Mục lục
Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Ngô Khảo Ký trầm ngâm nghe về những điều Lý Từ Huy giảng một cách nghiêm túc và mở rộng tư duy của mình , tránh lối mòn suy nghĩ.

Theo như Huy đã từng tìm hiểu thì.

Vào cuối thê kỷ 19 , H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ đã bác bỏ vì điều này đi ngược lại với nhận định của giới lão làng.

Przilusky nhà ngôn ngữ học Ba Lan với viện sĩ Maspéro sau đó tiếp tục theo luận điểm của H. Frey mà chứng minh các bằng chứng dẫn chứng nhưng đều bị số đông các tay viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ không thèm nhìn ngó một cách cẩn thận mà gạt phăng đi.

Viện Viễn Đông Bác Cổ giáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Mon-Khmer? Các ông đi các dân tộc Mon-Khmer nhìn xem chúng tôi ngôn ngữ có mấy phần giống họ? Mẹ kiếp.

Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận (70% cho nên các bác thôi tự nhận Vn vay mượn 70% đi nhé, chúng ta không vay mượn ai cả).

Nhưng một câu hỏi đặt ra có thật tiếng Việt vay mượn không? một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài đến 70 % không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!

Tất nhiên thời của Ngô Huy Tuấn đã có những công trình khảo cổ đột phá , Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm… trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá!. Lại thêm nữa cũng trong thiên niên kỷ mới. Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa.

Càng hay hơn nữa nghiên cứu về giáp cốt chữ của Bình Dương Công Chúa với thời này tư liệu còn hoàn hảo đã trăm phần trăm xác nhận vấn đề trên.

Tại sao lại nhận định nghiên cứu chữ vuông, chữ khoa đẩu của Bình Dương Công chúa đã khẳng định vốn không có tồn tại Hán Việt từ? Và cũng khẳng định người Việt không vay mượn Hán từ mà ngược lại là người Hán mới là kẻ vay mượn?

Cái này đơn giản , giáp cốt, Khoa Đẩu, chữ Vuông mà Bình Dương Công chúa dày công sưu tầm có thể ghi lại 99% từ vựng của người Việt lúc này.

Chỉ nội điều này đã chứng minh không có vay mượn gì cả, đây vốn dĩ là tiếng Việt. Nhưng câu hỏi đặt ra đó là tại sao Những cụm từ từng bị nhận định sai lầm là Hán- Việt lại có cấu trúc “ phụ + chính” còn từ “Thuần Việt” lại có cấu trúc “ Chính + Phụ” tạo nên cách nói xuôi, ngược khác nhau.

Ví như “ cảm thông” “ thông cảm”?

Điều này cũng được vị siêu cấp Nữ Đại Học Sĩ ngôn ngữ học Bình Dương Công Chúa kia lý giải cặn kẽ.

40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ vùng Đại Việt lúc này đi lên khai phá Hoa lục, đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Khoảng 7000 năm trước, tại miền Trung Hoàng Hà, người Việt cổ hòa huyết với người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà. Bách Việt từ đó sinh ra.

Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ.

Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ. ( ha ha ha, người hán coi tiếng Việt là Nhã Ngữ , nho nhã ngữ để học vật mà sau này con cháu Việt lại tự nhận định mình vay mượn của Hán 70% từ vựng.. buồn lắm thay).

Bình Dương Công chúa lại dẫn chứng về các tư liệu thời Thương Chu.

Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử . Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.

Sau đời Hán, Trung nguyên loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông.

Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Giao chỉ thật mỉa mai thay, đi lòng và lòng vòng, tiếng Việt được pha tạp linh tinh lại thành tiếng Chẩn sau đó kẻ chiến thắng lại đem nó áp đặt cho người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng. Cũng phải chịu đựng thôi vì chúng ta là bên thua trận, bị đô hộ ngàn nhăm. Văn hoá, sách vở bị thiêu trụi, chữ bị cấm đoán. Đơn giản vì người Hán muốn che dấu sự thật nguồn gốc của họ mà thôi.

Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô.

Một câu hỏi: khi sang Âu Lạc, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết Trưởng Lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt. Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.

Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường.

Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.

Từ phân tích trên của Bình Dương công chúa chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.

Vấn đề này sẽ không to tát cãi nhau đến loạn xị dẫn đến phong ba triều đường nếu Huy và Ký không mang nhận định sai lầm về quá khứ.

Lúc này làm gì có người Pháp bôi nhọ tiếng Việt nói chúng ta mượn 70% tiếng Hán, lúc này làm gì có ai xếp ngôn ngữ của chúng ta với Mon- Khmer bắn đại bác chẳng tới kia?

Cho nên bộ Môn Hán Việt của Ký đã động chạm Bình Dương Công Chúa và chí sĩ Đại Việt.

Đây là một sai lầm cực lớn, nếu cứ để sai lầm này tiếp tục thêm trăm năm ngàn năm khi con cháu quen với nhận định này thì… hỏng hết.

Nhị Thánh cúi đầu nhận sai với đất nước với dân tộc. Xoá bỏ Hán Việt môn học. Khẩn thiết mời Nữ Đại Học Sĩ Bình Dương công chúa vào triều làm cố vấn ngôn ngữ và hoàn thiện từ điển ngôn ngữ Đại Việt.

Đồng thời công trình chữ Khoa Đẩu, Giáp Cốt, Chữ Vuông được khắc bi đá, được dùng vàng ấn kí, dùng đất nung ấn ký, tóm lại là Ngô Khảo Ký sao chép đến cả trăm bản bằng các chất liệu khó bị hủy hoại với thời gian, sau đó phân ra các nơi lưu trữ.

Thăng Long- Thiên Trường- Bố Chính đều lưu trữ. Đây là bằng chứng của dân tộc, không thể để nó bị người Hoa Hạ cướp rồi đốt phá hay dấu trong bảo tàng của bọn họ không dám ló ra với thế giới.

Xây Lăng Bình Nam Vương…. Một bản sẽ cất trong lăng mộ. Lăng này sẽ không chôn người mà chỉ để lại cho con cháu những sự thật về thế giới này, sự thật về tộc Việt tự hào.

Cảm ơn tác giả Madrak.

"Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!

Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần phục hưng văn hóa dân tộc.

Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!

Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?"

Nguồn tham khảo:

1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979

2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

3. Đỗ Ngọc Thành.

4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html

5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/

6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện

7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm

bỏ link http vì không hợp lệ web

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK