Cung điện Thành bang Nizaris, nơi này đã không còn là “ nhà riêng, tư gia của” nhà Sabbah, nó đã trở thành bang toà nhà hành chính trung tâm. Ngô Khảo Ký dĩ nhiên sẽ đền bù cho Sabbah gia tộc một khoản đủ để xây một nơi khác gia cư không thua kém cung điện này.
Nhưng học trò Hassan-i Sabbah từ chối. Anh ta sử dụng cung điện này vì nó là hậu tích có từ thời phong kiến trước đó, sau đó Hassan-i Sabbah chỉ cải tạo lại thôi.
Tính cách của Hassan-i Sabbah kiêm tốn, giản dị giống hệt cái tử tưởng chủ đạo của Nizaris tôn giáo thấm nhuần Marxism vậy.
Cho nên gia tộc Sabbah đã chuyển ra ở một khu vực ngoại cung điện. Nơi này cũng đặc biệt rộng rãi cùng tiện nghi.
Đứng trên ban công cao của của tòa nhà hành chính Thành Bang Nizaris, hai người đàn ông đang ngắm nhìn quang cảnh lễ hội của dân cư trong thành phố.
Nông dân được miễn thuế 80% trong ba năm, thương nhân giảm thuế 50% cũng trong thời gian này. Hassan-i Sabbah nghĩ đúng rồi, miễn giảm thuế là đặc sản của thày hắn. Ở Đế Chế Đại Việt trung tâm, việc miễn giảm thuế của hai vợ chồng thày bị Nghị Viện Nhân Dân cùng ngay cả Chính Phủ ngăn cản, cho nên khi thày đi xa đến nơi này thể nào cũng ngứa tay phát tác. Hassan-i Sabbah biết ngay mà, anh ta đoán trước sẵn cả rồi.
Có điều thuế phú từ nội tại người dân Thành bang Nizaris chẳng có được bao nhiêu. Nguồn thu chính từ Thành bang Nizaris vẫn là chặn hàng hóa Đông – Tây thu thuế. Cho nên có giảm thuế hay thậm chí miễn thuế người dân cũng vậy thôi.
Tất nhiên không thể miễn thuế trường kỳ, bởi lẽ một khi Thành bang Nizaris về với vòng tay Đại Việt thì ngoài việc đi chặn đường xin đểu trên biển thì cả nông nghiệp và công nghiệp sản xuất lẫn thương nghiệp sẽ bay vọt, từ đó nguồn thu thuế nội tại sẽ là con số không lồ mà chính phủ không thể nhắm mắt làm ngơ.
Như đã nói Đại Việt Đế Chế rất sợ thôn tính các vùng đất, cho dù là người dân ở đó tự nguyện theo Đại Việt thì vẫn phải có sự đắn đo nhất định. Vì chính sách của Đại Việt là nâng cao đời sống cho nhân dân ở tất cả mọi miền trên lãnh thổ, không phân biệt sắc tộc. Quyền công dân là tương đương nhau cho nên chế độ đãi ngộ cho các công dân là gống nhau. Do đó mỗi lần nhập thêm một mảnh đất, một khối dân cư là Đại Việt phải tính toán vỡ đầu để làm sao sự xát nhập này không quá gây gánh nặng lên nền kinh tế của quốc gia.
Chỉ có chế độ thực dân cùng Fascism mới mở rộng theo lối không cần biết và bất chấp, bởi họ cần quái gì quan tâm người dân nơi họ mới chiếm đóng sẽ ra sao. Cái chúng cần là nô dịch, bòn rút tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sức lao động của nhân lực sau đó đem phục vụ một nhóm chủng tộc thượng đẳng ở mẫu quốc. Làm quái gì có phát chuyện giúp các lãnh thổ chiếm đóng cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
Lấy đương cử như Anh Quốc thực dân Ấn Độ.
Tại Anh, nhiều người cho rằng thực dân Anh đã thi hành chính sách nhân từ, "khai sáng" cho các thuộc địa, tiêu biểu là Ấn Độ, rằng sự cai trị của thực dân Anh đã giúp "phát triển" Ấn Độ.. Dựa trên dữ liệu chi tiết về thuế và mậu dịch thương mại trong gần hai thế kỷ, thực dân Anh đã bòn rút khoảng 45.000 tỷ USD (theo thời giá năm 2017) của Ấn Độ trong giai đoạn 1765 đến 1938, lớn gấp 17 lần GDP của nước Anh năm 2017.
Trong toàn bộ lịch sử 200 năm cai trị của Anh tại Ấn Độ, hầu như không có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong nửa cuối thế kỷ 19, thu nhập bình quân của dân Ấn Độ đã giảm một nửa. Tuổi thọ trung bình của người Ấn giảm 20% từ năm 1870 đến 1920. Hàng chục triệu người đã chết đói do chính sách mà thực dân Anh gây ra.
Tại Maroc, chỉ sau 10 năm đặt dưới chế độ thực dân Pháp, xứ Marốc đã bị người châu Âu cướp mất 379.000 hécta đất trồng trọt, trong đó 368.000 hécta đã lọt vào tay những người Pháp "khai hoá". Một viên chỉ huy bộ binh Zouaves đã nói với binh sĩ: "Chúng ta phải diệt cho xong lũ man rợ này. Đất Marốc giàu khoáng sản và nông sản. Chúng ta, những người Pháp, những người văn minh, chúng ta đến đây với hai mục đích: khai hoá và làm giàu cho chúng ta. (~ ̄▽ ̄ )~.
Và lạ thay người Việt Nam cũng chịu chung số phận khi bị Pháp thực dân, chúng ta nguyền rủa lũ thực dân, nhưng lạ thay thời đại mới tư tưởng “tiến bộ” của một bộ phận “nhà văn” Việt lại viết về những cuộc phưu lưu “thực dân” của họ trong thế giới xuyên không giả tưởng với vẻ hết sức tự hào và được một bộ phận khá đông giới trẻ hào hứng tiếp nhận cùng tung hô. Lạ lùng ghê gớm"( ⊙▽⊙ ) / Và cũng thật đáng buồn thay cho những bước đi thụt lùi của tư tưởng.
Tiếp theo đó là một kiểu ngây gô dùng thứ tôn giáo chắp vá vài năm đọc vài mẩu truyện dân gian có thể dựng lên, xong đó ảo tưởng dùng tôn giáo không chế người dân thuộc địa. Mà cho dù có thành công đi chăng nữa thì đó sẽ là một con đường như sau.
"Khi người da trắng đến, họ có cuốn Kinh Thánh, chúng tôi có đất đai.
Chúng tôi tin tưởng họ, nhắm mắt cầu nguyện với cuốn Kinh Thánh trong tay.
Lúc mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Kinh Thánh còn họ có tất cả đất đai lãnh thổ của chúng tôi".
Nhưng giờ đây đổi lại là.
"Khi người Việt đến , họ có cuốn “Nâu Nạc” giáo trên tay, chúng tôi có đất đai.
Chúng tôi tin tưởng họ, nhắm mắt cầu nguyện với cuốn Kinh “Nâu Nạc” trong tay.
Lúc mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Kinh “Nâu Nạc” còn họ có tất cả đất đai lãnh thổ của chúng tôi". ε( ┬﹏┬ )3. Giá trị nhân văn được tính bằng những cách như vậy sao?
Tất nhiên những đều này chỉ là vài thổn thức mà Ngô Khảo Ký mường tượng lờ mờ lại một trường phái văn học mạng khá rác ở thời đại của Ngô Huy Tuấn. Những nhà văn chân chính ở thế giới hắn vẫn là số đông và tuyệt đại đa số bọn họ hiểu bọn họ viết gì cùng chịu trách nhiệm với những thứ họ truyền tải.
Mãi suy nghĩ miên man Ngô Khảo Ký bỗng nhiên thức tỉnh bởi học trò của hắn ở bên lên tiếng.
“ Thưa Thày, các thành phố Seeb, Matrat, Muscat, Quyrayat đã chuẩn bị kỹ càng, sau nhiều năm các nô lệ, người dân nghèo bị áp bức cùng những tiểu thương bị chèn ép nơi này đã thấm nhuần Marxism trong Nizaris. Bất kể lúc nào những người đó đều có thể tiến hành một cuộc khởi nghĩa vũ trang”.
Hassan đang nói về bốn thành phố còn lại trên dải đất duyên hải thuộc vịnh Oman, à không vịnh này đã đổi tên thành vịnh Nizaris rồi.
“ Không Hassan, chúng ta sẽ không để những người dân đó đau khổ oằn mình khởi nghĩa để rồi bị tắm trong bể máu, sau đó chúng ta lại suất hiện như chúa cứu thế… việc làm như vậy thật đáng xấu hổ…”
Ngô Khảo Ký lắc đầu không đồng ý.
Bài học ở Chiêm Thành hẳn là một bài học đau đớn cho Đại Việt.
Vùng đất Chiêm Thành chắc chắn phải là thuộc về Đại Việt một cách trọn vẹn để đế chế nối liền Nam Bắc.
Trong quá trình thực hiện “ giải phóng” người dân Chăm khỏi chế độ sở hữu nô lệ hay thực hiện giải phóng nông nô ở đây Đại Việt đã phạm sai lầm.
Trên con đường đi đến văn minh tiến bộ cùng bình đẳng bác ái, luôn có những bước vấp ngã, không ai là hoàn hảo.
Chiêm Thành tuy giải phóng nhưng đó cũng là một sự vấp nhã không hề nhẹ của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy cũng như bộ máy hành chính Đại Việt.
Nói trắng phớ ra đây mà một cuộc thôn tính lãnh thổ có mục đích mục tiêu rõ ràng. Được to vẽ và che đậy bới giá trị nhân văn đạo đức của giải phóng nông nô, nô lệ, giải phóng áp bức. Nói tóm lại đây là nguỵ quân tử mà thôi.
Nhưng Đại Việt nguỵ quân tử, Ngô Khảo Ký trong chuyện này thừa nhận nguỵ quân tử nhưng bọn hắn thực hiện được việc giải phóng 70% người dân Chiêm Thành khỏi chế độ nô lệ, nông nô, và dân nghèo bị áp bức. Sau đón là hàng loạt các chế độ miễn giảm thuế, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục. Nâng cao chất lượng đời sống và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của những người dân Chăm còn ở lại Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận.
Như vậy nguỵ quân tử cũng đã làm sao? Chí ít vẫn nói được làm được, giải phóng nông nô, không áp bách bóc lột mà còn hỗ trợ người dân cuộc sống tốt lên.
Cho nên Đại Việt luôn luôn sợ phải xát nhập một vùng đất nào đó về với Đế Chế. Càng đông dân càng tốn kém và phải mất cả chục năm chỉ có đầu tư mà không thu về lợi ích về mặt kinh tế, thậm chí nếu xát nhập nhiều quá mức chịu đựng của nên kinh tế Đại Việt thì có thể kéo chậm tốc độ phát triển của Đế Quốc, thậm chí kéo sập cả nền kinh tế Đế quốc.
Vấn đề Chiêm Thành là vấn đề có tính chất bắt buộc, không có sự lựa chọn cho Đế Quốc, hay bản thân Ký cũng không có sự lựa chọn. Trong sự việc này nếu có mắng chửi được thì có lẽ là 30% quý tộc và tần lớp vua chúa người Chăm bị đẩy đi lưu vong thôi.
Nhưng vấn đề Chiêm Thành lại có những thiếu sót nhất định trong việc xử lý của Đại Việt, tư tưởng vừa muốn có tiếng lại có miếng, tư tưởng nguỵ quân tử khiến cho rất nhiều xương máu của nghĩa quân Chăm trong “ Mặt trận giải phóng Chăm Pa” bị tổn thất một cách đáng tiếc. Đây mới là sai lầm đáng chê trách.
Những người nô lệ, tá điền , nông nô không được huấn luyện vũ trang tốt, cho dù được cung cấp vũ khí từ Đại Việt vẫn bị tổn thương nặng nề.
Cho nên Ngô Khảo Ký không muốn chuyện này tái diễn ở Muscat.
Nếu tỉ lệ đa phần người dân nơi này ủng hộ Nizaris thì cứ dùng quân đội Nizaris mà tiến vào thẳng mặt giải phóng nô lệ, không cần phải chơi trò “có tiếng có miếng” khiến cho nhân dân Muscat đổ máu vô nghĩa.
Chỉ cần 60-70% dân chúng ủng hộ thì việc tiến vào Muscat là chính nghĩa, mặc kệ người đời nói đó là gì. Dĩ nhiên điều này chỉ có thể làm bên ngoài Đông Á.
Vì Đông Á đã có đường biên cứng, có Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế.
Các quốc gia Đông Á tô trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên. Không tham gia nội bộ các quốc gia khác trừ khi có nguy cơ ảnh hưởng hoà bình chung toàn khu vực.
Chính vì lý do này Ngô Khảo Ký quyết định giải quyết nhanh nhất vấn đề còn lại tại hậu phương để chuẩn bị cho cuộc chiến ở Jerusalem ước tính sẽ rơi vào tháng 12 năm nay.