Ngày Hôm Sau Ký đi Tòng Chất thành.
Đơn giản vì hắn không có gì làm, quân sự ở Bố Chính Ký chính là để hai đại lão quyết. Pháo cối và đá lửa chưa có để thử nghiệm. Máy hơi nước lại không thể tham gia chính vì lẽ đó hắn đi khắp nơi thăm thú tình hình Bố Chính.
Tòng Chất cũng là một trọng điểm quân sự cũng như công nghiệp nhẹ. Quân sự thì rõ rồi, nó là cửa ngõ thông Nghệ An cùng Bố Chính. Phía trên dãy Hoành Sơn bên canh Tòng Chất chính là chứ danh Đèo Ngang rồi.
Vậy nhưng toà thành quân sự này đã ít rất nhiều rồi trọng binh canh phòng. Nó không còng là biên ải phía Bắc của Tân Bình Lộ rồi. Lúc này cực Bắc của Tân Bình Lộ là Hoan Châu, quân sự biên thành lại là Hồng Lĩnh thành đang được xây dựng củng cố.
Ngô Khảo Ký đến nơi này để khảo sát qua cái vị trí mà Lý Từ Huy đã nói dùng để xây đập mới.
Sông Ròn.
Ngắn , sộng, dốc.
Loại này sông vừa dễ gây lũ quét lại dễ cạn khô. Tổng chiều dài chỉ có 50km bắt nguồn từ Hoành Sơn.
Tuy nhiên muốn xây dựng đập ngăn sông lớn như vậy không hề dễ . Nhưng mà Lý Từ Huy không có tham vọng đó.
Nàng nói đến sông Ròn xây đập là nói về bên cạnh sông Ròn một con hồ lớn ở vùng lòng chảo do Núi Hoành Sơn quây thành.
Thật ra sự hình thành của cái hồ này rất… máu chó.
Lý Từ Huy xây đập Cẩm mục đích chính là phục vụ công nghiệp, tiếp theo là điều tiết nước phục vụ nông nghiệp. Từ ngày có Đập thì dân cư hai bên sông Gianh không còn sợ thiếu nước.
Nhưng mục đích phụ của Lý Từ Huy đó là ngập hết môi trường sống của người Mường trong khu Kẻ Gỗ.
Kẻ Gỗ thung lũng rất rộng lớn bằng cả đồng Bằng Chính Hoà Cộng lại. Nơi này tập trung đến 6 vạn người Mường sinh sống khá phong bế thế giới bên ngoài. Ngoại trừ trao đổi muối, gạo, đồ sắt, trầm hương với Dương thị thì họ rất ít khi ra khỏi khu vực trên.
Nhưng vua mường đời này đã có sai lầm chết người đó là nghe theo Dương Thị dụ dỗ - uy bức mà tấn công Tòng Chất, Bố Chính.
Để rồi toàn bộ nôi trường sống của bọn họ bị Lý Từ Huy nhấn chìm. Lúc này bọn họ chỉ có thể co cụm trên các đồi cao nhìn nơi mình đã từng sinh hoạt biến thàng đầm nước.
Đầm nước này chỗ thâm cũng đến 7m chỗ nông 5-6m là bình thường mênh mông nước sống không nổi.
Vấn đề lại quay lại đập Sông Cẩm để rõ ràng mọi chuyện tiếp theo.
Đập sông Cẩm thực tế xây quá rất nhiều công suất mà nó phải chịu.
Tuy Lý Từ Huy không phải thiết kế xây dựng người nhưng là thiết kế hàng hải người.
Nàng vận dụng mọi kiến thức hàng hải vốn có của mình để xây dựng đập. Nghe có vẻ buồn cười và chẳng ăn nhập gì nhau. Nhưng lạ thay đúng là cái nguyên lý này đấy.
Áp lực nước tác động lên đập không khác gì áp lực nước tấn công mạn thuyền. Và đúng là thiết kế đập hiện đại có rất nhiều điểm tương đồng với thiết kế xương long cốt, long cốt, công đà, mạn thuyền. Cho nên cái học thuyết ứng dụng của Lý Từ Huy cho Đập Sông Cẩm tuyệt đối là đúng đắn.
Thậm chí bức tường đầu tiên tiếp xúc áp lực nước từ hồ chứa có cấu tạo vòng cung. Đây là loại cấu tạo có thể kháng áp lực nước rất tốt, chỉ là nếu không có bê tông, xi măng cốt thép công nghệ thì không nên xây.
Ví như cùng thời điểm này ở La Mã xây đủ loại đập rất cao,rất dài chủ yếu là đập loại thẳng , cấu tạo móng , thân , đỉnh đập là kim tự tháp tam giác. Vật liệu chủ yếu là đá đổ, xi măng, gạch. Họ không đủ điều kiện để xây đập vòng cung có kháng lực cao.
Đập Sông Cẩm tường chính cao đến 40m dày trung bình 150m với thiết kế có thể chịu đựng mực nước dâng 20 m thân đập, nếu nước đến 25m sẽ bắt đầu xả đập hết công suất. Thực tế đập này đã thiết kế hùng hậu đến mức độ biến thành đập tràn , tức là nước vượt đỉnh tràn cũng không vấn đề. Tất nhiên nếu tràn thì khu công nghiệp phía sau bay mầu.
Để xây được bức tường bê tông này không đơn giản.
Ngô Khảo Ký không biết rằng nếu chỉ dựa vào ba cái cỗ máy nghiền đá nung xi măng cổ lỗ ban đầu của hắn thì đừng mong xây được đập này.
Lý Từ Huy đầu óc tính toán về những thứ kỹ thuật này tốt hơn ký nhiều.
Nàng hiểu tính toán của Ký là không phù hợp cho nên nàng đã tốn thời gian cho dân phu hoàn thiện đường mương nước đổ bê tông kè đá tạo thành một vòng cung từ sông Gianh chảy vòng qua Hắc Thành ( Bố Chính Thành) tạo nên động lực loại vừa nhỏ cho khu công nghiệp nhẹ ở đây.
Từ đó búa máy, máy cán thép, khoan máy có động lực đủ khoẻ liên tục ngày đêm hoạt động. Gia súc phục vụ lực kéo được giải phóng nhiều. Diện tích bố trí các ổ trục xoay được giải phóng.
Từng nhà máy nhỏ dọc theo con mương nước này mọc lên cũng là chỉ để phục vụ cho công việc xây đập.
Nếu chỉ phụ thuộc vào trước đó Hắc Thành dùng gia súc lực kéo không bao giờ đủ nguyên liệu xây được đập lớn.
Khoản này cũng may Ngô Khảo Ký đi đánh nhau ở phương bắc, nếu để hắn ở nhà chỉ đạo xây đập là toang toàn tập.
Từ đây như Lý Từ Huy đã nói, các máy đập đá nghiền đá nối nhau tạo thành dây truyền. Bốn cỗ máy Nghiền đá bột công suất cao hơn hoạt động ngày đêm không nghỉ mới có thể đủ xi mang cho thiết kế của Lý Từ Huy.
Có thể thẳng thừng nói, đập này ý tưởng là Ký nhưng dấu ấn là Huy, người có công nhất là Huy.
Muốn xây đập không đơn giản, phải khảo sát đủ.
Độ thấm nước của đất đá xung quanh,Các đứt gãy kiến tạo, Trượt lở và ổn định mái dốc, Mực nước ngầm,Dòng chảy đỉnh lũ, Lắng đọng vật liệu.
Nghe kinh phải không?
Độ thấm nước đất đá thực tế có thể đánh giá sơ bộ bằng mắt thường. Vả lại địa hình nơi này đồng nhất đá vôi, không cần tính toán quá kỹ sự thấm nước khác nhau của phần nền.
Đứt gãy kiến tạo rất khó ở thời này đánh giá, nhưng đừng khinh thường người xưa, đám xây thành trì các chuyên gia địa lý chính là bọn soi “ địa mạch, long mạch” gì đó có thể có một bộ đánh giá vấn đề này. Mấy ngàn năm kinh nghiệm tuy không thể chính xác như hiện đại nhưng có thể dùng tạm, quan trọng là dãy Hoành Sơn chưa từng nghe thấy qua đứt gãy địa mạch kiến tạo nào cho nên cứ thế triển thôi. Trượt lở ổn định mái dốc đã có hai bên dãy núi cao đến 400m triệt tiêu.
Đỉnh lũ thì khó đánh giá vì nơi này không phải khu vực lũ tràn qua, và chính cái không đánh giá nổi này là nguyên nhân cho sự việc sông Ron ngày nay.
Lắng đọng phù sa thì nơi này ít. Sông ở Miền Trung thường ngắn cho nên phù sa lắng đọng là không có bao nhiêu.
Lại nói về xây đập Cẩm Giang.
Tất nhiên Lý Từ Huy không thể chơi kiểu hiện đại, trộn hàng ngàn tấn bê tông dùng máy đổ dồn từng lớp rồi.
Lấy máu ra máy móc như máy trộn máy bơm bê tông mà làm vậy.
Cho nên Lý Từ Huy chỉ có thể thực hiện các công đoạn đổ bê tông từng bộ phận giống như đóng tàu vậy.
Nền móng được chú ý nhất và đổ bê tông cùng sắt thép để thừa nhiều râu móc. Từ đó nàng cho đổ bê tông từng cột từng cột làm xương sống. Chờ bê tông khô hẳn kiểm tra độ nứt gãy, co ngót của từng cột cẩn thận sau đó mới đổ bê tông dằng các cột.
Vì sao lại vậy?
Xi măng của Bố Chính chỉ là hàng lởm, độ co ngót cực cao, nếu đổ tấm lớn sẽ gây co ngót đứt gãy nứt vỡ. Nếu như vậy chính là tai nạn chết người với đập. Cho nên xây từ từ theo lối xương cá chịu lực, dằng móc với nhau tạo nên khung xương như thân thuyền rồi mới đổ bê tông các tấm tường từ thấp lên cao.
Cách làm này tốn thời gian nhưng lại có thể kiểm tra những cột bê tông không đủ chất lượng mà loại bỏ, đồng thời cung giảm thiểu được xi măng co ngót gây nên nứt gãy.
Vì vậy một cái đập bé tí mà va vạn người đông như kiến phải đến 2 năm mới hoàn công và kéo thêm 2 năm sau mới hoàn thiện hoàn toàn các nhà máy sau đó.
Các bạn biết 30 ngàn người cùng lao động có biết bao khùng bố hay không? nói như này nhé nếu tính cái đập này dày hai trăm mét sâu 55m cả móng lại đáy chữ v bề mặt đập rộng 300m thì khối lượng bê tông là bao nhiêu? Nếu tính kiểu thô sơ mỗi người mỗi ngày hoàn toàn thủ công đổ được 1m3 be tông thì bao lâu chỗ này sẽ hoàn thành? Tất nhiên đây chỉ là cách nói khập khiễng vì thi công loại công trình này không thể nào lấy việc xây tường nhà ra so sánh. Nhưng 30.000 người sức lao động cùng máy móc hỗ trợ của Bố Chính là khủng khiếp lắm. Mà một cái đập cỏ con này phải mất hai năm liên tục tường chính cùng hai năm hoàn thiện phía sau đã đủ hiểu nơi này khủng bố cẩn thận ra sao.
Nói nhiều như vậy về đập Sông Cẩm để làm gì? nó liên quan quái gì vụ Sông Ro.
À thì đây là vấn đề.
Đập sông Cẩm thiết kế chịu được 30m hơn mực nước nhưng nước chưa bao giờ vượt quá 18m.
Vấn đề con mẹ nó chính là khảo sát dòn chảy cùng đỉnh lũ sai lầm.
Khu vực lòng chảo Kẻ Gỗ có một lối thoát nước nữa cho nên nước ở đập không bao giờ quá 18m là vậy.
Lý Từ Huy thành công rồi nhấn chìm mẹ nó con đường rừng từ Nghệ An đi Bố Chính điều này không sai nhưng lòng chảo này có một chỗ thoát nước đó là khi nước vượt quá 18 m nó sẽ đổ vào một cái hồ gọi là hồ tròn ở thượng nguồn sông Ro. Kể từ đó cái hồ này đã trở thành Vực Trong với chiều dài 4km có những đoạn rộng 2km loang lổ trong lòng chảo Hoành sơn tiếp đó là nối qua sông Ro mà chảy biển.
Tự nhiên lại hình thành thêm một vị trí có thể xây đập tiếp theo.
Cái này là vô tình mà thôi, không phải cố ý.
Cho nên muốn giải quết tận gốc tình hình này phải xây hai cái đập.
Thứ nhất đập là đường thoát nước từ Kẻ gỗ ra Vực Tròn phải bịt lại, nơi này không thể trở thành khu công nghiệp, đập này chỉ có tác dụng điều chỉnh lượng nước trong hồ chứa của đập Sông Cẩm, có thể nâng mức chứa trong hồ lên cao hơn 20m thậm chí 30m đề đập Sông Cẩm có thể hoạt động hết công suất.
Thứ hai đập là Vực Tròn Đập, nơi này hoàn toàn có thể trở thành khu công nghiệp, hồ chứ Vực Tròng không lớn, độ khó xây dựng giảm, Địa hình núi đá vôi, lòng chảo thung lũng Hoành sơn bao quanh rất thuận tiện.
Tuy đập này sẽ không mạnh mẽ như đập Sông Cẩm nhưng cũng khá giúp ích cho công nghiệp Bố Chính.
Ngô Khảo Ký phê duyệt xây dựng nơi này. Trước kia hắn nghĩ xây mương ở Sông Nhật Lệ có đủ xi măng mới xây nơi này lên nhưng khảo sát thực tế thì ngược lại.
Nơi này công trình quy mô nhỏ. Thuận tiện hơn Sông Cẩm nhiều, Thà rằng xây mương ngay tại Sông Ro chế tạo xi măng tại chỗ phục vụ cho công trình sẽ thuận tiện hơn.
Sông Ro trước kia nhỏ hẹp, lưu lượng thấp, lại ngắn cho nên không thích hợp tách mương làm công nghiệp. Vì một năm có phân nửa thời gian mực nước quá thấp không đủ phục vụ nhà máy.
Nhưng có hồ Tròn có nước từ hồ chứa Kẻ Gỗ tràn vào. Nước Sông Ro thừa đủ phục vụ công nghiệp nhà máy. Cứ thế mà triển thôi.
Như vậy Ngô Khảo Ký lần này về Bố Chính giải quyết được rất nhiều việc.
Hắn dự định quay về sẽ phê duyệt hai dự án này.
Đầu tiên chính là mương dẫn nước sông Ro, tiếp theo xây nhà máy xi măng tại đây… Sau đó chính là đập Vực Tròn, đập điều tiết nước hồ Kẻ Gỗ.
Nói đến đập điều tiết nước Hồ Kẻ Gỗ không khó xử lý, chỉ cần Đập Sông Cẩm xả nước hạ xuống tầm 15m thì sẽ lộ ra vùng nước thoát, từ đó thuận tiện xây dựng thôi.
Tất nhiên phải Oánh xong Chiêm thành mới triển khai các hạng mục này được, về nhân lực thì khỏi lo. Lý Từ Huy lúc này tay nắm năm sáu phủ lộ, điều vài vạn nhân công … ấy là chuyện nhỏ.