính quy chuyên nghiệp.
Lúc này có vài ba tên pháo binh sắc phục len lỏi giữa các khe phương trận mà tiến lên phía trước. Chúng lôi trong túi ra dụng cụ ngắm nghía đo đạt. Ồng nhòm dò xét một hồi sau đó cắp cắm vẽ vẽ gì đó trên khoảng đất gần ngay trước mặt Phi Châu Legion binh.
Chuyện tiếp theo là Hán Nô- Triều Nô mỗi cánh đều cách ra 1500 người lui về sau chuẩn bị.
Hoá ra đám này tại chỗ phía sau quân bắt đầu đào đất cát cho vào bao tải gai đã chuẩn bị sẵn rồi chất lên xe ngựa.
Vì binh đoàn này là một khối kỷ luật thống nhất, cho nên nhìn chằng chặc đông nghìn nghịt 30 ngàn người nhưng các phương trận trơn chu. Xe ngựa dọc ngang trong đó không ngại.
Tại mảnh đấy được đánh dấu từng bao tải được chất lên xếp chồng.
Bốn giờ chiều nơi này đã thay đổi diện mạo. Hai dải bao đất xếp thành đồi đất nhỏ cap hai mét dài tầm 70m khá rộng được thành hình.
Đám người Hán Nô, Triều Nô lúc này chọc thủng bao đất mà đổ lên trên rồi đập phẳng.
Không sai. Đây là trận địa pháo của quân Đại Việt.
Vì có được tầm xa vượt trội về pháo cho nên họ dám đứng nơi này ngan nhiên xây dựng.
Hoả pháo mòng dài được kéo lên.
Từ Từ Ngô Biển cùng Andrew chỉ huy đội hình Âu Phi Binh của họ hơi đổi hướng.
Một bên hướng hơi chếch về Hành Dương phía tay phải. Một bên hơi chếch Trại Tống phía tay trái. 7 phần quân do Andrew chỉ huy là nhằm phía Hành Dương.
Quân Tống bắn doạ chán chưa?
Bốn giờ ba mươi phút chiều, Đại Việt pháo binh đồng loạt khai hoả. Mục tiêu của họ là Tống Trại cùng cổng thành Nam của Hành Dương.
Trận chiến Hàng Dương Thành mở màn.