Ài ài ài….
Vết mổ kiền quá tốt rồi. Ngày nào cũng tranh thủ “ kiểm tra” cái , cho dù bệnh nhân không muốn cũng bị đè ra kiểm tra.
Hây da tháng 8… cũng đã đến lúc rồi chứ nhỉ… Ngô Khảo Ký cười đểu trong bụng.
Những ngày qua nhị thánh đều đã lên triều, tốc độ giải quyết công việc tăng không chỉ gấp đôi. Hai người càng có nhiều hơn thời gian cho những công việc khác.
“ Ký… đại ca hắn cắn không quá chặt đấy chứ, đòi hỏi vậy sao người ta đáp ứng cho đặng?” Lý Từ Huy đọc báo cáo từ phương bắc cảm thấy thật… bất công cho người Tống khặc khặc.
“ Kệ đi, giờ Thăng Long cũng đâu phải cung cấp hậu cần cho bọn hắn nữa… muốn ở bao lâu tùy, vả lại anh cũng đã có kế hoạch cho nhánh quân của Đại Ca cùng lão Tứ, chưa nên về vội” Ngô Khảo Ký từ chối cho ý kiến thêm.
Ngô Khảo Tích đã làm điều gì táng tận lương tâm ở Hành Dương?
À thì cũng chẳng có gì.
Hai bên đại diện tiếp xúc.
Ngô Khảo Tích đưa ra điều kiện bất di bât dịch hòa đàm là: Mỗi năm tiến cống một triệu lượng bạc ( 100 vạn) 50 vạn sấp lụa, 5000 đồ gốm sứ cao cấp.
Nghe xong Tô Triệt xén chút ngất tai chỗ.
Nhưng chưa hết đó mới chỉ hằng năm tiến cống.
Còn chuyện lần này Đại Tống khơi mào chiến tranh khiến Đại Việt hao người hao của. Cái này phải đền bù.
Rẻ thôi. Phí xuất binh của 20 van quân cùng 10 vạn dân phu. Tính giá thị trường 5 triệu quán.
Điều này Tô Triệt không cãi, giá này công bình. Thông thường xuất quân đánh trận có giá cả hẳn hoi dựa theo số quân, thời gian, quãng đường đúng là tính được. Ba mươi vạn năm triệu lượng, đắt 500 ngàn nhưng là con số không sai. Đây cũng là giá mà Đại Tống thường trù bị trước chiến tranh. Thông thường 10 vạn đánh trong nửa năm cách xa tầm 2 ngàn dặm trung ương tầm tiêu phí 1 trệu lượng. Vấn đề lớn ở đây là Đại Việt đòi lá quán tiền giá trị Đại Việt tức là nếu quy đổi qua bạc sẽ thành 7 triệu hai trăm ngàn lượng…
Quân Đại Việt ba mươi vạn người đánh hơn 8 tháng tốn 5 triệu lượng cũng chấp nhận được. Tất nhiên Tô Triệt biết Ngô Khảo Tích có nói vống số quân kiếm tiền bất nghĩa nhưng không đi phản bác. Nhưng tính theo giá Đại Việt tức là Đại Tống chịu thiệt cực lớn.
Nhưng vấn đề tiếp theo mới đau đầu. Vua Đại Tống phải gọi Vua Đại Việt là Bác.
Cái này khiến cho Tô Triệt làm sao cho phải.
Muốn mở miệng nói này nọ thì Ngô Khảo Tích dáng thêm.
“ Tù Binh Tống 13 vạn người tổng tính rẻ theo giá nô lệ thông thường mà chuộc 130 quán”
“ Cuối cùng là mở tự do giao thương Đại Việt – Bắc Tống”
Tô Triệt nhũn chân lại muốn mở miệng.
“ Bản vương đến đây không phải để thương thảo Đại Tống mà là thông báo cho Đại Tống trả tiền. Hạn các ngươi 30 ngày không có câu trả lời thuyết phục. Bản Vương đánh đến Hứa Xương tự lấy là được, nên nhớ lúc đó không có con số dễ nói như lúc này”
Hu hu hu… đi đàm phán Tô Triệt chưa nói được câu nào bị đuổi về …. Hắn chạy về Kinh Sư Đại Tống khóc nhè mách lẻo.
Nhưng phỏng có tác dụng?
Vì lần này Hà Bắc có biến… mười vạn bộ binh thuộc Lục Lang Doanh Hà Bắc của Bắc Nguyên qua sông.
Tức là không còn ý nghĩa một cuộc quấy nhiễu biên cương.
Đại Tống biết quân Bắc Nguyên rất ít khi đụng Bộ Binh. Bởi đụng Bộ Binh là công thành thủ thành chiến.
Kỵ binh Bắc Nguyên vô địch ai cũng biết, nhưng đám này đánh song sẽ rút. Đây là thói quen… cho nên người Tống rất sợ Kỵ Bắc Nguyên nhưng lại sợ Bộ binh Bắc Nguyên hơn.
Không phải bộ binh Bắc Nguyên mạnh mà là ý nghĩa khi động đến bộ tức là đánh thật, công thành chiếm đất.
Đến lúc này Đại Tống thực sự rất hoảng loạn, thực sự nếu cả Đại Việt và Bắc Nguyên cũng đánh thì họ không hiểu phải rời kinh sư đi đâu cho phải.
Lại nói sự kiện Sơn Đông, hạm đội Đại Việt như chỗ không người càng dấy lên báo động lớn cho Đại Tống.
Lúc này Đại Tống triều đình không còn dây dưa nữa.
Quốc khố Đại Tống có nghèo không?
Xin lỗi còn có thể đánh dây dưa cả mấy năm nữa. Nhưng Đại Tống lúc này sợ chết shock cho nên không dám đánh chần chờ.
Vì sao Đại Tống thời này yếu hèn vậy, hết cống Liêu lại cống Tây Hạ? Căn bản họ quá giàu, không coi tiền chính là vấn đề gì.
Biết một năm Đại Tống đúc được bao nhiêu tiền xu trước thời kỳ lấy đồng đúc hỏa pháo không?
Chỉ tính riêng tiền của chính phủ đúc không tính tiền lậu, nột năm Đại Tống đúc 6 tỉ tiền. Tức là 6,6 triệu lạng bạc nếu tính theo tỉ giá lúc còn 900 tiền một quán.
Cho nên Đại Tống cống nạp cho Bắc Nguyên 15 vạn lạng một năm cũng là cời cho vui còn không bằng số lẻ họ đúc tiền. Lại thêm nguồn lao động khổng lồ 80 triệu người đẻ ra bao nhiêu tài sản, nhất là bọn họ xuất khẩu khắp nơi hàng hóa thiếu gì tiền bạc của suất siêu? Cho nên mới có tư tưởng cái gì giải quyết được bằng tiền thì không phải vấn đề. ( Thời này thống kê là Tống từ 80-110 triệu , nhưng tác lấy số trung bình 95 triệu. Mất dân mất đất bấy lâu còn 80 triệu nhé).
Vì quá giàu cho nên mới nghĩ tới lấy tiền mua hoà bình. Đối với họ mỗi năm cống nạp nấy chục vạn nó giống kiểu gãi ghẻ vậy ngứa ngứa thôi.
Ký dĩ nhiên hiểu điều nầy cho nên để kệ Tích, mà chính Ký lúc đi đã nói rõ với Tích về độ giàu có của tống .
Thật giàu như vậy mà ăn quỵt trăm vạn ở Yên Vân dẫn đến chiến tranh Hà Bắc thì Ký cũng chịu dám Vương An Thạch. Có lẽ bọn ấy bị dẹp mới dễ moi của Tống đấy.
Không sai , lần này đàm phán lần thứ hai đích thân Thái Xác Hữu Bộc Xạ đến.
Thực ra thằng này tương đương Hữu Tể Tướng ở Đại Tống Đại diện phe miền nam.
Đàm phán không có kết quả. Đại Việt không nhường một bước.
Mân cũng loe ngoe đòi Tống đền bù chiến tranh triệu lạng cùng cống nạp bị Thái Xác gạt phăng.
Tích không nói vào vì thực tế Mân không có tư cách đòi cống nạp. Họ không đủ thực lực ấy thì đừng mơ.
Cho nên Tích chỉ thâm ý nói Tống nên bồi thường chiến tranh cho Mân 15 vạn lượng bạc. Còn nếu thiếu của Đại Việt chỉ một đồng thì ngay lập tức xuất binh đánh tận Hứa Xương.
Bên ngoài quân doanh đại quân của Đại Việt đã tập trung lược trận. Khí thế như rời non lấp bể quân trang sắt thép sáng ngời. Lại nói sát khí ngào ngạt sợ cho Thái Xác muốn té đái phải gửi người về chưng cầu ý kiến của Thái Hoàng Thái Hậu Cao Tuyên Nhân.
Ý chỉ có một đó là nhanh đồng ý vẽ lại địa giới rồi về Bắc đàm phán Khả Hãn Bắc Nguyên.
Tháng Mười năm ấy ngàn vạn tin vui tới tấp bay về Đại Việt.
Không có gì vui hơn khi tinn tức Nhị Thánh có hậu đại tin vui.
Cả Đại Việt lại hưởng một lần nữa miễn xá thuế má. Nông dân năm nay không thuế rộng, thương nhân thuế giảm 50%. Các ngành các nghề các thợ thuyền binh lính đều có thưởng lớn.
Tin tức Thánh Thiên Minh Huy Hoàng đế có long thai là đến sau một tin khác nhưng lại là nổi trội về độ quan tâm cùng vui mừng của Thăng Long cũng như các vùng mà hai vợ chồng Ngô Khảo Ký quản lý.
Tin này đến với thế gia đó là cự đại đau khổ vì họ biết lúc này chẳng có gì lay chuyển được Lý Từ Huy cùng Ngô Gia nữa. Kể cả nói gở lúc này Thánh Thần Vương có nhỡ may ngã xuống thì Ngô gia vẫn một lòng một dạ cùng Lý Từ Huy thôi. Đại cục khó có thể loạn nữa. Vấn đề giờ đây của thế gia không phải gây loạn mà tìm khe hở cầu sinh. Không bết điều sẽ rất thảm.
Thật ra tin sớm hơn đó là Nghị Hoà ở Hành Dương kết thúc.
Chia lại địa giới như cũ ai về nhà đó. Có điều Bắc Mân mất Huỳnh Dương. Nhưng Bắc Mân không ý kiết vì họ vốn không thể thủ nơi đó.
Giờ đây Bắc Mân hiểu không có Đại Việt tạo thế Ỷ Dốc với Lê Lăng thì họ chịu không nổi. Mò ra khỏi Lê Lăng và An Nhân họ sẽ chết chắc. Cho nên đất ai về nhà đó thì Bắc Mân đặt một cái Đô Hộ phủ tượng chưng ở Sâm Châu sau đó co hết vào trong Hồ Nam và Phúc Kiến. Bốn triệu người Mân còn chưa khai thác hết nổi nơi đây, họ không nghĩ xa vời nữa.
Thẩm Tông Cồ cha con khóc mừng khi nhận Vĩnh Dương Hầu quản cả hai vùng Hành Dương và Vĩnh Châu, thộc Đại Việt chứ không thuộc Bắc Việt. Bắc Việt là địa giới cũ của Lưu Kỷ để lại.
Lý Càn Nhân khăn gói quả mướp đi Long Ký ( Ung Châu) làm lễ lập quốc. Tạm thời Ngô Khảo Ký cắt cho Lý Càn Nhân một số nhân viên từ Bố Chính giúp hắn xây dựng cơ sở bộ hạ trong một năm sau đó về Thăng Long tiếp tục học tập.
Lý Kế Nguyên thủ Liễu Châu. Lý Hoằng Chân Thủ Khâm Châu Liêm Châu. Thật ra đây không khác gì cắt đất phong hầu cả vì hai thằng này bản chất là Vương gia.. mà Lý Càn Nhân chưa có năng lực quản..
Hạ Châu để Nùng Cao Xương thủ, thằng này vui vẻ vì Hạ Châu toàn người Tráng nơi đó hắn mới thoải mái sống.
Quế Châu là cộng đồng Hoàng Thừa Trí, Lục Vinh Đình, Vi Phùng Thanh quản mỗi người làm Thành chủ 2 năm lần lượt xoay vòng . Có tranh chấp thì đến báo cùng Bắc Mân.
Miêu Tộc cũng tính là một phe địa hạt các lĩnh như Miêu Nhân Lĩnh Giang Cải Linh, Lệ Phố Lĩnh.
Nói chung Bắc Việt rất giống Châu Âu hệ thống cát cứ phân quyền với sự tự chủ các vùng khá cao. Các vùng đều có đại diện tiếng nói của mình ở Vương Đô Long Ký.
Chưa biết Bắc Việt sau này ra sao nhưng hiện nay tình hình khá ổn, không thấy có tiếng nói khác lạ gì.
Bắc Mân không phải chỉ độc mất không, quân hải tặc đúng là đã dọa cho quân tống ở Thiệu Hưng phải rút từ đó Thiệu Hưng lại quay về Bắc Mân.
Tống Mân lúc này nhìn nhau qua sông Quảng Tử một bên Tống là Hàng Châu , một bên Bắc Mân là Thiệu Hưng Ninh Ba.
Thật ra đây mới là thắng lợi mà người Mân coi trọng nhất. Tuy Thiệu Hưng nhỏ nhưng có nó làm bàn đạp Tống lúc nào cũng có thể đâm vào Kim Hoa Môn. Nhưng lúc này lấy lại được Thiệu Hưng là người Mân ăn mừng triệt để.
Về Bắc Nguyên thì sau khi đầy bồn đầy bát, để lại một đống ám kỳ cũng rút qua sông Hoàng Hà.
Đến đây gần như nói ai về nhà ấy không có sai lắm.
Đấy là nói về địa giới, về thiệt hại cùng lợi lộc trong vun va chạm nảy lửa ở khu vực thì nói lại dài.
Thăng Long ước chừng bay 1,5 triệu lượng bạc cho chiến tranh từ đầu đến giờ. Nhưng bọn hắn mới là kẻ ăn bẫm nhất.
Vì chênh lệch tỉ giá vốn từ năm triệu quan đền chiến tranh biến thành 7.25 triệu lượng bạc, gần như đi bay 1 năm đúc tiền đồng của người Tống.
Chuộc mười mấy vạn quân Tống tính chung 130 vạn quán , chênh lệch tỉ giá biến thành 188 vạn lượng bạc. Tổng chỗ này đã lên tới 9 triệu lạng khiến cho cả quốc khố Thăng Long lẫn Nội Khố của Huy Ký ở Thăng Long phình một cái thăng lên gấp đôi. Có chỗ này tiền họ cần gì thuế phú năm nay lo nghĩ gì nữa?
Có thể nói Thăng Long đánh một trận mất có 1,5 triệu thu về hơn 9 triệu lãi 7,5 triệu lượng bạc. Quan trọng hơn đó là có Bạc nhiều thì Thăng Long sẽ đại lượng đúc tiền đồng mà không sợ mất tỉ giá.
Như vậy măm nay lôi hết kho đồng ra đúc có thể được 6.7 tỉ tiền đồng mà không ảnh hưởng đến tỉ giá không có lạm phát ra tăng… thật quá mừng rồi.
Lợi đơn lợi kép.
Ấy là còn chưa tính đến cuối năm còn hai tháng sẽ nhận thêm 1 triệu lượng tiến cống, 50 vạn xúc lụa, 5000 đồ sứ cao cấp…. Hầy da.
Người lợi thứ hai là Bắc Nguyên, cơ mà lần này Tước hơi dở thằng này đầu óc kinh tế hơi lụi, lúc Ngô Khảo Ký rời Bắc Nguyên vội cũng không căn dặn Tống Béo nó rất béo. Nên Tước không hay mà đòi phí chiến tranh 50 vạn cùng cống nạp hàng năm 20 vạn.
Tống sứ không nói nhiều gật đầu ngay ép Tước Ký tại chỗ.
Đã đòi ít lại không tính tỉ giá kiểu khốn nạn như Đại Việt dĩ nhiên Tô Triệt ép Tước nói ra thì làm ký tại chỗ.
Tước vẫn không biết mình hớ huyênh hoang rút về dưới sự ca tụng hùng vĩ của con dân.
Thật ra lần này Tước cướp cũng được hơn trăm vạn rồi. Với Tước luôn đếm tiền chinh thì con số triệu vạn nó thế nào ấy cho nên hắn không nghĩ tới mà đòi hỏi… haizzzz khổ thằng bé xa nhà sống nghèo quen muốn chơi cùng nhà giàu khó.
Mân cũng được lợi 50 vạn nhưng hai bên tỉ giá như nhau nên triệt tiêu 50 vẫn là 50.
Lần này Mân mất nhiều lính chết phải lấy 3 vạn hơn để tính quốc khố trống rỗng còn nợ Đại Việt 1 triệu lượng tiền trang thiết bị vũ khí v.v….
Mân đánh trận này ít nhất mất tổng 4 triệu lạng thu về được Thiệu Hưng, 500 ngàn lạng vẫn khá thua về kinh tế nhưng được quân sự.
Nói về Tống thật muốn khóc… hay là không nói?
Bản thân tống huy động số quân khổng lồ gần 40 vạn thôi tính đã mất tầm 7 triệu lượng chi phí. Sau đó đền bù cho Đại Việt 9 triệu lại cho Bắc Nguyên 500 ngàn, Bắc Mân 500 ngàn. Tổng cộng đi bay 17 triệu lượng.
Tất nhiên Đại Tống nó lo cái gì, mỗi năm thu thuế của 80 triệu người, mỗi thằng trung bình 1/2 lượng (50kg gạo) cũng co mấy chục triệu chơi, tất nhiên Béo cũng phải tiêu pha nhiều nhưng mỗi năm dôi ra tầm 15-20 triệu tền thuế là có thể nếu biết tính toán.
Cho nên cuối cùng thì vẫn chưa thấm vào đâu thằng béo này.
Ký đang ngại là Tích đang đòi hơi ít đâu.