Mục lục
Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Ngàn quân Đại Việt Đế Quốc đến từ trung ương đã khiến người dân thất thần trong giây lát, nhưng điều đó lại chưa thể gây nên nhiều rúng động nhiều như những cỗ chiến xa bọc thép lăn bánh trên mặt đường không mấy bằng phẳng của Suhar lúc này.

Người dân Thành bang Nizaris ngày hôm đó được chứng kiến lễ duyệt binh xin thề rằng, những chiến binh cờ tam sắc đến từ trưng ương Đế Chế, nơi rất xa xôi đó, họ chỉ mang lại cảm giác an toàn, chuyên nghiệp, quy củ cho người dân. Nhưng những gì tiếp theo sau đó lại gây cho người dân cảm giác đè nén sợ hãi.

Bởi lẽ 25 con quái vật sắt thép to lớn từ từ di chuyển vào quảng trường khiến cho người dân thật sự sợ hãi. Đây chính là nỗi sợ bản chất của con người khi được chứng kiến những sự vật hiện tượng mà họ không biết.

Nhười Arab từng biết đến chiến xa qua những sách vở lịch sử. Đó là những cỗ xe ngựa kéo của người Ai Cập đã có thời gian tung hoành xa mạc. Nhưng nếu so sánh những gì đã biết với những quái vật sắt thép trước mặt thì quả thật không thể nào có liên tưởng về chuyện, đây là chiến xa.

Một khối thép to lớn như một căn phòng với sáu bánh xe lớn to lớn, mỗi bánh xe đều gồ ghề sắc cạnh đang từ từ tiến vào quảng trường mà không cần bất kể vật kéo nào. Có thể nhìn thấy trên nóc cao những những cột khói đen ngòm thi thoảng lại phì phò phun nhả. Hình ảnh này khiến người nhìn liên tưởng đến một con quái vật sống đang nhịp nhàng thở....

Tiếp theo sau 25 quái vật khối hộp bọc kín sất thép lại là những khối hộp nhỏ néo theo những khẩu pháo siêu lớn đằng sau những thùng bọc thép lộ thiên. Người dân Arab không biết đó chính là những xe tải cải tiến khéo theo những khẩu lựu pháo 200mm hùng mạnh của Đế Quốc. Có thể gọi chúng là tiền thân của pháo tự hành cũng được.

Có thể địa hình trắc trở của Đại Việt không quá thích hợp có những cỗ chiến xa bọc thép này tác chiến, cần phải có đường xá tốt để vận chuyển, nhưng ở xa mạc Arab thì những cỗ chiến xa này hoàn toàn có đất dụng võ. Cho nên Ngô Khảo Ký mang đến Suhar gần như toàn bộ chiến xa mà Đại Việt đang sở hữu, những dòng chiến xa đã cải tiến mạnh mẽ nhất với công nghệ mới nhất năm 1093 của người Đại Việt.

Đến lúc này ngay cả đám người cài cắm để kích động, điều khiển cảm xúc đám đông của Hassan cũng quên nhiệm vụ, chính họ cũng bị những khối sắt thép của Đế Chế hút mất hồn phách.

Để bốc rỡ những cỗ chiến xa này đâu hề đơn giản, cho nên bài diễn thuyết của Ngô Khảo Ký một phần vì thế mà cực dài, thêm vào đó các xe BTR93 và PTH93 ( Pháo Tự Hành) được xắp xếp đi sau cùng.

Chỉ có 25 cỗ chiến xa BTR và 20 xe pháo PTH nhưng đã khiến mất trăm người và ba chiếc cẩu khổng lồ mới lắp đặt trong hai tháng qua ở cầu càng Suhar phải hoạt động hết công suất.

Đến lúc này người dân Suhar đã hiểu những “cánh tay sắt” khổng lồ được lắp đặt mới ở cầ cảng với mục đích gì.

Nói thật Ngô Khảo Ký cũng khá phiền lòng đối với hệ thống vận tải của Đại Việt lúc này, có lẽ phải sản xuất thuyền đổ bộ chuyên dụng cho những chiến xa nếu muốn chúng thật sự cơ động chiến đấu ở mọi nơi, và BTR phải thiết kế lại để có thể lội nước một quãng ngắn để đổ bộ.

Còn như lúc này, nếu không có cầu cảng, không có hệ thống cẩu mang đến từ Đại Việt thì các chiến xa trên chỉ là cục thép nằm trưng bày trên tàu chiến mà thôi. Chúng sẽ không có khả năng tự nhảy xuống bờ để chiến đấu được.

Tất nhiên nhiệm vụ lần này là chiến đấu ở Jerusalem. Hassan đã chiếm được Meca và nơi này cũng có một cảng biển đủ sức tiếp đón các thuyền vận tải của Đại Việt. Chỉ cần bố trí 3-5 cẩu lớn đối trọng là có thể bốc rỡ những hàng hóa khủng của Đại Việt tiếp lửa cho chiến trường Palestina. Nhưng muốn đưa những cỗ thiết giáp chiến xa này đên những khu vực khác của nơi này thì quả thật là một thách thức vô cùng lớn. Có thể làm nhưng tốn quá nhiều thời gian tiền bạc để xây cầu cảng cùng đặt cần cẩu đối trọng cỡ lớn.

Nói chung thì xe thiết giáp có thể là đột phá của chiến trường, trong một số trường hợp nhất định thì sữc mạnh của nó là không thể phủ nhận. Nhưng sự vận dụng linh hoạt của xe bọc thép là khó trong thời điểm mà cả công nghệ chế tạo xe còn chưa hoàn thiện và giao thông của thế giới vẫn đang còn ở mức sơ sài. Vì vậy thiết giáp chiến xa thực tế chỉ mang tính biểu chưng sức mạnh cùng tính răn đe là nhiều.

Nhưng kể cả vậy Đại Việt không thể bỏ qua mà phải đầu tư hết mức để đi trước về công nghệ quân sự sẽ thống trị tương lai gần này.

Lễ duyệt binh được kết thúc với lễ chào cờ và hát quốc ca. Dàn nhạc lễ dĩ nhiên là xuất thân từ Đại Việt.

Nói đến quốc ca của Đại Việt lắm gian nan. Đây là một bản quốc ca hoàn toàn mới.

Không thể “ Đoan Quân … chung lòng cứu quốc được…” nó không phù hợp hoàn cảnh của Đại Việt lúc này.

Bởi lẽ Đế Chế Đại Việt thời Ngô Khảo Ký mạnh mẽ sinh ra không liên quan gì đến kháng chiến cứu quốc, cũng không thể lấy các hình ảnh “ cờ in máu chiến thắng “ hay “xác quân thù” vào quốc ca của Đế Chế Đại Việt được.

Vì thực tế lúc này ý nghĩa tồn tại, trách nhiệm, nghĩ vụ của Đại Việt đã không bó hẹp ở việc đấu tranh dựng nước giữ nước và phát triển.

Ba năm trước một cuộc thi sáng tác quốc ca đã được tổ chức trên toàn cõi Đại Việt để tìm ra một bài ca hợp lý nhất để làm quốc ca, quốc hồn, và là tư tưởng chung của người Đại Việt.

Việc sáng tác phải đạt đủ các yêu cầu.

Quan trọng nhất là nêu bật tình đoàn kết của các sắc tộc anh em trong hệ thống dân tộc Đại Việt.

Thứ hai đó là mang đến tự do, ánh sáng hoà bình công lý cho các vùng lãnh thổ còn chịu sự áp bách bóc lột bất công.

Thứ ba đó là thể hiện quyết tâm chiến thắng mọi kẻ thù cản bước châm “ công lý “ của Đế Chế.

Cuối cùng đó là hi vọng về một thế giới hoà bình thịnh vượng.

Yêu cầu tuy rất rất cao và rắc rối, nhưng các nhà thơ, nhạc sĩ ở Đại Việt điên cuồng lao vào sáng tác, không phải vì phần thưởng, cũng chẳng quá nhiều vì danh tiếng, việc sáng tác này đơn thuần chì vì thể hiện tình yêu quốc gia, chủ nghĩa yêu nước đã thẩm thấu vào từng người dân trên cõi Đại Việt này.

Ở Đại Việt có hai hệ thống âm nhạc không lẫn vào đâu được vì nó sẽ khá khác biệt với phần còn lại của khu vực và thế giới.

Lý Từ Huy ngoài mấy thứ học vấn liên quan đến hàng hải thì cô nàng chính là mê ca hát cùng chơi guitar rất cừ. Cho nên về nhạc lý đương đại với hệ 7 âm (Do – C; Re – D; Mi – E; Fa – F; Sol – G; La – A; Si – B) là Lý Từ Huy trong lúc rảnh dỗi ở Bố Chính đã chỉ các nhạc công ở nơi đây và hình thành nên dòng nhạc đương đại của Đại Việt.

Dĩ nhiên Huy chỉ quen nghe một số dòng nhạc nhất định, cho nên nàng trắng trợn ăn cắp giai điệu sau đó dùng ở Đại Việt. Khả năng ngôn từ thơ phú của Huy cũng tàm tạm nên bịa lời một số bài hát nổi tiếng Âu Mỹ cũng như một số bài biểu tượng của Việt Nam như nhạc Trịnh chẳng hạn.

Tất nhiên các dòng nhạc này sau khi theo chân đám nhạc công vương phủ đi ra dân gian thì bị pha trộn cùng các dòng nhạc truyền thống ở Đại Việt và Đông á tạo nên một trào lưu đặc biệt về âm nhạc.

Dĩ nhiên Lý Từ Huy thích guitar nên yêu cầu công tượng Bố Chính chế tạo loại nhạc cụ này, ban đầu hơi khó vì Huy có thể hiểu rõ cấu trúc guitar nhưng để phục dựng chính xác tạo nên hệ thống âm thanh chuẩn thì cần rất rất nhiều lần thử sai và làm lại.

Lịch sử âm nhạc thì người phương Tây – tiêu biểu là Hy Lạp cổ đại - thường dùng tần số làm số đo chủ yếu của âm thanh, chẳng hạn cách định âm của Pythagore (582 - 493), theo nguyên tắc định âm “vòng quãng 5” để xác định các bậc âm: Đô - Son – Rê – La – Mi – Xi – Fa#; họ lấy cách định âm bằng sợi dây, và sự khác biệt của âm thanh được qui định một cách khoa học theo âm chuẩn 1 cung = 9 comma. Theo đó, âm La1 ứng với 440 Hz và âm càng cao thì con số ứng với nó càng lớn; từ âm La1 cố định làm chuẩn, mà sau này tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc đều phải được định hình theo nó và âm nhạc Phương Tây còn coi âm Đồ là âm cơ bản đầu tiên.

Khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, đến thế kỷ II sau Công nguyên có trường phái “hòa thanh học” phản đối phương pháp dùng “số học” để nghiên cứu nhạc luật của Pythagore, họ đề ra phương pháp dựa vào tai nghe làm cơ sở và đã phát hiện “âm sai” 5/4, 6/5, âm nhỏ 10/9 và comma 81/80. Theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc còn cho rằng Aristoxene (thế kỷ IV trước Công nguyên) đã phát hiện nguyên lý thang 12 luật điều hòa.

Nhưng đối với người phương Đông thì có sự khác biệt. Âm nhạc Phương Đông cũng theo nguyên tắc định âm quãng 5, nhưng cách giải thích hoàn toàn khác.

Âm nhạc Đai Việt hay Tống lúc này đại khái quát quy luật thành "Ngũ độ tương sinh” – tức là lấy kích thước của ống sáo trúc (dài 9 tấc, đường tròn 9 phân theo luật Âm Dương và theo quan niệm của Trung Quốc số 9 có vị trí đặc biệt, là số dương lớn nhất, số đang tiếp tục phát triển) để định ra âm chuẩn, và âm đầu tiên phát ra gọi là âm Hoàng Chung được coi như luật gốc.

Từ luật gốc này, theo một phương pháp nhất định, người ta phát triển thành 12 luật, trong đó có 6 luật Âm: Lâm Chung (son), Nam Lã (la), Ứng Chung (xi), Đại Lã (đô thăng), Giáp Chung (rê thăng), Trung Lã (mi thăng)) và 6 luật Dương: Hoàng Chung (đô), Thái Thốc (rê), Cổ Tẩy (mi), Sanh Tân (fa thăng), Di Tắc (son thăng), Vô Xạ (la thăng).

Âm cơ bản đầu tiên cũng chính là âm Hoàng Chung và có sự trái ngược lại so với âm nhạc Phương Tây ở chỗ âm có tần số càng cao thì con số tương ứng với nó càng nhỏ. Hơn nữa, sau này âm Hoàng Chung còn được thay đổi theo từng thời đại (thậm chí có liên quan đến cả lĩnh vực chính trị, quyền lực của từng thời). Ở Trung Quốc cổ đại có mấy phương pháp định âm chính: “Tam phần tổn ích”, “Thượng sinh và Hạ Sinh”, “Tám Luật sinh một Luật”. Cả ba phương pháp trên, tuy cách gọi khác nhau, nhưng đều là phương pháp thuộc hệ thống định Luật “Ngũ độ tương sinh”.

Nhưng Lý Từ Huy đã quy định lại nhạc lý với cách ghi khuông nhạc theo dòng cùng cách ký hiệu nhạc lý kiểu hiện đại, khiến cho việc ghi lại các bản nhạc thuận tiện.

Hệ thống 7 âm cao độ cùng ký hiệu trường độ, thăng giáng đều đã hệ thống lại.

Cho nên có thể nói ngoài khoa học kỹ thuật, giáo dục thì âm nhạc văn hoá giải trí của Đại Việt cũng cực kỳ tiến bộ. Đàn dây như Guitar cũng phổ biến, kèm đồng vốn từ Đông La Mã nhập khẩu về Đại Việt dùng cho quân nhạc cũng đã được nghiên cứu chế tạo nhiều biến thể và phổ cập toang dân.

Thậm chí piano cũng được Lý Từ Huy mô tả qua với bộ gõ vào dây đồng khiến các công tượng thủ công chuyên chế tạo nhạc khí đang nghiên cứu hoàn thiện. Đàn Violine cũng được Lý Từ Huy mô tả sơ qua, còn việc có thể chế tạo hay không thì còn chờ vào các công tượng nhiên cứu cùng thử nghiệm.

Nói chung đời sống văn hoá âm nhạc cùng tinh thần của người Đại Việt là rất phong phú.

Lại nói đến có cả ngàn bài quốc ca theo chủ đề dự thi, đa phần vẫn là giai điệu hùng hồn thể hiện tinh thần cương quyết , bản lĩnh anh hùng của người Đại Việt nói chung.

Cuối cùng sau nhiều lần chọn lọc thì bài nhạc “ Nơi đó, tự do và hoà bình” thơ của Lê Văn Thịnh, nhạc Tô Thức được lựa chọn.

Bài nhạc này gần như được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trong hệ thống các sắc tộc Đại Việt, nhưng ngôn ngữ thể hiện chính thức là tiếng Kinh Việt. Và tiếng quốc ca thiêng liêng đầy hào hùng nhưng không kém tinh thần quốc tế, tự do, bác ái và bình đẳng đang vang lên.

Cả binh sĩ Trung ương lẫn binh sĩ Arab đều hát vang, có điều đây là bản tiếng Kinh Việt cho nên có thể người dân Suhar không hiểu.

Nhưng lần lập lại thứ hai chính là hát bằng tiếng Arab. Cho nên lại một lần nữa người dân Thành bang Nizaris sôi trào cảm xúc. Buổi duyệt binh mà Ngô Khảo Ký gọi là “nhỏ” ngày hôm nay đã trở thành ấn tượng sâu sắc không thể phai mờ cho những con dân Thành bang Nizaris may mắn được chứng kiến. Với bản quốc ca vang lên, cảm giác tự hào là một công dân Đế Chế đang từ từ nhen nhóm tròn mỗi người và sẽ bùng phát thành một ngọn lửa lớn ở nơi đây.

Súng đạn, giết chóc, nô dịch, đàn áp văn hoá, xâm lấn văn hoá có thực sự khiến quốc gia mở rộng lãnh thổ? Hay chỉ mang về một đống hổ lốn cả ngày chỉ nghĩ đến nổi dậy cùng ly khai?

Muốn thực sự đến được với nhau, bền chặt ,đoàn kết chỉ có thể là những người “đồng chí”. Chung chí hướng , chung tư tưởng, tự nguyện, công bằng, không phân biệt. Đó mới là giá trị nhân văn của những cuộc hợp nhất.

Mở rộng nhưng chỉ mang đến nô dịch, áp bức , bóc lột, chiến tranh cùng giá trị nhân phẩm đạo đức cùng giá trị nhân mạng, chất lượng cuộc sống của người dân đi xuống thì mở rộng để làm gì hỡi những tên Fascism thế hệ mới?

Mở rộng chọn lọc, tuân theo ý trí tự nguyện, tuân thủ quy tắc đồng chí hướng xoá nhoà cách biệt sắc tộc bằng chủ nghĩa dân tộc công dân, bằng chủ nghĩa yêu nước.

Điểm quan trọng nhất đó chính là không mang những điều tốt đẹp đến cho nhân dân quốc gia thì đừng mạo danh giải phóng gì đó để xâm lược. Giải phóng gì mà để người dân chìm trong đói khổ bệnh dịch và chiến tranh bạo lực? Giải phóng gì mà tẩy não ép buộc một dân tộc nào đó phải biến thành dân tộc Kinh Việt? Khi quốc gia đủ sáng suốt , đủ tốt đẹp, đủ cung cấm những điều kiện tốt cho nhân dân mưu cầu hạnh phúc thì nhân dân đó dù là sắc tộc gì cũng vẫn trung thành với tổ quốc mà thôi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK