Cho dù điên cuồng sản xuất máy in tiền nhưng là lượng đồng vơi đi chóng mặt. Dự tính Đại Việt lượng đồng khai thác không lại với việc tốc độ đúc tiền vì máy in tiền mỗi ngày một nhiều.
Thứ máy in tiền này đôi với Bố Chính Thăng Long rất dễ chế tạo.
Bộ phận khó chế nhất và cần công nghệ cao nhất chính là ren vặn được chế tại Sông Cẩm. Một ngày lúc này đã có thể chế tạo 30 bộ ren này hoàn chỉnh. Một khi đã tìm được quy trình chuẩn thì ren cho máy in tiền lại thoải mái chế tạo.
Các linh kiện khác từ phức tạp đến đơn giản được phân ra chế tạo ở các xưởng khác nhau rồi tất cả tập trung về Thăng Long mà lắp ráp.
Dự trù cuối tháng 6 thì Đại Việt sẽ có tầm 1800 máy in tiền. Ký tính tới in đồng bạc một lượng để thuận tiện hơn cho buôn bán hàng giá trị cao.
Dù sao Đại Việt lúc này bạc vào quá nhiều nếu tiếp tục như vậy không phải là cách.
Nếu thực sự in đồng bạc thì bạc sẽ chính thức trở thành tiền tệ có mệnh giá mà không phải là một thương phẩm mang tính quy đổi nữa rồi.
Tất nhiên vấn đề này cần thử nghiệm. Nhưng thiết nghĩ không phải không thể thực hiện.
Vấn đề lúc này chắc chắn tốc độ sản xuất tiền của Đại Việt là độc bá thiên hạ. Chỉ trong thời gian nữa thôi thậm chí một năm 10-15 tỉ cũng đúc nổi.
Thời cơ chín muồi rồi.
Ông tướng Ngô Khảo Ký bắt đầu âm người đợt hai.
Đúc tiền mệnh giá cao, hai đồng, năm đồng, mười đồng.
Muốn chơi tiền mệnh giá kiểu này ngươi phải đạt đủ mấy cái yêu cầu sau, dự trữ bạc đủ, dự trữ tiền đồng cơ bản đủ, và hệ thống ngân hàng để quy đổi đủ. Và quan trọng nhất là tiền của ngươi không thể bị đúc giả, nếu không ngươi sẽ sập tiệm ngay lập tức.
Với công nghệ hiện tại của khu vực muốn dập giả tiền Đại Việt? không có cửa, ít nhất phải 15-20 năm sau may ra có thể, nhưng lúc đó một khi người dân đã chấp nhận tiền mệnh giá thì có thể nâng cấp công nghệ dập tiền lên hai lõi, để xem ai đúc giả nổi.
Tất nhiên Ký cũng là bị ép buộc, kho đồng của hắn đang vơi đi nhanh chóng, nếu không chơi tiền mệnh giá thì khó trụ lại với số lượng bạc quá lớn đi vào Đại Việt.
1 đồng 3,5 gram vẫn là tiền cơ sở.
2 đồng 4,5 gram tiền lớn hơn dày hơn.
5 đồng 5,5 gram.
Từ đó nếu được chấp nhận trong tiêu dùng thì lượng đồng hao phí khi đúc tiền sẽ hạ xuống chóng mặt. Tất nhiên Ngân Hàng phải tích một lượng siêu lớn tiền một đồng để làm bảo hiểm.
Ngươi không tin tưởng tiền này trị giá 5 đồng sao? vậy thì đi Ngân Hàng mà đổi, biết liền. Ký vẫn là thử nghiệm, không dám chơi mệnh giá lớn như mười đồng. Nhưng hai đồng và năm đồng là hắn dám làm liều.
Thực tế phát hành tiền mệnh giá khiến giá trị của đồng tiền vượt qua giá trị vốn có của kim loại chính là kiểu như tiền giấy nhưng là quá độ. Nguyên tắc không thể làm giả nếu được bảo đảm, và nguyên tắc trao đổi thuận tiện nếu được bảo đảm thì không khó để chấp nhận.
Tất nhiên ban đầu sẽ có nghi ngại, nhưng sau khi thử nhiều lần trao đổi ở Ngân hàng nếu thuận lợi thì tiền mệnh giá lại trở nên thuận tiện sử dụng hơn tiền đơn giá rất nhiều. Thậm chí một phần nào đó kích thích thương nghiệp giao thương.
Ngô Khảo Ký chưa dám làm bừa.
Hắn thử nghiệm dần dần thí điểm một số vùng sau đó mới áp dụng toàn bộ Đại Việt.
Đầu tiên vẫn là Thăng Long, Luy Lâu, Bố Chính những nơi giao thương phát đạt nhất, nhiều Ngân Hàng chi nhánh nhất.
Sự thật là Ký nghĩ nhiều. Cái món đồ chơi tiền mệnh giá này ăn nhau ở chỗ ngân hàng hệ thống đủ thông suốt, đủ mạnh hay không và uy tín Ngân Hàng đủ cường hay không.
Tháng bảy cả Medang và Lavo đều rới Đại Việt yêu cầu Ngô Khảo Ký đúc tiền đồng và tiền mệnh giá cho bọn họ.
Vì hai thằng này đã từ lâu học theo Bố Chính mở ngân hàng, thậm chí các phôi chống giả sổ tiết kiệm cùng cách quản lý ngân hàng đều học và nhập khẩu từ Bố Chính. Cho nên hệ thống ngân hàng nội địa bọn này không hề yếu, có uy tín cao trong quốc nội.
Bố chính sản xuất tiền mệnh giá được đón nhận nhanh khiến bọn này nhận ra đây là một cách thuận lợi kích cung cầu. Giảm thiểu sự phiền hà của việc mang một lượng lớn tiền giao dịch.
Nhưng vấn đề chống giả bọn này bó tay cho nên cầu cứu Đại Việt.
Thậm chí cả Chiên Bàn Phú Thái và Daksamavamca đều đi đến Thăng Long.
Ngô Khảo Ký phải công nhận hai thằng này kiều mạng. Tháng 5-7 đã bắt đầu mưa bão chẳng nhẽ bọn này nghĩ Carrack là vạn năng không ngại gió bão.
Thật thì Ký cũng nhát gan thôi. Nếu đi thẳng xuyên vùng biển sâu gặp bão chết chắc, nhất là bão đêm.
Nhưng từ Medang đến Lavo rồi đi Cửu Long đến Bố Chính chỉ có Chiêm Thành hơi thiếu Hải Đăng, còn lại các nơi đều có Hải Đăng ở những cản, đá ngầm, hay nơi tránh bão. Tất nhiên ký hiệu hải Đăng ở đá ngầm hay mũi núi đá nhô được tiết kế đặc biệt hai tầng đèn để phân biệt.
Cho nên nếu không ngu mà đi quá xa bờ biển , với Carrack luôn luôn có thể né tốt bão. Kể cả thuyền buôn made in Đại Việt rất chắc chắn cũng có thể cập cảng né bão.
Vì vậy với đám lành nghề biển như Medang cùng Lavo. Có gì không dám đi?
“ Daksamavamca , Đặc Nhiệm Đại Việt đã tới Dumai, nếu được thì ngươi hải quân Medang hỗ trợ họ một hai, hẳn ngươi đã nhận được thư tín ta gửi?”
Trong Hoàng Thành khi Tuyên Đức điện lúc này Ngô Khảo Ký đang ngồi bàn chuyện cùng Daksamavamca và Chiên Bàn Phú Thái. Cả hai thằng này dắt tay nhau đến cũng là vì chúc mừng anh chị có cháu trai, sau đó là nhiều công việc khác. Ví như Chiên Bàn Phú Thái sau thời gian ganh tị cùng Daksamavamca quá giàu có cũng cho người lùng sục khắp nơi tìm các mẫu vật khoáng thạch kỳ lạ mang đến Đại Việt.
Chiên Bàn ức nhất là Daksamavamca chứ nhặt lung tung đào lên là có tiền, trong khi đó Lavo cày cấy bạc mặt bạc mày mà không thể nào đuổi theo kịp. Cho nên Chiên Bàn mới nảy sinh ý định cho người đi khắp nơi sưu tầm khoáng thạch nếu mò được chỗ tốt thì còn gì bằng.
Khoáng thạch mắt thường nhìn chỉ phân biệt được một hai, phải thử phân tích thì mới hay được nên chỗ đó Ngô Khảo Ký đã đưa qua khu thí nghiệm của Thăng Long chờ kết quả.
Lúc này ngồi nơi này là bàn chuyện khác.
“ Đại ca, ta đã nhận được thư của ngài, cũng đã bố trí hải quân Medang hỗ trợ. Nhưng nói thật hơi khó. Nếu đi dọc bờ biển tới Lanka thì đâu đâu cũng có tai mắt của Chola, mà giờ Chola đã bình tĩnh lại, rất khó vượt qua bọn hắn. Lại nói nếu như đi 2 ngàn dặm thẳng biển đến Lanka thì nguy hiểm lắm. “ Daksamavamca bất đắc dĩ trả lời.
Ngô Khảo Ký cũng gật đầu không hỏi nữa, không thể yêu cầu Medang một mình đập Tống Kiệt, Tống Kiệt lúc này là thân vương ở Chola không phải đùa, Đụng đến hắn là phải đánh cả Chola. Medang vẫn chưa một mình đương đầu với đất nước 37 triệu dân này được.
Vẫn là sử dụng kế hoặc Đặc Công đột nhập trảm thủ thôi.
Ba đội đặc nhiệp đã được của đi Medang tìm cơ hội. Cơ hội thích hợp nhất đó là giao hàng hỏa pháo, thuốc nổ đổi con tin người Âu Phi. Việc này chỉ có thể Đại Việt tự ra tay.
Hàng thuyền đã chuẩn bị đầy đủ ở Dumai, chỉ cần căn chỉnh đúng cơ hội thì Đặc Nhiệm sẽ tự hành giả trao đổi và đột nhập tấn công Vương cung Rohana của Tống Kiệt.
“ Hai người các ngươi quyết tâm đúc tiền mệnh giá cao? Cái đồ chơi này rất nguy hiểm không phải đùa vui đâu. Không cẩn thận khống chế , không có kiến thức kinh tế có thể sập bất kỳ lúc nào”
Ngô Khảo Ký vẫn cảnh cáo.
“ Đại ca, đầu tiên chúng ta vẫn là dùng trong nội địa, sáu bảy năm qua chúng ta cũng đã xây dựng không ít ngân hàng ở quốc gia mình, hoạt động tốt, uy tín cao. Cho nên phái triển tiền… to là không sợ. Quan trọng là không làm giả là được” Chiêm Bàn Phú Thái cho ý kiến.
“Vậy hai ngươi dùng tiền chung hay riêng ra?” Ngô Khảo Ký nghĩ đến vấn đề đồng tiền chung trong một khối nên hỏi hắn dự tính cho Khmer, Medang, Paha và Lavo dùng chung tiền như tiền Châu Âu Euro xem sao. Nếu cảm thấy hợp lý thì Đại Việt xen vào vì nói cho cùng lúc này giá đồng/ bạc của mấy quốc gia này và Đại Việt đang tương đồng.
Có mấy thằng em thử nghiệm trước, có chết chúng nó chết đâu liên quan mình. Mà nếu thành công thì Đại Việt nhảy vao không muộn. Dù sao in tiền vẫn là Đại Việt mới in được.
Mà nói lại mấy thằng này liều mạng. Công nghệ in chỉ có trong tay Đại Việt dám thuê Đại Việt in tiền, phá giá bọn này dễ như bỡn. Nhưng Ký cũng không cần thiết cạ tàu giáo máng như vậy, chỉ khi nào thằng nào có ý phản mới cần ra tay.
“ Tiền chung?” Daksamavamca ngạc nhiên hỏi.
Ngô Khảo Ký chỉ đành ngồi giải thích về lợi ích của Đồng Tiền Chung. Nói chung kinh tế của mấy nước này Medang dẫn đầu Lavo theo sau có kém không kém xa. Pangha thì là tiểu quốc kinh thương, lấy vận tải ăn chênh lệch giá nên không quá kém. Chỉ có Khmer sẽ kéo cả khối đi xuống.
“ Đại ca, nói thật tuy là huynh đệ kết nghĩa nhưng cần rõ ràng, tiền chung này rất tốt, chúng ta làm nhưng Thuỷ Cao Miên thì không được.” Daksamavamca nói thẳng.
Chỉ khi nào Khmer đạt đủ điều kiện mới ra nhập nhóm tiền tệ chung của bọn hắn được. Đây là Daksamavamca và Chiên Bàn quyết định. Ký cũng không ý kiến nữa.
Vậy là tiền mệnh giá lại có thêm một khối nước kinh tế dùng.
Rồi chẳng biết sẽ đi về đâu đây.
Máy in tiền một tháng Đại việt có thể sản xuất tầm 800-900 cái. Lúc này dây truyền sản xuất linh kiện đã hoàn thiện cho nên một ngày 30 bộ linh kiện từ 5 nhà máy là bình thường.
Tháng bảy Đại Việt đã có 2100 máy in loại này.
Để phục vụ tấn công kinh tế vào Tống thực tế chỉ cần 1800 máy in hết công suất là đủ.
Lúc này 900 máy sẽ đưa đi Bố Chính lắp ráp và in tiền cho Khối Liên Minh Tiền Tệ Đông Nam Á hai quốc gia Lavo và Medang. Tiền có mã kí hiệu Dnad là Ngô Khảo Ký đặt còn nghĩa sao thì là Đông Nam Á Đồng phân biệt Dvd (Đĩa DVD đấy … he he đùa thôi là ký hiệu của Đại Việt Đồng).
Thật Ký cũng phải nể phách lực của bọn này hai đứa em, không hiểu chúng lấy đâu ra đảm lược chơi lớn vậy.
Ngô Khảo Ký nếu biết chắc hộc máu mồm.
Hay thằng hày chơi như vậy vì chúng cũng đang…. Tiền đồng, đồng chúng không thiếu, nhất là Medang, nhưng chúng đúc tiền không lại so với tốc độ phát triển giao thương nội địa. Nếu không có mỏ hay gạo để bán thực tế là hai quốc gia này không đủ tiền đồng để duy trì nội địa trao đổi hàng hóa. Nhưng tiền Bố Chính đồng vào nội địa của hai thằng này không bao lâu vẫn phải quay lại Bố Chính vì bọn này cần nhiều quá nhiều các mặt hàng từ đây. Do đó thiếu vẫn hoàn thiêu, tự đúc quá chậm. Cho nên cả Medang và Lavo khi thấy Đại Việt có khả năng đúc tiền mới nhanh thì muốn thuê đúc, lúc này lại nảy sinh có tiền mệnh giá, rất thuận tiện cho nên đám này nhoi nhoi không hiểu sự đời muốn làm bừa.