Nhìn đám thuyền nhỏ như châu chấu xuất hiện đầy trên mặt sông cửa biển mà Lý Thường Kiệt ánh mắt sáng lên, ông tuy già nhưng vẫn tráng kiện cùng khoẻ mạnh vô cùng.
Có lẽ chính trị lối sống vẫn không thể làm người này ưa thích như cuộc sống cầm quân đánh trận.
“ Biết ngay Dương gia sẽ dùng kế kế này để chiến, các ngươi thổi kèn lệnh cho tiền phong đổi trận hình tuyến tính đi thẳng vào, dùng pháo nhỏ xạ kích là chính”
Lý Thường Kiệt bỏ xuống ồng nhòm trong tay mà ra lệnh cho lính truyền tin bên cạnh.
Người lính truyền tin nhanh chóng dạ vâng sau đó đến bên ống đồng loa mà hét lớn.
Phải nói hệ thống thông tin liên lạc của các chiến hạm Bố Chính đã được hoàn thiện đến mức độ rất rất cao.
Lúc này từ buồng chỉ huy trên lâu hạm có các ống đồng chạy đến từng vị trí cụ thể trên chiến hạm to lớn do đó mệnh lệnh trong nội những chiến hạm được truyền đi cực nhanh từ khoang chỉ huy. Sẽ không còn cảnh các lính truyền tin phải cong đít chạy từ khu vực này qua khu vực khác của chiến hạm để truyền đạt mệnh lệnh, thông tin.
Trên tháp cao của Soái hạm Đinh Tiên Hoàng 01. Tiếng tù và vang vọng mặt biển, lính vẫy cờ càng là tức tốc ra hiệu cho các chiến hạm phía trước thay đổi đội hình.
Chiến Hạm Bố Chính thực tế có nhiều loại, kích cỡ rất đa dạng từ thuyền đổ bộ, chiến thuyền loại bé tầm chục mét dài, đến Trung Hạm tuần dương hai Lăm mét. Cho đến Soái Hạm Khu Trục cả bốn lăm năm mươi mét.
Nhưng viễn chinh như lúc này thì thuyền nhỏ không thích hợp vượt biển cho nên phần lớn chiến hạm đại Việt là lớp tàu Trung Hạm Tuần Dương Carrack ba cột buồm với đầu đuôi vểnh cao kết cấu đặc chưng lâu thuyền.
Loại này chiến hạm vì kết cấu đầu đuôi vểnh cao cho nên diện tích buồm bị ảnh hưởng, thực tế nếu để chạy bằng sức gió không thì cần gió mạnh, nếu không vẫn phải cần sức cơm chèo thuyền.
Lớp Carrack có nhiều ưu điểm phù hợp điều kiện Bố Chính lúc này, lại dễ đóng, nguyên liệu không quá khắt khe cho nên là lực lượng xương sống hải quân Bố Chính.
Thuyền dài hai lăm mét rộng mười hai mét chỗ rộng nhất, có hai tầng ở thân thuyền, một cho pháo thủ một cho hệ thống chèo.
Trên sàn chiến hạm đầu đuôi vẫn có cấu trúc lâu thuyền nhô cao được gọi là castle, nó giống như một cụm pháo đài nhỏ được bố trí trên sàn thuyền vậy. Lâu thuyền phía sau chính là để cho chỉ huy sử dụng.
Lớp Gallay thật ra cũng rất tốt, nhưng kỹ thuật đóng phức tạp hơn lớp Carrack , đã phức tạp nhưng độ mạnh mẽ lại không quá vượt trội cho nên Lý Từ Huy không ưa phát triển thứ này. Nếu đã đóng Gallay thì thà nàng cho đóng Siêu Hạm Men Of War cho bớt việc.
Đây là lý do Lý Từ Huy trọng dụng Carrack.
Thật ra cả Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký đều có điểm này khá giống nhau. Đó chính là thực dụng, không hề theo đuổi phù phiếm công nghệ.
Cái gì dễ chế tạo, dễ sử dụng, công năng vừa đủ tốt là bọn họ sẽ dùng, nhìn Ngô Khảo Ký trọng dụng La Mã giáp là sẽ hiểu, nhưng sau trận chiến sa lầy ở Chi Lăng chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc cách mạng thay đổi kỹ thuật chế tạo chiến giáp của Ký, điều này khoan hãy nói đến . Chúng ta quay trở lại với chiến hạm lớp Carrack của Bố Chính.
Carrack nếu bố trí dày đặc sẽ có tầm 200 người trong đó tầm 150 thuỷ thủ chiến binh và 50 pháo thủ( không kể chèo thuyền). Nhưng thực tế nếu quá đông sẽ dẫn đến khó có không gian xoay trở tác chiến.
Bố Chính không thiếu chiến hạm Carrack cho nên phần lớn chiến hạm này chỉ có 150 nhân viên chiến đấu trong đó 50 pháo thủ cùng 100 chiến sĩ kiêm cả thủ thủ.
Tầng một của Chiến Hạm lớp Carrack dĩ nhiên là dành cho mái chèo cùng nhân viên chèo thuyền rồi.
Tầng hai dành cho pháo thủ với các ô pháo hai bên hông mỗi bên mười lăm pháo lớn.
Các pháo nhỏ ở tầng này cũng được bố trí nhưng hoạt động ra sao vào trận chiến sẽ nói lại.
Trên sàn thuyền cùng lâu thuyền bố trí dày đặc các ụ pháo nhỏ. Đặc biệt mũi và đuôi thuyền có mỗi bên hai họng pháo lớn ngoại cỡ chĩa trực tuyến trước sau.
Chiến thuật trong hải chiến?
Không phải chê bai nhưng nói thẳng thừng Đông Á không hề chó chiến thuật ra hồn về hải chiến.
Kể cả đến thế kỷ 18-19 vẫn vậy, hải quân luôn là thế yếu của người Đông Á.
Vì sao lại hạ thấp người Đông Á thậm tệ về hải quân như vậy?
Đơn giản vì người Đông Á không hề có bất kỳ hệ thống đào tạo chính quy nào về hải quân, chỉ huy các cấp của Đông Á thường là kinh nghiệm truyền nhau mà thôi. Trong khi đó Châu Âu vì phát triển thương nghiệp, cộng thêm hải quân phát triển mạnh cho nên họ đã xây dựng một hệ thống lý luận về hải chiến rất bài bản. Do đó nếu bàn về chiến thuật thực sự trong hải chiến chỉ có người Châu Âu mới làm tốt điều này.
Tất nhiên nói đến đây nhiều người sẽ ý kiến rằng tại sao khinh thường Đông Á, Đại Việt cũng trong Đông Á đấy, dòng máu dân tộc lại nổi lên, tiểu hồng phấn lại nhảy vào.
Được thôi nếu nhìn vào các trận thuỷ, hải chiến của Đông Á thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy chiêu.
Thứ nhất dụ địch vào bẫy đặt trước, Sông Bạch Đằng hai lần đều làm vậy.
Thứ hai dùng chiến thuật phục kích bên sông lấy thuyền nhỏ số lượng nhiều chia cắt thuyền lớn sau đó dùng máu người làm bậc thang để leo thuyền chiến đấu.
Bạch Đằng Giang đã làm hai lần, Rạch Gầm Xoài Mút cũng đã làm.
Thuỷ chiến Chilchelollyang Của người Triều Tiên chống lại xâm lược nhật Bản cũng là vậy. Mười hai chiến hạm của Triều Tiên dựa vào kinh nghiệm mà đưa 330 chiến Hạm Nhật vào một cái bẫy thiên nhiên ( sông đổi dòng theo chu kỳ). Sau đó khiến hạm đội Nhật tự va vào nhau sinh biến, vẫn chỉ là dụ địch vào bẫy.
Có người lại nói tại sao không kể ra trận Nhàn Sơn Đảo khi Yi Sun Shin dùng đội hình cánh nhạn và Bối Quy Hạm đán tan tác người Nhật?
Xin thưa xắp xếp đội hình thành line , cánh nhạn, vòng cung , hay hình truỳ chưa được tính vào chiến thuật gì ra hồn vì đó cũng là dựa vào các tuyến đội hình bộ binh sau đó áp dụng lên thuỷ chiến.
Vậy xin hỏi thế nào mới là chiến thuật hải thuỷ chiến thực sự?
Tất nhiên điều này sẽ được nói sau đó. Chỉ khi nào hai hạm đội thật sự tương đương về mọi mặt , số lượng chiến hạm, chất lượng chiến hạm, số thuỷ thủ, chất lượng thuỷ thủ, vũ khí tương đương thì vấn đề chiến thuật mới lộ rõ. Dĩ nhiên chiến trường phải đủ quy mô, là một chiến trường ở bên thứ ba không có bẫy rập gì. Lúc đó những chiến thuật thực sự mới có cơ hội thể hiện giá trị của mình.
Thủy , hải chiến luôn có những yếu tố mà người cầm quân phải nắm rất vững, đó chính là dòng chảy, hướng gió từ đó mới có thể cho ra những chiến thuật hợp lý cho quân đội của mình.
Lý Thường Kiệt bản thân là một vị quân sự toàn tài, cả thủy bội chiến đều là suất sắc đương thời, nhưng nói thật ở Bố Chính ông ta vẫn cặm cụi đi học những kiến thức mới đấy.
Không phải kiến thức về quân sự vì ở đây chưa ai đủ tầm dạy ông những thứ ấy. Nhưng các kiến thức khoa học của Bố Chính về dòng chảy, hải lưu, thủy lưu, hướng gió thay đổi mùa, các kiến thức mới về chiến hạm bắt buộc ông ta phải học. Học một cách nghiêm túc, sau đó kết hợp cùng kiến thức quân sự của bản thân mới cho ra được một bộ cơ sở lý luận mới về hải thủy chiến.
Có thể nói các kiến thức của Lý Từ Huy về vấn đề hải lưu hải trình, thủy lưu cùng một số đặc điểm gió mùa thay đổi đã khiến cho Lý Thường Kiệt khả năng tác chiến trên đường nước tăng lên rất mạnh.
Ví như lần này tấn công vào Lam Giang cũng vậy.
Mọi người có hiểu dòng sông bên lở bên bồi hiện tượng không? Dĩ nhiên 9/10 người không hiểu. Do vậy nói thẳng 100% người cổ đại không hiểu. Nhưng Lý Từ Huy lại hiểu và giải thích quá đơn giản trong giáo trình đào tạo hải chiến cũng như giáo trình về thủy lợi.
Dòng nước chảy của mỗi con sông đều có đặc điểm riêng hình thành bởi sự uốn lượn khác nhau của con sông đó. Lòng sông nông sâu lại càng là khó đối với khách quân, chỉ có quân chủ nhà mới nắm vững được nông sâu của lòng sông, đặc điểm dòng chảy của nó. Do đó thủy chiến hay cả hải chiến thì chủ quân thường nắm rất rõ thủy hải thế cho nên có lợi tiên thiên.
Nhưng kiến thức mang tính tổng hợp của Lý Từ Huy đã xóa mờ điều này. Vâng thủy thế mỗi dòng sông sẽ khác nhau nhưng các dòng sông đêu tuân theo một quy luật vận hành duy nhất, do đó chỉ cần nắm được hình dạng của Sông , đo đạt một số chỉ số hai bên bờ sẽ có thể ở nhà tự suy đoán về dòng chảy cũng như độ nông sâu từng khu vực. Vâng không sai đâu, những suy đoán này có sai số nhưng thẳng thừng là không quá nhiều.
Muốn hiểu được mỗi dòng sông đầu tiên phải hiểu Sông được tạo ra thế nào?
Sông tự tạo ra chính nó. Một con sông là một đường nước chảy, Nước chảy tạo ra lực kéo ở lòng sông, lực kéo di chuyển bùn cát trong quá trình xói lở và bồi tụ. Xói lở và bồi tụ lại tái tạo lại con sông đó. Lực kéo của lòng sông phụ thuộc lưu tốc, hệ số nhám của lòng sông, bán kính thủy lực và tốc độ dòng chảy. Tất nhiên còn công thức thứ hai liên quan gia tốc trọng lực độ sâu nước, độ dốc đáy. Nói thì lại là một môn khoa học dài dòng cần nghiên cứu rất lâu.
Nhưng tụ chung lại dòng chảy sẽ có hình dạng vòng cung chữ C nếu cắt ngang thiết diện của một con sông. Cái lưng chữ C này sẽ quay về bên lở, còn miệng chữ C sẽ quay về bên bồi. Dòng lưu tốc lớn sẽ nằm mé ở bên lở, còn bên bồi thì lưu tốc sẽ nhỏ dần cho đến bờ. Tất nhiên nơi nào lưu tốc lớn lại là nơi lòng sông sâu nhất.
Thế mới nói chỉ cần quan sát bên lở bên bồi, quan sát hướng chảy dòng sông thì có thể đưa ra rất nhiều thông tin về dòng chảy , tốc độ dòng chảy và kể cả dòng chảy ngầm cũng có thể tính toán một hai. Những thứ kiến thức này người cổ đại không thể biết, chỉ có dạng như Lý Từ Huy mới biết, ngay cả Ký cũng không hiểu.
Kiến thức tưởng chừng đơn giản đó nếu rơi vào tay người khác thì chẳng có gì nhưng nếu rơi vào tay cụ Lý Thường Kiệt thì nó lại là một câu chuyện khác.
Lúc này lam Giang rất lớn có những nơi còn rộng đến gần hai dặm ví như cửa Hội, trung bình lòng sông dẫn đến Vịnh Doanh Thành là trên 500m bề ngang. Một con sông rất lớn, nước chảy khá xiết.
Vung cửa biển tháng 3 gió theo hướng Đông Bắc về Tây Nam rất mạnh cho nên chỉ cần dựa vào thế gió thì đội chiến hạm Tân Bình Lộ hoàn toàn có thể không cần chèo mà đi từ từ ngược dòng hai mươi dặm tiếp cận Bến Thủy trại quân Nghệ An.
Chặng đường từ cửa Hội đến Bến Thủy chỉ có hai đoạn uốn lượn rất thích hợp phục kích chiến và chia cắt đội hình.
Lý Thường Kiệt biết thừa Dương gia sẽ dùng chiến thuật bày sói dùng hàng trăm thuyền nhỏ lao ra từ ổ phục kích tấn công hải quân Tân Bình Lộ. Đơn giản vì Dương gia không có sự lựa chọn khác. Dùng thuyền lớn đấu thuyền thì Dương gia chơi không được. Dương gia làm gì có pháo lớn mà chơi chiêu này?
Không có pháo lớn mà dùng thuyền lớn đọ nhau với Bố Chính đó là tự sát.
Cách khắc chế duy nhất có thể dùng là sử dụng lượng lớn thuyền nhỏ phân tán hỏa pháo liều chế xông lên chia cắt đội hình Bố Chính sau đó dùng thang, móc dây leo thuyền cận chiến.
Cái phương án này rất hợp lý, người Đại Việt liên tục dùng nhiều thế kỷ đến tận thế kỷ 18 vẫn dùng tốt. Cho nên Dương gia một thế lực cực mạnh vê thủy quân ở Đại Việt không có lý do gì không dùng pháp này.
Hải quân Bố Chính với lớp chiến hạm Carrack xếp theo hàng line một dọc tiến vào sông Lam.
Vì đoán được thủy lưu cho nên họ tránh né được dòng lưu mạnh nhất sát bên lở, nhưng lại không đi quá sâu vào bên bồi để tránh mắc kẹt đáy thuyền.
Các thủy thủ Bố Chính siêu cấp thành thạo lái những chiếc thuyền đi dung theo lộ trình đã lên kế hoạch từ trước
Một vạn quân Bố Chính chia làm hai nhóm tiền hậu tiến vào sông Lam. Nhóm đi đầu năm mươi chiến hạm Carrack dài 27m với tổng số năm ngàn quân, nhóm sau có bốn lăm chiến hạm Carrack và một siêu Soái Hạm 50m chiều dài dự định sẽ không đi vào quá sâu tránh mắc kẹt. Tất nhiên Siêu Hạm chọn lựa đi vào lưu vực sông có lưu tốc mạnh nhất, nơi này là ơi lòng sông sâu nhất, tránh hoàn toàn mắc kẹt.
Số lượng buồm của Siêu Hạm là quá khủng cho nên dù đi ở vùng lưu tốc ngược lớn nó vẫn có thể lầm lũi tiến tới.
Lúc này toàn bộ hạm đội Bố Chính chỉ dùng sức gió ma từ từ ngược nước tiến lên, chèo đội vẫn chưa sử dụng và đang tích lại sức lực cho thời gian quyết chiến.